Tác giả tác phẩm Khoe của (Chân trời sáng tạo 2024) Ngữ văn 8 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Khoe của Ngữ văn lớp 8 sách Chân trời sáng tạo đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 8. Mời các bạn đón xem:

1 91 lượt xem


Tác giả tác phẩm: Khoe của - Ngữ văn 8

I. Đọc tác phẩm Khoe của

Có anh tính hay khoe của. Một hôm, may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều, chả thấy ai hỏi cả, anh ta tức lắm. Đang lúc tức tối, chợt thấy một anh, cũng hay khoe, tất tưởi chạy đến hỏi to:

- Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?

Anh kia liền giơ ngay vạt áo ra, bảo:

- Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả.

II. Tìm hiểu tác phẩm Khoe của

1. Thể loại

- Truyện cười

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

In trong Tiếng cười dân gian Việt Nam, Trương Chính, Phong Châu sưu tầm, biên soạn và giới thiệu, NXB Khoa học xã hội, 1997.

loading...

3. Phương thức biểu đạt

Văn bản Khoe của có phương thức biểu đạt là tự sự.

4. Ý nghĩa nhan đề Khoe của

Đây là thói xấu, thường thấy ở những người có nhiều của, những người giàu có, dư thừa, thích học đòi.

5. Tóm tắt bài Khoe của

Có hai anh chàng có tính hay khoe của gặp nhau. Một anh đang đi hỏi tìm lợn mất cố gắng khoe đó là con “lợn cưới”, anh còn lại cũng hí hửng khoe “áo mới” trong câu trả lời của mình.

6. Giá trị nội dung

- Truyện chế giễu, phê phán những người có tính hay khoe khoang, khoác lác, một tính xấu khá phổ biến trong xã hội.

7. Giá trị nghệ thuật

- Cách kể chuyện ngắn gọn, gây ấn tượng cho người đọc.

- Có yếu tố gây cười, hài hước.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Khoe của

a. Tính khoe của và những của được đem khoe

- Tính khoe của là thói thích tỏ ra, trưng ra cho người ta biết là mình giàu. Đây là thói xấu, thường thấy ở những người có nhiều của, những người giàu có, dư thừa, thích học đòi. Thói xấu này biểu hiện ở cách ăn mặc, trang sức, xây cất, bài trí nhà cửa, cách nói năng, giao tiếp.

- Những của được đem ra khoe:

+ Chiếc áo mới

+ Một con lợn để thịt làm đám cưới.

=> Những vật rất bình thường. Từ đó chế giễu tính hay khoe, khoe của.

b. Cách khoe của mỗi nhân vật

- Anh có áo mới:

+ Có chiếc áo mới liền mặc ngay mà không hề đợi đến ngày lễ hoặc tếm có dịp nào đó.

+ Anh ta “đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen”

+ Anh kiên nhẫn đứng từ sáng đến chiều.

+ Khi anh lợn cưới đến thì giơ vạt áo ra và trả lời.

=> Hành động thừa, lố bịch và trả lời thừa một vế.

- Anh có lợn cưới:

+ Anh đi tìm lợn khoe trong lúc nhà đang có việc lớn (nhà có đám cưới), lợn để làm cỗ cho lễ cưới lại bị sổng mất.

+ Lẽ ra chỉ cần hỏi người ta “Bác có thấy con lợn của tôi chạy qua đây không?” Hoặc có thể miêu tả lại con lợn bị sổng như thế nào? Nhưng anh có lượn lại thế từ “cưới” vào thành “lợn cưới” không phải từ thích hợp để chỉ con lợn bị sổng.

=> Mục đích của anh ta chỉ để khoe lợn, khoe của.

IV. Các đề văn mẫu 

Đề bài: Phân tích ý nghĩa truyện cười “Khoe của”

Truyện cười có những nét đặc trưng riêng không thể nhầm lẫn, bởi yếu tố gây cười cũng như nội dung hàm súc của nó. Đằng sau tiếng cười sảng khoái, người ta buộc phải ngẫm nghĩ, phải học hỏi và thay đổi. “Khoe của” mở đầu bằng tình huống trào phúng, Trong truyện, ta bắt gặp hai anh có tính khoe của gặp nhau. Một anh thì may được chiếc áo mới liền mặc ngay, mong được khen. Một anh thì muốn khoe với mọi người mình có con lợn cưới. Người có áo mới thì mặc ngay và đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen. Anh ta tức giận chỉ vì anh ta đã đứng từ sáng đến chiều mà chẳng có ai hỏi. Chi tiết “đứng hóng ở cửa” rất đắt. Nó lột tả được những điều đáng chê cười ở anh chàng này. Một cái áo mới thì có gì đâu mà đến nổi bỏ cả công ăn việc làm, chỉ “hóng” ở cửa để khoe. Khi có người mất lợn hỏi “Bác có thấy con lợn của tôi chạy qua đây không?” thì lẽ ra anh ta phải trả là “Tôi có thấy con lợn chạy qua đây” hoặc “Tôi không thấy con lợn nào chạy qua đây cả”. Câu trả lời của anh ta lại là: “Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả”. Với mọi người thì câu trả lời đó thừa thãi. Nhưng với anh ta thì có lẽ câu trả lời đó mới diễn đạt đúng đủ mục đích “khoe” của anh ta. Thật là buồn cười và lố bịch.

Tình huống được xây dựng theo cách nói quá, lố bịch hơn so với hoàn cảnh thường thấy, nhằm mục đích nhấn mạnh vào bài học mà tác giả muốn đề cập. Đó là phê phán đả kích thói khoe khoang, khoe của. Đây là tính xấu phổ biến trong xã hội, thói khoe khoang khiến đối phương khó chịu và cảm giác không được thoải mái, thân thiện, dễ khiến chúng ta mất điểm trong mắt người khác. Trong câu chuyện, hai kẻ thích khoe khoang gặp nhau đã tạo thành một tình huống lố bịch, dở khóc dở cười. Trong cuộc sống, hãy hạn chế tối đa thói xấu này, người xưa nói rằng một bông lúa chín là một bông lúa biết cúi đầu, giá trị của một người chỉ thực sự lớn khi họ biết cách khiêm tốn. Câu chuyện khuyên ta hãy sống khiêm tốn. Đức độ và tài năng của mỗi người sẽ được bộc lộ qua việc làm chứ không bộc lộ qua lời nói. Thước đo giá trị con người không phải bằng tiền bạc mà bằng tài năng, trí tuệ và sự đóng góp, cống hiến của người đó đối với cộng đồng, xã hội.

Bên cạnh đó, việc khoe khoang sẽ khiến cho trí tuệ của con người giảm sút, bởi họ chỉ quan tâm đến việc làm sao để đối phương biết những thứ mình có, dẫn tới sự lố bịch trong cách giao tiếp, ví dụ hình ảnh lợn cưới trong câu chuyện mang đầy tính châm biếm đả kích. Trí tuệ giảm sút, khiêm tốn không có rất dễ đi đên thất bại, trong cuộc sống không cần phải nói nhiều, tự họ sẽ nhìn nhận giá trị của bạn, và chỉ như vậy, bạn mới được công nhận.

Như vậy “Khoe của” tuy có cốt truyện đơn giản, không đặc sắc, nhưng không vì vậy mà mất đi nôi dung hay. Với tiếng cười châm biếm, tác phẩm phê phán thói khoe khoang của con người và khuyên chúng ta phải biết khiêm tốn trong cuộc sống.

1 91 lượt xem