Tác giả tác phẩm Bồng chanh đỏ (Chân trời sáng tạo 2024) Ngữ văn 8 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Bồng chanh đỏ Ngữ văn lớp 8 sách Chân trời sáng tạo đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 8. Mời các bạn đón xem:

1 824 lượt xem


Tác giả tác phẩm: Bồng chanh đỏ - Ngữ văn 8

I. Tác giả Chu Bá Bình

Bồng chanh đỏ - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo

- Sinh năm 1944 tại Bắc Giang.

- Các tác phẩm của ông rất giàu chất thơ

- Tác phẩm tiêu biểu: Hương cỏ mật (1963), Phù sa (1966), Gió qua thung lũng (1971) ...

II. Đọc tác phẩm Bồng chanh đỏ

[…] Anh Hiền vừa viết thư cho tôi. Lá thư chưa bóc tem, nghĩa là còn mới toanh như kiểu chúng ta vẫn thường nói với nhau. Tôi trích đọc để bạn nghe một đoạn:

“Ở đây, trong Trường Sơn, những cánh rừng rộng bạt ngàn, có đi đến đây mới thấy hết sự giàu đẹp của đất nước ta. […] Còn em thì sao, mùa hè này có năng ra đầm tắm không? Nằm trong rừng mà anh vẫn nhận ra hương thơm thoang thoảng của sen từ đầm làng ta theo gió bay đến đây. Vợ chồng đôi bồng chanh đỏ năm nay đã về làm tổ ở chỗ gốc vối chưa, anh tin là thế nào nó cũng quay lại đầm nước làng mình. Nó bỏ làm sao được cái đầm sen đẹp như vậy, phải không em? Vả lại, chắc nó cũng đã thấy anh em mình đối xử với nó cũng đã đến nỗi nào đâu. Trong cánh rừng bọn anh đóng quân có rất nhiều giống chim lạ, nhưng bồng chanh đỏ thì anh chưa hề gặp”.

[…] Thế có nghĩa là trong rừng có rất nhiều giống chim, nhưng giống bồng chanh đỏ trên đầm nước làng tôi thì phải nói là hiếm. Và tôi dám chắc là bạn cũng ít khi đã gặp nó. Tôi có cảm tưởng chỉ ở đầm nước làng tôi mới có bồng chanh đỏ, mà cũng không nhiều lắm đâu bạn ạ.

Con chim ấy thường đậu trên một cọng sen khô ven đầm. Trông nó thật rực rỡ. Cái mỏ nhọn hoắt và oai vệ, dài như một cái quản bút. Lông ức hung hung vàng, còn thì toàn thân đều đỏ hồng như một đốm lửa. Chao ôi, đã bao nhiêu lần anh em tôi đứng trên bờ đầm ngắm nhìn không mỏi mắt bộ cảnh rất đẹp của nó. Đừng bao giờ bạn tưởng nó đang ngủ gật nhé, cứ lim dim mắt và ngồi lì một chỗ như thế đấy, nhưng chỉ cần một hòn sỏi nhỏ rơi xuống nước là lập tức cái đầu tinh khôn của nó liền nghểnh cao lên ngay. Lúc đó, bạn thấy nó láu lỉnh một cách lạ lùng.

[…] Anh Hiền xuýt xpa bảo nó có một bộ lông mĩ miều biết nhường nào. Phải nói anh là một người mê nuôi chim và sự hiểu biết phong phú của anh về đời sống các loài chim làm cho tôi rất cảm phục. Đi chơi ngoài đường, gặp bất kì chú chim nào bay qua anh cũng có thể nói ngay được tên và cả thói quen sinh hoạt của nó nữa. Các bạn anh vẫn gọi đùa anh là nhà sinh vật học tương lai cũng vì thế.

[…] Anh Hiền nói với tôi:

- Hoài nhỉ, ước gì có một đôi bồng chanh đỏ mà nuôi thì thú biết mấy.

Tôi hiểu anh đang mê bồng chanh lắm, mê hơn tất cả những chú chim mà anh đã có trong lồng kia. Sự say mệ đó đã truyền sang tôi rất mau. Ngày nào tôi cũng phải ra bờ đầm một lần để được trông thấy bồng chanh thì mới yên tâm. Hôm nào anh Hiền bận thì tôi rủ bọn bạn của tôi cùng ra cho vui, tưởng như nếu từ nay mà thiếu mất nó thì mình phải nhớ đến sầu não cả người cũng nên.

2

Rồi một hôm, vào lúc gà đã lên chuồng, vừa ăn cơm xong, anh Hiền đã rỉ tai tôi:

- Ra đầm.

- Ra làm gì lúc này? – Tôi tròn xoe mắt hỏi lại.

- Cứ ra, khắc đi khắc biết.

Trước sự kinh ngạc của tôi, anh chỉ giải thích ngắn gọn như thế. Tôi cun cút bước theo anh, còn vội vã nữa là đằng khác. Bởi vì bạn ạ, tôi đã phấp phỏng đoán được rằng anh sẽ dành cho tôi một “cú” bất ngờ gì đây, một cái gì đó rất chi là lí thú.

[…] Hai anh em chúng tôi đi trên một vùng bờ đắp to như con đê, hai bên đường là những rặng xoan non cao quá đầu người. Mới hôm nào ở đây còn là những thảm lúa chiêm tốt bời bời, mà nay gặt hái coi như đã xong. Trước mặt chúng tôi là một đầm sen rậm rì và im phăng phắc, không thể phân biệt đâu là lá, đâu là hoa, trừ cây vối ven đầm đang vẽ lên nền trời những đường nét rối rắm. Ánh sao lấp lánh trong những vững nước ruộng. Những gốc rạ nhô lên san sát. Giờ thì tôi hiểu anh Hiền rủ tôi ra ngoài này làm gì rồi. Ngực tôi bắt đầu thở phập phồng vì hồi hộp. Bước chân của anh đặt nhẹ trên đường, tôi cảm thấy không phải anh đang đi mà là anh lướt trên mặt đất. Riêng tôi thì sao mà vụng về, con đường này có gì lạ lẫm với tôi, vậy mà đã mấy lần tôi bị vấp, mỗi lần như thế anh tôi lại “xì” một tiếng để cảnh cáo.

Tới gần cây vối, anh Hiền khoát tay ra lệnh cho tôi đứng lại. Một mình anh lom khom tiến về phía tổ bồng chanh, cứ vài bước anh lại dừng chân nghe ngóng, rồi cuối cùng, nhanh như chớp anh nhoài tới nằm sấp trên bờ cỏ. Chỉ chờ có thế, tôi tự cho phép mình lao lên ngay. Tôi thấy anh Hiền đang dùng một bàn tay lấp kín cửa hang bồng chanh. Anh bảo tôi:

- Nhảy xuống!

Tôi ba chân bốn cẳng lội xuống nước, không kịp xắn hai ống quần, bùn dưới chân tôi lép bép. Bàn tay anh Hiền chỉ chịu bỏ ra khi tay rôi đã đưa hắn vào hang. Lòng hang nhẵn và khô ráo. Mùi tanh của tép đồng xộc lên mũi tôi. Biết chắc đây là tổ bồng chanh rồi, nhưng sao tôi cứ thấy rờn rợn, nhỡ mà có một chú rắn cạp nong đang nằm khoanh tròn trong đó! Cánh tay tôi đã ngập trong hang, nhưng chim thì vẫn chẳng thấy. Nhầm chăng? Tôi cố sức thọc sâu hơn nữa.

- Còn sâu không?

- Sâu lắm, hình như có một cái ngách

- Cố tí nữa.

Mấy ngón tay tôi đặt xuống gờ đất ẩm lạnh trong hang. Vẫn chẳng thấy gì, tôi rút tay ra và thở dài. Không giấu được sự thất vọng. Thật là ngao ngán hết chỗ nói, có lẽ nào đây chỉ là một cuộc phục kích hụt?

- Để đấy tao.

Anh Hiền xắn tay áo nhảy xuống, tôi đứng né sang một bên nhường chỗ cho anh. Càng vào sâu lòng hang càng rộng dần, vì thế tuy tay anh to hơn tay tôi nhưng cho vào vẫn không có gì khó lắm. Chợt tôi thấy anh huýt sáo:

- Được rồi!

Anh rút tay ra, lấy khuỷu tay kia bịt cửa hang, tôi đón từ tay anh một chú chim bồng chanh. Đêm tối, tôi không nhận ra được màu lông của nó, chỉ thấy nó nằm im thin thít trong lòng bàn tay tôi. Dường như nó quá hoảng sợ vì biết mình đã bị bắt cóc.

Để an ủi con chim xinh đẹp, tôi âu yếm vuốt nhẹ lên đôi cánh mượt mà của nó.

Anh Hiền lại đưa tay vào tổ. Tôi chắc mẩm anh sẽ lôi ra rất nhanh một con thứ hai, anh chẳng đã từng nói với bọn đàn em chúng tôi rằng bồng chanh sống thành từng đôi đấy ư?

Nhưng lần này anh để tay trong hang hơi lâu, khiến tôi sốt cả ruột. Rồi anh rút tay ra, một bàn tay không!

- Được một con cũng đủ khoái rồi.

Tôi đoán anh không vui nên nói vậy. Anh vẫn im lặng đứng đó, ngay trước cửa hang bồng chanh. Đột nhiên, anh nói với tôi:

- Đưa nó đây cho tao.

Tôi chột dạ, có ý ngần ngừ. Gần như anh Hiền đã cướp lấy con chim từ trong tay tôi và thật tôi không sao hiểu nổi, anh đã đặt nó trở lại tổ.

- Thôi tha cho vợ chồng nó, chúng còn có con nhỏ.

Thú thật là lúc đó tôi rời khỏi tổ bồng chanh rất khó khăn. Đã bao lâu nay tôi ao ước có một đôi bồng chanh để nuôi, đến cả trong giấc ngủ tôi cxung mơ thấy chúng, vậy mà bây giờ, nắm chúng trong tay rồi lại phải thả ra thì không tiếc ngẩn tiếc ngơ sao được. Nhưng anh Hiền đã quyết định thế thì tôi chỉ còn biết chấp hành. Dù sao, để tỏ ý không tán thành, trước khi nhảy lên bờ tôi đã hắt xì hơi mấy tiếng thật to.

Dọc đường, tôi thấy anh Hiền vẫn trầm ngâm, anh đi như chạy làm tôi theo bở hơi tai.

Cái lò gạch ở cuối cánh đồng đang phun lửa sáng rực và ánh đèn ô tô ngoài đường cái quét lên nền trời những luồng ánh sáng xanh biếc. Lúc về đường bao giờ cũng ngắn hơn lúc đi, người ta nói thế mà đúng, chỉ một loáng anh em tôi đã đến cổng làng. Từ sân phơi của hợp tác dội đến những âm thanh nghe vui như một đàn ong đang xây tổ. Tôi nghĩ bụng, biết thế này ở nhà mà lăn ra nằm tán dóc với mấy thằng bạn dưới chân một đống rơm nào đó lại hơn. Chuyện lạ đời, thả con bồng chanh đã bắt được ra! Liệu lát nữa kể lại chuyện này chúng nó có tin không? Thế nào cũng có đứa bảo mình là nói điêu cho mà xem. Càng nghĩ tôi càng thấy giận anh Hiền. Ông ấy vẫn có vẻ thanh thản lắm, chẳng bù cho ban nãy, cứ lom khom lom khom, lại còn “xì” cảnh cáo tôi khi tôi trót làm động nữa! Được rồi, đêm mai tôi sẽ có cách, tôi sẽ rủ thêm mấy thằng bạn ra đó, những đứa không làm hỏng việc, mà cũng có thể tôi đi một mình, như thế hành động sẽ mau lẹ hơn.

3

Hôm sau, ở trường về là tôi ra đồng ngay. Tôi muốn được nhìn thấy chú bồng chanh mà đêm qua mình đã túm gọn. Nấp sau mô đất cao, tôi đưa mắt tìm kiếm quanh đầm nhưng chẳng thấy bóng dáng con chim màu đỏ ấy. Hay là cả hai vợ chồng nó đều đi kiếm ăn cả rồi?

Có tiếng chân người phía sau đi đến, tôi giật mình quay lại. Tưởng ai, hoá ra là anh Hiền.

- Đừng chờ vô ích — anh nói – chúng nó sơ tán đến chỗ khác rồi.

- Thế còn các con nó?

- Nó cắp theo chứ sao. Bồng chanh chuyển tổ là thường, thấy động là chúng đi ngay.

- Lẽ ra hôm qua phải bứng lấy chúng – Tôi nổi xung lên nói với anh.

- Mày tồi lắm, tao hỏi, nếu có đứa nào phá rối nhà mày thì mày tính sao?

- Thì nện cho chúng một trận chứ sao?

- Vậy thì mày có muốn đóng vai thằng ăn cướp đối với gia đình con bồng chanh không? Cũng may con bồng chanh đó nó không biết chống cự đấy, nếu không thì nó tha gì mày.

Đuối lí, tôi đành nằm im, lơ đãng nhìn ra ngoài đầm.

[...] Tôi nằm trên bờ đầm lơ đãng nhìn ra xa mà nghĩ ngợi miên man. Tôi thương đôi vợ chồng bồng chanh bây giờ đã tha con đến một cánh đồng nào, ở một đầm nước xa lạ, chúng lại phải cùng nhau xây tổ để tránh mưa tránh nắng và con chồng lại lang thang kiếm tôm tép mang về nuôi con. Cuộc sống của chúng có chắc được yên ổn không, hay rồi cũng sẽ bị một lũ trẻ như tôi rình mò bắt bớ. Chúng đang nghĩ về chúng tôi như thế nào sau buổi tối hôm qua, hẳn chúng phải oán giận lắm. Tôi thầm kêu lên: “Bồng chanh, bồng chanh ơi, hãy yên tâm mà trở về đầm này. Chúng tao yêu mày và ở đây mày cũng đỡ vất vả. Nhà cửa có sẵn cả rồi, đồng tạo tôm tép nhiều, mày đỡ phải lặn lội. Vợ chồng mày cứ ngồi trước tổ mà trông con cái, và soi mình xuống nước rỉa lông, làm dáng”.

Bố cục Bồng chanh đỏ (Chân trời sáng tạo) chính xác nhất (ảnh 1)

III. Tìm hiểu tác phẩm Bồng chanh đỏ

1. Thể loại 

- Truyện ngắn

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Xuất xứ: Văn bản trên được trích từ phần 1, 2, 3 trong tập truyện cùng tên của tác giả Đỗ Chu.

Bồng chanh đỏ - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo

3. Phương thức biểu đạt

Văn bản Bồng chanh đỏ có phương thức biểu đạt là biểu cảm

4. Ý nghĩa nhan đề Bồng chanh đỏ

Bồng chanh đỏ – một nhan đề rất độc đáo. Bồng chanh đỏ là tên của một loài chim thuộc họ bói cá, bụng của nó màu vàng- đỏ, lưng mang màu xanh đen. Tác phẩm kể về kỉ niệm thời thơ ấu của cậu bé Hoài cùng người anh trai tên Hiền. Cả hai anh em đều là những người rất thích và luôn tìm tòi, khám về thế giới của các loài chim.

5. Bố cục bài Bồng chanh đỏ

Bố cục bài thơ Bồng chanh đỏ được chia làm 3 phần như sau:

- Phần 1: Khi vợ chồng bồng chanh đỏ mới đến ở đầm nước.

- Phần 2: Khi Hoài đi bắt chim với anh Hiền trong đêm.

- Phần 3: Khi Hoài ra đầm nước một mình sau sự kiện anh Hiền trả chim bồng chanh về chỗ cũ.

6. Tóm tắt bài Bồng chanh đỏ

Bồng chanh đỏ là câu chuyện kể về tình yêu và sự quan tâm của hai anh em Hiền và Hoàn đối với những loài chim, đặc biệt là đôi Bồng chanh đỏ hiếm có. Hiền là người rất yêu chim và có kiến thức rộng về loài chim, anh thường bắt và nuôi những chú chim lạ. Vào một ngày đẹp trời, anh em tình cờ tìm thấy một đôi Bồng chanh đỏ sống ở đầm sen của làng. Hai anh em thường xuyên ra đầm sen để ngắm nhìn đôi chim này và mong muốn nuôi chúng. Một tối, sau khi ăn cơm xong, Hiền rủ em trai đi bắt đôi Bồng chanh đỏ về nuôi. Tuy nhiên, Hiền chỉ bắt được một chú và để lại chúng trong tổ. Anh giải thích rằng con chim bồng chanh đỏ còn có đàn con nhỏ nên không thể lấy chúng đi. Những kỉ niệm về đôi Bồng chanh đỏ đã ở lại trong tâm trí của hai anh em sau này, và họ luôn mong muốn chúng sẽ được sống tự do tại đầm sen của làng. Trước khi nhập ngũ, Hiền đã thả tự do tất cả những chú chim mà anh đã nuôi trong suốt thời gian đó. Bồng chanh đỏ là một câu chuyện đơn giản nhưng cảm động, nó thể hiện tình yêu và quan tâm của con người đến thiên nhiên và những loài vật xung quanh ta.

7. Giá trị nội dung

- Tác phẩm kể về kỉ niệm đáng nhớ thời thơ ấu của cậu bé Hoài cùng người anh trai tên Hiền, hai anh em đều là những người rất thích và luôn tìm tòi, khám về thế giới của các loài chim. Qua đây ta có thể thấy hai anh em Hiên và Hoài là những người rất yêu thương động vật, đồng thời tác giả cũng muốn gửi gắm tới độc giả thông điệp: Hãy biết yêu thương, trân trọng và đừng làm tổn hại tới động vật, bởi chúng cũng giống con người, cũng biết đau, biết buồn, biết cả tổn thương.

8. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng ngôn từ giản dị, thân thuộc.

IV. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Bồng chanh đỏ

TOP 10 mẫu Phân tích Bồng chanh đỏ (2024) SIÊU HAY

1. Bối cảnh truyện, cốt truyện

- Sự việc 1: Khi vợ chồng bồng chanh đỏ mới đến ở đầm nước.

- Sự việc 2: Khi Hoài đi bắt chim với anh Hiền trong đêm.

- Sự việc 3: Khi Hoài ra đầm nước một mình sau sự kiện anh Hiền trả chim bồng chanh về chỗ cũ.

2. Ngôi kể, lời kể

- Ngôi thứ nhất (Người kể chuyện xuất hiện, kể lại câu chuyện của chính mình.)

- Dấu hiệu nhận biết:

Nội dung:

+ Người kể gọi nhân vật bằng chính tên của họ, dẫn dắt các sự việc, miêu tả các hành động, cử chỉ, lời nói của nhân vật.

+ Truyền đạt lời nói của nhân vật (kể, hỏi, cảm thán, yêu cầu...)

Hình thức:

+ Thường là câu trần thuật, kết thúc câu bằng dấu chấm.

+ Nhân vật xưng “tôi”.

+ Lời nhân vật: Thường đứng sau dấu gạch ngang đầu dòng.

3. Nhân vật Hoài

* Chi tiết miêu tả nhân vật Hoài

- Khi vợ chồng bồng chanh đỏ mới đến ở đầm nước.

+ Hành động: Ngày nào cũng ra đầm nước ngắm nhìn.

+ Tình cảm: Say mê vẻ đẹp của bồng chanh đỏ.

+ Suy nghĩ: Bồng chanh đỏ là giống chim quý

- Khi đi bắt chim bồng chanh đỏ với anh Hiền trong đêm:

+ Hành động:

Sẵn sàng lội xuống bùn.

Thò tay vào tổ bắt chim.

Vuốt ve chú chim khi bắt được nó.

+ Tình cảm:

Hồi hộp, lo lắng khi tham gia bắt chim.

Tức giận anh Hiền vì thả chim bồng chanh đỏ về lại tổ.

+ Suy nghĩ: Đi bắt chim quý để sỏ hữu chúng.

- Khi ra đầm nước một mình sau sự kiện anh Hiền trả chim bồng chanh về tổ cũ.

+ Hành động: Lén anh Hiền đi bắt chim bồng chanh một mình.

+ Tình cảm:

Hào hứng với kế hoạch riêng.

Thương chim bồng chanh đỏ vì phải sơ tán khỏi tổ

+ Suy nghĩ: Có thể quay lại bắt chim bồng chanh đỏ.

= > Nhận xét (về sự chuyển biến của Hoài)

- Vẻ mặt nhận thức: Chú bé Hoài đã chuyển biến từ mong muốn sở hữu giống chim quý hiếm đến việc tôn trọng cuộc sống tự do của vợ chồng bồng chanh đỏ.

- Về mặt tình cảm: chú bé Hoài chuyển từ tình yêu ích kỉ đối với chim bồng chanh sang tình cảm vị tha, lo lắng, biết cầu mong điều tốt đẹp cho gia đình bồng chanh đỏ.

4. Chi tiết tiêu biểu

Chi tiết tiêu biểu

Ý nghĩa, tác dụng

Anh Hiền trả lại chim bồng chanh vào tổ sau khi bắt được.

- Thể hiện tính cách chín chắn của nhân vật, nhận thức được sự sai trái của hành động bắt chim.

- Chi tiết gây nên thái độ chống đối ngầm của Hoài, thúc đẩy sự kiện Hoài một mình đi bắt chim bồng chanh.

Anh Hiển ngăn Hoài bắt lại chim bồng chanh lần hai.

- Chi tiết cho thấy lòng nhân hậu, biết nhận sai của chú bé Hoài.

- Chi tiết hóa giải mâu thuẫn giữa hai anh em Hiền – Hoài.

Hoài thầm trò chuyện cùng với chim bồng chanh sau khi biết chúng phải bỏ tổ mà đi.

- Chi tiết thể hiện tình yêu thương của Hoài dành cho chim bồng chanh.

- Chi tiết cũng chứa đựng niềm hi vọng. Hi vọng chim bồng chanh về lại tổ cũ với cuốc sống ấm êm để hai anh em không còn ân hận vì trót phá của chúng.

V. Các đề văn mẫu

Đề bài 1: Phân tích bài Bồng chanh đỏ

Nhà văn Đỗ Chu tên thật là Chu Bá Bình, ông sinh năm 1944 tại tỉnh Bắc Giang. Các sáng tác của ông rất giàu chất thơ, tiêu biểu phải kể đến: Hương có một (1963), Phù sa (1966), Gió qua thung lũng (1971), Những chân trời của các anh (1990), Chuyên mùa hạ (2010),... Bồng chanh đỏ cũng là một trong số các tác phẩm gây ấn tượng khó quên trong lòng các bạn đọc.

Bồng chanh đỏ- một nhan đề rất độc đáo. Bồng chanh đỏ là tên của một loài chim thuộc họ bói cá, bụng của nó màu vàng- đỏ, lưng mang màu xanh đen. Tác phẩm kể về kỉ niệm thời thơ ấu của cậu bé Hoài cùng người anh trai tên Hiền. Cả hai anh em đều là những người rất  thích và luôn tìm tòi, khám về thế giới của các loài chim. 

Hôm ấy, Hiền từ nơi xa gửi về cho cậu em Hoài của mình một bức thư, cậu bày tỏ niềm vui sướng khi được tới Trường Sơn: “Ở đây, trong Trường Sơn, những cánh rừng rộng bạt ngàn, có đi đến đây mới thấy hết sự giàu đẹp của đất nước ta”. Dù đang được đóng quân nơi rừng núi bao lá bát ngát ở Trường Sơn, nhưng trong tâm trí Hiền, cậu vẫn nhớ da diết tới quê hương, hương vị chốn quê không sao có thể quên được: “Nằm trong rừng mà anh vẫn nhận ra hương thơm thoang thoảng của sen từ đầm làng ta theo gió bay đến đây.” Hiền hỏi em trai về đôi bồng chim đỏ ngày xưa: “Vợ chồng đôi bồng chanh đỏ năm nay đã về làm tổ ở chỗ vối' chưa, anh tin là thế nào nó cũng quay lại đầm góc nước làng mình. Nó bỏ làm sao được cái đầm sen đẹp như vậy, phải không em? Và lại, chắc nó cũng đã thấy anh em mình đối xử với nó cũng đã đến nỗi nào đâu.” Hiền cũng bày tỏ, dù đã đi xa, được đóng quân nơi cây cối xum xuê, có vô số loài chim lạ, nhưng chỉ duy nhất bồng chanh đỏ là cậu chưa từng được gặp từ khi xa quê. Đọc tới đây, Hoài không nhịn được mà thốt lên: “Thế có nghĩa là trong rừng có rất nhiều giống chim, nhưng giống bằng chanh đỏ trên đầm nước làng tôi thì phải nói là hiểm” Và Hoài rất tự tin mà cho rằng rất ít người có thể bắt gặp được loài chim quý hiếm này, câu bé cảm tưởng “Chỉ ở đầm nước làng tôi mới có bổng chanh đỏ, mà cũng không nhiều lắm đầu bạn ạ. 

Nhắc đến đôi bồng chanh đỏ, kỉ niệm năm xưa loại òa về trong tiềm thức Hoài. Loài chim ấy mỗi con thường chọn cho mình những cọng sen khô ven đầm để đậu. Nó có một vẻ đẹp thật rực rỡ, tưởng chừng như chẳng có loài chim nào sánh bằng: “Cái mỏ nhọn hoắt và oai vệ, dài như một cái quản bút. Lông ức hung hung vàng, còn thì toàn thân đều đỏ hồng như một đổm lửa.” Đã bao lần hai anh em Hoài và Hiền đứng ngắm không biết mỏi bộ cánh tuyệt đẹp của nó. Đôi lúc loài chim này còn rất tinh ranh, láu lỉnh một cách thật lạ lùng. Hiền là một người rất “mê nuôi chim” có kiến thức phong phú về các loài chim, đặc biệt, anh dành rất nhiều tình cảm cho loài bồng chanh. Không chỉ Hiền mà sự say mê bồng chanh đã truyền sang cả Hoài, lúc nào hai anh em cũng thầm ước có một đôi bòng chanh đỏ để nuôi thì thích biết bao. Thế là một hôm, khi đang ăn cơm, bỗng Hiền gọi Hoài “Ra đầm”. Hai mắt Hoài tròn xoe, không hiểu anh muốn dẫn mình ra đầm vào giờ này làm gì, tuy vậy Hoài vẫn cùng Hiền đi. Một lúc sau đã tới nơi, trước mặt Hoài là: “Cái mỏ nhọn hoắt và oai vệ, dài như một cái quản bút. Lông ức hung hung vàng, còn thì toàn thân đều đỏ hồng như một đổm lửa.” Giờ thì cậu cũng đã hiểu Hoài gọi mình ra đây để làm gì rồi. Hai anh em cùng nhau hì hụi một lúc lâu, cuối cùng thì Hiền đã bắt được một con bồng chanh, cậu cứ nghĩ Hoài sẽ tiếp tục bắt thêm một con nữa, vì anh đã từng nói với cậu “bồng chanh sống thành từng đôi”. Nhưng làm Hoài không ngờ tới đó là, Hiền đã lấy lại con bồng chanh đỏ mà cậu đã bắt được, đặt nó lại về tổ, rồi kéo Hoài về nhà. Lúc này đây Hoài cũng tiếc lắm, nhưng cậu cũng chẳng dám cãi lời anh. Hôm sau đôi bồng chanh ấy đã cũng nhau chuyển đi xây tổ mới, cậu buồn lắm, những ngày sau, Hoài cứ ngóng ra xa, mong đôi bồng chanh đỏ ấy trở về, bởi cậu sợ rằng, ở nơi xa lạ kia, cũng có những đứa bé giống cậu, sẽ rình mò mà bắt lấy đôi bồng chanh đỏ.

Qua đây ta có thể thấy hai anh em Hiên và Hoài là những người rất yêu thương động vật, đồng thời tác giả cũng muốn gửi gắm tới độc giả thông điệp: Hãy biết yêu thương, trân trọng và đừng làm tổn hại tới động vật, bởi chúng cũng giống con người, cũng biết đau, biết buồn, biết cả tổn thương.

Đề bài 2: Lựa chọn và phân tích ý nghĩa của một số chi tiết tiêu biểu trong truyện Bồng Chanh đỏ

Nhà văn Đỗ Chu tên thật là Chu Bá Bình, ông sinh năm 1944 tại tỉnh Bắc Giang. Các sáng tác của ông rất giàu chất thơ, tiêu biểu phải kể đến: Hương có một (1963), Phù sa (1966), Gió qua thung lũng (1971), Những chân trời của các anh (1990), Chuyên mùa hạ (2010),... Bồng chanh đỏ cũng là một trong số các tác phẩm gây ấn tượng khó quên trong lòng các bạn đọc.

Bồng chanh đỏ- một nhan đề rất độc đáo. Bồng chanh đỏ là tên của một loài chim thuộc họ bói cá, bụng của nó màu vàng- đỏ, lưng mang màu xanh đen. Tác phẩm kể về kỉ niệm thời thơ ấu của cậu bé Hoài cùng người anh trai tên Hiền. Cả hai anh em đều là những người rất thích và luôn tìm tòi, khám về thế giới của các loài chim.

Hôm ấy, Hiền từ nơi xa gửi về cho cậu em Hoài của mình một bức thư, cậu bày tỏ niềm vui sướng khi được tới Trường Sơn: “Ở đây, trong Trường Sơn, những cánh rừng rộng bạt ngàn, có đi đến đây mới thấy hết sự giàu đẹp của đất nước ta”. Dù đang được đóng quân nơi rừng núi bao la bát ngát ở Trường Sơn, nhưng trong tâm trí Hiền, cậu vẫn nhớ da diết tới quê hương, hương vị chốn quê không sao có thể quên được: “Nằm trong rừng mà anh vẫn nhận ra hương thơm thoang thoảng của sen từ đầm làng ta theo gió bay đến đây.” Hiền hỏi em trai về đôi bồng chim đỏ ngày xưa: “Vợ chồng đôi bồng chanh đỏ năm nay đã về làm tổ ở chỗ vối' chưa, anh tin là thế nào nó cũng quay lại đầm góc nước làng mình. Nó bỏ làm sao được cái đầm sen đẹp như vậy, phải không em? Và lại, chắc nó cũng đã thấy anh em mình đối xử với nó cũng đã đến nỗi nào đâu.” Hiền cũng bày tỏ, dù đã đi xa, được đóng quân nơi cây cối xum xuê, có vô số loài chim lạ, nhưng chỉ duy nhất bồng chanh đỏ là cậu chưa từng được gặp từ khi xa quê. Đọc tới đây, Hoài không nhịn được mà thốt lên: “Thế có nghĩa là trong rừng có rất nhiều giống chim, nhưng giống bằng chanh đỏ trên đầm nước làng tôi thì phải nói là hiểm” Và Hoài rất tự tin mà cho rằng rất ít người có thể bắt gặp được loài chim quý hiếm này, cậu bé cảm tưởng “Chỉ ở đầm nước làng tôi mới có bồng chanh đỏ, mà cũng không nhiều lắm đầu bạn ạ.

Nhắc đến đôi bồng chanh đỏ, kỉ niệm năm xưa lại ùa về trong tiềm thức Hoài. Loài chim ấy mỗi con thường chọn cho mình những cọng sen khô ven đầm để đậu. Nó có một vẻ đẹp thật rực rỡ, tưởng chừng như chẳng có loài chim nào sánh bằng: “Cái mỏ nhọn hoắt và oai vệ, dài như một cái quản bút. Lông ức hung hung vàng, còn thì toàn thân đều đỏ hồng như một đốm lửa.” Đã bao lần hai anh em Hoài và Hiền đứng ngắm không biết mỏi bộ cánh tuyệt đẹp của nó. Đôi lúc loài chim này còn rất tinh ranh, láu lỉnh một cách thật lạ lùng. Hiền là một người rất “mê nuôi chim” có kiến thức phong phú về các loài chim, đặc biệt, anh dành rất nhiều tình cảm cho loài bồng chanh. Không chỉ Hiền mà sự say mê bồng chanh đã truyền sang cả Hoài, lúc nào hai anh em cũng thầm ước có một đôi bồng chanh đỏ để nuôi thì thích biết bao. Thế là một hôm, khi đang ăn cơm, bỗng Hiền gọi Hoài “Ra đầm”. Hai mắt Hoài tròn xoe, không hiểu anh muốn dẫn mình ra đâm vào giờ này làm gì, tuy vậy Hoài vẫn cùng Hiền đi. Một lúc sau đã tới nơi, trước mặt Hoài là: “Cái mỏ nhọn hoắt và oai vệ, dài như một cái quản bút. Lông ức hung hung vàng, còn thì toàn thân đều đỏ hồng như một đốm lửa.” Giờ thì cậu cũng đã hiểu Hoài gọi mình ra đây để làm gì rồi. Hai anh em cùng nhau hì hụi một lúc lâu, cuối cùng thì Hiền đã bắt được một con bồng chanh, cậu cứ nghĩ Hoài sẽ tiếp tục bắt thêm một con nữa, vì anh đã từng nói với cậu “bồng chanh sống thành từng đôi”. Nhưng làm Hoài không ngờ tới đó là, Hiền đã lấy lại con bồng chanh đỏ mà cậu đã bắt được, đặt nó lại về tổ, rồi kéo Hoài về nhà. Lúc này đây Hoài cũng tiếc lắm, nhưng cậu cũng chẳng dám cãi lời anh. Hôm sau đôi bồng chanh ấy đã cùng nhau chuyển đi xây tổ mới, cậu buồn lắm, những ngày sau, Hoài cứ ngóng ra xa, mong đôi bồng chanh đỏ ấy trở về, bởi cậu sợ rằng, ở nơi xa lạ kia, cũng có những đứa bé giống cậu, sẽ rình mò mà bắt lấy đôi bồng chanh đỏ.

Qua đây ta có thể thấy hai anh em Hiên và Hoài là những người rất yêu thương động vật, đồng thời tác giả cũng muốn gửi gắm tới độc giả thông điệp: Hãy biết yêu thương, trân trọng và đừng làm tổn hại tới động vật, bởi chúng cũng giống con người, cũng biết đau, biết buồn, biết cả tổn thương.

1 824 lượt xem