Tác giả tác phẩm Vắt cổ chày ra nước (Chân trời sáng tạo 2024) Ngữ văn 8 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Vắt cổ chày ra nước Ngữ văn lớp 8 sách Chân trời sáng tạo đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 8. Mời các bạn đón xem:

1 144 lượt xem


Tác giả tác phẩm: Vắt cổ chày ra nước - Ngữ văn 8

I. Đọc tác phẩm Vắt cổ chảy ra nước

Một hôm, chủ nhà sai đầy tớ về quê có việc, người đầy tớ xin mấy đồng tiền để uống nước dọc đường.

Chủ nhà ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:

- Thằng này đến là ngốc, hai bên đường thiếu gì ruộng ao, có khát thì xuống đấy tha hồ uống, tìm vào quán làm gì cho phiền phức.

- Thưa ông, độ này trời hạn, cạn khô cả.

- Thế thì tao cho mượn cái này!

Nói rồi, hắn đưa cho người đầy tớ cái khố tải.

Người này chưa hiểu ý ra làm sao, thì chủ nhà đã bảo:

- Vận vào người khi khát vặn ra mà uống.

Người đầy tớ liền nói:

- Trời nóng vận khố tải ngốt lắm! Hay là ông cho tôi mượn cái chày giã cua vậy!

- Để mày làm gì?

- Dạ, vắt cổ chày cũng ra nước!

II. Tìm hiểu tác phẩm Vắt cổ chày ra nước

1. Thể loại

- Truyện cười

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- In trong Kho tàng truyện tiếu lâm Việt Nam, Nguyễn Cừ, Phan Trọng Thưởng sưu tầm, tuyển chọn, NXB Văn học, 2009).

loading...

3. Phương thức biểu đạt

Văn bản Vắt cổ chày ra nước có phương thức biểu đạt là tự sự.

4. Ý nghĩa nhan đề Vắt cổ chày ra nước

Ý nghĩa của câu thành ngữ này là châm biếm, mỉa mai những kẻ sống bủn xỉn, dè sẻn và keo kiệt một cách quá đáng. Sự kiệt sỉ ấy được diễn tả qua hành động “vắt cổ chày”.

5. Tóm tắt bài Vắt cổ chày ra nước

Một người đầy tớ được chủ nhà sai về quê có việc, người này xin mấy đồng để đi đường nhưng vì bản tính ki bo, keo kiệt nên chủ nhà không cho và đưa cho những vật dụng oái oăm. Từ đó ra đời câu thành ngữ “vắt cổ chày ra nước”.

6. Bố cục Vắt cổ chày ra nước

Vắt cổ chày ra nước có bố cục gồm 2 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “uống nước dọc đường”: Người đầy tớ xin chủ nhà mấy đồng để uống nước dọc đường.

- Phần 2: Phần còn lại: Câu trả lời của chủ nhà và cách đối đáp của người đầy tớ.

7. Giá trị nội dung

- Truyện bố cục ngắn gọn, kết thúc bất ngờ, mâu thuẫn gây cười ngay trong lời nói, hành động của nhân vật.

8. Giá trị nghệ thuật

- Phê phán những người có tính keo kiệt, bủn xỉn.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Vắt cổ chày ra nước

- Câu chuyện bắt đầu từ việc đầy tớ xin chủ nhà tiền uống nước dọc đường.

- Khi đầy tớ xin mấy đồng uống nước dọc đường:

+ Lần 1: “Thằng này đến là ngốc, hai bên đường thiếu gì ruộng ao, có khát thì xuống đấy tha hồ uống, tìm vào quán làm gì cho phiền phức”.

+ Lần 2: “Thế thì tao cho mượn cái này” rồi đưa cho cái khố tải”.

- Cái cười nảy sinh khi: đầy tớ không hiểu và chủ nhà nói “vận vào người khi khát vặn ra mà uống”.

=> Bài học: Phê phán những người có tính keo kiệt, bủn xỉn.

IV. Các đề văn mẫu

Vắt cổ chày ra nước - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 8 Chân trời  sáng tạo

Đề bài 1: Ý nghĩa của câu chuyện vắt cổ chày ra nước

Qua câu chuyện dân gian trên người đọc có lẽ phần nào nhận thức được sự vô lý trong cách suy nghĩ của người chủ nhà. Ý nghĩa của câu chuyện vắt cổ chày ra nước giúp ta có thể thấy được sự keo kiệt đến phi lý của người chủ. Đồng thời sự kẹt xỉ của lão không dừng lại ở đó mà còn có xu hướng tăng lên khiến người đối diện cũng cảm thấy cạn lời.

Ban đầu thì mách xuống ao hồ mà uống nước, sau đó lại bảo lấy khố tải buộc vào người để mồ hôi ra và thấm vào đó. Khi nào khát nước thì vắt từ khố tải ra để uống. Đúng là những kẻ ki bo hà tiện luôn có những suy nghĩ vô lý đến nực cười.

Nhưng mức độ cao nhất của sự keo kiệt này lại được thể hiện qua câu nói của anh đầy tớ “Ông cho con mượn cái chày giã cua cũng được!”. Ai mà chẳng biết cái chày thì làm gì vắt được chứ đừng nói đến việc vắt ra nước. Vì thế, anh đầy tớ nói như vậy không phải là mượn chày để vắt nước uống mà thật ra là mang hàm ý chê cười, mỉa mai cái tính ki bo của ông chủ.

Có lẽ ông chủ nhà vẫn chưa hiểu được câu nói sâu xa này, nhưng chắc chắn đây là cách mà anh đầy tớ ví von sự keo kiệt, ki bo đến cùng cực của lão nhà giàu. Câu nói này là cách để châm biếm, chế giễu một cách lịch sự những kẻ có điều kiện nhưng lại keo kiệt ở mức quá đáng. Điều này khiến cho người đọc vừa bất mãn với sự ki bo của lão chủ nhà vừa bật cười và thán phục vì sự khéo léo của anh đầy tớ.

Đề bài 2: Bài học rút ra từ thành ngữ vắt cổ chày ra nước

Bài học được rút ra từ câu chuyện vắt cổ chày ra nước là gì? Đầu tiên chắc chắn là một bài học lớn phê phán thói keo kiệt, bủn xỉn của một vài người. Con người sống cần tiết kiệm, chắt bóp nhưng không thể hà tiện, bủn xỉn. Bởi thói ki bo là nguồn cơn dẫn đến sự nhỏ nhen, ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân mà không quan tâm đến người khác.

Đồng thời câu thành ngữ cũng cho chúng ta hiểu rằng con người sống phải biết phân biệt tiết kiệm và hà tiện. Tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể mà bản thân mỗi người cần linh hoạt trong việc điều chỉnh chi tiêu. Việc cân bằng chi tiêu sẽ giúp cuộc sống của bạn đầy đủ và chất lượng hơn. Ngược lại keo kiệt quá không chỉ làm người khác khó chịu mà ngay cả cuộc sống của bạn cũng sẽ gặp những ảnh hưởng tiêu cực.

Ngoài ra, từ sự mỉa mai và phê phán của câu thành ngữ vắt cổ chày ra nước còn giúp chúng ta rút thêm được bài học kinh nghiệm sâu sắc trong cuộc sống, đó là những người những người sống kỷ, keo kiệt, không biết chia sẻ thì sẽ chẳng bao giờ nhận lại được điều gì. Bởi vậy những người này thường không nhận được sự quý trọng từ những người xung quanh.

Cuối cùng sự ki bo kẹt xỉ đến mức “vắt cổ chày ra nước” sẽ khiến con người trở nên xa cách, sự chi li tính toán quá mức khiến mối quan hệ giữa người và người tẻ nhạt, thiếu tự nhiên và tình người. Điều này góp phần không nhỏ gây cản trở sự phát triển của cá nhân.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến câu thành ngữ vắt cổ chày ra nước giúp bạn hiểu ý nghĩa của câu chuyện vắt cổ chày ra nước là gì. Từ đó rút ra được bài học nhận thức sâu sắc để cải thiện bản thân đồng thời chủ động lên án và loại bỏ những thói quen xấu.

1 144 lượt xem