Tác giả tác phẩm Đảo sơn ca (Chân trời sáng tạo 2024) Ngữ văn 8 chi tiết nhất
Tác giả tác phẩm Đảo sơn ca Ngữ văn lớp 8 sách Chân trời sáng tạo đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 8. Mời các bạn đón xem:
Nội dung bài viết
Tác giả tác phẩm: Đảo Sơn Ca - Ngữ văn 8
I. Tác giả Lê Cảnh Nhạc
* Tiểu sử
- Lê Cảnh Nhạc (15/8/1957), quê xã Đức Bồng, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh.
- Bút danh: La Giang
* Sự nghiệp
- Nguyên Tổng Biên tập Báo Gia đình Xã hội
- Nguyên Phó Tổng cụ trưởng Tổng cục Dân số
- Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1996)
- Giải Nhì cuộc thi Thơ toàn liên bang của ĐSQ Việt Nam tại Liên Xô; Giải thưởng Văn học cho thiếu nhi Hội Nhà văn Việt Nam, Giải thưởng sáng tác về Quyền trẻ em của Radda Barnen (Thụy Điển), Giải thưởng VHNT và báo chí (5 năm) của Bộ Quốc phòng.
- Đồng tác giả hơn 70 ca khúc, trong đó có 8 ca khúc đạt Huy chương Vàng, 5 ca khúc Huy chương bạc tại Liên hoan ca
* Tác phẩm tiêu biểu
- Người học trò thứ 31 (Tập truyện, NXB Kim Đồng, 1990)
- Nỗi oan của Đốm (Tập truyện, NXB KimĐồng, 1992)
- Mầm ác và hướng thiện (Tập ký, NXB Thanh Niên, 1994)
- Lâu đài (Tập truyện, NXB Văn học, 1999)
- Lời ru không bán (Tập truyện, NXB Kim Đồng, 2000)
- Khúc giao mùa (Tập thơ, NXB Hội Nhà Văn, 2005)
- Không bao giờ trăng khuyết (Tập thơ, NXB Hội Nhà Văn, 2010)
II. Đọc tác phẩm Đảo sơn ca
Quả bàng vuông xanh non màu lá
Mơn mởn thơm mùi nắng Sơn Ca
Hoa giấy đỏ dưới trời nắng cháy
Chim líu lo rót mật trước hiên nhà
Mái chùa cong veo chiều cổ tích
Tiếng cầu kinh bịn rịn níu hồn tôi
Khát từng giọt mưa mùa khô trên đảo
Cây vẫn mướt xanh vẫy gọi chim trời
Anh lính trẻ đứng canh chim làm tổ
Tiếng chim rơi nòng súng ngỡ sáo diều
Đảo Sơn Ca vẫn bốn mùa lảnh lót
Chim và người xây cột mốc tiền tiêu.
III. Tìm hiểu tác phẩm Đảo sơn ca
1. Thể loại
- Thơ
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
- Bài thơ Đảo Sơn Ca ra đời ngày 07/04/2016
3. Phương thức biểu đạt
Văn bản có phương thức biểu đạt chính là biểu cảm kết hợp miêu tả.
4. Ý nghĩa nhan đề
Địa danh Côn Sơn: núi non hùng vĩ, sơn thủy hữu tình; là mảnh đất gắn bó máu thịt với Nguyễn Trãi từ thủa ấu thơ đến tuổi già. Sau này Nguyễn Trãi trở về với Côn Sơn như về với nơi chôn rau cắt rốn, về với bạn bè tri kỉ tri âm.
5. Bố cục bài Đảo sơn ca
3 khổ:
- Khổ thơ đầu tiên: là cảnh sắc của thiên nhiên, cây cối nơi đây. Quả bàng xanh non mơn mởn thơm mùi nắng Sơn Ca. Hoa giấy nở đỏ rực một vùng trời, tiếng chim hót líu lo trước hiên nhà tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp.
- Khổ thơ thứ hai: là vẻ đẹp của cảnh vật nơi đây. Mái chùa cong veo như trong những câu truyện cổ tích mà chúng ta thường được các bà, các mẹ kể cho nghe. Tiếng tụng kinh trong những ngôi chùa cổ kính mới bình yên làm sao. Ngoài ra, mùa khô trên đảo cũng thường thiếu những giọt nước mưa tươi mát. Tuy nhiên cây cối vẫn luôn xanh mướt vẫy gọi và chào đón những chú chim trời bay đến.
- Khổ thơ cuối cùng: là hình ảnh anh lính trẻ đứng canh chim làm tổ. Hình ảnh ấy khiến chúng ta liên tưởng đến việc anh lính trẻ đứng canh giữ hải đảo, bảo vệ đất nước ta khỏi ánh mắt của kẻ thù. Những tiếng chim vẫn lảnh lót kêu suốt bốn mùa ở đảo làm cho không khí nơi đây luôn rộn ràng mà không bị trầm tĩnh. Cả hình ảnh chim và người đều mang đến một hình ảnh vô cùng đẹp đẽ, đó là hình ảnh chim và người xây dựng cột mốc tiền tiêu.
6. Tóm tắt tác phẩm
Bức tranh phong cảnh Côn Sơn ta không chỉ thấy một Côn Sơn đẹp đẽ, trong lành mà còn thấy được tấm lòng của Nguyễn Trãi đối với nơi đây. Ông là người có lòng yêu thiên thiên tha thiết, hơn nữa còn cho thấy tâm hồn thanh cao, giàu cảm xúc và mang trong mình nhân cách trong sáng của một nhà thơ lớn. Bài thơ là bài ca giao cảm với thiên nhiên, cũng là bài ca tâm trạng thế sự, triết lý cuộc đời, về nhân sinh. Bởi Nguyễn Trãi là một người dành cả cuộc đời của mình để lo cho nước cho dân nhưng đến những năm cuối đời ông lại sống trong dự đố kị ghen ghét của đám nịnh thần.Vì thế khi ông trở về Côn Sơn ông như con chim sổ lồng mà bấy lâu nay ông không được tung cánh,cảm thấy mình thật sự tự do giữa bầu trời rộng lớn hơn lúc nào hết như lúc này đây ông mới được sống là chính mình và chính mình hưởng thụ.
7. Giá trị nội dung
- Bài thơ Đảo Sơn Ca có nội dung chính nói về vẻ đẹp của thiên nhiên cũng như con người ở nơi đây. Thiên nhiên vừa được điểm tô bằng màu sắc xanh non của cây cối, vừa có màu hồng rực của những chùm hoa giấy đung đưa trong trời nắng vàng.
8. Giá trị nghệ thuật
- Từ ngữ, hình ảnh đặc sắc gợi ra một không gian bình yên, đẹp đẽ.
IV. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Đảo sơn ca
1. Chia sẻ cảm xúc bản thân
- Cảm nhận: tình yêu thương, niềm hi vọng mà bài thơ có thể gợi ra cho các em
= > Khâm phục sức sống mãnh liệt của con người và vạn vật trên đảo Sơn Ca bất chấp môi trường sống khắc nghiệt, đầy thử thách.
2. Hình ảnh, từ ngữ đặc sắc
- Hình ảnh, từ ngữ đặc sắc: mái chùa cong veo, chiều cổ tích, líu lo (tượng thanh), rót (động từ chỉ hành động), mật ngọt (hình ảnh ẩn dụ, chuyển đổi giác quan từ thính giác sang vị giác).
- Ý nghĩa: của những hình ảnh, từ ngữ đặc sắc đó: gợi tả một không gian bình yên, đẹp như trong truyện cổ tích.
3. Hình ảnh gợi tả đảo Sơn Ca
STT |
Liệt kê hình ảnh gợi tả đảo Sơn Ca |
|
1 |
Nhóm hình ảnh miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên (cảnh vật, màu sắc, âm thanh, mùi vị ...) |
– Quả bàng vuông xanh non màu lá |
2 |
Nhóm hình ảnh miêu tả cuộc sống sinh hoạt của con người trên đảo. |
– Mái chùa cong veo chiều cổ tích |
3 |
Tác giả thể hiện tình cảm, cảm xúc gì qua những hình ảnh trên |
Tình cảm, cảm xúc của tác giả: tình yêu thiên nhiên, con người, rộng hơn là tình |
4. Chủ đề bài thơ
Chủ đề của bài thơ: sự cảm phục sức sống mãnh liệt của thiên nhiên, con người trên đảo.
V. Các đề văn mẫu
Đề bài 1: Phân tích bài thơ Đảo sơn ca
Nhà thơ Lê Cảnh Nhạc là một trong những nhà thơ sáng tác những tác phẩm về chủ đề quê hương đất nước. Thơ ông luôn thể hiện những tình yêu quê hương đất nước to lớn mà ông dành cho Tổ quốc. Cũng chính nhờ có cảm xúc dâng trào ấy mà ông đã sáng tác biết bao bài thơ hay khiến ai đọc cũng phải nhớ đến. Trong tất cả tác phẩm của ông thì có tác phẩm Đảo Sơn Ca đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Bài thơ đã khắc họa chân thực vẻ đẹp của đảo Sơn Ca, không chỉ có vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ mà còn có cả vẻ đẹp oai hùng của anh lính trẻ đứng canh gác miền hải đảo cho quê hương đất nước thân yêu.
Mở đầu bài thơ tác giả Lê Cảnh Nhạc đã cho chúng ta chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên với màu xanh non của cây bàng cùng với mùi nắng tươi mới ở đảo Sơn Ca.
Quả bàng vuông xanh non màu lá
Mơn mởn thơm mùi nắng Sơn Ca
Hoa giấy đỏ dưới trời nắng cháy
Chim líu lo rót mật trước hiên nhà
Thiên nhiên nơi đây được bao trùm bởi màu xanh non của những cây bàng. Bên cạnh đó, cảnh quan nơi đây còn được tô điểm thêm màu đỏ của những cây hoa giấy dưới trời nắng vàng. Nhờ có những điểm nhấn của những bông hoa giấy này mà khung cảnh đảo Sơn Ca không bị quá đơn điệu bởi một màu xanh của lá cây. Ngoài việc thưởng thức cảnh đẹp bằng thị giác thì tác giả còn cho chúng ta cảm nhận vẻ đẹp ấy bằng cả khứu giác và thính giác. Chúng ta dùng khứu giác để cảm nhận được mùi nắng nơi đây thơm biết nhường nào. Có thể nói mùi nắng nơi đây chất chứa thêm thêm mùi vị mặn mà của biển cả khiến chúng ta ngửi một lần là không thể nào quên được. Tiếp theo là chúng ta cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên của đảo Sơn Ca qua thính giác. Từng tiếng chim hót líu lo bên hiên nhà vừa tạo một khung cảnh thanh bình nhưng không bị tĩnh lặng.
Đến với khổ thơ thứ hai chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính ở nơi đây.
Mái chùa cong veo chiều cổ tích
Tiếng cầu kinh bịn rịn níu hồn tôi
Khát từng giọt mưa mùa khô trên đảo
Cây vẫn mướt xanh vẫy gọi chim trời
Hình ảnh mái chùa cong vút đã tạo nên một khung cảnh cổ kính mà những mái chùa cong veo ấy chúng ta thường được nghe các bà, các mẹ kể cho mình nghe qua những câu truyện cổ tích. Tiếng tụng kinh trong những ngôi chùa cổ kính mới bình yên làm sao. Từng tiếng tụng kinh bịn rịn giữ hồn tôi lại, khiến tâm hồn tôi thanh tịnh và yên lòng hơn bao giờ hết. Ngoài ra, mùa khô trên đảo cũng thường thiếu những giọt nước mưa tươi mát. Tuy nhiên cây cối vẫn luôn xanh mướt vẫy gọi và chào đón những chú chim trời bay đến. Cảnh vật nơi đây luôn mang một vẻ đẹp nao lòng khiến chúng ta không thể nào miêu tả được hết vẻ đẹp ấy.
Kết thúc bài thơ là hình ảnh của người lính và những cánh chim trời như một lời tuyên bố của tác giả rằng con người và thiên nhiên nơi đây luôn hòa hợp với nhau tạo nên một bức tranh vô cùng sinh động.
Anh lính trẻ đứng canh chim làm tổ
Tiếng chim rơi nòng súng ngỡ sáo diều
Đảo Sơn Ca vẫn bốn mùa lảnh lót
Chim và người xây cột mốc tiền tiêu.
Khổ thơ cuối cùng là hình ảnh anh lính trẻ đứng canh chim làm tổ. Hình ảnh ấy khiến chúng ta liên tưởng đến việc anh lính trẻ đứng canh giữ hải đảo, bảo vệ đất nước ta khỏi ánh mắt của kẻ thù. Những tiếng chim vẫn lảnh lót kêu suốt bốn mùa ở đảo làm cho không khí nơi đây luôn rộn ràng mà không bị trầm tĩnh. Tác giả liên tưởng tiếng chim rơi trước nòng súng như những tiếng sáo diều vi vu mà yên bình. Cả hình ảnh chim và người đều mang đến một hình ảnh vô cùng đẹp đẽ, đó là hình ảnh chim và người xây dựng cột mốc tiền tiêu. Hai hình ấy hòa hợp với nhau tạo nên một bức tranh đẹp đến rung động lòng người.
Qua bài thơ Đảo Sơn Ca, tác giả Lê Cảnh Nhạc đã mang đến cho chúng ta một bức tranh về thiên nhiên nơi hải đảo hùng vĩ nhưng không kém phần bình yên. Từ những lời thơ mộc mạc mà giản dị đã cho chúng ta được dạo quanh đảo Sơn Ca để chiêm ngưỡng vẻ đẹp ngút ngàn ấy. Chúng ta không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn được chiêm ngưỡng cả những vẻ đẹp của những người lính ngày ngày canh giữ hải đảo cho chúng ta. Nếu có cơ hội thì chúng ta hãy đến nơi đây để được tận hưởng hết những vẻ đẹp ở nơi đây.
Đề bài 2: Cảm nhận khi đọc bài thơ Đảo sơn ca
Nhà thơ Lê Cảnh Nhạc là một trong những nhà thơ sáng tác những tác phẩm về chủ đề quê hương đất nước. Thơ ông luôn thể hiện những tình yêu quê hương đất nước to lớn mà ông dành cho Tổ quốc. Cũng chính nhờ có cảm xúc dâng trào ấy mà ông đã sáng tác biết bao bài thơ hay khiến ai đọc cũng phải nhớ đến.
Bài thơ Đảo Sơn Ca của nhà thơ Lê Cảnh Nhạc miêu tả vẻ đẹp hoang sơ, thanh bình của hòn đảo Sơn Ca. Cây cối xanh tươi, những đám hoa giấy vàng óng đầy sức sống cùng tiếng chim reo gọi trong gió biển làm cho đảo trở nên bình yên và đáng yêu hơn bao giờ hết. Những mái chùa nhỏ, đóng vai trò là nơi linh thiêng kết nối giữa người và thiên nhiên, càng làm cho đảo Sơn Ca thêm đặc biệt và đáng trân trọng. Nơi đây, những người lính cứu hộ bảo vệ lãnh thổ đang canh giữ và họ cũng đóng góp vào vẻ đẹp của đảo Sơn Ca. Những hình ảnh này tạo nên một bức tranh thiên nhiên và con người hài hòa, hòa quyện vào nhau, giúp người đọc cảm nhận được sự đặc biệt của hòn đảo Sơn Ca.9
Khổ thơ đầu tiên, nhà thơ mở ra trước mắt người đọc khung cảnh bức tranh thiên nhiên, cây cối nơi đây.
“Quả bàng vuông xanh non màu lá
Mơn mởn thơm mùi nắng Sơn Ca
Hoa giấy đỏ dưới trời nắng cháy
Chim líu lo rót mật trước hiên nhà”
Thiên nhiên nơi đây hiện lên với gam màu xanh của lá quả bàng, màu vàng của nắng, gam màu đỏ của hoa giấy. Màu sắc tươi tắn của cảnh vật làm cho bức tranh thiên nhiên ấy hiện lên tươi tắn, tràn đầy sức sống. Hình ảnh nắng là hình ảnh quen thuộc trong thơ ca. Nắng len lỏi vào từng câu văn câu chữ của người nghệ sĩ. Ngoài việc thưởng thức cảnh đẹp bằng thị giác thì tác giả còn cho chúng ta cảm nhận vẻ đẹp ấy bằng cả khứu giác và thính giác. Nhà thơ dùng khứu giác để cảm nhận được mùi nắng nơi đây thơm biết nhường nào. Tiếp theo đó là vẻ đẹp thiên nhiên của đảo Sơn Ca qua thính giác. Từng tiếng chim hót líu lo bên hiên nhà vừa tạo một khung cảnh thanh bình nhưng không bị tĩnh lặng.
Khổ thơ thứ hai, tác giả tiếp tục vẽ lại vẻ đẹp của cảnh vật nơi đây.
“Mái chùa cong veo chiều cổ tích
Tiếng cầu kinh bịn rịn níu hồn tôi
Khát từng giọt mưa mùa khô trên đảo
Cây vẫn mướt xanh vẫy gọi chim trời”
Hình ảnh mái chùa cong vút đã tạo nên một khung cảnh cổ kính. Mái chùa cong veo như trong những câu truyện cổ tích mà chúng ta thường được các bà, các mẹ kể cho nghe. Tiếng tụng kinh trong những ngôi chùa cổ kính mới bình yên làm sao. Mùa khô làm cho mọi vật trở nên khô cằn, thiếu nguồn nước tươi mát để cung cấp sự sống. Những người lính và tất cả sinh vật nơi đây đều khát khao mong ước từng giọt mưa rơi xuống. Cùng nói về chủ đề này, nhà thơ Trần đăng Khoa đã viết: “Ôi ước gì được thấy mưa rơi…” (Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn). Tuy vậy, cho dù thiếu nước, dù nắng cháy đến đâu, với bàn tay chăm sóc của con người, “Sức sống diệu kì cứ sinh tồn trên đảo”, cây cối trên đảo vẫn mướt xanh vẫy gọi chim trời. Mùa khô không làm cho vạn vật cạn kiệt nguồn sống mà nó giống như tô đậm hơn vẻ hiên ngang, sức sống mãnh liệt của vạn vật nơi đảo xa.
Khổ thơ cuối cùng, đó là hình ảnh anh lính trẻ đứng canh chim làm tổ.
'Anh lính trẻ đứng canh chim làm tổ
Tiếng chim rơi nòng súng ngỡ sáo diều
Đảo Sơn Ca vẫn bốn mùa lảnh lót
Chim và người xây cột mốc tiền tiêu'.
Hình ảnh ấy khiến chúng ta liên tưởng đến việc anh lính trẻ đứng canh giữ hải đảo, bảo vệ đất nước ta khỏi ánh mắt của kẻ thù. Những tiếng chim vẫn lảnh lót kêu suốt bốn mùa ở đảo làm cho không khí nơi đây luôn rộn ràng mà không bị trầm tĩnh. Cả hình ảnh chim và người đều mang đến một hình ảnh vô cùng đẹp đẽ, đó là hình ảnh chim và người xây dựng cột mốc tiền tiêu. Hình ảnh chim biểu tượng cho hòa bình. Hình ảnh cây súng tượng trưng cho sự chết chóc, máu me, chiến tranh. Hình ảnh thơ hiện lên đã ca ngợi vẻ đẹp của người lính trẻ ngày đêm canh giữ, bảo vệ Tổ quốc , bảo vệ hòa bình cho nhân dân. Đó là những con người hi sinh âm thầm lặng lẽ mà đáng kính, đáng ngưỡng mộ. Đã có biết bao nhà thơ nhà văn đã dùng ngòi bút của mình để ca ngợi vẻ đẹp của người lính biển đảo.
Nhà thơ Hữu Thỉnh cũng đã từng viết:
“Trên bãi cát những người lính đảo
Ngồi ghép nhau bao nỗi nhớ nhà
Chiều áo rộng vài vạt mây hờ hững
Họ cứ ngồi như chum vại hứng mưa”
Qua bài thơ Đảo Sơn Ca, tác giả đã mang đến cho người đọc một bức tranh về thiên nhiên nơi hải đảo hùng vĩ nhưng không kém phần bình yên. Từ những lời thơ mộc mạc mà giản dị đã cho chúng ta được dạo quanh đảo Sơn Ca để chiêm ngưỡng vẻ đẹp ngút ngàn của nơi đây. Tác phẩm thơ khép lại nhưng vẫn để lại biết bao dư vang trong lòng người đọc.