Tác giả tác phẩm Chuyến du hành về tuổi thơ (Chân trời sáng tạo 2024) Ngữ văn 8 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Chuyến du hành về tuổi thơ Ngữ văn lớp 8 sách Chân trời sáng tạo đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 8. Mời các bạn đón xem:

1 446 lượt xem


Tác giả tác phẩm: Chuyến du hành về tuổi thơ - Ngữ văn 8

I. Tìm hiểu tác phẩm Chuyến du hành về tuổi thơ

1. Thể loại 

- Văn bản thông tin.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Xuất xứ:

(https//www.nxbtre.com.vn/diem-tin/cho-toi-xin-mot-ve-di-tuoi-tho-33821.html, 08/9/2022)

Soạn văn 8 Chuyến du hành về tuổi thơ Chân trời sáng tạo

3. Phương thức biểu đạt

Văn bản Chuyến du hành về tuổi thơ có phương thức biểu đạt là thuyết minh

4. Ý nghĩa nhan đề 

Chuyến du hành về tuổi thơ: vừa thể hiện được nội dung chính của văn bản: hồi ức về tuổi thơ, vừa thể hiện ý kiến của người viết bài giới thiệu sách: cuốn sách đưa người đọc trở về với thế giới tuổi thơ.

5. Bố cục bài Chuyến du hành về tuổi thơ

- Bố cục: 3 phần

+ Phần 1. Thông tin cuốn sách (Đoạn 1)

+ Phần 2. Nội dung cuốn sách (Đoạn 2,3,4)

+ Phần 3. Khẳng định giá trị cuốn sách (Đoạn 5)

6. Tóm tắt tác phẩm

Chuyện kể về thời thơ ấu của nhân vật tôi và những người bạn của mình là Lợi và chú dế lửa mãnh dũng của cậu ấy. Lợi là trùm trong trò đá dế vì sở hữu con dế lửa bất khả chiến bại, nó luôn thắng những con dế khác. Một người bạn vì ghen tị với con dế lửa của Lợi nên đã làm cho thầy Phu tịch thu con dế và rồi con dế chết đi. Lợi rất đau khổ vì rất mực yêu thương con dế, nhìn thấy Lợi đau khổ vậy mọi người ai cũng ân hận, dằn vặt vì đã làm chuyện có lỗi với Lợi và con dế. Tất cả đều đến tham dự lễ tang cho con dế một cách ăn năn hối lỗi, trịnh trọng và từ đó nhân vật tôi cùng các bạn không ai còn không thích Lợi như trước nữa, họ đã có cái nhìn khác về Lợi.

7. Giá trị nội dung

- Văn bản là nói về những điều diệu kỳ xung quanh cuộc sống của Mùi và các bạn của cậu. Đó là tuổi thơ, là dấu ấn của sự trưởng thành.

8. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng từ ngữ, hình ảnh rõ ràng, mạch lạc.

II. Đọc tác phẩm Chuyến du hành về tuổi thơ

Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ như một chuyến tàu đưa ta trở về với tuổi thơ. Ta vừa vui sướng khi gặp lại hình ảnh của chính ta ngày thơ bé vừa bồi hồi vì những tháng ngày ấy sao mà xa xôi quá!

Với Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Nguyễn Nhật Ánh đã trao tận tay độc giả chiếc vé quý giá trở về những ngày ấu thơ xa vắng, cùng sống lại những kỉ niệm tinh khôi, cùng đắm mình trong dòng suối mát của những năm tháng thiếu thời vô lo nghĩ. Một cuốn sách đáng đọc “cho tất cả những ai đã từng là trẻ con”.

Cuốn sách là lời tự thuật của cả Mùi bé và Mùi lớn, một là cậu bé tám tuổi tinh nghịch, lắm điều, hai là người đàn ông trải đời, biết suy nghĩ. Xuôi theo dòng hồi tưởng của Mùi về những năm tháng quá khứ, người đọc được tham gia vào thế giới đầy màu sắc của Mùi và những người bạn – Hải cò, con Tủn và Tí sún. Ở đó không có những nỗi lo thường trực về vật chất, cũng chẳng có những rạn vỡ đau đớn về tinh thần, có chăng cũng chỉ là những nỗi buồn bâng quơ khi trốn học đi chơi bất thành, khi bị cha mẹ la mắng và cùng lắm là ê ẩm mình mẩy khi bị phết nhẹ mấy roi vào mông.

Mỗi ngày mới trong thế giới kì diệu kia, lạ lùng thay, đều bắt đầu bằng những lời than thở: “Một ngày, tôi chợt nhận thấy cuộc sống thật là buồn chán và tẻ nhạt”. Tuy nhiên, cái tẻ nhạt và buồn chán ấy không phải là cảm giác vô vị, bất lực trước cuộc đời mà nó thuần túy chỉ là vẻ chán ngán bởi phải thực hiện hàng tá những hành động lặp đi lặp lại: tỉnh giấc, ăn sáng, đi học, ngủ trưa, đi học rồi lại học bài, đi ngủ và tỉnh giấc. Bởi vậy, cậu bé quyết định sẽ lấp đầy những ngày buồn tẻ bằng những “phi vụ” nghịch ngợm mà cũng hết sức đáng yêu. Bắt đầu từ trò chơi giả bộ làm phụ huynh, rồi tới việc đặt tên đồ vật bằng những cái tên chẳng – liên – quan – tẹo – nào, chưa kể tới việc xới tung cả khu vườn để lùng tìm một thùng báu vật không có thật, nuôi nấng một đàn chó hoang, hay thậm chí mở cả tá phiên tòa để “xét xử” tội danh người lớn.

Từng câu chữ, từng trang viết trong Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ đều thấm đượm dư vị ngọt ngào của những ngày thơ bé và phảng phất hương thơm dịu ngọt của những kỉ niệm đẹp đẽ khó phai mờ, khiến người đọc bật cười thích thú. Đọc cuốn sách này, ta vừa vui sướng khi bắt gặp hình ảnh của chính bản thân ta, vừa ngỡ ngàng vì những tháng ngày xưa nhìn vậy sao mà xa xôi quá!

Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ thực sự là một tác phẩm nhỏ xinh cho những ai mong muốn được trở về những ngày tháng xưa, được lắng đọng vài giây để chiêm nghiệm về quá trình trưởng thành của mỗi con người.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Chuyến du hành về tuổi thơ

Văn bản Chuyến du hành về tuổi thơ gồm mấy phần? - HoaTieu.vn

1. Thông tin cơ bản và cách triển khai thông tin

a. Thông tin cơ bản:

Nội dung chính của văn bản là những dòng hồi tưởng của Mùi và những người bạn về trò chơi nghịch ngợm của cậu bé về tuổi thơ.

Bố cục:

* Phần 1. Thông tin cuốn sách (Đoạn 1)

Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ánh

- Nhận xét: Một cuốn sách đáng đọc “cho tất cả những ai đã từng là trẻ con”.

- Phuơng thức biểu đạt và tác dụng: Thuyết minh kết hợp nghị luận

=> Cung cấp thông tin về tác giả, tác phẩm, kết hợp thể hiện nhận xét của người viết

* Phần 2. Nội dung cuốn sách (Đoạn 2,3,4)

- Nội dung chính của văn bản là những dòng hồi tưởng của Mùi và những người bạn về trò chơi nghịch ngợm của cậu bé về tuổi thơ.

- Nhận xét, đánh giá: Từng câu chữ, từng trang viết trong Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ đều thấm đượm dư vị ngọt ngào những ngày thơ bé ... những kỉ niệm đẹp đẽ, khiến người đọc bật cười thích thú. Đọc cuốn sách này, ta vừa vui sướng khi bắt gặp hình ảnh của chính bản thân ta, vừa ngỡ ngàng vì những tháng ngày xưa nhìn vậy sao mà xa xôi quá!

- Phương thức biểu đạt và tác dụng:

+ Đ2: Thuyết minh kết hợp nghị luận => Giới thiệu nội dung kết hợp nhận xét về câu chuyện.

+ Đ3: Tự sự kết hợp nghị luận => Thuật lại nội dung câu chuyện kết hợp bàn luận.

+ Đ4: Nghị luận kết hợp biểu cảm => Thể hiện đánh giá, cảm xúc của người viết

+ Đ5: Nghị luận => Nhận xét về giá trị của tác phẩm.

* Phần 3. Khẳng định giá trị cuốn sách (Đoạn 5)

Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là một tác phẩm cho những ai mong muốn được trở về những ngày tháng xưa, để chiêm nghiệm về quá trình trưởng thành của mỗi con người.

- Phuơng thức biểu đạt và tác dụng: Nghị luận =Nhận xét về giá trị của tác phẩm.

b. Cách triển khai thông tin.

- Thông tin cơ bản của văn bản đuợc thể hiện qua các chi tiết. Ngược lại, các chi tiết cũng góp phần thể hiện thông tin cơ bản.

- Phương thức biểu đạt: Thuyết minh kết hợp biểu cảm, tự sự, nghị luận đã góp phần thể hiện thông tin văn bản.

2. Chức năng và đặc điểm của văn bản

a. Chức năng.

Giới thiệu cho bạn đọc nội dung và cảm nhận của người viết về cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, từ đó, khuyến khích bạn đọc tìm đọc tác phẩm này.

b. Đặc điểm văn bản.

* Về cấu trúc: 3 phần

- Thông tin về cuốn sách

- Nội dung cuốn sách

- Khẳng định giá trị cuốn sách

* Sa pô:

Đoạn nằm ngay dưới nhan đề văn bản, nhằm giới thiệu tóm tắt nội dung bài viết và thu hút sự chú ý của người đọc.

* Phương tiện giao tiếp ngôn ngữ, phi ngôn ngữ:

- Từ ngữ thể hiện cảm xúc của người viết: chiếc vé quý giá; một cuồn sách đáng đọc; thế giới kì diệu, lạ lùng thay; thấm đượm dư vị ngọt ngào, hương thơm dịu ngọt, vui sướng, ngỡ ngàng ...

= > Mục đích biểu đạt cảm xúc, sự nhìn nhận, đánh giá của nguời viết về cuốn sách; qua đó thể hiện sự khích lệ của nguời viết với bạn đọc về việc nên tìm đọc cuốn sách.

- Hình ảnh cuốn sách để truyền tải thông tin thêm hiệu quả.

IV. Các đề văn mẫu

Soạn bài Chuyến du hành về tuổi thơ | Văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo

Đề bài : Phân tích bài Chuyến du hành về tuổi thơ

Ai mà chẳng có một tuổi thơ thật đẹp đẽ.. Tuổi thơ của tôi cũng vậy, tràn ngập tiếng cười, niềm vui, tràn ngập những yêu thương, lo lắng. Ở những nơi mà tôi từng sinh sống, có biết bao nhiêu kỉ niệm, nào là những trưa nắng, không đi ngủ trưa mà trốn đi chơi, những buổi chơi ô ăn quan hay nhảy lò cò… Đó là một tuổi thơ chưa từng biết nghĩ đến sự cô đơn là gì, chưa lo lắng đến việc mình làm lụng để mưu sinh. Nhưng đến khi lớn lên, con người ta luôn bận rộn, luôn suy nghĩ nhiều thứ. Khi ta còn thơ bé, ta sẽ sẵn sàng làm những gì mình muốn, nhưng khi lớn lên, ta chỉ muốn làm những gì mà người khác mong muốn. Vì vậy, giữa trẻ con và người lớn luôn có nhiều điểm rất khác biệt.

Tôi biết về tác giả Nguyễn Nhật Ánh đã lâu, nhưng đến bây giờ, tôi mới có dịp được đọc những cuốn sách của ông. Một trong những cuốn sách mà tôi vô cùng ấn tượng đó là cuốn “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”. Cuốn sách này đã được tặng giải thưởng văn học ASEAN 2010. Cuốc sách có bìa màu vàng, in hình một cậu bé, tờ bìa phía sau, tác giả đã nói rằng: “Tôi viết cuốn sách này không dành cho trẻ em. Tôi viết cho những ai từng là trẻ em”. Nguyễn Nhật Ánh viết quyển sách để nói về tuổi thơ của 4 nhân vật là thằng Cu Mùi, thằng Hải Cò, con Tí Sún và con Tũn gồm tất cả 12 chương.

Tôi vô cùng ấn tượng với chương 1 “Tóm lại đã hết một ngày” và chương 2 “Bố mẹ tuyệt vời”, bởi nó khiến cho tôi càng thêm biết ơn bố mẹ của mình. Với chương 1, tôi cảm nhận được tình yêu thương, lo lắng của mẹ dành cho tác giả lúc còn nhỏ. Mà mối quan tâm chủ yếu là về sức khỏe, đối với trẻ con thì chẳng hề để ý đến sức khỏe của mình cho mấy, nhưng đến khi càng lớn tuổi, mối quan tâm về sức khỏe càng tỏ ra vô cùng đúng đáng, quan trọng. Khi đọc quyển sách, rất nhiều kí ức ùa về trong đầu óc tôi. Tôi nhớ lại về những ngày mình 7, 8 tuổi, tôi chẳng nghĩ gì nhiều về mặt tình cảm. Nhưng càng lớn, chỉ số tăng trưởng về mặt tình cảm càng tăng lên. Chẳng hạn, tình cảm của mình đối với gia đình. Trong chương 2, tác giả kể về những trò chơi mà ông và các người bạn nhỏ trong xóm cùng nhau chơi. Nó mang lại rất nhiều tiếng cười với tôi, và chắc hẳn, nếu bạn đọc được chương này, bạn sẽ cảm nhận được giống như tôi.

Ngoài ra, tôi cũng rất thích chương “Đặt tên cho thế giới”. Cu Mùi cũng Hải Cò, con Tí Sún, con Tũn cùng nhau thay đổi những suy nghĩ của bản thân. Cả bọn cho rằng “cái cánh tay là cái miệng”, nói “đi chợ thay cho đi ngủ”, cũng như “cái cặp biến đổi thành cái giếng”… Cả bọn quyết tâm thay đổi cách gọi, đặt tên lại cho cả thế giới chỉ với mực đích làm cho thế giới trở nên mới mẻ, bớt nhàm tẻ. Những câu chuyện như vậy cũng rất mang lại tiếng cười, cho thấy được tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ánh rất vui, đầy lý thú. Ở cuối chương 12, tác giả có viết “Để sống tốt hơn đôi khi chúng ta phải học làm trẻ con trước khi học làm người lớn..”. Đúng vậy, tuổi thơ cho ta rất nhiều kỉ niệm, khi nhỏ, ta thường ước mong được làm người lớn để tự do làm điều mình thích mà không phải xin phép ba mẹ. Đến khi lớn, ta mới biết rằng, cuộc sống của một người lớn lại còn tẻ nhạt gấp nhiều lần cuộc sống trẻ con, nó khiến ta khát khao nói lên một điều rằng: “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ…”

1 446 lượt xem