Tác giả tác phẩm Tấm lòng người mẹ (Cánh Diều 2024) Ngữ văn 11 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Tấm lòng người mẹ Ngữ văn lớp 11 sách Cánh diều đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

1 61 lượt xem


Tác giả tác phẩm: Tấm lòng người mẹ - Ngữ văn 11

I. Tác giả Vích-to Huy-gô

Tấm lòng người mẹ - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 11 Cánh diều

- Vích-to Huy-gô (1802 – 1885) là một thiên tài nở sớm, là một nhà văn, thi sĩ, nhà viết kịch thuộc chủ nghĩa lãng mạn nổi tiếng của Pháp. Ông cũng đồng thời là một chính trị gia, một trí thức dấn thân tiêu biểu của thế kỷ XIX.

- Mặc dù trải qua những năm tháng tuổi thơ vất vả, giằng xé trong tình cảm do cha và mẹ có mâu thuẫn, nhưng V. Huy-gô đã tận dụng được kho sách quý báu cùng sự giáo dục của mẹ và những trãi nghiệm khi theo cha chuyển quân để vươn lên trở thành một tên tuổi được cả thế giới ngưỡng mộ.

- Ông chiếm một vị trí trang trọng trong lịch sử văn học Pháp. Các tác phẩm của ông đa dạng về thể loại và trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, tiêu biểu như: Nhà thờ Đức bà Pa-ri (1831), Những người khốn khổ (1862), Tia sáng và bóng tối (1840), Lá thu (1831),…

- Phong cách nghệ thuật: Mỹ học lãng mạn kết hợp với cảm quan hiện thực tạo nên sức lôi cuốn và thuyết phục của lí tưởng thẩm mỹ V. Huy-gô đối với cuộc đời. Đó là cái đẹp của tình thương yêu hòa đồng, của hạnh phúc bình đẳng và của sự tiến bộ vô tận của con người, và đó chính là giá trị bất hủ của ý nghĩa nhân văn trong tác phẩm của ông.

II. Đọc tác phẩm Tấm lòng người mẹ

Phăng-tin bị đuổi ra khỏi xưởng vào một ngày cuối đông. Từ độ ấy, một mùa hè đã qua, rồi mùa đông lại trở về. Ngày ngắn, chị làm việc được ít. Mùa đông không có hơi ấm, không có ánh sáng, không có canh trưa, buổi chiều và buổi sáng liền nhau, lúc nào cũng có sương mù, lúc nào cũng như hoàng hôn, cửa kính mờ xám, không trông rõ ra ngoài nữa. Cả bầu trời như một cái cửa thông hơi dưới hầm, cả ngày bưng bít như trong một cái hũ. Mặt Trời trông thiếu não như một người nghèo. Cái mùa ghê gớm! Nó biến nước trời và lòng người thành đá. Bọn chủ nợ giày vò Phăng-tin.

Tiền chị kiếm ra quá ít ỏi. Nợ càng ngày càng nhiều. Thấy tiền gửi thất thường, vợ chồng Tê-nác-đi-ê luôn luôn viết thư thôi thúc. Lời thư làm cho chị khổ tâm, bưu phí làm cho chị cạn túi. Một lần, chúng viết thư nói rằng trời rét thế mà con Cô-dét của chị trần truồng rách rưới; cần sắm cho nó một cái váy len, vậy phải gửi ngay cho chúng mười phơ-răng. Phăng-tin nhận thư, cả ngày cầm trong tay đến nhàu nát. Buổi chiều, chị đến một hiệu cắt tóc ở phố. Chị bỏ lược, mớ tóc vàng óng ả đổ xuống đến ngang lưng. Người thợ cạo trầm trổ:

- Ôi! Tóc đẹp quá!

Phăng-tin hỏi:

– Ông trả tôi bao nhiêu?

– Mười phơ-răng.

– Ông cắt đi.

Chị mua một cái váy len gửi cho vợ chồng Tê-nác-đi-ê. Nhận được váy, vợ chồng chúng tức điên ruột. Chúng muốn Phăng-tin đưa tiền kia. Chúng đem váy mặc cho Ê-pô-nin (Éponine), con Sơn ca đáng thương thì vẫn rét run cầm cập. Phăng-tin nghĩ: “Con ta không rét nữa. Ta đã lấy tóc ta dệt cho con mặc rồi.'. Chị đội mũ chụp nhỏ để giấu cái đầu trụi tóc, tuy thế vẫn còn xinh.

Lòng người đàn bà ấy đang chịu những giày vỏ đen tối. Khi chị thấy không chải chuốt được nữa, chị đâm thủ ghét tất cả. Cả đến ông Ma-đơ-len mà chỉ cũng như tất cả mọi người, vẫn kính phục xưa kia, chị cũng phát ghét, ghét cay đắng. ghét hơn ai hết, vì chị đã lặp đi lặp lại quá nhiều lần rằng ông đã đuổi chị, làm cho chị khốn khổ đến thế. Những khi đi qua xưởng cũ có thợ thuyền đứng trông, chị và cười và hát to lên. Một bà thợ giả một hôm trông thấy chị cười và hát như thế, bảo: “Cái chị này rồi cũng chả ra gì.”.

Phăng-tin lòng đầy uất hận, bắt nhân tinh bừa với một người, chẳng cân nhắc gì. người đầu tiên mà chị gặp, một người mà chị không yêu, như muốn trêu tức mọi người vậy: người ấy là một thẳng khốn nạn, một tên gảy đàn hành khất, một dứa vô nghề nghiệp nghèo khốn. Hắn đánh đập chị rồi chán chị, bỏ chị dễ dàng cũng như khi chị bắt nhân tình với hắn. Phăng-tin vẫn yêu quý đứa con hết sức. Chị càng sa đọa, cuộc đời chị càng đen tối, thì hình ảnh đứa con thơ ngây yêu dấu lại càng sáng chói trong tâm hồn chị. Chị tự bảo: “Bao giờ ta giàu, thì ta sẽ đón Cô-dét của ta về với ta', và chỉ cười sung sướng. Chứng họ cũ của chị vẫn không khỏi, lưng lại thường toát mồ hôi lạnh.

Một hôm, chị nhận được một bức thư của vợ chồng Tê-nác-đi-ẽ như sau: 'Cô-dét mắc một chứng bệnh đang phát triển ở địa phương, người ta gọi là bệnh sốt ban. Cần nhiều thứ thuốc đắt tiền để chữa, chúng tôi chạy chữa đến sạt nghiệp, bây giờ thì chúng tôi không còn tiền nữa. Trong vòng tám ngày, nếu chị không gửi cho bốn mươi phơ-răng thì coi như con bé đi đứt'. Phăng-tin cười rộ lên như điền và nói với bà láng giềng:

– A, họ quỷ hoả thật! Bốn mươi phơ-răng, có thể thôi! Nghĩa là hai đồng vàng! Đào đâu ra? Họ thật ngớ ngẩn, những người nhà quê ấy họ ngớ ngẩn thật.

Nhưng rồi chị lại đi ra phía cầu thang, ghé cửa sổ đọc lại bức thư. Và chị xuống thang gác, chạy ra phố, vừa chạy vừa nhảy vừa cười khanh khách.

Có người gặp chị hỏi

– Có gì mà chỉ vui sướng thế hở?

Chị trả lời:

– Ở nhà quê họ vừa viết thư cho tôi. Thật là ngu ngốc. Họ đòi tôi gửi bốn mươi phơ-răng. Nhà quê thật.

Khi đi qua quảng trường, chị thấy có đám đông xúm quanh một chiếc xe kiểu rất lạ. Trên sản xe có một người đàn ông mặc áo đỏ đang nói huyền thuyền. Đó là một anh chàng nhổ răng đạo, đang giới thiệu với mọi người những hàm răng giả trọn vẹn, những ống thuốc đánh răng, những “nha thống thuỷ”, “nha thống tán'.

Phăng-tin len vào đám đông và cũng cười như mọi người. Bài diễn thuyết của tên nhổ răng dạo đầy những tiếng lỏng dành cho bọn vô lại và những chữ khó hiểu để cho khách tử tế. Thấy Phăng-tin cười, hắn bỗng kêu lên:

– Cái chị đang cười kia, răng chị đẹp quá! Nếu chị bán cho tôi hai cái bàn cuốc của chị thì tôi trả cho chị mỗi cái một đồng vàng.

Phăng-tin hỏi:

- Hai cái bàn cuốc của tôi là cái gì?

- Hai cải bàn cuốc là hai cái răng cửa hàm trên ấy. - Anh nhổ răng nói.

Phăng-tin kêu:

– Nói gì mà nghe ghê rợn thế!

Một mụ giả móm đứng cạnh nói lẩm bẩm:

- Hai đồng vàng cơ à! Thật là sướng nhé!

Phăng-tin bịt tai chạy trốn để khỏi nghe giọng nói khăn khăn của anh chàng ấy đuổi theo

- Nghĩ kĩ đi chị ơi! Hai đồng vàng được khối việc đấy. Nếu vừa ý, tối nay đến tìm tôi ở quán Ti-lắc (Tillae) nhớ.

Phăng-tin về đến nhà, còn lẩm bẩm tức giận. Chị kể chuyện lại cho bà Mác-go-rít (Marguerite):

– Bà thử nghĩ xem có nghe được không? Sao lại có thẳng cha đáng ghét thế! Sao người ta lại để cho những đứa như vậy đi dạo khắp nơi? Bẻ hai cái răng cửa của tôi à? Thế rồi mặt mũi của tôi sẽ ghê gớm như thế nào? Tóc còn mọc lại chữ răng thì bao giỏi. Gớm cái đồ yêu quái! Thả tôi đâm đầu từ tầng gác thứ năm xuống vỉa hè còn hơn. Hắn bảo tôi là tối nay hắn ở quán Ti-lắc.

Bà Mác-gơ-rít hỏi

- Thế hắn trả bao nhiêu?

- Hai đồng vàng.

- Thế là bốn mươi pho răng.

– Vâng, thể là bốn mươi phơ-răng. - Phăng-tin nhắc lại.

Chị yên lặng, trầm ngâm rồi giờ việc ra làm. Mười lăm phút sau, chị bỏ đồ khâu đẩy và chạy ra cầu thang đọc lại cải thư Tê-nác-đi-ê. Khi trở vào, chị hỏi bà Mác-gơ-rít ngồi khâu bên cạnh

- Bà nhỉ, sốt phát ban là gì nhỉ, bà có biết không?

- Có, đó là một thứ bệnh.

- Chữa bệnh này cần nhiều thuốc lắm phải không?

- Ô, những thứ thuốc ghê gớm lắm!

- Bệnh ấy đau ở đâu nhỉ?

-Nó đau như thế đấy.

-Trẻ con hay mắc, phải không?

- Nhất là trẻ con, dễ mắc lắm.

- Có chết được không hở bả.

- Chết lắm chứ lị.

Phăng-tin lại đi ra để đọc bức thư một lần nữa ở cầu thang.

Đến tối, năng ra phố và người ta thấy nàng đi về phía phố Pa-ri là phố các quán con. Hôm sau, trời chưa sáng, khi bà Mác-gơ-rít sang phòng Phăng-tin để cũng ngồi khâu chung một ngọn nến thì bà ta thấy Phăng-tin ngồi trên giường, mặt tái nhợt, lạnh lẽo, ghê rợn. Nàng không ngủ. Chiếc mũ chụp rơi xuống đầu gối, ngọn nến cháy cả đêm sắp tàn.

Trước cảnh tượng bất thường ấy, bà Mác-gơ-rít kinh ngạc đứng sững ở ngưỡng cửa như một pho tượng gỗ. Bà kêu.

- Lạy Chúa! Cây nến cháy hết cả như thế kia! Có tại biển gì xảy ra, hở chị Phăng-tin?

Rồi bà nhìn Phăng-tin đang quay cái đầu trọc lốc về phía bà.

Mới một hôm mà Phăng-tin đã già đi đến mười tuổi.

- Lạy Chúa! Chị Phăng-tin, chị làm sao vậy?

- Có gì đâu. Tôi vui thì có. Con tôi sẽ không chết về cái bệnh ác nghiệt ấy vì có thuốc rồi. Tôi rất hài lòng.

Phăng-tin nói thế và chỉ cho bà Mác-gơ-rít hai đồng tiền vàng chói ngời trên mặt bàn.

– Ôi Chúa ơi! Cả một cái gia sản như thế! Chị làm gì mà có được những đồng tiền vàng ấy?

– Có đấy ạ.

Phăng-tin trả lời thế thôi và cười. Ngọn nến chiếu rõ mặt chị. Nụ cười rớm máu. Một ít nước dãi đỏ dinh ở hai mép và ở miệng chị có một lỗ hổng đen! Hai cái răng đã bẻ đi rồi.

Phăng-tin gửi bốn mươi phơ-răng ấy cho Tê-nác-đi-ê. Thật ra thì vợ chồng Tê-nác-đi-ê đã đánh lừa nàng để lấy tiền, Cô-dét không ốm.

Phăng-tin ném gương qua cửa sổ. Từ lâu nàng không ở cái phòng ở tầng hai nữa mà lên ở trên gác xếp sát mái nhà, chỉ cài bằng một cái then con, một cái xó mà gác mái chếch lên mặt sàn, ra vào đụng đầu. Kẻ nghèo khổ chui vào buồng mình ở cũng như đi sâu vào số mệnh, càng vào cảng phải củi rạp lưng xuống. Phăng-tin không có giường nữa, nàng chỉ có một mảnh giẻ rách gọi là chăn, một cái đệm vứt xuống sàn và một chiếc ghế nát.

Cây hồng con nàng vẫn trồng đã chết khô trong một góc buồng. Trong góc khác có một cái công đựng bơ hay dùng dựng nước: mùa rét nước động lại, mỗi lần như thế, mặt nước để lại một vành băng trong lòng công. Phăng-tin đã không cần biết xấu hổ là gì, đến nay, nàng cũng không thiết làm dáng nữa. Đến thế là hết. Nàng đội những cái mũ chụp bắn đi ra phố. Vì bận hay vì chán chường, nàng để mặc cho quần áo rách nát, không vá víu nữa. Khi gót bít tất thủng, nàng gấp vào trong giày làm cho bít tất có những nếp dẫn dọc. Nàng đụp cái coóc-xê cũ nát bằng những mụn vải bò, hễ cựa một cái là toạc ra. Chủ nợ luôn mè nheo, không để cho nàng yên lúc nào. Ở ngoài đường cũng thấy họ, về nhà cứ đến cầu thang lại đã thấy họ. Đêm nào nàng cũng nghĩ ngợi và khóc lóc. Mắt nàng sáng quốc lên; nàng luôn luôn đau nhói ở phía trên bả vai bên trái. Nàng ho nhiều. Nàng thù ông Ma-đơ-len lắm, nhưng nàng không than thở. Nàng khâu mười bảy giờ một ngày. Nhưng một tên chủ thầu nhà pha lãnh thuê tù phụ nữ khâu giá rẻ, nên công khâu thuê ở ngoài cũng bị hạ xuống, chỉ được chín xu một ngày. Làm việc mười bảy giờ mà chỉ được chín xu! Bọn chủ nợ lại càng nghiệt ngã hơn bao giờ hết. Người bán đồ cũ của nàng đã bắt lại gần hết đồ đạc, thế mà lúc nào hắn cũng hỏi nàng: “Cái quân này lúc nào mày trả nợ tao?

Người ta còn muốn gì nữa, hở trời! Nàng thấy minh như một con vật bị người ta săn bắt và đương hoá nên hung tợn vì bị đuổi cùng đường. Cũng lúc ấy, nhà Tê-nóc-đi-e viết thư bảo nàng là chúng đã kiên nhẫn lắm rồi, đã tốt hết sức rồi, phải gửi ngay cho chúng một trăm phơ-răng. Gửi ngay, nếu không chúng sẽ tổng cổ Cô-dét ra cửa mặc cho rét mướt, mặc cho lang thang, mặc cho vừa thoát khỏi cái bệnh ghê gớm, mặc cho đứa bé muốn ra sao thì ra, có phải chết đường chết chợ cũng đành. Phăng-tin tự bảo: 'Một trăm phơ-răng! Tìm đầu ra một việc làm công nhật năm phơ-răng? Thôi! Đành bán nốt vậy.”

Thế là người đàn bà xấu số ấy đi làm gái điếm.

III. Tìm hiểu tác phẩm Tấm lòng người mẹ

Phân tích Tấm lòng người mẹ hay nhất - Văn 11

1. Thể loại

- Đoạn trích Tấm lòng người mẹ thuộc thể loại: truyện ngắn.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời

Đoạn trích nằm trong tác phẩm Những người khốn khổ, được xuất bản năm1862, được đánh giá là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nền văn học thế giới thế kỉ XIX.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: tự sự.

4. Bố cục đoạn trích

- Phần 1 (Từ đầu đến “Bọn chủ nợ giày vò Phăng-tin”): Hoàn cảnh khó khăn của Phăng-tin.

- Phần 2 (“Tiền chị kiếm ra quá ít ỏi” đến “mồ hôi lạnh”): Phăng-tin bán tóc mua áo cho con.

- Phần 3 (“Một hôm” đến “Cô-dét không ốm”): Phăng-tin bán răng lấy tiền chưa bệnh cho con.

- Phần 4 (còn lại): Cuộc sống tuyệt vọng của Phăng-tin và quết định làm gái bán hoa để kiếm tiền đưa cho vợ chồng Tê - nác - đi - ê của cô.

5. Tóm tắt Tấm lòng người mẹ

Được viết bằng ngôi kể thứ nhất, đoạn trích “Tấm lòng người mẹ” giúp độc giả đắm mình trong tâm trạng u uất của Phăng-tin, người mẹ đơn thân đầy đau khổ và bất công trong cuộc sống. Cô phải chịu đựng những tình huống đau lòng, như bị đuổi việc và mất đi nguồn thu nhập chính, bán tóc để cho con mặc ấm, cùng với những bất công xảy ra trong xã hội. Cô căm thù ông Ma-đơ-len, người đã biến cuộc sống của cô thành thế này, nhưng đồng thời cô cũng không thể không nuôi hy vọng một ngày sẽ giàu có và đón con trở về bên mình. Tuy nhiên, cuộc sống lại khiến cô phải đối diện với những bất hạnh mới, khi hai vợ chồng chủ trọ lừa dối cô và khiến cô phải bán cả răng cửa để trả tiền cho con gái bị bệnh. Cuối cùng, cô buộc phải “đi làm gái điếm” để trang trải cuộc sống và lo cho con, đẩy cô vào hố đen của cuộc đời. Tác phẩm mang đậm nét cảm động, đồng thời thể hiện bản chất của tình mẫu tử thiêng liêng, ca ngợi lòng dũng cảm và hy sinh của người mẹ trong hoàn cảnh khó khăn.

6. Giá trị nội dung

- Đoạn trích nói tình mẫu tử cao cả của người mẹ khốn khổ, bất chấp hi sinh mọi thứ để đánh đổi những điều tốt đẹp nhất dành cho đứa con gái tội nghiệp. Qua đó, ta thấy đoạn trích như một bức tranh hiện thực nói lên góc khuất của xã hội lúc bấy giờ về những mảnh đời éo le, đáng thương.

7. Giá trị nghệ thuật

- Lối viết tiểu thuyết thu hút, độc đáo

- Ngôn ngữ dễ hiểu và tinh tế

- Xây dựng nhân vật và khắc họa chân thực.

IV. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Tấm lòng người mẹ

Tấm lòng người mẹ - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 11 Cánh diều

1. Tình huống truyện

- Tình huống truyện: Phăng-tin, một cô gái đang hấp hối sau khi bị đuổi việc khỏi công xưởng, chủ nợ đòi tiền hối thúc liên tục và bị vợ chồng Tê-nác-đi-ê giày vỏ khi luôn viết thư thôi thúc, đòi tiền để nuôi con gái nàng, Cô-dét. Truyện được đẩy đến cao trào dần dần bắt đầu từ việc nàng bán tóc, sau đó bán răng và túng quẫn quá nàng đã quyết định đi bán dâm để gửi tiền về nuôi đứa con gái tội nghiệp.

- Chi tiết về không gian: trong một căn gác xép sát mái nhà, chỉ cài bằng một cái then con, một cái xó mà gác mái chếch lên mặt sàn, ra vào đụng độ, “kẻ nghèo khổ chui vào buồng mình ở cũng như đi sâu vào số mệnh, càng vào càng phải cúi rạp lưng xuống”

- Chi tiết về thời gian: buổi chiều, ban tối, trời chưa sáng.

=> giúp lột tả được tâm trạng đau khổ, bị dồn đến mức đường cùng của người mẹ, chỉ cần nghĩ đến hình ảnh đứa con “thơ ngây yêu dấu”, chị có thể hi sinh tất cả.

2. Nhân vật Phăng-tin

- Hoàn cảnh của Phăng-tin: rơi vào hoàn cảnh nghiệt ngã, khốn khổ (chỉ vì muốn có tiền mua váy len, tiền mua thuốc để chữa chạy bệnh sốt ban và không muốn đứa con tội nghiệp bị tống ra khỏi đường giữa tiết trời lạnh buốt giá, nàng đã gạt bỏ đi hết nỗi lo lắng, sợ hãi, để đi đến quyết định là bán tóc, bán răng và bán dâm).

- “Cái răng, cái tóc là góc con người” ý chỉ vẻ đẹp quyết định ngoại hình của người đó. Nhưng đối với nàng, những điều đó giờ đây không còn quan trọng nữa dẫu biết đầu trơ trụi, nụ cười “rớm máu”, và để lại một lỗ hổng đen. Và khi một lần nữa cuộc đời xô đẩy nàng đến bước đường cùng, nàng đã quyết định “bán nốt vậy”, nàng bán dâm. Mặc dù bế tắc, cùng quẫn là thế nhưng nàng vẫn chỉ luôn nghĩ về đứa con của mình, có thể đánh đổi mọi thứ để con được sống, không khổ sở, đói rét, ốm đau bệnh tật. => ta thấy được ở con người nàng, toát lên tình mẫu tử đầy thiêng liêng, cao đẹp và thật đáng trân trọng.

=> Tái hiện lại bối cảnh xã hội – văn hóa Pháp thời bấy giờ một cách chân thực về góc khuất của con người cùng khổ đói khát, bế tắc dưới quyền cai trị của nhà vua Na-pô-lê-ông I.

=> Thông qua nhân vật Phăng-tin đã dám hy sinh tất cả, sẵn sàng nuôi đứa con bị bỏ rơi, nhà văn đã thành công nổi bật vẻ đẹp của một người mẹ và cái bóng của lý tưởng đẹp trong một xã hội vô cảm.

V. Các đề văn mẫu

Đề bài: Phân tích bài Tấm lòng người mẹ 

Bài tham khảo 1

Nhà văn Victor Hugo đã chia sẻ tư tưởng nhân đạo sâu sắc trong tác phẩm của ông, nhấn mạnh tài năng và lòng tốt là những điều đáng trọng nhất trong cuộc đời. Trong tiểu thuyết “Những người khốn khổ,” ông thể hiện điều này qua nhân vật Phăng-tin.

Phăng-tin, một phụ nữ đáng thương, bị đuổi khỏi xưởng vào mùa đông vì có một đứa con ngoài giá thú. Cô phải đối mặt với thời tiết khắc nghiệt và áp lực tài chính do chủ nợ đòi nợ. Vợ chồng Tê-nác-đi-ê lừa dối Phăng-tin, khiến cô bán mái tóc và sau đó ép cô gửi tiền. Tình yêu của Phăng-tin dành cho con và sự phấn đấu của cô trong cuộc sống khiến người đọc cảm thấy đau đớn và đồng cảm.

Cuộc sống của Phăng-tin trở nên khốn khổ hơn, và cuối cùng, cô phải trở thành gái điếm để cứu con gái. Victor Hugo với sự tài tình miêu tả tâm lý của nhân vật đã thể hiện sâu sắc tình yêu cao cả của Phăng-tin cho con và nỗi khổ của cô trong bối cảnh xã hội khắc nghiệt.

Phăng-tin sống trong đau khổ và sự đánh đập của cuộc đời. Vợ chồng Tê-nác-đi-ê không ngừng lừa dối cô. Bằng cách tăng số tiền và làm tình trạng của Cô-dét trở nên nghiêm trọng hơn, họ tiếp tục làm khó khăn cuộc sống của Phăng-tin. Chị vô cùng đau đớn và bối rối trước số tiền lớn mà họ yêu cầu.

Sự sợ hãi và căng thẳng ngày càng gia tăng trong tâm hồn của Phăng-tin. Cô thậm chí đã bán mái tóc quý giá của mình để thu thập tiền. Những lời đề nghị kỳ lạ và đáng sợ từ vợ chồng Tê-nác-đi-ê khiến chị trở nên không ổn định tinh thần. Phăng-tin cảm thấy khó xử với số tiền lớn đó và không biết làm thế nào để có được nó.

Khi chị nhận được đề nghị bán răng, cô tỏ ra tức giận nhưng cũng bị nó làm xao lãng. Chị đã cố gắng tìm hiểu những khía cạnh khó hiểu của cuộc sống, cảm thấy không thể tìm ra lối thoát. Khi biết về bệnh tình của Cô-dét, Phăng-tin đã đau đớn đến mức tận cùng. Chị chịu đựng được đau đớn và khát khao sống hạnh phúc của con gái mình, nhưng cũng không tránh khỏi sự bối rối và lo sợ trước số tiền lớn đó.

Tuy Phăng-tin tỏ ra tức giận trước lời đề nghị này, nhưng cuối cùng chị đã phải bán răng để có đủ tiền. Sự thay đổi về ngoại hình của chị cũng là một biểu tượng cho sự đau đớn và đấu tranh tinh thần của cô. Phăng-tin đã hi sinh bản thân mình một lần nữa vì Cô-dét, không để cho bệnh tình của con gái trở nên nghiêm trọng hơn.

Tuy sau đó có một sự cố đáng sợ xảy ra, khi Phăng-tin bị đánh đập và hành hạ, nhưng tình yêu và hy sinh của chị vẫn luôn nổi bật. Chị đã quyết định hi sinh bản thân một lần nữa để cứu con gái. Cuộc sống đầy khổ đau đã làm cho Phăng-tin trở nên thay đổi, nhưng tình yêu cao cả của một người mẹ dành cho con không bao giờ thay đổi.

Trong cuộc đời khốn khó, Phăng-tin đã mất lý trí và tha hóa. Xã hội bất lương đã đẩy chị vào con đường này. Cô sống trong một không gian kém may mắn và đắm chìm trong tình trạng tinh thần tồi tệ. Mọi thứ xung quanh cô thể hiện sự suy tàn và thiếu sức sống. Cô sống trong điều kiện thảm họa với một cái giường xẻo chật chội, một mảnh đệm bất tiện, và cây hồng chết khô. Xã hội đã lấy đi tất cả từ Phăng-tin, và cô đã từ bỏ vẻ ngoại hình của mình, bất chấp sự chỉ trích của người khác.

Phăng-tin thể hiện sự chống đối đối với xã hội và đau đớn bất lực. Dù bị bóc lột và tra tấn, cô vẫn đứng vững. Cô bị lừa dối bởi vợ chồng Tê-nác-đi-ê và buộc phải làm những điều không tưởng để thu thập tiền. Cô trở thành một cái bóng của bản thân trước sự ám ảnh của xã hội bất lương.

Cuối cùng, tình yêu và hy sinh của Phăng-tin cho con gái đã đạt đến đỉnh điểm. Cô đã quyết định làm gái điếm để có đủ tiền. Chị đã bán danh dự của mình để cứu Cô-dét. Tình yêu và đau khổ của Phăng-tin đều được thể hiện mạnh mẽ trong đoạn trích này.

Đoạn trích kết thúc bằng một cái kết ám ảnh và kinh dị, với sự tham lam của vợ chồng Tê-nác-đi-ê và sự hy sinh cuối cùng của Phăng-tin. Đoạn trích này phản ánh tài năng và lòng nhân đạo của tác giả V. Huy-go, đồng thời lên án xã hội bất lương và những kẻ tham lam và tàn ác.

Bài tham khảo 2

“Trên đời này, chỉ có một thứ mà ta phải cúi đầu thán phục đó là tài năng và chỉ có một thứ mà ta phải quỳ gối tôn trọng đó là lòng tốt”. Đó là câu nói nổi tiếng của nhà văn V. Huy - go. Tư tưởng nhân đạo sâu sắc ấy được ông thể hiện rất rõ trong các sáng tác của mình, tiểu biểu là đoạn trích “Tấm lòng người mẹ” thuộc tiểu thuyết kinh điển “Những người khốn khổ”.

Victor Huygo (1802 - 1885) là một nhà văn, chính trị gia thi sĩ, nhà viết kịch nổi tiếng của Pháp. Ông sáng tác cả thơ, kịch, truyện và ở thể loại nào cũng gặt hái được thành công. Sinh ra và lớn lên vào thời kì nước Pháp có nhiều biến động, khi mà giai cấp cầm quyền với sự trị vì của nhà vua gây nên đau khổ cho đời sống nhân dân, Huy-go đã chọn đứng về phía bênh vực quyền sống chính đáng của con người. Các tác phẩm của ông là sự kết hợp giữa mỹ học lãng mạn và cảm quan hiện thực sâu sắc. Đoạn trích “Tấm lòng người mẹ” nằm ở phần thứ nhất của “Những người khốn khổ”, cho thấy tình yêu cao cả của Phăng - tin dành cho con và số phận đáng thương của cô.

Bên cạnh nhân vật chính Giăng - van - giăng, Phăng - tin cũng là nhân vật lấy đi rất nhiều nước mắt của độc giả. Mở đầu đoạn trích là tình cảnh tội nghiệp của cô. Vào một ngày cuối đông, Phăng - tin bị đuổi khỏi xưởng. Người ta đuổi cô vì phát hiện ra “bí mật” rằng cô không có chồng mà lại có một đứa con. Ông Thị trưởng cho cô một chút tiền vàng nhân danh lòng nhân hậu rồi đuổi cô đi để giữ sự “chính trực”. Thời gian lúc ấy là mùa đông, không có ánh sáng, không có canh trưa, gợi lên sự lạnh lẽo và u uất, báo hiệu số phận buồn thảm của Phăng - tin. Hoàn cảnh của Phăng - tin lúc ấy thật đáng thương. Không có tiền, thời gian làm việc ngắn, Phăng tin bị chủ nợ thúc ép, giày vò. Đúng lúc ấy, vợ chồng Tê - nác - đi - ê gửi thư đến, muốn cô gửi cho chúng mười phờ - răng. Hành động cầm bức thư trong tay cả ngày đến nhàu nát cho thấy sự căng thẳng, giằng xé trong nội tâm của cô. Phăng - tin rất thương con nhưng cô chưa biết làm sao có thể nhanh chóng có được số tiền ấy. Trong phần trước của tác phẩm, Phăng - tin từng rất vui vẻ khi có việc làm. Cô sắm sửa chút ít đồ đạc, chăm sóc ngoại hình của bản thân và nuôi hi vọng một ngày nào đó sẽ đón Cô - dét bé bỏng về bên mình. Thế nhưng hoàn cảnh xã hội và sự nguội lạnh của lòng người đã khiến Phăng - tin rơi vào tình cảnh trớ trêu. Vì thương con, chị quyết định bán đi mái tóc óng ả của mình. Vợ chồng Tê - nác - đi - ê nhận được chiếc váy len thì vô cùng tức giận vì thứ chúng muốn là tiền. Nhà văn đã gọi đôi nhân vật này là những kẻ “hòa lẫn một vài thói hư của lớp dưới với hầu hết những tật xấu của tầng lớp trung gian. Vì thế chúng không có nhiệt tình hào hiệp của người thợ mà cũng vẫn thiếu cái tính ngăn nắp lương thiện của anh tư sản thị dân”. Phăng - tin, với tình yêu thương con mãnh liệt vẫn tự an ủi chính mình rằng mái tóc chị đã bán đi đã giúp Cô - dét ấm áp hơn trong mùa đông. Nhà văn đã rất tài tình khi sử dụng ngôi kể thứ ba rất khách quan, miêu tả được những biến động tâm lí sâu kín của nhân vật. Mất đi mái tóc tức là mất đi một niềm vui trong cuộc sống. Phăng - tin không thể chải chuốt, chị chán ghét tất cả. Đau đớn và bất lực, Phăng - tin căm hận những điều và những người đã gây nên đau khổ cho chị. Tâm lí của Phăng - tin cũng giống với nhân vật chính Giăng - van - giăng: “Anh tự hỏi xã hội sao lại có quyền bắt con người phải chịu đựng, một mặt là cái thói không phòng xa phi lý, một mặt là cái lối đề phòng quá tàn nhẫn của nó? Sao lại có quyền ép một người xấu số vào cái thế hiểm, giữa một cái thiếu và một cái thừa, thiếu việc làm và thừa hình phạt?”. Nỗi khổ khiến con người ta mất phương hướng và dần tha hóa. Phăng - tin ném mình cho một tên đàn ông vô lại, để mặc hắn đánh đập và hành hạ. Nhưng tình mẫu tử thiêng liêng lạ kì, càng đau đớn thì hình ảnh Cô - dét lại càng an ủi tâm hồn chị. Phăng - tin vẫn giữ niềm tin sẽ đón Cô - dét về. Chi tiết này cho thấy tình yêu con vô bờ, đức hi sinh cao cả và khát khao sống hạnh phúc của Phăng - tin.

Cuộc đời Phăng - tin đã vô cùng khốn khó nhưng vợ chồng Tê - nác - đi - ê vẫn không buông tha chị. Quả thực, “Tội lỗi cũng như luật hấp dẫn, chi phối mọi người”, thấy Phăng - tin thương con và cả tin, chúng tiếp tục lừa chị. Chúng viết thư nói rằng Cô - dét bị sốt ban và cần tiền để chạy chữa, những bốn mươi phờ - răng. Nội dung bức thư gây cho ta nhiều trăn trở. Sự gia tăng về số tiền và bệnh tình của Cô - dét cho thấy sự tha hóa ngày càng nhiều của vợ chồng Tê - nác - đi - ê. Phăng - tin vô cùng đau đớn. Dù chị rất yêu Cô - dét nhưng cũng không tránh khỏi sự bối rối, lo sợ vì số tiền quá lớn. Một bên là tính mạng của con gái, một bên là hiện thực tàn nhẫn, Phăng - tin như hóa điên. Hành động phá lên cười và nói với bà láng giềng “Nghĩa là hai đồng vàng! Đào đâu ra?” cho thấy chị đã quá khổ sở đến mức gần như mất trí trong giây phút đó. Phăng - tin không biết cầu cứu ai vì cả xã hội luôn áp bức những con người như chị, chỉ có thể cất lên tiếng cười chua chát.

Khi nhận được lời đề nghị bán răng nửa đùa nửa thật của người nhổ răng dạo, Phăng - tin cảm thấy điều này thật lố bịch và đáng tức giận. Điều đáng trân trọng ở Phăng tin chính là chị luôn có ý thức về vẻ đẹp của bản thân, biết yêu lấy chính mình. Sở thích chải chuốt và ngắm mình trong gương cũng là một việc làm giúp chị khuây khỏa. Tác giả đã thành công xây dựng một tình huống éo le, đặt nhân vật vào sự thử thách để nổi bật phẩm chất của Phăng - tin. Phăng - tin tức giận nhưng vẫn bị lời đề nghị của người nhổ răng dạo làm xao nhãng. Những hai đồng vàng kia mà? Đó chính là số tiền mà con chim Sơn Ca nhỏ của chị cần! Phăng - tin bịt tai chạy đi để mong thoát khỏi lời nói ám ảnh ấy. Khi về nhà, chị vẫn bực tức kể lại chuyện với người láng giềng. Đoạn đối thoại giữa Phăng - tin và người đàn bà ấy thể hiện rõ sự đấu tranh nội tâm gay gắt của Phăng - tin. Chị trầm ngâm suy nghĩ, làm việc rồi lại giở bức thư của nhà Tê - nác - đi - ê ra đọc. Bằng tất cả tình yêu con của một người mẹ, chị hỏi người láng giềng tất tần tật về căn bệnh mà vợ chồng Tê - nác - đi - ê nói đến. Khi biết có rất nhiều người đã chết vì căn bệnh ấy, chị đọc bức thư lại lần cuối cùng và ra đi về phía quán Ti - lắc. Người mẹ ấy đã quyết định hi sinh thân thể mình một lần nữa vì con.

Cảnh tượng sau đó thật ghê rợn. Phăng - tin xuất hiện như một bóng ma. Mặt chị lạnh lẽo, tái nhợt, chiếc mũ chụp thì rơi xuống đầu gối. Nụ cười chị rớm máu. Đã cả đêm Phăng - tin không ngủ, nỗi đau cả thể xác và tinh thần đang tra tấn chị. Nếu số tiền mà nhà Tê - nác - đi - ê tăng lên để thể hiện sự tha hóa của chúng thì sự hi sinh theo mức độ tăng dần của Phăng - tin lại càng tô đậm đức hi sinh, tình yêu con của người mẹ khốn khó. Mới có một đêm, Phăng - tin như già đi mười tuổi. Ấy vậy mà chị vẫn nói với bà láng giềng: “Con tôi sẽ không chết vì cái bệnh ác nghiệt ấy vì có thuốc rồi. Tôi rất hài lòng”. Kể cả có trở nên biến dạng, xấu xí, người mẹ ấy vẫn quyết tâm làm tất cả để đứa con được sống. Phăng - tin chết đi một chút, nhưng với chị, đó lại là cơ hội cho Cô - dét. Nhưng thật trớ trêu, chị không biết rằng tất cả chỉ là một vở kịch của nhà Tê - nác - đi - ê. Ở nơi xa, con gái của chị được người ta trông thấy với hình ảnh “không lớn hơn con chim, run lẩy bẩy, lúc nào cũng sợ sệt, giật mình, trong nhà và cả trong làng sáng tinh sương chưa có ai dậy, đã thấy nó ở ngoài đường hay ra đồng rồi”.

Quá đau khổ, Phăng - tin như hóa điên. Chính xã hội bất lương đã đẩy chị đến con đường tha hóa. Không gian nơi Phăng - tin ở không chỉ cho thấy tình cảnh ngày một khốn khó mà còn thể hiện cả sự héo tàn, mất hết sức sống của tâm hồn người đàn bà. Cái gác xép sát mái nhà chật chội, chỉ có mảnh giẻ rách gọi là chăn, một cái đệm vứt xuống sàn. Cây hồng con đã chết khô. Xã hội này đã lấy đi của chị tất cả, Phăng - tin dường như không còn gì để mất nên chị cũng mặc kệ vẻ ngoài của bản thân, cứ thế mặc quần áo bẩn đi ra ngoài phố. Dẫu người đời chỉ trỏ, dòm ngó, chị cũng chẳng màng. Chính sự dòm ngó vô lương tâm đó đã khiến chị mất việc, mất đi nguồn sống, là nguồn cơn đẩy chị vào cảnh biến dạng về thân thể. Tất cả hành động của Phăng - tin ở phần này cho thấy sự chống đối lại xã hội trong đau đớn và bất lực, muốn phản kháng nhưng không thể. Chị cười nhạo chính mình và xã hội. Căn bệnh, chủ nợ vẫn hành hạ Phăng - tin suốt. Chị quả thực không khác gì “một con vật bị người ta săn bắt và đương hóa nên hung tợn vì bị đẩy đến đường cùng”. Người phụ nữ ấy từng biết hi vọng, yêu thương, biết làm đẹp. Giờ đây, cuộc đời chị hủy hoại. Con người bé nhỏ bị đùn đẩy, vò nát trong tay những kẻ bất lương, tham lam, độc ác.

Đoạn trích kết thúc với một cái kết ám ảnh và ghê sợ. Lòng tham vô độ của nhà Tê - nác - đi - ê được đẩy lên đến tận cùng và sự thống khổ, tình yêu con của Phăng - tin cũng được thể hiện mãnh liệt nhất. Vợ chồng Tê - nác - đi - ê “như loài tôm tép chỉ muốn giật lùi và đi sâu mãi vào trong bóng tối chứ không muốn tiến lên chút nào”, lại viết thư đòi thêm một trăm phờ - răng ngay lập tức, nếu không chúng sẽ tống Cô - dét ra ngoài. Phăng - tin quyết định đi làm gái điếm để có được số tiền ấy, bán đi cả danh dự của mình. Người mẹ có thể chịu đựng mọi sự tra tấn, kể cả sự tra tấn dã man nhất - mất đi danh dự con người để cho đứa con có hi vọng sống.

Đoạn trích đã thể hiện tình yêu thương con vô bờ cùng số phận đau khổ của nhân vật Phăng - tin. Phăng - tin sẵn sàng hi sinh cả thân thể và danh dự của mình để cứu con. Đoạn trích cũng cho thấy sự thương cảm của tác giả dành cho số phận khốn khổ của những người dân lao động trong xã hội Pháp thời bấy giờ và phê phán những kẻ lừa đảo, gian ác, xã hội mục ruỗng cướp đi hạnh phúc con người. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật xây dựng cốt truyện đặc sắc, tình huống truyện éo le để làm nổi bật phẩm chất của nhân vật. Ngoài ra, ngôi kể thứ ba khách quan, chân thực cùng nghệ thuật xây dựng và miêu tả tâm lí nhân vật tài tình, cách xây dựng không gian, thời gian gắn với sự thay đổi của nhân vật đã góp phần làm nên thành công cho đoạn trích.

Qua đoạn trích, ta thấy được tài năng xuất chúng và tấm lòng nhân đạo của V. Huy - go. Nói như Dostoevsky thì “Khi pháp luật và phong hóa còn đày đọa con người, còn dựng nên những địa ngục giữa xã hội văn minh và đem một thứ định mệnh nhân tạo chồng thêm lên thiên mệnh; khi ba vấn đề lớn của thời đại là sự sa đọa của đàn ông vì bán sức lao động, sự trụy lạc của đàn bà vì đói khát, sự cằn cỗi của trẻ nhỏ vì tối tăm, chưa được giải quyết; khi ở một số nơi đời sống còn ngạt thở; nói khác đi, và trên quan điểm rộng hơn, khi trên mặt đất, dốt nát và đói khổ còn tồn tại, thì những cuốn sách như loại này còn có thể có ích.”

1 61 lượt xem