Lý thuyết Trung vị và tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm (Chân trời sáng tạo 2024) Toán 11

Tóm tắt lý thuyết Toán 11 Bài 2: Trung vị và tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm ngắn gọn, chính xác sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Toán 11.

1 92 lượt xem


Lý thuyết Toán 11 Bài 2: Trung vị và tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm - Chân trời sáng tạo

Bài giảng Toán 11 Bài 2: Trung vị và tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm

A. Lý thuyết Trung vị và tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm

1. Trung vị

Công thức xác định trung vị của mẫu số liệu ghép nhóm:

+) Gọi n là cỡ mẫu.

+) Giả sử đó là nhóm thứ p: [um;um+1).

+) nm là tần số của nhóm chứa trung vị.

+) C=n1+n2+...+nm1.

Khi đó trung vị là:

Me=um+n2Cnm.(um+1um)

* Ý nghĩa: Từ dữ liệu ghép nhóm nói chung không thể xác định chính xác trung vị của mẫu số liệu gốc. Trung vị của mẫu số liệu ghép nhóm là giá trị xấp xỉ cho mẫu số liệu gốc và có thể lấy làm giá trị đại diện cho mẫu số liệu.

2. Tứ phân vị

- Để tính tứ phân vị thứ nhất Q1 của mẫu số liệu ghép nhóm, ta làm như sau:

  • Giả sử nhóm chứa Q1 là nhóm [um;um+1).
  • nm là tần số của nhóm chứa phân vị thứ nhất.
  • C=n1+n2+...+nm1.

Khi đó,

Q1=um+n4Cnm.(um+1um)

- Để tính tứ phân vị thứ ba Q3 của mẫu số liệu ghép nhóm, ta làm như sau:

  • Giả sử nhóm chứa Q3 là nhóm [uj;uj+1).
  • njlà tần số của nhóm chứa phân vị thứ nhất.
  • C=n1+n2+...+nj1.

Khi đó,

Q3=uj+3n4Cnj.(uj+1uj)

- Tứ phân vị thứ hai Q2 chính là trung vị Me.

- Nếu tứ phân vị thứ k là 12(xm+xm+1), trong đó xm và xm+1thuộc hai nhóm liên tiếp thì ta lấy Qk=uj.

* Ý nghĩa:

Bộ ba tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm là giá tị xấp xỉ cho tứ phân vị của mẫu số liệu gốc và được sử dụng làm giá trị đo xu thế trung tâm của mẫu số liệu.

Tài liệu VietJack

 

B. Bài tập Trung vị và tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm

Bài 1. Kiểm tra điện lượng của một số viên pin tiểu do một hãng sản xuất thu được kết quả sau:

Điện lượng

(nghìn mAh)

[0,9; 0,95)

[0,95; 1,0)

[1,0; 1,05)

[1,05; 1,1)

[1,1; 1,15)

Số viên pin

10

20

35

15

5

Hãy ước lượng số trung bình, mốt và tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm trên.

Hướng dẫn giải

Điện lượng

(nghìn mAh)

[0,9; 0,95)

[0,95; 1,0)

[1,0; 1,05)

[1,05; 1,1)

[1,1; 1,15)

Giá trị đại diện

0,925

0,975

1,025

1,075

1,125

Số viên pin

10

20

35

15

5

Số trung bình của dãy số liệu xấp xỉ bằng:

(0,925.10 + 0,975.20 + 1,025.35 + 1,075.15 + 1,125.5) : 85 = 1,016

Vậy nhóm chứa mốt của dãy số liệu là nhóm [1,0; 1,05).

Mốt của mẫu số liệu trên là:

Lý thuyết Toán 11 Chân trời sáng tạo Bài 2: Trung vị và tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm

Gọi x1; x2; x3;....; x85 lần lượt là số viên pin theo thứ tự không giảm.

Do x1,...., x10 ∈ [0,9; 0,95); x11,...., x30 ∈ [0,95; 1,0); x31,...., x65 ∈ [1,0; 1,05);

x66,...., x80 ∈ [1,05; 1,1); x81,...., x85 ∈ [1,1; 1,15).

Tứ phân vị thứ hai của dãy số liệu là 12(x42+x43) thuộc nhóm [1,0; 1,05) nên tứ phân vị thứ hai của mẫu số liệu là Q2=1,0+8523035(1,05-1,0) = 1,02

Tứ phân vị thứ nhất của dãy số liệu là 12(x21+x22) thuộc nhóm [0,95; 1,0) nên tứ phân vị thứ nhất của mẫu số liệu là Q1=0,95+8541020(1,0-0,95) = 0,98

Tứ phân vị thứ ba của dãy số liệu là 12(x63+x64) thuộc nhóm [1,0; 1,05) nên tứ phân vị thứ ba của mẫu số liệu là Q3=1,0+3.8543035(1,05- 1,0) = 1,048.

Vậy trong mẫu số liệu trên, số trung bình là 1,016, mốt là 1,02, tứ phân vị thứ nhất, thứ hai và thứ ba lần lượt là 0,98; 1,02; 1,048.

Bài 2. Cân nặng của một số lợn con mới sinh thuộc hai giống A và B được cho ở biểu đồ dưới đây (đơn vị: kg).

Lý thuyết Toán 11 Chân trời sáng tạo Bài 2: Trung vị và tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm

a) Hãy so sánh cân nặng của lợn con mới sinh giống A và giống B theo số trung bình và trung vị.

b) Hãy ước lượng tứ phân vị thứ nhất và thứ ba của cân nặng lợn con mới sinh giống A và của cân nặng lợn con mới sinh giống B.

Hướng dẫn giải

Cân nặng của lợn con giống A và giống B được thống kê như sau:

Cân nặng (kg)

[1,0; 1,1)

[1,1; 1,2)

[1,2; 1,3)

[1,3; 1,4)

Giá trị đại diện

1,05

1,15

1,25

1,35

Số con giống A

8

28

32

17

Số con giống B

13

14

24

14

a) Số cân nặng trung bình của lợn con giống A là:

(1,05.8 + 1,15.28 + 1,25.32 + 1,35.17) : 85 = 1,22 (kg)

Số cân nặng trung bình của lợn con giống B là:

(1,05.13 + 1,15.14 + 1,25.24 + 1,35.14) : 65 = 1,21 (kg)

Vậy cân nặng trung bình của lợn con giống A lớn hơn lợn con giống B theo số trung bình.

Gọi x1; x2; x3;....; x85 lần lượt là số lợn con giống A theo thứ tự không giảm.

Do x1,...., x8 ∈ [1,0; 1,1); x9,...., x36 ∈ [1,1; 1,2); x37,...., x68 ∈ [1,2; 1,3);

x69,...., x85 ∈ [1,3; 1,4).

Trung vị của mẫu số liệu lợn con giống A thuộc nhóm [1,2; 1,3) là:

MA=1,2+8523632.(1,3 - 1,2) = 1,22

Gọi y1; y2; y3;....; y65 lần lượt là số lợn con giống B theo thứ tự không giảm.

Do y1,...., y13 ∈ [1,0; 1,1); y14,...., y27 ∈ [1,1; 1,2); y28,...., y51 ∈ [1,2; 1,3);

y52,...., y65 ∈ [1,3; 1,4).

Trung vị của mẫu số liệu lợn con giống B thuộc nhóm [1,2; 1,3) là:

MB=1,2+6522724.(1,3 - 1,2) =1,223

Vậy cân nặng trung bình của lợn con giống A nhỏ hơn lợn con giống B theo trung vị.

b) Tứ phân vị thứ nhất của dãy số liệu giống A là12(x21+x22) thuộc nhóm [1,1; 1,2) nên tứ phân vị thứ nhất của mẫu số liệu là Q1A=1,1+854828(1,2 - 1,1) = 1,15

Tứ phân vị thứ ba của dãy số liệu giống A là 12(x63+x64) thuộc nhóm [1,2; 1,3) nên tứ phân vị thứ ba của mẫu số liệu là Q3A=1,2+3.8543632(1,3 - 1,2) = 1,29

Tứ phân vị thứ nhất của dãy số liệu giống B là 12(y16+y17) thuộc nhóm [1,1; 1,2) nên tứ phân vị thứ nhất của mẫu số liệu là Q1B=1,1+6541314(1,2 - 1,1) = 1,12

Tứ phân vị thứ ba của dãy số liệu giống B là 12(y48+y49) thuộc nhóm [1,2; 1,3) nên tứ phân vị thứ ba của mẫu số liệu là Q3B=1,2+3.6542724(1,3 - 1,2) = 1,29

Vậy tứ phân vị thứ nhất của lợn con giống A và giống B lần lượt là 1,15 và 1,12;

Tứ phân vị thứ ba của lợn con giống A và giống B lần lượt là 1,29 và 1,29.

1 92 lượt xem