Lý thuyết Phép tính lôgarit (Chân trời sáng tạo 2024) Toán 11
Tóm tắt lý thuyết Toán 11 Bài 2: Phép tính lôgarit ngắn gọn, chính xác sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Toán 11.
Lý thuyết Toán 11 Bài 2: Phép tính lôgarit - Chân trời sáng tạo
A. Lý thuyết Phép tính lôgarit
1. Khái niệm lôgarit
Cho hai số thực dương a, b với a≠1. Số thực α thỏa mãn đẳng thức aα=b được gọi là lôgarit cơ số a của b và kí hiệu là logab.
α=logab⇔aα=b.
Chú ý:
Từ định nghĩa, ta có:
- loga1=0;logaa=1;logaab=b;alogab=b.
- log10b được viết là logb hoặc lgb;
- logeb được viết là lnb.
2. Tính chất
Với a>0,a≠1,M>0,N>0, ta có:
- loga(MN)=logaM+logaN (lôgarit của một tích)
- loga(MN)=logaM−logaN (lôgarit của một thương)
- logaMα=αlogaM(α∈R) (lôgarit của một lũy thừa)
Chú ý: Đặc biệt, ta có:
- loga1N=−logaN;
- logan√M=1nlogaM với n∈N∗.
3. Công thức đổi cơ số
Cho các số dương a, b, N, a≠1,b≠1, ta có:
logaN=logbNlogba.
Đặc biệt, ta có:
logaN=1logNa(N≠1); logaαN=1αlogaN(α≠0).
Sơ đồ tư duy Phép tính lôgarit
B. Bài tập Phép tính lôgarit
Đang cập nhật ...