Tác giả tác phẩm Tôi có một giấc mơ (Cánh Diều 2024) Ngữ văn 11 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Tôi có một giấc mơ Ngữ văn lớp 11 sách Cánh diều đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

1 67 lượt xem


Tác giả tác phẩm: Tôi có một giấc mơ - Ngữ văn 11

I. Tác giả Martin Luther King Jr

Tôi có một giấc mơ - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 11 Cánh diều

- Martin Luther King Jr sinh ngày 15/1/1929 tại thành phố Atlanta, bang Georgia.

- Ông là một trong những nhà hoạt động dân quyền có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Trong suốt cuộc đời của mình, ông đã đấu tranh không ngừng nghỉ cho phong trào dân quyền, đặt nền móng cho bình đẳng sắc tộc tại Mỹ.

- Ông còn là nhân vật trẻ tuổi nhất được trao Giải thưởng Nobel Hòa bình nhờ những cống hiến và đấu tranh của ông dành quyền bình đẳng cho người da màu.

-.Bài phát biểu “Tôi có một ước mơ” của Kinh được đọc tại bậc thềm Đài tưởng niệm Lincoln ở thủ đô Washington vào ngày 28/8/1963, trong cuộc tuần hành ủng hộ phong trào đòi quyền công dân, thu hút sự tham gia của hơn 250.000 người.

Bài diễn thuyết nhằm mục đích khẳng định quyền bình đẳng của người da đen và kêu gọi sự đấu tranh giành quyền bình đẳng cho người da đen.

Cho đến nay vẫn được xem là một trong những bài diễn văn xuất sắc nhất trong lịch sử nước Mỹ.

II. Đọc tác phẩm Tôi có một ước mơ

Tôi vui mừng được sát cánh bên các bạn ngày hôm nay, trong một sự kiện mà lịch sử sẽ ghi nhận là cuộc tuần hành vì tự do vĩ đại nhất trong lịch sử đất nước chúng ta.

Một trăm năm trước, một người Mỹ vĩ đại mà ngày hôm nay chúng ta đang đứng dưới bóng tượng đài của Người, đã kí bản Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ. Văn kiện trọng đại này đã xuất hiện như một ngọn đuốc hi vọng soi đường cho hàng triệu nô lệ da đen, những con người bị thiêu đốt trong lò lửa của bất công, bạo tàn. Văn kiện ấy đã đến như ánh bình minh rực rõ kết thúc đêm trường tù ngục.

Nhưng rồi, một trăm năm sau, người da đen vẫn chưa được tự do. Một trăm năm sau, cuộc sống của người da đen vẫn còn bị thít chặt trong gông cùm của luật cách li và xiềng xích của óc kì thị. Một trăm năm sau, người da đen vẫn phải sống trong một hoang đảo nghèo đói giữa đại dương bao la của sự phồn thịnh vật chất. Một trăm năm sau, người da đen vẫn phải sống mòn trong những góc khuất của xã hội Mỹ và thấy mình chỉ là kẻ lưu vong ngay trên quê hương mình. Chính vì thế nên ngày hôm nay chúng ta đến đây để quyết liệt lên tiếng về thảm trạng này.

[...]

Ngọn lửa mùa hè mang bao căm phẫn chính đáng của người da đen sẽ không bao giờ tắt nguội nếu như làn gió mùa thu của tự do và công bằng không thổi tới.

Năm 1963 không phải là một kết cục, mà là một khỏi đầu. Nước Mỹ sẽ không có bình an, sẽ không có yên tĩnh, nếu như người da đen chưa giành được quyền công dân. Bão lốc của những cuộc nổi dậy sẽ vẫn tiếp tục rung chuyển nền móng quốc gia cho đến khi nào mặt tròi công lí trỗi dậy.

Nhưng có một điều mà tôi phải nói với những đồng chí của tôi, những con người đang đứng trước ngưỡng của của lâu đài công lí. Trong quá trình chiến đấu giành lấy lại địa vị xứng đáng của mình, chúng ta không được phép hành động sai lầm. Đừng làm dịu con khát tự do của mình bằng cách uống li oán hận và thù hằn. Cuộc đấu tranh của chúng ta bao giờ cũng phải dựa trên nền tảng cao quý của nhân phẩm và kỉ cương. Chúng ta không được để cho cuộc phản kháng đầy sáng tạo của chúng ta sa vào bạo loạn. Qua từng buổi tuần hành, chúng ta sẽ phải tự nâng bản thân lên đến tầm cao mới, để đáp trả sức mạnh bạo lực bằng sức mạnh tâm hồn.

Tinh thần chiến đấu quật cường mới vừa trào sôi trong cộng đồng người da đen không được đẩy chúng ta đến chỗ ngờ vực tất cả người da trắng, bởi lẽ, như ta thấy đang hiện diện ở đây hôm nay, có rất nhiều người anh em da trắng đã nhận ra rằng vận mệnh của họ gắn liền với vận mệnh của chúng ta, rằng tự do của họ không thể tách rời với tự do của chúng ta. Chúng ta không thể bước đi một mình.

Và khi bước đi, chúng ta phải đảm bảo rằng mình luôn tiến về phía trước. Chúng ta không thể quay lại vị trí cũ. Đã có những câu hỏi đặt ra cho những người đấu tranh đòi bình đẳng: “Đến bao giờ các người mới hài lòng?”. Chúng ta sẽ không bao giờ hài lòng một khi người da đen vẫn còn là những nạn nhân cầm lặng của vấn nạn bạo lực từ cảnh sát. Chúng ta sẽ không bao giờ hài lòng một khi, sau chặng đường dài mệt mỏi, ta vẫn không thể tìm được chốn nghỉ chân trong quán trọ ven xa lộ hay khách sạn trong thành phố. Chúng ta sẽ không hài lòng khi nào con cái chúng ta bị tước đoạt nhân phẩm và lòng tự trọng bởi những tấm biển đề “Chỉ dành cho người da trắng” . Chúng ta sẽ không bao giờ hài lòng khi người da đen ở Mi-xi-xi-pi không có quyền bầu cử, khi người da đen ở Niu Oóc (New York) tin rằng có đi bầu cũng chẳng để làm gì. Không, không, chúng ta không hài lòng, và chúng ta sẽ không hài lòng cho đến khi nào “mưa công lí tuôn rơi cùng với dòng sông của chính nghĩa”

Đừng bao giờ rơi vào vực sâu tuyệt vọng. Các bạn của tôi, hôm nay tôi xin chia sẻ với các bạn rằng, mặc dù chúng ta vẫn đang phải đối mặt với bao khó khăn của hiện tại và tương lai, tôi vẫn có một giấc mơ. Đó là một giấc mơ bắt nguồn sâu thẳm từ trong giấc mơ của nước Mỹ.

Tôi mơ rằng một ngày nào đó, đất nước của chúng ta sẽ trỗi dậy và sống chân thực với niềm tin của mình: “Chúng tôi coi sự thật này là điều hiển nhiên: rằng tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng”

Tôi mơ rằng một ngày nào đó, trên những ngọn đồi đất đỏ ở Gioóc giơ, con cái của những nô lệ ngày xưa cùng con cái của những chủ nô ngày xưa sẽ ngồi bên nhau trong tình anh em bằng hữu.

Tôi mơ rằng một ngày nào đó, ngay cả bang Mi-xi-xi-pi, nơi dồn nén hầm hập tự do và công bằng công và áp bác, rồi cũng sẽ chuyển mình thành một ốc đảo của tự do và công bằng. Tôi mơ rằng bốn đứa con nhỏ của tôi, một ngày nào đó, sẽ được sống ở một đất nước nơi người ta không phán xét chúng bằng màu da, mà phán xét bằng nhân cách của chúng.

Ngày hôm nay, tôi có một giấc mơ. [...]

TOP 10 mẫu Tóm tắt Tôi có một ước mơ (2023) hay, ngắn gọn - Kết nối tri thức (ảnh 1)

III. Tìm hiểu tác phẩm Tôi có một giấc mơ

1. Thể loại

- Văn bản thuộc thể loại: văn bản nghị luận.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời

Tuyên ngôn Giải phóng con người do Lincoln viết cố gắng thuyết phục Liên bang xóa bỏ chế độ nô lệ.

- Hoàn cảnh sáng tác: ngày 28 – 8 – 1963, Mác-tin Lu-thơ Kinh đã tham gia tổ chức tuần hành tại Oa-sing-ton. Buổi tuần hành nhằm mục đích kêu gọi tham gia đạo luật dân quyền, bình đẳng cho người da đen. Tại đây, Mac-tin đã đọc bài diễn thuyết này.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: nghị luận.

4. Ý nghĩa nhan đề

Trong văn bản, thì “Giấc mơ của nước Mỹ” là một đặc tính quốc gia của Hoa Kỳ, ở đó tập hợp các lý tưởng dân chủ, quyền tự do, cơ hội và bình đẳng. Chính điều này đã cho thấy người da đen cũng được bình đẳng như người da trắng. Nhưng thực tế, vào thời điểm văn bản Tôi có một giấc mơ ra đời, người da đen chưa có được sự bình đẳng đó. Do đó, tác giả đã dựa vào giấc mơ Mỹ để lấy tên cho bài nói của mình.

5. Tóm tắt Tôi có một giấc mơ

Đây là một bài diễn thuyết được Martin Luther King đọc tại Đài tưởng niệm Lin-cơn ngày 28-08-1963. Bài diễn thuyết nhằm mục đích khẳng định quyền bình đẳng của người da đen và kêu gọi sự đấu tranh giành quyền bình đẳng cho người da đen. Quan điểm của Mác-tin Lu-thơ Kinh là người da đen được đối xử bình đẳng với người da trắng, như trong Tuyên ngôn Độc lập Mỹ: 'Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng'. Đó là tất cả giấc mơ mà ông muốn gửi gắm.

6. Bố cục văn bản Tôi có một giấc mơ

- Phần 1 ( từ đầu…thảm trạng này): Thực trạng cuộc sống người da đen

- Phần 2 ( ngọn lửa mùa hè … chính nghĩa): Cuộc đấu tranh của những người da đen

- Phần 3 (còn lại): Giấc mơ của người da đen ở nước Mỹ

7. Giá trị nội dung

- Mục đích của văn bản khẳng định quyền bình đẳng của người da đen

- Lời kêu gọi sự đấu tranh giành quyền bình đẳng cho người da đen.

8. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng những hình ảnh, câu văn có sức truyền cảm.

- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục.

IV. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Tôi có một giấc mơ

1. Luận đề bài viết

- Luận đề của bài viết Tôi có một giấc mơ là lời kêu gọi đấu tranh giành quyền bình đẳng cho người da đen.

- Luận đề ấy đã được triển khai qua 3 phần:

+ Phần 1: Thực trạng cuộc sống người da đen (bị đối xử bất công,…).

+ Phần 2: Cuộc đấu tranh đòi quyền bình đẳng của những người da đen.

+ Phần 3: Giấc mơ của người da đen ở Mỹ.

Tôi có một giấc mơ - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 11 Cánh diều

2. Tìm hiểu phần 1

Ở phần (1), Kinh đã thuyết phục mọi người về sự tham gia của mình trong hoạt động tuần hành bằng cách nêu Thực trạng cuộc sống vất vả, mất tự do của những người da đen.

- Một trăm năm trước, Lin-cơn đã kí bản Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ.

- Nhưng một trăm năm sau người da đen vẫn chưa được tự do.

→ Người da đen vẫn phải chịu sự bất công ngay cả chính quê hương của mình; vẫn bị thít chặt trong gông cùm của luật cách li và xiềng xích của óc kì thị, vẫn phải sống trong một hoang đảo nghèo đói giữa đại dương bao la của sự phồn thịnh vật chất và vẫn phải sống mòn trong những góc khuất của xã hội Mỹ, thấy mình chỉ là kẻ lưu vong ngay trên quê hương mình

→ Cần phải kết thúc thảm trạng này

3. Tìm hiểu phần 2

Trong phần 2, để làm rõ luận điểm “chúng ta không thoả mãn…” trong cuộc “đấu tranh vì quyền con người”, tác giả đã đưa ra những lí lẽ như:

+ Và khi chúng ta bước đi, chúng ta phải cam kết rằng chúng ta luôn luôn tiến về phía trước. Chúng ta không được phép quay lại.

+ Chúng ta không bao giờ thỏa mãn khi người da đen vẫn là nạn nhân của sự sợ hãi trong im lặng trước hành vi tàn bạo của cảnh sát.

+ Chúng ta không bao giờ thỏa mãn khi mà cơ thể chúng ta mệt mỏi sau chặng đường dài, không thể thuê một căn phòng trong các nhà nghỉ dọc đường cao tốc hay các khách sạn trong thành phố.

+ Chúng ta không bao giờ thỏa mãn khi người da đen chỉ có thể chuyển từ ngôi nhà ổ chuột nhỏ hơn sang ngôi nhà ổ chuột lớn hơn.

+ Chúng ta không bao giờ thỏa mãn khi những đứa trẻ của chúng ta còn bị tước đoạt cá tính và bị đánh cắp nhân phẩm bởi kí hiệu tuyên bố “Chỉ dành cho người da trắng”.

+ Chúng ta không bao giờ thỏa mãn khi mà vẫn còn người da đen ở Mi-xi-xi-pi (Mississippi) không được đi bầu cử và bất kì người da đen nào ở Niu Oóc (New York) cũng nghĩ rằng anh ta chẳng có gì để bầu cử.

→ Người viết không đưa ra những dẫn chứng cụ thể vì khi đó, người da đen còn không có quyền lên tiếng cho số phận của mình. Do đó, những lí lẽ này chính là cách họ đang đòi quyền tự do cho chính bản thân mình.

4. Tìm hiểu nghệ thuật

Biện pháp tu từ đã được sử dụng nhiều lần trong văn bản là điệp ngữ: Tôi có một giấc mơ.

→ Tác dụng: Biểu đạt cảm xúc rõ nét nhất, bộc lộ được cảm xúc, nhấn mạnh ước mơ của người viết về một cuộc sống bình đẳng không có nạn phân biệt chủng tộc.

Tăng tính thuyết phục cho văn bản.

V. Các đề văn mẫu

Đề bài: Phân tích bài Tôi có một giấc mơ

Bài tham khảo 1

Ngày 28 tháng 8 năm 1963, Martin Luther King đã thực hiện bài diễn văn nổi tiếng 'Tôi có một giấc mơ' từ bậc thềm của Đài Tưởng niệm Lincoln tại Washington, D.C., trước sự ủng hộ của 250.000 người dân tham gia cuộc vận động đòi quyền công dân.

Trong đỉnh điểm của bài diễn thuyết, Martin Luther King đã trình bày giấc mơ của mình về tự do và nhân quyền trước công chúng. 'Tôi có một giấc mơ...' những lời này đã biến ông trở thành một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất đối với nước Mỹ hiện đại, cùng với các tổng thống Thomas Jefferson và Abraham Lincoln.

Chế độ nô lệ và phân biệt chủng tộc đối với người da đen luôn là một phần quan trọng trong lịch sử gần đây của Hoa Kỳ. Từ năm 1500, khi những chuyến tàu đầu tiên chở nô lệ đến Mỹ, những người da đen đã bị bắt cóc từ châu Phi sang đây. Họ đã bị coi là những sinh vật không người, làm việc 16 giờ mỗi ngày và không được công nhận bất kỳ quyền lợi nào (để hiểu rõ hơn về tình cảnh của người da đen trong giai đoạn đầu, có thể đọc cuốn sách 'Cội Rễ' mô tả về 7 thế hệ người da đen từ khi ông tổ bị bắt ở châu Phi cho đến thế hệ cuối cùng được giải phóng).

Từ đó (cho đến ngày nay), người da đen đã liên tục đấu tranh cho quyền con người của mình, mong muốn được coi trọng như bất kỳ ai khác. Trong quá trình đấu tranh này, đã có hai nhân vật vĩ đại góp phần tạo ra những bước ngoặt quan trọng.

Người đầu tiên là tổng thống Abraham Lincoln, với quyết tâm loại bỏ chế độ nô lệ. Quyết tâm này đã dẫn đến cuộc nội chiến Mỹ giữa miền Nam ủng hộ nô lệ và miền Bắc giải phóng nô lệ (đọc lại cuốn 'Cuốn Theo Chiều Gió' để hiểu thêm). Ông đã thành công và người da đen được công nhận là 'người' tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, vì những nỗ lực này, ông đã bị ám sát!

Tuy nhiên, sau khi loại bỏ chế độ nô lệ, người da đen vẫn bị xem thường và bị đối xử kỳ thị trong xã hội. Họ phải đi học ở những trường riêng, ăn riêng, uống riêng và sử dụng nhà vệ sinh riêng dành cho người da đen. Những sự phân biệt như vậy vẫn còn tồn tại và đáng buồn.

Martin Luther King là nhân vật vĩ đại thứ hai, ông đã dành cả đời mình để tiếp tục công cuộc của Lincoln và chiến đấu cho quyền bình đẳng thực sự cho người da đen: quyền học tập côngbằng, quyền biểu đạt tự do và quyền bình đẳng xã hội. Ông đã lãnh đạo phong trào dân quyền thông qua các biểu tình, cuộc diễu hành và chiến dịch không bạo lực.

Bài diễn văn 'Tôi có một giấc mơ' của Martin Luther King đã truyền cảm hứng và gắn kết một số lượng lớn người dân Mỹ và trên toàn thế giới. Ông tuyên bố rằng ông mơ về một thế giới trong đó mọi người được đánh giá bằng năng lực và phẩm chất của bản thân, chứ không phải dựa trên màu da. Ông hy vọng rằng một ngày nào đó, tình trạng phân biệt chủng tộc sẽ biến mất và tất cả mọi người sẽ sống trong hòa bình và tình yêu thương.

Tuy nhiên, Martin Luther King đã bị ám sát vào ngày 4 tháng 4 năm 1968 tại Memphis, Tennessee. Mặc dù ông đã qua đời, tầm ảnh hưởng của ông vẫn còn sống mãi trong tâm trí của nhiều người và tiếp tục là nguồn cảm hứng cho những cuộc đấu tranh vì nhân quyền và bình đẳng xã hội.

Từ khi Martin Luther King và các nhà hoạt động dân quyền khác đã làm việc, đã có nhiều tiến bộ trong việc đảm bảo quyền công dân và bình đẳng cho người da đen tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, vấn đề phân biệt chủng tộc vẫn còn tồn tại và vẫn cần tiếp tục đối mặt và giải quyết trong xã hội ngày nay. Cuộc diễn văn và công cuộc của Martin Luther King vẫn được coi là biểu tượng và nguồn cảm hứng cho các cuộc đấu tranh vì quyền công dân và bình đẳng trên khắp thế giới.

Qua quá trình tiếp xúc với ông, nhiều nhà báo và nhà làm phim đã tạo ra những bài báo và phim truyền hình về cuộc sống hàng ngày của người da đen miền Nam, với những câu chuyện đầy nhục dục và sự bất công, đã gợi lên một làn sóng đồng cảm lan tỏa khắp trong cộng đồng người Mỹ.

Vào năm 1955, ông đã lãnh đạo phong trào tẩy chay xe buýt sau sự kiện Rosa Parks (một phụ nữ da đen đã bị bắt vì từ chối nhường chỗ ngồi trên xe buýt cho một người đàn ông da trắng theo qui định của Luật Jim Crow), cho đến khi Tòa án Liên bang Quận ra lệnh chấm dứt các hành vi phân biệt chủng tộc trên mạng lưới xe buýt ở thành phố Montgomery.

Vào năm 1963, ông đã tham gia tổ chức 'Cuộc diễu hành đến Washington vì Việc làm và Tự do' nhằm đưa ra một loạt yêu cầu về quyền bình đẳng của người da đen, bao gồm chấm dứt tình trạng phân biệt chủng tộc tại các trường công, ban hành các luật bảo vệ dân quyền, bao gồm luật cấm phân biệt chủng tộc trong việc tuyển dụng, bảo vệ những người đấu tranh cho dân quyền khỏi sự bạo lực của cảnh sát, thiết lập mức lương tối thiểu và quyền tự trị cho Đặc khu Columbia.

Tại Đài tưởng niệm Lincoln, ông đã đọc bài diễn văn được coi là một trong những bài diễn văn vĩ đại nhất trong lịch sử và được nhiều người xem là bài diễn văn xuất sắc nhất của thế kỷ 20.

Ông đã khéo léo trích dẫn và tham khảo các nguồn không thể chối cãi để tạo ra sức mạnh cho bài diễn văn của mình, bao gồm Kinh Thánh, Tuyên ngôn Nhân quyền (Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ) và Diễn văn Gettysburg.

Bằng việc sử dụng lập luận logic và dẫn chứng mạnh mẽ, ông đã truyền tải một thông điệp nồng nhiệt và đam mê tới người nghe. Tất cả những yếu tố này đã tạo nên một bài diễn văn cảm động và xúc động lòng người.

Bài tham khảo 2

Ngày 28 tháng 8 năm 1963, Martin Luther King đọc bài diễn văn nổi tiếng “I Have a Dream” (Tạm dịch: Tôi có một giấc mơ) từ những bậc thềm của Đài Tưởng niệm Lincoln tại Washington, D.C., trước 250.000 người ủng hộ phong trào đòi quyền công dân.

Và cao trào của bài hùng biện là khi Martin Luther King bày tỏ giấc mơ về tự do và nhân quyền trước công chúng. “Tôi có một giấc mơ…”, những lời nói ấy đã đưa ông trở thành một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất đến nước Mỹ hiện đại, cùng với tổng thống Thomas Jefferson và tổng thống Abraham Lincoln.

Chế độ nô lệ và sự phân biệt chủng tộc đối với người da đen luôn là một mảng quan trọng trong lịch sử cận – hiện đại của Hoa Kỳ. Từ năm 1500, trong những chuyến tàu chở nô lệ đầu tiên đến Mỹ, những người nô lệ da đen bị lùa từ châu Phi sang. Họ bị đối xử như súc vật đúng nghĩa (vì luật pháp bấy giờ không coi họ là con người), làm việc 16 giờ 1 ngày và không được hưởng bất cứ quyền gì (Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về tình cảnh của những nô lệ da đen thời kỳ đầu, có thể đọc thêm cuốn “Cội Rễ” miêu tả về 7 thế hệ người da đen bắt đầu từ ông tổ bị bắt ở châu Phi đến thế hệ cuối cùng được giải phóng).

Từ đó (đến tận ngày nay) người da đen vẫn liên tục đấu tranh cho quyền con người của mình với ước mong được bình đẳng với những con người khác. Trong quá trình đấu tranh đó, xuất hiện 2 người vĩ đại tạo nên những bước ngoặc quan trọng.

Người đầu tiên là tổng thống Abraham Lincoln với quyết tâm xoá bỏ chế độ nô lệ. Quyết tâm này đã dẫn đến cuộc nội chiến Mỹ giữa chủ nô miền Nam và những người giải phóng nô lệ miền Bắc (nếu ai thích có thể đọc lại “Cuốn Theo Chiều Gió”). Ông đã thành công và người da đen được xem như là “người” tại nước Mỹ. Vì những tranh đấu của mình mà ông bị ám sát chết!

Tuy nhiên, sau khi xoá bỏ chế độ nô lệ, người da đen vẫn bị đối xử như những người “hạ đẳng” trong xã hội, họ phải đi học ở trường riêng, ăn riêng, uống riêng, đi vệ sinh trong các nhà vệ sinh dành riêng cho người da đen. Và những cái “riêng” này thì luôn tồi tệ.

Martin Luther King là người vĩ đại thứ 2, ông đã cống hiến cuộc đời mình, tiếp nối các thành quả của Lincoln, tiếp tục chiến đấu giành quyền bình đẳng thực sự cho người da đen: được hưởng nền giáo dục bình đẳng, quyền công dân bình đẳng (như đi bầu cử). Ông đã có những thành công lớn và ngày nay người da đen được bình đẳng về nguyên tắc với người da trắng. Vì những tranh đấu của mình, ông cũng bị ám sát chết!

Sự phân biệt chủng tộc bám rễ sâu trong lòng người Mỹ và không dễ dàng nhổ ra trong 1 lúc. Trở lại các tranh đấu của King, ông đã kiên trì theo đuổi đường lối bất bạo động, chỉ tác động đến suy nghĩ của người dân thông qua các cuộc biểu tình, tuần hành và phương tiện thông tin đại chúng. Ông tổ chức những cuộc phản kháng nhằm chống lại hệ thống kỳ thị tại các tiểu bang miền Nam Hoa Kỳ, được biết với tên luật Jim Crow, thu hút sự chú ý rộng rãi của các phương tiện truyền thông.

Qua tiếp xúc với ông, nhiều nhà báo và quay phim đã làm nên những bài báo, những thước phim được chiếu trên truyền hình về cuộc sống thường nhật của người da đen miền Nam, đầy ắp sỉ nhục và luôn bị tước đoạt, dấy lên một làn sóng đồng cảm lan tỏa rộng khắp trong nhân dân Mỹ.

Năm 1955, ông lãnh đạo phong trào tẩy chay xe bus sau sự kiện Rosa Parks (người phụ nữ da đen bị bắt giữ vì từ chối nhường chỗ ngồi trên xe buýt cho một người đàn ông da trắng theo qui định của Luật Jim Crow) cho đến khi phán quyết của Tòa án Liên bang cấp Quận ra lệnh chấm dứt các hành vi phân biệt chủng tộc trên mạng lưới xe buýt ở Montgomery.

Năm 1963, ông nằm trong ban tổ chức “Cuộc Diễu hành đến Washington vì Việc làm và Tự do” nhằm đưa ra 1 loạt thỉnh cầu về quyền bình đẳng của người da đen: như chấm dứt tình trạng kỳ thị chủng tộc tại trường công, ban hành các đạo luật bảo vệ dân quyền, bao gồm luật cấm phân biệt màu da trong tuyển dụng, bảo vệ người đấu tranh cho dân quyền khỏi sự bạo hành của cảnh sát cũng như ấn định mức lương tối thiểu, và quyền tự trị cho Đặc khu Columbia.

Ngay tại Đài Tưởng niệm Lincoln, ông đã đọc bài diễn văn này, được xem là một trong những bài diễn văn vĩ đại nhất trong lịch sử và được nhiều người xem là là bài diễn văn xuất sắc nhất thế kỷ 20.

Ông đã khéo léo trích dẫn hay nhắc đến những nguồn không thể chối cãi để tạo nên sức mạnh của bài diễn văn: Kinh Thánh, bài Tuyên Ngôn Nhân Quyền (Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ), Diễn văn Gettysburg.

Lập luận logic, dẫn chứng chắc chắn, giọng văn mạch lạc đã thể hiện được 1 bầu nhiệt huyết to lớn với người nghe. Tất cả những điều này tạo thành một bài diễn văn rung động lòng người.

1 67 lượt xem