Tác giả tác phẩm Đọc Tiểu Thanh Kí(Cánh Diều 2024) Ngữ văn 11 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Đọc Tiểu Thanh Kí Ngữ văn lớp 11 sách Cánh diều đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

1 84 lượt xem


Tác giả tác phẩm: Đọc Tiểu Thanh Kí - Ngữ văn 11

I. Tác giả Nguyễn Du

Đọc Tiểu Thanh Kí - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 11 Cánh diều

- Nguyễn Du (1765 -1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh tại kinh thành Thăng Long (Hà Nội). Cha là Hoàng giáp Nguyễn Nghiễm quê ở xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, làm quan đến chức Tham tụng (Tể tướng) dưới triều Lê; mẹ là bà Trần Thị Tần quê ở Kinh Bắc –Bắc Ninh. Nguyễn Du ra đời trong một gia đình đại quý tộc, có thế lực vào bậc nhất đương thời.

- Thời đại: Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật là chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn. Yếu tố thời đại đã ảnh hưởng sâu sắc tới ngòi bút của Nguyễn Du khi viết về hiện thực đời sống.

- Cuộc đời: cuộc đời từng trải, phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn Du vốn sống phong phú và niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

- Sự nghiệp văn học: sáng tác của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá trị cả chữ Hán và chữ Nôm:

+ Sáng tác bằng chữ Hán: gồm ba tập thơ là Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc Hành tạp lục.

+ Sáng tác bằng chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (thường gọi là Truyện Kiều), Văn chiêu hồn.

- Đặc điểm sáng tác: các tác phẩm đều thể hiện tư tưởng nhân đạo: đề cao giá trị nhân văn con người. Các tác phẩm đó đều thể hiện sự cảm thông sấu sắc của Nguyễn Du đối với cuộc sống của con người, nhất là những người nhỏ bé, bất hạnh, ... đó là kết quả của quá trình quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về con người của tác giả. Đồng thời lên án, tố cáo những thế lực đen tối chà đạp con người.

II. Đọc tác phẩm Độc Tiểu Thanh kí

Độc Tiểu Thanh kí” tiếng khóc thống thiết cho người, cho ta… | Báo Giáo dục  và Thời đại Online

Phiên âm

Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư,

Độc điếu song tiền nhất chỉ thư

Chi phấn hữu thần liên tử hậu,

Văn chương vô mệnh luy phần dư.

Cổ kim hận sự thiên nan vẫn,

Phong vận kỉ oan ngã tự cư.

Bất tri tam bách dư niên hậu,

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?

Dịch nghĩa

Vườn hoa bên Tây Hồ đã thành bãi hoang rồi,

Chỉ một mình viếng nàng qua một tập sách đọc trước cửa sổ.

Son phấn có thần chắc phải xót xa vì những việc sau khi chết,

Văn chương không có số mệnh mà cũng bị đốt dở.

Những mối hận cổ kim khó mà hỏi trời được,

Ta tự coi như người cùng một hội với kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã

Không biết hơn ba trăm năm sau,

Thiên hạ ai người khóc Tố Như?

Dịch thơ:

Tây Hồ cảnh đẹp hoa gò hoang,

Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.

Son phấn có thần chôn vẫn hận,

Văn chương không mệnh đốt còn vương.

Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,

Cải án phong lưu khách tự mang.

Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,

Người đời ai khóc Tố Như chăng?

III. Tìm hiểu tác phẩm Đọc Tiểu Thanh Kí

1. Thể loại

- Tác phẩm Đọc Tiểu Thanh Kí thuộc thể loại: thất ngôn bát cú Đường Luật.

2. Xuất xứ

- Tác phẩm được Vũ Tam Tập dich, trong tập Thơ chữ Hán Nguyễn Du, NXB Văn học, Hà Nội, 1965)

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.

4. Ý nghĩa nhan đề

- Nhan đề “Đọc Tiểu Thanh kí” (Độc Tiểu Thanh kí)

    + Kí: những ghi chép

    + Tiểu Thanh kí: những ghi chép của nàng Tiểu Thanh

⇒ “Đọc Tiểu Thanh kí”: đọc những ghi chép của nàng Tiểu Thanh (đọc tập thơ của nàng Tiểu Thanh).

5. Tóm tắt Đọc Tiểu Thanh kí

Bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí thể hiện cảm xúc suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của người phụ nữ có tài văn chương trong xã hội phong kiến. Tác giả tiếc thương cho cảnh đẹp Tây Hồ nay đã hóa gò hoang, thổn thức trước tập thơ còn sót lại. Đó là sự xót xa cho những giá trị tinh thần bị chà đạp. Tố Như tự hỏi không biết người đời sau còn ai khóc cho mình hay còn ai có số phận bất hạnh như mình và Tiểu Thanh hay không?    

6. Bố cục đoạn trích

- 4 phần: Đề - thực - luận - kết.

7. Giá trị nội dung

- Bài thơ là những cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của người phụ nữ có tài văn chương trong xã hội phong kiến. Đồng thời, qua đó cũng thể hiện phương diện trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du: xót xa cho những giá trị tinh thần bị chà đạp.

- Giá trị nhân đạo sâu sắc:

+ Nguyễn Du xót xa, thương cảm cho Tiểu Thanh- một hồng nhan bạc mệnh, một tài năng thi ca đoản mệnh, cho những kiếp hồng nhan đa truân, tài tử đa cùng nói chung.

+ Với cảm hứng tự thương và sự tri âm sâu sắc, ông đã đặt vấn đề: quyền sống của người nghệ sĩ, sự cần thiết phải tôn vinh, trân trọng những người làm nên các giá trị văn hóa tinh thần.

8. Giá trị nghệ thuật

- Ngôn ngữ: trữ tình đậm chất triết lí.

- Sử dụng tài tình phép đối và khả năng thống nhất những hình ảnh đối lập trong hình ảnh, ngôn từ.

IV. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Đọc Tiểu Thanh Kí

Đọc Tiểu Thanh Kí - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 11 Cánh diều

1. Hai câu đề

* Câu 1

Vườn hoa bên Tây Hồ >< Gò hoang

→ Vẻ đẹp huy hoàng >< Vẻ đẹp hoang vu, cô quạnh

- hình ảnh thuộc về hiện tại - hình ảnh về hiện tại.

→ Sự đối nghịch gay gắt giữa quá khứ và hiện tại gợi lẽ đời dâu bể. → Chứa đựng sự xót xa, thương cảm cho cái đẹp bị tàn phá, vùi dập, huỷ hoại phũ phàng- là cảm xúc mang tính nhân văn khá phổ biến trong VHTĐ (thơ Nguyễn Trãi, Bà huyện Thanh Quan,...)

* Câu 2

- “Độc điếu”- một mình viếng thương→ tâm thế cô đơn của tác giả.

- “Nhất chỉ thư”- một tập sách - tập kí về cuộc đời Tiểu Thanh.

→ Nghĩa câu 2: Một mình viếng thương nàng qua một tập sách viết về cuộc đời nàng đọc trước cửa sổ.

→ Câu dịch chưa chuyển tải hết ý thơ.

→ Câu thơ nguyên tác cho thấy hình ảnh một con người với tâm thế cô đơn, mang một lòng đau tìm gặp một hồn đau. Nó cho thấy sự đồng cảm sâu sắc của trái tim vĩ đại.

2. Hai câu thực

- Đối chỉnh.

- Biện pháp: ẩn dụ tượng trưng.

Son phấn→ sắc đẹp.

Văn chương→ tài năng

→ Tất cả đều có hồn, có thần→ Cảm hứng khẳng định sự quý giá, vĩnh hằng của cái đẹp và tài năng con người.

=> Đề cao giá trị nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du, thể hiện nỗi niềm xót xa cho người tài hoa bạc mệnh, thể hiện triết lí về số phận của con người trong xã hội phong kiến: tài mệnh tương đổ, hồng nhan đa truân,…cái tài, cái đẹp không được chấp nhận, bị vùi dập không thương tiếc thông qua số phận Tiểu Thanh.

3. Hai câu luận

- “Những mối hận cổ kim”- những mối hận của người xưa và nay.

+ Người xưa: Tiểu Thanh và những người phụ nữ cùng cảnh ngộ.

+ Người nay: Những người phụ nữ hồng nhan bạc mệnh, tài mệnh tương đố cùng thời với Nguyễn Du và thế hệ những nhà thơ tài năng nhưng gặp nhiều khổ đau, bất hạnh trong cuộc đời như Nguyễn Du.

→ Ở 4 câu đầu, Nguyễn Du chủ yếu hướng sự thương cảm đến Tiểu Thanh thì đến câu 5, trái tim Nguyễn Du đã hướng tới sự đồng cảm, xót thương đến mọi kiếp hồng nhan bạc mệnh tương đố.

- “Thiên nan vấn”- khó hỏi trời được→ Một câu hỏi lớn ko lời đáp- hỏi trời lời giải đáp mối hận vì sự phi lí của cuộc đời: hồng nhan đa truân, bạc mệnh, tài tử đa cùng.

→ Mối hận càng nhức nhối, con người càng bế tắc, bất lực.

=> Nguyễn Du không chỉ thương xót cho nàng Tiểu Thanh mà còn bàn ra tới nỗi hận của muôn người, muôn đời trong đó có bản thân nhà thơ, nói về sự đau đớn phẫn uất cao độ trước một thực tế vô lí: người có sắc thì bất hạnh, nghệ sĩ có tài thường cô độc. Qua đó thể hiện sự cảm thông sâu sâu sắc của Nguyễn Du đến độ “tri âm tri kỉ”.

4. Hai câu kết

- “Ba trăm năm lẻ nữa” → thời gian ước lệ, chỉ tương lai xa xôi.

- “Khóc” → thương cảm.

→ thấu hiểu.

- Tố Như (sợi tơ trắng) là tên chữ, bút hiệu của Nguyễn Du→ tư cách một nhà thơ, một nghệ sĩ, một cái tôi cá nhân→ việc xưng danh này hiếm thấy trong văn học trung đại Việt Nam.

→ Điều Nguyễn Du băn khoăn:

+ Cách hiểu 1: Nguyễn Du lo lắng, băn khoăn ko biết có ai trong mai hậu thấu hiểu, thương cảm ông như ông đã đồng cảm, khóc thương nàng Tiểu Thanh.

+ Cách hiểu 2: Nguyễn Du lo lắng, băn khoăn ko biết ai là người trong mai hậu thấu hiểu, thương cảm ông như ông đã đồng cảm, khóc thương nàng Tiểu Thanh.

→ Cả hai cách hiểu đều cho thấy:

+ Khao khát tri âm.

+ Cảm hứng tự thương – nét mới mang tinh thần nhân bản của VHTĐVN giai đoạn thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX- thời đại con người ko chỉ ý thức về nhân phẩm, về tài năng cá nhân mà còn thức tỉnh về nỗi đau của chính mình→ dấu hiệu của cái tôi cá nhân.

+ Tấm lòng nhân đạo lớn lao, “con mắt trông thấu sáu cõi và tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời” của Nguyễn Du. Bởi ông ko những khóc thương cho Tiểu Thanh, cho những kiếp hồng nhan bạc phận thuở trước, khóc thương cho những kiếp tài hoa bạc mệnh đương thời, trong đó có cả chính ông mà còn khóc cho người đời sau phải khóc mình (kiếp tài hoa bạc mệnh vẫn còn trong tương lai).

- Đó là nỗi băn khoăn hợp với lôgíc vận động cảm xúc của nhân vật trữ tình→ hợp lí, chính đáng.

- Nỗi băn khoăn đó đã tìm được sự tri âm của bao thế hệ người Việt Nam sau này:

+ Từ khi tác phẩm của Nguyễn Du ra đời đến nay, ông luôn có vị trí trang trọng trong lòng người Việt Nam.

+ Đặc biệt, ở thế kỉ XX, chưa đến 300 năm, cả dân tộc ta “khóc” Nguyễn Du qua tiếng khóc, tiếng ca của Tố Hữu: “Tiếng thơ ai động đất trời....” (Kính gửi cụ Nguyễn Du).

+ Năm 1965, cả nước ta long trọng kỉ niệm 200 năm ngày sinh Nguyễn Du. Thế giới công nhận ông là danh nhân văn hóa...

V. Các đề văn mẫu

Đề bài: Phân tích bài Đọc Tiểu Thanh Kí 

Bài tham khảo 1

Nguyễn Du, một tên tuổi nổi tiếng, thường được nhắc đến với Truyện Kiều, nhưng ông còn để lại nhiều tác phẩm khác. Nguyễn Du thấu hiểu và chia sẻ tâm huyết với phụ nữ thời đại, thể hiện qua những bài thơ đau lòng về số phận của những người phụ nữ tài năng nhưng bạc mệnh.

Ngoài Kiều, Nguyễn Du đã gửi lời thương tiếc đến Tiểu Thanh đời nhà Minh qua tác phẩm 'Độc Tiểu Thanh Ký'. Từ những dòng thơ, ông thể hiện lòng thương cảm với những con người tài năng nhưng gặp đủ khó khăn. Đồng thời, ông thể hiện sự lo lắng và trăn trở về số phận của những người tài sắc, trong đó có chính bản thân ông.

Cảnh Hồ Tây, liên quan đến giai thoại về Tiểu Thanh - người tài sắc vẹn toàn, sống vào đầu thời nhà Minh. Với hoàn cảnh khó khăn, Tiểu Thanh phải làm vợ thứ cho một thương gia giàu có ở Hàng Châu, Chiết Giang. Ghen tuông, vợ cả đày đọa nàng trong ngôi nhà trên núi Cô Sơn. Nàng viết tập thơ để ghi lại nỗi đau của mình. Không lâu sau đó, Tiểu Thanh qua đời, vẫn còn rất trẻ. Vợ cả tiếp tục ghen, đốt bỏ tập thơ của nàng, may mắn vẫn còn lại một số bài được sao chép lại với tên 'Phần Dư' để kể về cuộc đời bi thảm của nàng.

Nguyễn Du mở đầu bài thơ bằng hình ảnh u ám của Hồ Tây, không phải là vẻ đẹp lãng mạn mà mọi người thường nghĩ. Nguyễn Du mô tả Hồ Tây như một gò hoang:

“Tây Hồ hoa uyển tán thành khư

Độc điếu song tiền nhất chỉ thư. ”

(Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang,

Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.)

Nhắc đến Tây Hồ, mọi người thường liên tưởng đến cảnh đẹp, nhưng ở đây, Nguyễn Du nói về một gò hoang. Điều này tượng trưng cho sự mất mát khi Tiểu Thanh ra đi, khiến cảnh vật và nàng trở nên hữu tình và đau đớn.

Tây Hồ biến thành gò hoang, giống như cách Tiểu Thanh biến mất và giờ chỉ là một đống xương khô. Hai từ 'thổn thức' như là một biểu hiện của nỗi đau và buồn bã của người con gái ấy. Tiếng lòng của Tiểu Thanh chính là tiếng lòng của Nguyễn Du. Tại đây, có một sự đồng điệu giữa nhân vật và tác giả. Họ chia sẻ cùng một cảm xúc về sự mất mát của một người phụ nữ tài năng.

Những suy nghĩ đau đớn đó, Tiểu Thanh thể hiện qua hai câu thơ tiếp theo, khi linh hồn của cô vẫn còn tồn tại:

“Chi phấn hữu thần liên tử hậu,

Phong vận kì oan ngã tự cư.

(Son phấn có thần chôn vẫn hận,

Văn chương không mệnh đốt còn vương.)

Son phấn ở đây là biểu tượng cho Tiểu Thanh, vì nó là một phần của việc trang điểm làm nổi bật vẻ đẹp của phụ nữ. Tác giả nhận thức được sự quý phái của người con gái ấy, dù bị chôn vùi, nhưng hận thù vẫn còn. Tác giả sử dụng tâm hồn đồng điệu của mình để cảm nhận điều này. Cái chết của Tiểu Thanh mang đi sự nghiệp văn chương của cô, nhưng những tác phẩm của cô vẫn còn sống. Văn chương không có số phận, nhưng ở đây, nó vẫn tồn tại.

Nhà thơ tiếp tục thể hiện lòng thương tiếc đối với Tiểu Thanh tài năng thông qua hai câu thơ tiếp theo. Càng thấu hiểu nỗi đau của cô, Nguyễn Du càng nghĩ đến bản thân mình:

“Cổ kim hận sự thiên nan vấn,

Phong vận kì oan ngã tự cư.

(Nỗi hận kim cổ trời khôn hỏi,

Cái án phong lưu khách tự mang.)”

Nỗi hận của Tiểu Thanh trở thành nỗi hận của cả đời, vượt qua cả cái chết. Phong vận ở đây không chỉ là sự phong lưu về vật chất, mà còn là sự phong lưu về tinh thần, là tâm hồn, tài năng của những người tài hoa. Con người tài hoa là bản nguyên của trời đất, nhưng vì sao số phận của họ lại gian truân đến vậy? Câu hỏi này như là một lời nhắc nhở:

“Có tài mà cậy chi tài

Chữ tài liền với chữ tai một vần”

Càng thương tiếc Tiểu Thanh, Nguyễn Du càng tự nhìn nhận về bản thân mình:

“Bất tri tam bách dư niên hậu, .

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”

(Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,

Người đời ai khóc Tố Như chăng ?)

Nhà thơ lo lắng cho tương lai của mình trước sự thay đổi của thời gian. Một ngày nào đó, Nguyễn Du cũng sẽ ra đi, nhưng liệu có ai nhớ đến Tố Như không? Câu hỏi này là một biểu hiện của sự trăn trở về số phận cá nhân.

Qua bài thơ, ta thấy được sự thấu hiểu và tình cảm chia sẻ của Nguyễn Du đối với những người tài hoa, bạc mệnh, cũng như sự lo lắng về tương lai của chính mình.

Bài tham khảo 2

Nguyễn Du, một tên tuổi lừng danh trong văn học Việt Nam. Truyện Kiều là tác phẩm nổi tiếng nhất, nhưng Đọc Tiểu Thanh Kí cũng là một tác phẩm đầy ẩn ý nhân văn, không kém phần sâu sắc.

Bài thơ này lấy cảm hứng từ câu chuyện thực tế về Tiểu Thanh, một cô gái thời nhà Minh. Cô có vẻ ngoại hình xuất sắc và tài năng thi họa. Nhưng do hoàn cảnh nghèo, cô phải lấy chồng giàu có nhưng lại phải sống xa rời với lòng đố kỵ của vợ cả. Tại đây, Tiểu Thanh bày tỏ tâm tư qua những bài thơ, và cuối cùng, cô qua đời vì quá muộn phiền ở tuổi 18. Bài thơ của cô được đốt cháy hết, nhưng một số bài vẫn được giữ lại và gọi là “Phần dư tập”.

Khi đọc những dòng cuối cùng của Tiểu Thanh, Nguyễn Du thấu hiểu và diễn đạt sự thương cảm của mình qua bài thơ Đọc Tiểu Thanh Kí, như là một lời thương tiếc trước đau thương của số phận:

Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang

Thổn thức bên song mảnh giấy tàn

Nguyễn Du tài tình khi mở đầu với hai câu thơ chứa đựng nhiều nỗi cô đơn và thương cảm với hình ảnh cô gái trẻ giữa những thách thức của cuộc đời.

Tuy nhiên, tiếc thay, Tiểu Thanh không biết cách chia sẻ nỗi lòng của mình ngoại trừ làm thơ, nơi duy nhất cô có thể giãi bày tâm hồn. Nhưng cuối cùng, những tâm tư ấy cũng trở thành “mảnh giấy tàn”. Từ “thổn thức” như một xoáy sâu vào tâm can người đọc, tạo cảm giác đau đớn với số phận của Tiểu Thanh. Khi Nguyễn Du đọc lại những dòng thơ trăn trở ấy, ông cảm nhận như là hồn cô gái vẫn còn đâu đó, mặc dù đã mất:

Son phấn có thần chôn vẫn hận

Văn chương không mệnh đốt còn vương

Bằng biện pháp ẩn dụ về nhan sắc của Tiểu Thanh, Nguyễn Du dùng từ “son phấn”. Nhưng cái đẹp ấy lại bị vùi dập không thương tiếc, do xã hội phong kiến thối nát. Họ đã cướp đi tuổi thanh xuân của cô, mang đến biết bao đau thương và hờn trách. Đến những bút tích cuối cùng của cô cũng bị đốt cháy, bởi lòng đố kỵ ghen tuông của người vợ cả.

Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi

Cái án phong lưu khách tự mang

Không ai thấu hiểu được lý do số phận cay đắng của Tiểu Thanh, chỉ có trời mới hiểu. Đó là án đời, khi cô phải mang trên mình “tài hoa bạc mệnh”. Có tài, có sắc, nhưng không thể hưởng an vui. Khi đọc đến đây, người đọc chắc chắn sẽ phải suy ngẫm và bị ám ảnh bởi câu chuyện này.

Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa

Người đời ai khóc Tố Như chăng?

Một câu hỏi đầy xót xa, ngậm ngùi. Ba trăm năm sau, những bài thơ của Tiểu Thanh vẫn khiến Nguyễn Du cảm thấy thương cảm. Nhưng liệu ba trăm năm sau có “ai khóc Tố Như chăng?”. Câu hỏi đó xoáy sâu vào tâm trí độc giả, liệu họ có nhớ những số phận tài hoa bạc mệnh đầy đau thương như vậy không?

Nhưng có lẽ Nguyễn Du may mắn hơn nhiều, vì đến thời điểm này, danh tiếng của ông vẫn nguyên vẹn, vẫn là một tượng đài bất tử trong văn học Việt Nam, nhờ những tác phẩm ông để lại.

“Đọc Tiểu Thanh Kí” là một bài thơ đậm chất thương cảm với số phận bất hạnh của những con người tài hoa nhưng lại bị đẩy vào bước đường cùng oan trái. Tác giả đã phản ánh thực trạng xã hội phong kiến tàn ác, chà đạp lên nhân phẩm và lãng quên những giá trị mà họ để lại cho thế hệ sau.

Video bài giảng Văn 11 Đọc Tiểu Thanh kí - Cánh diều

1 84 lượt xem