Tác giả tác phẩm Hiểu rõ bản thân (Chân trời sáng tạo 2024) Ngữ văn 8 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Hiểu rõ bản thân Ngữ văn lớp 8 sách Chân trời sáng tạo đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 8. Mời các bạn đón xem:

1 136 lượt xem


Tác giả tác phẩm: Hiểu rõ bản thân - Ngữ văn 8

I. Tác giả Thomas Armstrong

Tác giả cho trẻ em Armstrong Sperry

- Thomas Armstrong sinh ngày (1899- 1978) tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.

- Ông là tác giả của 15 đầu sách tập trung vào học thuyết thông minh, đa dạng thần kinh, các học thuyết và phương pháp giáo dục dựa trên học thuyết về thông minh để giúp học sinh có thể khám phá ra khả năng tiềm ẩn của bản thân.

II. Đọc tác phẩm Hiểu rõ bản thân

Làm sao bạn có thể hiểu được bản thân nếu chưa từng trăn trở về điều đó? Bạn hiểu rõ bản thân đến mức nào nếu bạn đang ở độ tuổi trưởng thành và sẽ thay đổi rất nhiều?

Tự nhận thức là một quá trình luôn tiếp diễn – nhưng chính điều này làm cho nó trở nên thú vị. Quá trình hiểu rõ bản thân cũng giống như việc khám phá bạn là ai – yêu hay ghét điều gì, thích cái gì, cảm nhận thấy gì, tin và ủng hộ điều gì, và bạn nghĩ mình có thể làm được gì cho thế giới này. Khi lớn lên, có kinh nghiệm và học hỏi được những điều mới lạ, bạn sẽ tiếp tục thay đổi cả về hình dáng lẫn thế giới nội tâm. Sẽ có những điều cần lời giải đáp, thâm chí đối với cả người trưởng thành.

Tự nhận thức bắt đầu với việc tự đánh giá và điều đó có nghĩa là bạn phải xem xét bản thân và cuộc sống của mình thật cẩn thận. Hãy tự hỏi những câu hỏi sau:

- Năng khiếu nổi bật nhất của bạn là gì?

- Điều gì tốt cho bạn? Bạn có thể hoàn thiện những gì?

- Hi vọng và ước mơ của bạn là gì?

- Điều gì làm bạn hạnh phúc?

- Bạn thật sự muốn học điều gì?

- Mục tiêu hiện tại của bạn là gì?

- Mục tiêu tương lai của bạn là gì?

- Bạn đã học được những gì từ trải nghiệm của bản thân?

- Hiện tại bạn cảm thấy như thế nào? Tại sao lại như vậy?

Ngoài những câu hỏi trên, vẫn còn rất nhiều câu hỏi bạn có thể tự vấn. Hãy xem xét những sự việc cụ thể hơn, ví dụ như quan hệ của bạn với bạn bè và gia đình hay mẫu người bạn muốn trở thành khi trưởng thành.

Bạn có thể suy nghĩ về các câu hỏi và tìm câu trả lời, hoặc viết ra trong lịch trình công việc hay trong nhật kí của mình. Tuy nhiên, đừng trả lời câu hỏi một lần rồi bỏ quên chúng. Hãy đặt ra các câu hỏi giống nhau tại những thời điểm khác nhau của cuộc sống – một tháng, sáu tháng tính từ thời điểm hiện tại, hay thời điểm bắt đầu năm học mới. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy rằng một số câu trả lời đã thay đổi và một số khác thì không.

III. Tìm hiểu tác phẩm Hiểu rõ bản thân

1. Thể loại 

- Văn nghị luận

Cần xác định rõ năng lực bản thân trước khi khởi nghiệp - Tạp chí Tài chính

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Theo Bạn thông minh hơn bạn nghĩ, Thu Trang và Ngọc Bích dịch, NXB Lao động – Xã hội, 2017

3. Phương thức biểu đạt

Văn bản có phương thức biểu đạt chính là nghị luận.

4. Ý nghĩa nhan đề Hiểu rõ bản thân

Trong văn bản này, tác giả khơi gợi trong lòng người đọc vấn đề làm thế nào để hiểu rõ về bản thân nhiều hơn, hay nói cách khác là tự nhận thức.

5. Bố cục

3 phần:

- Phần 1 (từ đầu đến “thay đổi rất nhiều”): Dẫn dắt vấn đề về cách hiểu được bản thân

- Phần 2 (tiếp đến “trưởng thành”): Bàn luận về vấn đề

- Phần 3 (còn lại): Khẳng định lại vấn đề bàn luận.

6. Tóm tắt Hiểu rõ bản thân

Bạn đang ở độ tuổi trưởng thành và sẽ thay đổi rất nhiều, vậy phải làm gì để hiểu rõ bản thân? Tự nhận thức là một quá trình luôn tiếp diễn và nó là một quá trình thú vị. Quá trình hiểu rõ bản thân cũng như việc yêu hay ghét điều gì, thích cái gì, cảm nhận thấy gì, tin và ủng hộ điều gì. Tự nhận thức là bắt đầu với việc tự đánh giá và trả lời câu hỏi: Năng khiếu nổi bật, hy vọng, ước mơ, mục tiêu hiện tại của bạn là gì?... Ngoài ra bạn có thể tự vấn bản thân bằng rất nhiều câu hỏi khác. Bạn cũng có thể suy nghĩ về các câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời hoặc viết ra trong lịch trình công việc hay trong nhật kí của mình. Tuy nhiên hãy đặt ra các câu hỏi giống nhau tại những thời điểm khác nhau của cuộc sống, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy rằng một số câu trả lời đã thay đổi và một số khác thì không.

7. Giá trị nội dung

- Văn bản nói về cách làm thế nào để hiểu bản thân và nhận thức của chúng ta khi đặt câu hỏi về việc làm thế nào để hiểu bản thân mình hơn.

8. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng lí lẽ dẫn chứng thuyết phục.

- Ngôn ngữ mạch lạc, logic.

IV. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Hiểu rõ bản thân

Hiểu rõ bản thân - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 8 Chân trời  sáng tạo

1. Quan niệm của tác giả về “quá trình hiểu rõ bản thân”

Theo tác giả, “quá trình hiểu rõ bản thân” cũng giống như việc khám phá mình là ai, mình yêu hay ghét điều gì, cảm nhận cuộc sống như thế nào, tin và ủng hộ điều gì và mình có thể làm gì cho thế giới này.

2. Một số câu hỏi dùng để tự đánh giá bản thân

- Năng khiếu nổi bật nhất của bạn là gì?

- Hi vọng và ước mơ của bạn là gì?

- Điều gì làm bạn hạnh phúc?

- Bạn thật sự muốn học điều gì?

- Mục tiêu hiện tại của bạn là gì?

- Mục tiêu tương lai của bạn là gì?

-Bạn đã học được những gì từ trải nghiệm của bản thân?

- Hiện tại bạn cảm thấy như thế nào? Tại sao lại như vậy?

3. Ý kiến về lời khuyên của tác giả

- Lời khuyên: “Tuy nhiên đừng trả lời câu hỏi một lần rồi bỏ quên chúng. Hãy đặt ra những câu hỏi giống nhau tại những thời điểm khác nhau của cuộc sống- một tháng, sáu tháng tính từ thời điểm hiện tại, hay thời điểm bắt đầu năm học mới”

- Ý kiến: Đồng tình với lời khuyên của tác giả.

Vì: Ở những thời điểm khác nhau câu trả lời cho những câu hỏi đó sẽ được mở rộng và nâng cao hơn, sẽ được trả lời cụ thể, rõ ràng hơn và cũng có thể có sự thay đổi. Chúng ta ngày càng trưởng thành hơn, nhận thức của chúng ta về bản thân cũng đầy đủ, sâu sắc hơn. Và vì khám phá bản thân là một quá trình chứ không phải là một câu trả lời ở một thời điểm nhất định.

4. Thông điệp của văn bản

Thông điệp:

- Chỉ khi nhận thức rõ về bản thân chúng ta mới có thể cười mình. Và khi chúng ta chưa hiểu rõ về bản thân mình thì đừng vội cười người bởi:

“Cười người chớ vội cười lâu

Cười người hôm trước, hôm sau người cười”

Theo em, ngoài việc tự trả lời các câu hỏi như văn bản gợi ý em có thể tham gia các hoạt động trải nghiệm để hiểu bản thân hơn

Liên hệ với các văn bản 1,2 trong chủ điểm: Cười mình, cười người

- Tiếng cười “tự trào” hóm hỉnh trong “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến: Tác giả hiểu rõ hoàn cảnh của mình và bằng lối nói dí dỏm, hóm hỉnh, nhà mình thức gì cũng có nhưng lại chẳng có gì để đãi bạn cho thấy tình bạn chân thành, cao đẹp vượt trên cả vật chất và mọi lễ nghi thông thường, từ đó khẳng định tình bạn sâu sắc trân quý của nhà thơ.

- Tiếng cười trào phúng, giễu nhại trong “Đề đền Sầm Nghi Đống” của Hồ Xuân Hương. Bà đã thể hiện thái độ chế giễu, khinh bỉ đối với tên Thái thú Sầm Nghi Đống- một tên tướng bại trận và thể hiện sự tự ý thức về giá trị bản thân với khát vọng bình đẳng nam – nữ muốn lập lên công danh sự nghiệp vẻ vang.

1 136 lượt xem