Lý thuyết Đạo hàm (Chân trời sáng tạo 2024) Toán 11

Tóm tắt lý thuyết Toán 11 Bài 1: Đạo hàm ngắn gọn, chính xác sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Toán 11.

1 116 lượt xem


Lý thuyết Toán 11 Bài 1: Đạo hàm - Chân trời sáng tạo

A. Lý thuyết Đạo hàm

1. Đạo hàm

Cho hàm số y = f(x) xác định trên khoảng (a;b) và điểm x0(a;b).

Nếu tồn tại giới hạn (hữu hạn)

limxx0f(x)f(x0)xx0

thì giới hạn đó được gọi là đạo hàm của f(x) tại điểm x0, kí hiệu là f(x0) hoặc y(x0).

Vậy:

f(x0)=limxx0f(x)f(x0)xx0.

Chú ý:

- Cho hàm số y = f(x) xác định trên khoảng (a; b). Nếu hàm số này có đạo hàm tại mọi điểm x(a;b) thì ta nói nó có đạo hàm trên khoảng (a; b), kí hiệu y’ hoặc f’(x).

- Cho hàm số y = f(x) xác định trên khoảng (a; b), có đạo hàm tại x0(a;b).

a) Đại lượng Δx=xx0 gọi là số gia của biến tại x0. Đại lượng y=f(x)f(x0) gọi là số gia tương ứng của hàm số. Khi đó, x=x0+Δx và

f(x0)=limΔx0ΔyΔx=limΔx0f(x0+Δx)f(x0)Δx.

b) Tỉ số ΔyΔx biểu thị tốc độ thay đổi trung bình của đại lượng y theo đại lượng x trong khoảng từ x0 đến x0+Δx; còn f(x0) biểu thị tốc độ thay đổi (tức thời) của đại lượng y theo đại lượng x tại điểm x0.

2. Ý nghĩa vật lí của đạo hàm

- Nếu hàm số s = f(t) biểu thị quãng đường di chuyển của vật theo thời gian t thì f(t0) biểu thị tốc độ tức thời của chuyển động tại thời điểm t0.

- Nếu hàm số T = f(t) biểu thị nhiệt độ T theo thời gian t thì f(t0) biểu thị tốc độ thay đổi nhiệt độ theo thời gian tại thời điểm t0.

3. Ý nghĩa hình học của đạo hàm

Đạo hàm của hàm số y=f(x) tại điểm x0 là hệ số góc của tiếp tuyến M0T với đồ thị (C) của hàm số tại điểm M0(x0;f(x0)).

Tiếp tuyến M0T có phương trình là yf(x0)=f(x0)(xx0).

Sơ đồ tư duy Đạo hàm

Lý thuyết Đạo hàm (Chân trời sáng tạo 2024) hay, chi tiết | Toán lớp 11 (ảnh 1)

B. Bài tập Đạo hàm

Đang cập nhật ...

1 116 lượt xem