Tác giả tác phẩm Cây sồi mùa đông (Chân trời sáng tạo 2024) Ngữ văn 8 chi tiết nhất
Tác giả tác phẩm Cây sồi mùa đông Ngữ văn lớp 8 sách Chân trời sáng tạo đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 8. Mời các bạn đón xem:
Nội dung bài viết
Tác giả tác phẩm: Cây sồi mùa đông - Ngữ văn 8
I. Tác giả Iu-ri Na-ghi-bin
1. Tiểu sử
- Iu-ri Na-ghi-bin (1920 – 1994), sinh tại Mát-xcơ-va, Nga
2. Sự nghiệp
- Truyện ngắn đầu tay Dvoinaya Oshibka ('Sai lầm kép'), xuất hiện trên Tạp chí Ngọn lửa nhỏ 1940. Ông tình nguyện nhập ngũ, làm công tác địch vận vì biết tiếng Đức, ra trận, bị thương 1942, về Mascơva
- Sau khi hồi phục, Nagibin làm phóng viên tờ báo Trud (Lao động) có mặt ở Stalingrad, Leningrad, giải phóng Minsk, Vilnus, and Kaunas. Kinh nghiệm chiến tranh cho ông cơ sở viết tập truyện đầu tiên Chelovek s Fronta ('Người về từ mặt trận'), xuất bản 1943, chủ yếu ca ngợi chủ nghĩa anh hùng của người lính, nhưng không tập trung mô tả những hành động anh hùng mà đi sâu vào tâm lý nhân vật.
- Hai tập truyện chiến tranh - Bolshoye Serdtse ('Trái tim lớn') and Zerno Zhizni ('Hạt của Đời') - xuất hiện 1944 và 1948. Sau chiến tranh Nagibin vừa làm báo vừa viết văn.
- Những năm 1950 là thời kỳ sáng tạo sung sức của ông, ông cho ra đời những tập truyện như Chelovek i Doroga ('Con người và con đường'), Dalyokoye i Blizkoye ('Xa và gần'), and Rannei Vesny ('Xuân sớm').
- Năm 1962 xuất bản hai tập truyện: Chistiye Prudi, tập truyện về thời thơ ấu những năm 1920 và đầu những năm 1930; and Druzya Moi, Liudi ('Các bạn tôi, Những con người'), tập hợp những sáng tác về Marôc, Phần lan, Pháp, Đức, và Hungary.
- Năm 1963 ông cho xuất bản tập Pogonya. Meshcherskiye Byli ('Săn bắn.
- Năm 1966 cho ra đời tập Zelenaya Ptitsa s Krasnoi Golovoi ('Con chim xanh đầu đỏ'). Những năm1980s Nagibin xuất bản loạt truyện về các nghệ sĩ lớn của thế giới như Goethe, Bach, Tiutchev, Leskov... Ông còn là tác giả tập du ký về chuyến đi Mỹ cúa ông, nhan đề Letaiushchiye Tarelochki, ('Đĩa bay') …
II. Đọc tác phẩm Cây sồi mùa đông
Lược phần đầu: Trong tiết học về danh từ của cô An-na Va-xi-li-ep-na (Anna Vasilyevna), học sinh tìm được rất nhiều ví dụ đúng, riêng cậu bé Xa-vu-skin (Savushkin) hay đi học muộn (dù nhà không quá xa trường) chọn từ “cây sồi mùa đông”, mặc dù đã được nhắc “cây sồi” mới là danh từ nhưng em vẫn lặp đi lặp lại câu này. Cô giáo cho rằng Xa-vu-skin đã nói dối li do thường đi học muộn. Vì thế, cô quyết định theo Xa-vu-skin về nhà gặp mẹ em để tìm hiểu nguyên nhân. Cậu bé dẫn cô đi “con đường tắt” qua một cánh rừng.... Nhờ đó, cô hiểu đúng về “cây sồi mùa đông” của Xa-vu-skin và li do khiến em thường đi học muộn.
[…]
Con đường mòn chạy vòng qua bụi phi tử và rừng lập tức tản ra: giữa một bãi trống, một cây sồi khổng lồ mặc bộ y phục trắng tinh, lấp lánh, nom uy nghi như một nhà thờ lớn. Dường như cây cối kính cẩn dạt ra nhường chỗ cho bậc đàn anh bộc lộ hết sức vóc tráng sĩ của mình. Những cành cây phía dưới xoè rộng thành một mái lều bên trên bãi trống. Tuyết lấp đầy những nếp nhăn hoắm sâu trong vỏ cây và cái thân cây tầm ba người ôm được gộp bằng những sợi chì bạc. Lá khô héo qua mùa thu hầu như chưa rụng, cây sồi vẫn xum xuê cho đến tận ngọn, mỗi phiến lá đều mang tấm vỏ bao bằng tuyết.
- Nó đây này, cây sồi mùa đông!
An-na Va-xi-li-ep-na rụt rè bước một bước về phía cây sồi và người canh rừng hùng vĩ, độ lượng khẽ khua động một cành cây đón chào cô.
Không hề biết những gì đang diễn ra trong tâm hồn cô giáo, Xa-vu-skin loay hoay dưới gốc cây sồi, cư xử một cách tự nhiên với người quen cũ của mình.
- Cô An-na Va-xi-li-ep-na, cô nhìn xem này!
Nó gắng sức vần một tảng tuyết bên dưới bết những đất cùng với đám cỏ mục nát vẫn còn sót lại. Ở đây, trong một cái hố, có một cục tròn bọc trong những tấm lá đã mủn nát mỏng dính như mạng nhện. Qua lớp lá thòi ra những đầu kim nhọn hoắt.
An-na Va-xi-li-ep-na đoán ra đấy là con nhím.
– Nó tự ủ ấm mới khéo chứ! – Xa-vu-skin ân cần đắp cho con nhím tấm chăn mộc mạc của nó. Rồi thằng bé bới tuyết cạnh một khúc rễ khác. Trước mắt là một cái hang nhỏ xíu, trên vòm có những trụ băng rủ xuống như tua viền. Trong hang, một con nhái màu nâu nom như bằng bìa cứng ngồi chồm hổm, làn da căng dính xương bóng như
đánh vec-ni'(vecni), Xa-vu-skin sờ vào con nhái, nó không động đậy.
– Vờ vĩnh! – Xa-vu-skin bật cười – Làm như đã chết rồi. Thế mà nắng ấm lên là nó nhảy ngay đi cho mà xem, ôi chao, cứ là như choi choi ấy!
Thằng bé tiếp tục đưa An-na Va-xi-li-ep-na đi thăm cái thế giới bé nhỏ của mình.Dưới gốc sồi còn nhiều khách trọ khác: bọ dừa, thằn lằn, rệp cây. Một số ẩn kín dưới các nhánh rễ, số khác rúc vào những kẽ vỏ cây. Con nào cũng gầy nhom, dường như bên trong rỗng tuếch, chúng ngủ vùi cho qua mùa đông. Cái cây cường tráng, tràn trề nhựa sống tích tụ quanh nó nhiều sinh lực ấm áp đến nỗi loài thú đáng thương không thể tìm đâu ra căn nhà tốt hơn. Lòng rộn ràng vui thích, An-na Va-xi-li-ep-na mải mê quan sát đời sống bí mật của rừng, trước nay cô chưa từng biết đến cuộc sống như thế, bỗng nhiên cô chợt nghe thấy tiếng kêu lo lắng của Xa-vu-skin:
– Chết thôi, cô sẽ không gặp được mẹ em nữa rồi!
An-na Va-xi-li-ep-na vội đưa đồng hồ lên sát tận mắt. Ba giờ mười lăm. Cô có cảm giác như mình bị sa bẫy. Và trong thâm tâm, thầm xin cây sồi tha thứ cho cái mưu mẹo nhỏ hợp tình người của mình, cô nói:
– Thế đấy, Xa-vu-skin ạ, điều đó chỉ có nghĩa rằng con đường tắt vẫn chưa phải là con đường đúng nhất. Em sẽ phải đi học bằng đường nhựa thôi.
Xa-vu-skin không đáp lại gì hết, chỉ cúi đầu xuống.
“Trời ơi — An-na Va-xi-li-ep-na nghĩ, không khỏi cảm thấy đau đớn trong lòng – Có cách nào thú nhận sự bất lực của mình rõ rệt hơn thế không?”. Cô nhớ đến bài giảng hôm nay và tất cả những bài giảng khác của mình; cô đã giảng một cách nghèo nàn, khô khan, lạnh nhạt làm sao về từ ngữ và tiếng nói, cái mà thiếu nó thì con người trở nên câm lặng trước thế giới, bất lực trong tình cảm, về tiếng mẹ đẻ, cái tiếng nói cũng tươi mát, mĩ lệ và giàu có như cuộc sống phong phú và tươi đẹp.
Ấy vậy mà cô vẫn tự coi mình là một cô giáo dạy giỏi đấy! Có lẽ cô chưa tiến nổi một bước trên con đường mà một đời người chưa đủ để đi cho hết. Vả chăng, con đường ấy ở đâu kia chứ? Tìm ra nó cũng gay go và không dễ gì hơn tìm chiếc chìa khoá mở hộp đựng vật báu của Ka-sây’ (Kasey). Nhưng qua niềm vui sướng của các em học sinh khi các em reo lên: “máy kéo... giếng... chuồng chim”, niềm vui sướng mà cô không hiểu nổi, cô đã thấy lờ mờ ló ra cái cột mốc đầu tiên.
– Xa-vu-skin ạ, cám ơn em đã đưa cô đi dạo chơi. Tất nhiên là em vẫn có thể cứ đi con đường này.
– Em cám ơn cô, cô An-na Va-xi-li-ep-na!...
Xa-vu-skin đỏ mặt, em rất muốn nói với cô giáo rằng em sẽ không bao giờ đi học muộn nữa, nhưng em sợ rằng em không làm được như lời. Em dựng cao cổ áo blu-dông (bloison)', ấn xụp cái mũ có tai xuống.
– Em đưa cô đi.
– Không cần, Xa-vu-skin a, cô về một mình cũng được.
Thằng bé nhìn cô giáo với vẻ ngờ vực, rồi nhặt dưới đất lên một cái gậy, bẻ gập cái đầu cong của nó và đưa cho cô giáo.
– Nếu cô gặp con thú có sừng, cô cứ quật vào lưng nó một cái, nó sẽ bỏ chạy ngay.
Hay cô chỉ cần giơ gậy lên doạ cũng đủ làm nó sợ rồi! Kẻo không nó giận và sẽ bỏ rừng đi biệt mất.
– Được Xa-vu-skin ạ, cô sẽ không đánh nó đâu!
Đi được một quãng, An-na Va-xi-li-ep-na ngoảnh lại nhìn cây sồi lần cuối, cái cây màu trắng hồng trong ánh hoàng hôn và cô thấy một dáng hình nhỏ nhắn màu tối thẫm dưới gốc cây. Xa-vu-skin chưa đi, em vẫn đứng đằng xa bảo vệ cô giáo của mình. Và An-na Va-xi-li-ep-na bỗng hiểu rằng cái kì diệu nhất trong khu rừng này không phải là cây sồi mùa đông, mà là con người nhỏ bé đi đôi ủng da đã doãng ra kia, mặc bộ quần áo đơn sơ chữa lại của người lớn, con trai của người lính đã hi sinh vì Tổ quốc và của “người hộ lí của nhà tắm hương sen”, chú bé công dân tuyệt diệu và bí ẩn của tương lai.
Cô giơ tay vẫy em và thong thả đi tiếp con đường ngoằn ngoèo.
III. Tìm hiểu tác phẩm Cây sồi mùa đông
1. Thể loại
- Truyện ngắn.
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
- Trích trong truyện ngắn Cây sồi mùa đông.
3. Phương thức biểu đạt
Văn bản Cây sồi mùa đông có phương thức biểu đạt là tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
4. Ý nghĩa nhan đề
Câu chuyện Cây sồi mùa đông miêu tả bức tranh đẹp đẽ của thiên nhiên mùa đông thông qua con đường đi học của Xa-vu-skin. Lần nào đi học cậu cũng đi học muộn mặc dù nhà của cậu bé cách trường không xa. Cũng vì thế mà cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na đã có những phát hiện vô cùng thú vị trong khu rừng bí ẩn này.
5. Bố cục
- 3 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến “thường đi học muộn”: Cậu bé Xa -vu-skin lấy ví dụ về danh từ cây sồi mùa đông.
+ Phần 2: Tiếp đến “chỉ cúi đầu xuống”: Cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na cùng cậu học trò tham quan cây sồi mùa đông.
+ Phần 3: Còn lại – Chúng ta hiểu ra rằng kiến thức chúng ta có không bao giờ là đủ cả, chúng ta cần phải học hỏi thêm nhiều từ những người xung quanh.
6. Tóm tắt tác phẩm
Bài văn Cây sồi mùa đông kể về câu chuyện của cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na và học trò của cô, Va-xu-skin. Cậu bé luôn đi học muộn và trả lời câu hỏi sai, khiến cô giáo nghi ngờ về tài năng của học sinh. Cô quyết định yêu cầu cậu đưa mình về gặp mẹ của cậu để tìm hiểu về tình trạng này. Trên đường về nhà của Va-xu-skin, cô đã phát hiện ra rằng cậu bé phải đi qua khu rừng mùa đông để đến trường, với cây sồi hùng vĩ và một hệ sinh thái nhỏ nằm dưới tán cây. Sau khi tham gia cùng cậu học trò khám phá khu rừng, cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na hiểu được lý do tại sao cậu bé lại đi học muộn như vậy và có cái nhìn thiện cảm hơn về học sinh của mình.
7. Giá trị nội dung
- Câu chuyện Cây sồi mùa đông miêu tả bức tranh đẹp đẽ của thiên nhiên mùa đông thông qua con đường đi học của Xa-vu-skin. Lần nào đi học cậu cũng đi học muộn mặc dù nhà của cậu bé cách trường không xa. Cũng vì thế mà cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na đã có những phát hiện vô cùng thú vị trong khu rừng bí ẩn này.
8. Giá trị nghệ thuật
- Truyện sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá
- Sử dụng từ ngữ miêu tả giàu tính tượng hình, tượng thanh.
- Sử dụng cốt truyện đặc sắc, thú vị, giàu tính nhân văn.
IV. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Cây sồi mùa đông
1. Một số chi tiết tiêu biểu thể hiện tình cảm của cậu bé Sa-vu-skin đã dành cho cây sồi và loài vật trong khu rừng
* Đề tài: Sự hiểu biết,trân trọng của giáo viên với học sinh; tình yêu thiên nhiên,sự kết nối giữa con người với thiên nhiên.
* Chi tiết tiêu biểu:
- Cách giới thiệu về cây sồi hết sức yêu thương,tự nhiên như giới thiệu một người quen cũ với cô giáo.
- Hành động cố gắng vần một mảng tuyết để tìm con nhím,ân cần chăm sóc và trò chuyện với con nhím.
- Hành động bới tuyết đưa cô giáo đi thăm hỏi thế giới bé nhỏ dưới gốc cây sồi mùa đông.
- Cảm giác buồn,cúi đầu khi cô giáo bảo chú bé phải đi học bằng đường nhựa,không được đi tắt qua rừng...
- Lời cậu bé dặn cô giáo An-na Va-xi-li-ép-na khi gặp các con thú có sừng trên đường về: cô chỉ cần giơ gậy làm nó sợ thôi,không nên đánh nó,nó sẽ “giận và bỏ rừng đi biệt mất”
=> Nhận xét tính cách cậu bé : Tâm hồn trong sáng,hài hòa với thiên nhiên, có tâm lòng nhân hậu,tinh tế,biết quan tâm lo lắng cho người khác.
2. Điều kì diệu trong khu rừng
- Ở phần cuối truyện cô An-na “bỗng nhiên hiểu rằng cái kì diệu nhất trong khu rừng này không phải là cây sồi mùa đông” và gọi Sa-vu-skin là “chú bé công dân tuyệt diệu và bí ẩn của thế giới tương lai” là vì:
- Tâm hồn chú bé chứa đựng một tình yêu rộng lớn,thuần khiết. Tuy nhiên vẻ đẹp của thế giới tâm hồn bên trong chú bé lại không dễ nhận thấy,nó là một “bí ẩn”,một thách thức cho những nhà sư phạm trong quá trình muốn thấu hiểu học sinh.
- Cây sồi chứa đựng cuộc sống kì diệu của tự nhiên,chú bé Sa-vu-skin chưa đựng sức mạnh của tương lai một dân tộc,chú bé chính là thế hệ sẽ phát triển đất nước.Tuy nhiên đó cũng là những công dân bí ẩn vì thế giới trí tuệ của các em cần được khơi gợi bằng sức mạnh của giáo dục.
3. Thông điệp và những lưu ý khi đọc văn bản truyện
- Thông điệp của văn bản:
+ Sức mạnh của giáo dục là nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn của HS.
+ Con người cần sống hài hòa với thiên nhiên.
- Những lưu ý khi đọc văn bản thuộc thể loại truyện:
- Xác định đề tài,cốt truyện,bối cảnh.
- Phân tích tính cách của nhân vật và ý nghĩa của các chi tiết tiêu biểu.
- Xác định chủ đề và nêu căn cứ để xác định chủ đề.
- Xác định tư tưởng của tác phẩm.
- Tìm hiểu thông điệp mà nhà văn muốn gửi đến người đọc.
V. Các đề văn mẫu
Đề bài 1: Phân tích bài Cây sồi mùa đông
Chắc hẳn chúng ta không thể phủ nhận sự ấn tượng mà tác giả người Nga Iu-ri Na-ghi-bin đã tạo ra với những tác phẩm đậm chất nghệ thuật. Trong hàng loạt tác phẩm vĩ đại của ông, không thể không nhắc đến 'Cây sồi mùa đông', một tác phẩm vượt trội trong tâm hồn của người đọc. Tác phẩm này mở ra một khung cảnh đẹp tuyệt vời về mùa đông tự nhiên qua con đường đi học của cậu bé Xa-vu-skin. Điều đáng chú ý là dù nhà của cậu bé không cách xa trường, thế nhưng cậu ấy chưa từng đến trường đúng giờ. Điều này khiến cho cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na của cậu bé phải ngạc nhiên và khám phá ra những điều thú vị ẩn chứa trong khu rừng bí ẩn đó.
Kể về cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na, đó là một người giáo viên trẻ nổi tiếng với sự giỏi giang trong việc giảng dạy văn học và được nhiều người biết đến trong vùng. Cô dạy cho một lớp học tiểu học tại một ngôi làng quê. Khi giao bài tập cho học sinh, các em trong lớp đều thể hiện sự nỗ lực và động lực cao độ, chỉ có cậu bé Xa-vu-skin lại có kết quả không đúng. Câu hỏi của cô xoay quanh việc yêu cầu học sinh cung cấp ví dụ về danh từ. Các bạn học sinh đã tìm thấy nhiều ví dụ khác nhau như con mèo, ngôi nhà, và nhiều danh từ khác. Tuy nhiên, cậu bé Xa-vu-skin lại chọn cây sồi mùa đông làm ví dụ. Cô giáo đã cố gắng giải thích rằng cây sồi là một danh từ, trong khi mùa đông lại thuộc loại từ khác. Nhưng cậu bé vẫn khăng khăng rằng cây sồi mùa đông cũng là một danh từ. Trước sự cứng đầu của cậu bé, cô An-na Va-xi-li-ep-na đã quyết định yêu cầu cậu mang bố mẹ ra gặp mình tại nhà. Chính cuộc gặp gỡ này đã mở ra một cái nhìn mới hơn về học trò của mình và dần thay đổi cách nhìn của cô về sự việc.
Suốt từ đầu đến cuối tác phẩm, chúng ta thấy hình ảnh hai người thầy trò cùng nhau khám phá khu rừng mùa đông. Điều này cho thấy rằng suy nghĩ của cô giáo không phải lúc nào cũng đúng đắn, và rằng kiến thức không phải lúc nào cũng nằm trong sách vở. Đôi khi, chúng ta cần tính linh hoạt để tiếp thu kiến thức theo cách của bản thân, từ bạn bè, từ kinh nghiệm và từ thực tế.
Trong tác phẩm này, tác giả người Nga đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa để mỗi chi tiết cảm thụ trong tác phẩm càng trở nên sống động và đầy hồn. Đặc biệt, hình ảnh cây sồi ngày mùa đông trở nên sinh động hơn, không còn nhàm chán.
Hơn nữa, một điểm đáng chú ý trong tác phẩm phải kể đến là cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na nhận ra rằng cô đã hiểu sai cậu học trò nhỏ. Từ điều này, người đọc nhận thấy rằng mọi kiến thức chúng ta có được tích luỹ từ những trải nghiệm thực tế của bản thân
Đề bài 2: Thông điệp mà nhà văn muốn gửi đến người đọc qua câu chuyện Cây sồi mùa đông là gì?
Qua tác phẩm Cây sồi mùa đông, tác giả đã cho chúng ta thấy được tính nhân văn thông qua từng chi tiết cụ thể. Từng chi tiết trong câu chuyện như làm cho cả tác phẩm sáng bừng lên trong lòng người đọc và từ đó mỗi người cũng rút ra được những bài học ý nghĩa cho bản thân mình. Qua câu chuyện về cậu bé Xa-vu-skin đã cho chúng ta hiểu ra rằng những kiến thức mà chúng ta có không bao giờ là đủ cả, chúng ta cần phải học hỏi thêm từ nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống và cũng như từ nhiều người khác. Mỗi người chúng ta gặp trong đời đều sẽ có ít nhất một thứ mà chúng ta có thể học tập từ họ. Qua tác phẩm này ta cũng đã có một cái nhìn khác về khung cảnh mùa đông yên bình dưới gốc cây sồi. Ngoài ra, chúng ta còn thấy được rằng chính cậu học trò nhỏ đã giúp cô giáo của mình bổ sung những điều kiến thức về cuộc sống thực tế. Vì vậy, đôi khi chúng ta cần nhận thức rõ được nhiệm vụ của bản thân. Đối với những thầy cô giáo có nhiệm vụ “trồng người” thì cần phải thay đổi linh hoạt hơn trong việc giảng dạy và luôn thấu hiểu được tâm hồn của các bạn học trò để từ đó mà phát hiện, bồi dưỡng và hun đúc tài năng của các em một cách tốt nhất.