Tác giả tác phẩm Sông Đáy (Cánh Diều 2024) Ngữ văn 11 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Sông Đáy Ngữ văn lớp 11 sách Cánh diều đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

1 84 lượt xem


Tác giả tác phẩm: Sông Đáy - Ngữ văn 11

I. Tác giả Nguyễn Quang Thiều

Sông Đáy - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 11 Cánh diều

- Nguyễn Quang Thiều sinh 1951, quê tại thôn Hoàng Dương (Làng Chùa), xã Sơn Công, huyên Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).

- Là nhà thơ hiện đại tiêu biểu của làng văn học Việt Nam-> ngoài ra còn viết văn, viết báo, tiểu thuyết, soạn kịch…

- Hiện là Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; Phó Tổng thư ký thứ nhất Hội Nhà văn Á - Phi; Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Hội Nhà văn.

- Đến với thơ khá muộn, khi ông 25 tuổi.

- Phong cách thơ: viết về các đề tài gần gũi, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại làm nên cái mới rất riêng của nhà thơ hiện đại, đậm màu sắc tượng trưng, siêu thực.

II. Đọc tác phẩm Sông Đáy

1. Sông Đáy chảy vào đời tôi

Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi

buổi chiều đi làm về vất vả

Tôi dụi mặt vào lưng người đẫm mồ hôi mát

một mảnh sông đêm

Năm tháng sống xa quê tôi như người bước hụt

5. Cơn mơ vang lên tiếng cá quẫy tuột câu như một tiếng nấc

Âm thầm vỡ trong tôi, âm thầm vỡ cuối nguồn

Toả mát xuống cơn đau tôi là tóc mẹ bến mòn đứng đợi

Một cây ngô cuối vụ khô gầy

Suốt đời buồn trong tiếng lá reo

10. Những chiều xa quê tôi mong dòng sông dâng lên

ngang trời cho tôi được nhìn thấy

Cho đôi mắt nhớ thương của tôi như hai hốc đất

ven bờ, nơi những chú bống đến làm tổ được

giàn giụa nước mưa sông.

Sông Đáy ơi! Chiều nay tôi trở lại

Những cánh buồm cổ tích đã bay xa về một niềm tức tưởi

Em đã mang đôi môi màu dâu chín sang đò một ngày sông vắng nước [...]

15. Sông Đáy ơi, sông Đáy ơi... chiều nay tôi trở lại

Mẹ tôi đã già như cát bên bờ

Ôi mùi cát khô, mùi tóc mẹ tôi

Tôi quỳ xuống vốc cát ấp vào mặt

Tôi khóc.

20. Cát từ mặt tôi chảy xuống ròng ròng.

Sông Đáy, 1991

Bố cục Sông Đáy (Cánh diều) chính xác nhất (ảnh 1)

III. Tìm hiểu tác phẩm Sông Đáy

1. Thể loại

- Văn bản thuộc thể loại: thơ tự do.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời

- Xuất xứ: rút trong tập thơ Sự mất ngủ của lửa (1992) -> Tập thơ đã được Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1993.

3. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.

4. Bố cục bài thơ Sông Đáy

- Phần 1: Từ đầu đến “một mảnh sông đêm”.

→ Sông Đáy trong miền kí ức thưở ấu thơ.

- Phần 2: Từ “Năm tháng sống xa quê” đến “giàn dụa nước mưa sông”.

→ Niềm nhớ thương quê nhà da diết trong những năm tháng xa quê.

- Phần 3: còn lại

→ Sông Đáy và nỗi xúc động nghẹn ngào ngày trở về quê hương.

5. Giá trị nội dung

- Bài thơ kể về tâm trạng của một đứa con trở về quê hương và gặp lại con sông Đáy, nơi tạo nên ký ức tuổi thơ và những hình ảnh đẹp của người mẹ. Những nỗi buồn da diết đó được thể hiện qua từng hình ảnh thơ khi tác giả nhớ về.

6. Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ tự do.

- Ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu và tinh tế.

- Ngòi bút uyên bác và tạo được cái riêng.

IV. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Sông Đáy

1. 9 câu đầu: Hình ảnh Sông Đáy gắn với mẹ và tuổi thơ đầy nhọc nhằn

- Câu 1: Nguyễn Quang Thiều hồi tưởng về sông Đáy.

+ Sông Đáy: là quê hương, nơi nhà thơ sinh ra và lớn lên có dòng sông Đáy chảy qua → một hình ảnh rất đỗi quen thuộc trong tuổi thơ Nguyễn Quang Thiều.

→ Hình ảnh sông Đáy được lặp lại nhiều lần trong bài thơ t/h nỗi nhớ nhung khắc khoải khôn nguôi.

+ Sông Đáy chảy vào đời tôi-> ẩn dụ nói lên tình cảm gắn bó của tg với sông Đáy.

- Thơ Nguyễn Quang Thiều luôn mang tính nhạc. Với ngôi kể “tôi” cùng giọng thơ chậm rãi, nhẹ nhàng, tác giả đã bộc lộ trực tiếp tình cảm của mình với Sông Đáy → để hoài niệm.

- Thi sĩ đã ví von, đối chiếu sông Đáy với mẹ.

→ Sông Đáy như người mẹ hiền hòa cung cấp nước, phù sa nuôi sống cả 1 vùng thiên nhiên, con người. Cũng giống như người mẹ tần tảo làm lụng nuôi con → so sánh kì lạ

Tôi dụi mặt vào lưng người đẫm mồ hôi mát một mảnh sông đêm.

Đẫm mồ hôi → Là kết quả lao động mệt nhọc, vất vả, là minh chứng cho tình yêu to lớn của người mẹ dành cho con. → Sông Đáy là chứng nhân chứng kiến tuổi thơ khổ cực nhưng cũng đầy vui vẻ của thi sĩ.

- “Năm tháng sống xa quê tôi như người bước hụt

+ Không gian biến đổi từ quá khứ đến hiện tại, nhà thơ đã cách xa quê. Thiếu đi chỗ dựa tinh thần, ông so sánh mình như người bước hụt. Đó là cảm xúc tiếc nuối, day dứt khi chẳng thể níu ký ức trong tay, sông Đáy giờ một nơi, còn ta thì một nơi... Thời gian và không gian bắt đầu lu mờ, không rõ đâu là thực là ảo, đâu là quá khứ hiện tại.

- Câu 5: Ông kể về thế giới trong mơ của mình, đó là nơi con cá quẫy đuôi biến mất, nơi có thanh âm của tiếng khóc nấc.

→ Ông đã làm tuột câu mất con cá, giống như việc phải rời xa quê hương nơi mình hằng yêu quý. Chú cá ấy không ai khác ngoài thi sĩ, và tiếng khóc ấy chẳng thuộc về ai khác ngoài ông.

+ Cụm từ “âm thầm vỡ” lặp lại hai lần trong một câu, như tiếng nước mắt rơi trong tâm hồn ông → phảng phất trầm buồn của thi sĩ.

Tỏa mát xuống cơn đau tôi là tóc mẹ bến mòn đứng đợi.

+ Người mẹ đợi con trở về đến nỗi bến mòn

+ “ tỏa mát xuống cơn đau”: nhà thơ mang trong mình nỗi đau xa quê, nhưng ông vẫn có người mẹ đứng chờ. Ông thấy hạnh phúc khi vẫn luôn có một người hướng về mình.

+ Hình ảnh mái tóc mẹ → biểu tượng mẹ hiền luôn bên ông, dõi theo ông. Mẹ dịu dàng như sông Đáy, mát mẻ và trong lành.

→ Nếu ở khổ một, mát là hành động của gió sông, thì ở đây mát là hành động của người mẹ. Trong vô thức, thi sĩ đã hòa sông Đáy và mẹ mình thành một... Bởi lẽ, quê hương là mẹ, và mẹ cũng chính là quê hương.

- Niềm hạnh phúc hiện lên phần nào ẩn chứa sự chua chát, đắng cay.

Một cây ngô cuối vụ khô gầy

Suốt đời buồn trong tiếng lá reo”

+ Bằng biện pháp tu từ ẩn dụ, thi sĩ đã ví mẹ mình giống như cây ngô kia, chờ đợi khắc khoải đến héo úa, khô gầy → cách hiểu thứ 2: Sự cô độc sẽ khiến ta héo úa, chỉ có những mối liên kết bền chặt như tình mẫu tử mới khiến ta thoát khỏi tình cảnh ấy.

+ “Một cây ngô” đối chiếu tương phản với hình ảnh mái tóc người mẹ -> làm nổi bật dụng ý: Cây ngô khô gầy khi đơn côi một mình trên đồi gió, còn ông thì không, vì ông đã có mẹ, đã có sông Đáy ở bên. Sông Đáy như một nguồn sức sống mãnh liệt, truyền năng lượng rực lửa cho những người con xa quê.

Sông Đáy - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 11 Cánh diều

2. Câu 10 -14: Sông Đáy không chỉ là kí ức về những câu chuyện cổ tích xưa, mà còn là ký ức về tình yêu lứa đôi.

Những chiều xa quê tôi mong dòng sông dâng lên ngang trời cho tôi được nhìn thấy

Cho đôi mắt nhớ thương của tôi như hai hốc đất ven bờ, nơi những chú bống đến làm tổ được giàn giụa nước mưa sông.”

Sông dâng lên ngang trời → không gian phủ đầy hư ảo...

+ Tác giả so sánh đôi mắt nhớ thương của tôi như hai hốc đất → Sự xa cách đã khiến nỗi nhớ dâng trào đến trời. Ông muốn bộc phát hết nỗi lòng mình, muốn khóc cho thỏa nỗi lòng như những chú bống kia.

- Sông Đáy còn gắn với tình yêu lứa đôi

+ Nhà thơ định hình thế giới theo cách nghĩ của mình: Đôi môi màu dâu chín → ước vọng cánh buồm cổ tích nhưng cũng có cả sự cay đắng chia phôi.

=> Tình yêu với quê hương không chỉ có hình ảnh của mẹ mà còn có hình ảnh của người con gái đằm thắm dịu dàng → nhân vật trữ tình bồi hồi, hi vọng rồi lại thất vọng khi không nhìn thấy bóng hình 'em' đứng bên sông đợi mình → Sông Đáy và 'em' trở thành chuyện của quá khứ, giờ đây, nó lại sống dậy → sông Đáy đã chứng kiến một đoạn tình cảm ngắn ngủi của đôi trai gái, họ yêu nhau nhưng không đến được với nhau.

3. Từ câu 15-20: Ngày trở về gặp lại Sông Đáy

- “sông Đáy ơi” lặp hai lần → như một tiếng gọi thiết tha báo hiệu sự trở về muộn màng.

Mẹ tôi đã già như cát bên bờ

Ôi mùi cát khô, mùi tóc mẹ tôi.

+ Nhà thơ quay trở về, nhưng mẹ không còn. Ông cố ôm cát vào lòng, khóc thương và muốn níu lại một chút “hơi thở” của người mẹ. Thi sĩ nhận ra sự thật phũ phàng: Mẹ đã mất, giống như cát trôi tuột qua tay ông chảy xuống dòng dòng, không thể ở lại.

→ “mẹ”: là hình ảnh luôn thường trực trong trái tim của người con, nhớ về quê hương là nhớ đến mẹ với biết bao kỉ niệm. → tình mẫu tử thiêng liêng sâu nặng

- Từ láy dòng dòng: xoáy sâu vào nỗi đau

→ hiểu theo chiều hướng tích cực: cái kết của khổ thơ: như một sự đoàn tụ của con người xa quê, ông quì xuống, ấp cát, đoàn tụ với quê hương sau bao ngày xa cách.

- “Tôi” đã khóc → giọt nước mắt của sự thương xót cũng là giọt nước mắt của hạnh phúc.

- Từ “chảy” ở đầu bài thơ được lặp lại → giờ đây sông Đáy không chảy vào ông nữa, mà chính ông chảy vào sông Đáy → Đó là sự hồi đáp của con người xa quê giờ đã quay trở về báo đáp quê hương, hồi đáp lại tình cảm của mẹ già → ấm áp của tình người.

=> Sông Đáy hiện lên qua 3 mốc thời gian: còn nhỏ, lúc lớn lên đi xa quê và cuối cùng là ngày trở về, được sắp xếp theo trình tự quá khứ - hiện tại → thể hiện chiều sâu của nỗi nhớ, có niềm vui, nỗi buồn khi xa quê → Qua đó, thấy được mối quan hệ mật thiết của sông Đáy với tác giả.

4. Yếu tố tượng trưng trong bài thơ và vai trò đối với việc thể hiện nội dung.

Hình tượng nghệ thuật cả bài thơ là sông Đáy, nó xuyên suốt khắp chiều dài của tác phẩm -> gợi cho ta nhiều ý nghĩa, nó là quê hương, là tình mẫu tử, là tình yêu, và đôi lúc nó lại là một người bạn vô hình ở bên tác giả. Nguyễn Quang Thiều đã tạo nên một thế giới nghệ thuật trong “Sông Đáy”, và trong thế giới nghệ thuật ấy thì nhân vật “tôi” là nhân vật trữ tình.

V. Các đề văn mẫu

Sông Đáy một chiều thu - Báo Công an Nhân dân điện tử

Đề bài: Phân tích bài Sông Đáy 

Bài tham khảo 1

Nguyễn Quang Thiều là một nhà thơ đa tài của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Ông sáng tác ra rất nhiều những tác phẩm tiêu biểu và được nhiều người biết đến. “Sông Đáy” chính là một tác phẩm xuất sắc như thế của Nguyễn Quang Thiều. Bài thơ là tình cảm da diết yêu thương của tác giả dành cho quê hương và cho con sông Đáy.

Tác giả đặt nhan đề bài thơ là “sông Đáy” cho thấy được những tình cảm những kí ức gắn bó của tác giả dành cho con sông này. Cái riêng cái độc đáo trong bài thơ này, là việc Nguyễn Quang Thiều đã kết hợp khéo léo và hài hòa giữa thực tại và những kỷ niệm trong quá khứ. Sông Đáy có mối quan hệ mật thiết với tác giả, nó in sâu vào tâm trí, vào tim. Nhà văn có hình ảnh so sánh rất độc đáo, khi so sánh sông Đáy với hình ảnh của mẹ. Con sông gắn liền với tuổi thơ tác giả, cung cấp nước tưới tiêu cây cỏ mà không cần báo đáp. Cũng giống như tình cảm, tình yêu thương vô bờ bến của mẹ với con. Nhớ đến con sông Đáy, là tác giả nhớ về người mẹ lam lũ chịu khó, cõng con trên lưng để đi làm việc. Nhà thơ lại lại kể tiếp về thế giới trong mơ của mình với tiếng cá quẫy, hình ảnh người mẹ đứng chờ.

Người con vừa vui sướng, vừa xót thương khi thấy hình ảnh ngóng của mẹ. Dù con có lớn, có đi đâu thì vẫn luôn có mẹ có điểm tựa đang chờ. Đó có lẽ là phần tình cảm thiêng liêng nhất mà tác giả vẫn luôn khắc sâu trong tim. Sông Đáy còn gắn với ký ức về cái tình yêu lỡ dở không thể đến với nhau. Sông Đáy như chứng kiến cái đoạn tình cảm ngắn ngủi ấy, để khi nhớ về sông Đáy lại nhớ về thứ tình cảm này. Cuối bài thơ cho thấy ngòi bút diễn tả tâm lý tài tình của nhà thơ. Thể hiện cái nỗi đau day dứt, trào dâng trong cái ngày trở về. Giờ đây tình yêu quê hương, nhớ về tình cảm tình mẫu tử như nỗi đau quặn lòng trong tâm trí của tác giả.

Bài thơ “Sông Đáy” của Nguyễn Quang Thiều đã cho ta thấy được tình cảm da diết, sâu nặng của tác giả dành cho con sông Đáy, cho thiên nhiên con người nơi đây và cho người mẹ của mình. Đó là những thứ tình cảm cao đẹp nuôi dưỡng tâm hồn mỗi con người.

Bài tham khảo 2

Nguyễn Quang Thiều Là một nhà thơ hiện đại của Việt Nam, ngoài lĩnh vực chính thơ ca tạo nên tên tuổi, ông còn là một nhà văn với các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký và tham gia vào lĩnh vực báo chí. Ông sinh 1951, quê tại thôn Hoàng Dương, xã Sơn Công, huyên Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Ông sáng tác ra rất nhiều những tác phẩm tiêu biểu và được nhiều người biết đến. “Sông Đáy” chính là một tác phẩm xuất sắc như thế của Nguyễn Quang Thiều. Bài thơ là tình cảm da diết yêu thương của tác giả dành cho quê hương và cho con sông Đáy.

Tác giả đặt nhan đề bài thơ là “sông Đáy” cho thấy được những tình cảm những kí ức gắn bó của tác giả dành cho con sông này. Cái riêng cái độc đáo trong bài thơ này, là việc Nguyễn Quang Thiều đã kết hợp khéo léo và hài hòa giữa thực tại và những kỷ niệm trong quá khứ. Sông Đáy có mối quan hệ mật thiết với tác giả, nó in sâu vào tâm trí, vào tim. Nhà văn có hình ảnh so sánh rất độc đáo, khi so sánh sông Đáy với hình ảnh của mẹ. Con sông gắn liền với tuổi thơ tác giả, cung cấp nước tưới tiêu cây cỏ mà không cần báo đáp. Cũng giống như tình cảm, tình yêu thương vô bờ bến của mẹ với con. Nhớ đến con sông Đáy, là tác giả nhớ về người mẹ lam lũ chịu khó, cõng con trên lưng để đi làm việc. Nhà thơ lại lại kể tiếp về thế giới trong mơ của mình với tiếng cá quẫy, hình ảnh người mẹ đứng chờ. 

Nguyễn Quang Thiều đã khắc họa hình ảnh Sông Đáy gắn với mẹ và tuổi thơ đầy nhọc nhằn. Ngay những câu thơ đầu, tác giả đã hồi tưởng về sông đáy: 

'Sông Đáy chảy vào đời tôi

Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi buổi chiều đi làm về vất vả

Tôi dụi mặt vào lưng người đẫm mồ hôi mát một mảnh sông đêm

Năm tháng sống xa quê tôi như người bước hụt

Cơn mơ vang lên tiếng cá quẫy tuột câu như một tiếng nấc

Âm thầm vỡ trong tôi, âm thầm vỡ cuối nguồn

Tỏa mát xuống cơn đau tôi là tóc mẹ bến mòn đứng đợi

Một cây ngô cuối vụ khô gầy

Suốt đời buồn trong tiếng lá reo.'

Hình tượng Sông Đáy như chứng nhân lịch sử, là quê hương, nơi nhà thơ sinh ra và lớn lên có dòng sông Đáy chảy qua. Đó là một hình ảnh rất đỗi quen thuộc trong tuổi thơ tác giả. Hình ảnh sông Đáy được lặp lại nhiều lần trong bài thơ thể hiện nỗi nhớ nhung khắc khoải trong cảm xúc. “Sông Đáy chảy vào đời tôi” ẩn dụ tình cảm của tác giả đối với sông Đáy. Thơ Nguyễn Quang Thiều luôn mang tính nhạc. Với ngôi kể “tôi” cùng giọng thơ chậm rãi, nhẹ nhàng, tác giả đã bộc lộ trực tiếp tình cảm của mình với Sông Đáy để nhớ lại những kỉ niệm không bao giờ quên.

Thi sĩ đã ví von, so sánh, đối chiếu sông Đáy với mẹ-người ban cho mình cuộc sống trên thế giới này “Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi buổi chiều đi làm về vất vả”. Sông Đáy như người mẹ hiền hòa cung cấp nước, phù sa nuôi sống cả 1 vùng thiên nhiên, con người. Cũng giống như người mẹ tần tảo làm lụng nuôi con. Sự so sánh làm cho người ta cảm thấy kì lạ nhưng lại rất thuyết phục.

“Tôi dụi mặt vào lưng người đẫm mồ hôi mát một mảnh sông đêm”

Hình ảnh “Đẫm mồ hôi”  là kết quả lao động mệt nhọc, vất vả, là minh chứng cho tình yêu to lớn của người mẹ dành cho con. Ở đây Sông Đáy là chứng nhân chứng kiến tuổi thơ khổ cực nhưng cũng đầy vui vẻ của thi sĩ. “Năm tháng sống xa quê tôi như người bước hụt“. Không gian biến đổi từ quá khứ đến hiện tại, nhà thơ đã cách xa quê. Thiếu đi chỗ dựa tinh thần, ông so sánh mình như người bước hụt. Đó là cảm xúc tiếc nuối, day dứt khi chẳng thể níu ký ức trong tay, sông Đáy giờ một nơi, còn ta thì một nơi... Thời gian và không gian bắt đầu lu mờ, không rõ đâu là thực là ảo, đâu là quá khứ hiện tại.

Ông kể về thế giới trong mơ của mình: “Cơn mơ vang lên tiếng cá quẫy tuột câu như một tiếng nấc/
Âm thầm vỡ trong tôi, âm thầm vỡ cuối nguồn”. Đó là nơi con cá quẫy đuôi biến mất, nơi có thanh âm của tiếng khóc nấc. Ông đã làm tuột câu mất con cá, giống như việc phải rời xa quê hương nơi mình hằng yêu quý. Chú cá ấy không ai khác ngoài thi sĩ, và tiếng khóc ấy chẳng thuộc về ai khác ngoài ông. Điệp ngữ “âm thầm vỡ” lặp lại hai lần trong một câu, như tiếng nước mắt rơi trong tâm hồn ông, nó luôn phảng phất trầm buồn của thi sĩ.

'Tỏa mát xuống cơn đau tôi là tóc mẹ bến mòn đứng đợi.”

Người mẹ luôn mong mỏi đợi con trở về đến nỗi bến mòn, “tỏa mát xuống cơn đau” thể hiện cảm xúc nhà thơ mang trong mình nỗi đau xa quê, nhưng ông vẫn luôn có người mẹ đứng chờ. Ông thấy hạnh phúc khi vẫn luôn có một người hướng về mình. Hình ảnh mái tóc mẹ biểu tượng cho một người mẹ hiền luôn bên ông, luôn dõi theo ông. Mẹ dịu dàng như sông Đáy, mát mẻ và trong lành. Nếu ở khổ một, “mát” là hành động của gió sông, thì ở đây “mát” là hành động của người mẹ. Trong vô thức, thi sĩ đã hòa sông Đáy và mẹ mình thành một. Bởi lẽ, quê hương là mẹ, và mẹ cũng chính là quê hương.

Niềm hạnh phúc hiện lên phần nào ẩn chứa sự chua chát, đắng cay:

“Một cây ngô cuối vụ khô gầy

Suốt đời buồn trong tiếng lá reo”

Tác giả sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, mẹ mình giống như “cây ngô” kia, chờ đợi khắc khoải đến héo úa, khô gầy.  Ngoài ra nó còn cách hiểu thứ hai: Sự cô độc sẽ khiến ta héo tàn theo thời gian, chỉ có những mối liên kết bền chặt như tình mẫu tử mới khiến ta thoát khỏi tình cảnh ấy, vượt qua khỏi những lúc khó khăn ấy. “Một cây ngô” đối chiếu tương phản với hình ảnh mái tóc người mẹ đã làm nổi bật dụng ý: Cây ngô khô gầy khi đơn côi một mình trên đồi gió, còn ông thì không, vì ông đã có mẹ, đã có sông Đáy ở bên. Sông Đáy như một nguồn sức sống mãnh liệt, truyền năng lượng rực lửa cho những người con xa quê. 

Sông Đáy không chỉ là kí ức về những câu chuyện cổ tích xưa, mà còn là ký ức về tình yêu lứa đôi:

“Những chiều xa quê tôi mong dòng sông dâng lên ngang trời cho tôi được nhìn thấy

Cho đôi mắt nhớ thương của tôi như hai hốc đất ven bờ, nơi những chú bống đến làm tổ được giàn giụa nước mưa sông.”

Yếu tố hư ảo “Sông dâng lên ngang trời”, một hình tượng không bao giờ xảy ra. Tác giả so sánh “đôi mắt nhớ thương của tôi như hai hốc đất”. Sự xa cách đã khiến nỗi nhớ dâng trào đến trời. Ông muốn bộc phát hết nỗi lòng mình, muốn khóc cho thỏa nỗi lòng như những chú bống kia. Sông Đáy còn gắn với tình yêu lứa đôi, là nhân chứng, là người se duyên cho tình yêu đôi lứa này. Nhà thơ định hình thế giới theo cách nghĩ của mình. Sông Đáy đã chứng kiến một đoạn tình cảm ngắn ngủi của đôi trai gái, họ yêu nhau nhưng không đến được với nhau. 

'Sông Đáy ơi! chiều nay tôi trở lại

Những cánh buồm cổ tích đã bay xa về một niềm tức tưởi

Em đã mang đôi môi màu dâu chín sang đò một ngày sông vắng nước

ôi chi gặp những bẹ ngô trắng trên bãi

Tôi nhớ áo em tuột rơi trên bến kín một trăng xưa'

Nhà thơ định hình thế giới theo cách nghĩ của mình “Đôi môi màu dâu chín” thể hiện ước vọng cánh buồm cổ tích nhưng cũng có cả sự cay đắng chia phôi. Tình yêu với quê hương không chỉ có hình ảnh của mẹ mà còn có hình ảnh của người con gái đằm thắm dịu dàng. Từ đó, nhân vật trữ tình bồi hồi, hi vọng rồi lại thất vọng khi không nhìn thấy bóng hình 'em' đứng bên sông đợi mình. Sông Đáy và 'em' trở thành chuyện của quá khứ, giờ đây, nó lại sống dậy, sông Đáy đã chứng kiến một đoạn tình cảm ngắn ngủi của đôi trai gái, họ yêu nhau nhưng không đến được với nhau.

Nguyễn Quang Thiều vẽ một bức tranh trong ngày trở về gặp lại Sông Đáy

'Sông Đáy ơi, sông Đáy ơi…chiều nay tôi trở lại

Mẹ tôi đã già như cát bên bờ

Ôi mùi cát khô, mùi tóc mẹ tôi.”

'Sông Đáy ơi” lặp hai lần trong khổ cuối, nó như một tiếng gọi thiết tha báo hiệu sự trở về muộn màng. Nhà thơ quay trở về, nhưng mẹ không còn. Ông cố ôm cát vào lòng, khóc thương và muốn níu lại một chút “hơi thở” của người mẹ. Thi sĩ nhận ra sự thật phũ phàng: Mẹ đã mất, giống như cát trôi tuột qua tay ông chảy xuống dòng dòng, không thể ở lại. “Mẹ”: là hình ảnh luôn thường trực trong trái tim của người con, nhớ về quê hương là nhớ đến mẹ với biết bao kỉ niệm, nhớ về tình mẫu tử thiêng liêng sâu nặng. Tác giả sử dụng từ láy “dòng dòng” tạo nên nhịp điệp, cũng như đang xoáy sâu vào nỗi đau. Ta có thể hiểu theo chiều hướng tích cực, đó là cái kết của khổ thơ như một sự đoàn tụ của con người xa quê, ông quì xuống, ấp cát, đoàn tụ với quê hương sau bao ngày xa cách.  

Tôi quì xuống vốc cát ấp vào mặt

Tôi khóc.

Cát từ mặt tôi chảy xuống dòng dòng.

Nhân vật “Tôi” đã khóc, giọt nước mắt của sự thương xót cũng là giọt nước mắt của hạnh phúc. Từ “chảy” ở đầu bài thơ được lặp đi lặp lại, giờ đây sông Đáy không chảy vào ông nữa, mà chính ông chảy vào sông Đáy. Đó là sự hồi đáp của con người xa quê giờ đã quay trở về báo đáp quê hương, hồi đáp lại tình cảm của mẹ già, đầy sự ấm áp của tình người. 

Bằng thể thơ tự do, sử dụng kết hợp linh hoạt các biện pháp tu từ. Với ngôn ngữ đầy sự giàu tính , vô cùng tinh tế. Qua bài thơ, đã thể hiện ngòi bút uyên bác và đã tạo được cá tính riêng của bản thân mình.

Bài thơ “Sông Đáy” của Nguyễn Quang Thiều đã cho ta thấy được tình cảm da diết, sâu nặng của tác giả dành cho con sông Đáy, cho thiên nhiên con người nơi đây và cho người mẹ của mình. Đó là những thứ tình cảm cao đẹp nuôi dưỡng tâm hồn mỗi con người.

1 84 lượt xem