Tác giả tác phẩm Cuộc tu bổ lại các giống vật (Chân trời sáng tạo 2024) Ngữ văn 10 chi tiết nhất
Tác giả tác phẩm Cuộc tu bổ lại các giống vật Ngữ văn lớp 10 sách Chân trời sáng tạo đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:
Tác giả tác phẩm Cuộc tu bổ lại các giống vật - Ngữ văn 10
I. Tác giả
- Tác giả dân gian.
- Theo Nguyễn Đổng Chi trong “Lược Khảo về thần thoại Việt Nam”.
II. Đọc tác phẩm Cuộc tu bổ lại các giống vật
Ngọc Hoàng trước khi sáng tạo ra con người đã nặn ra vạn vật. Những lúc sơ khởi, một phần vì thiếu nguyên liệu, một phần cũng vì vội vàng muốn có một thế giới ngày trong một sớm một chiều cho nên có một số động vật có thể cấu tạo chưa được đầy đủ: có con thiếu cánh, có con thiếu chân,…
Vì thế sau đó, có một hôm Ngọc Hoàng phái ba vị Thiên thần mang nguyên liệu xuống núi để làm công việc tu bổ, bù đắp cho những con vật nào mà cơ thể còn chưa được đầy đủ. Tin ấy bạn bố ra, mọi giống vật đều tranh nhau tìm đến nơi ở của Thiên thần để xin những thứ mà mình cần thiết. Thiên thần có lo làm tròn nhiệm vụ trong những ngày lưu lại ở hạ giới. Mọi giống vật khi ra về đều lấy làm thoả mãn.
Khi phân phát mọi nguyên liệu cho các giống vật vừa hết thì có con vịt và con chó cùng đến một lần xin cho mình mỗi con một cắng thiếu vì chó chỉ mới có ba căng mà vịt thì mới có một. Thấy họ đến, Thiên thần từ chối với lí do các nguyên liệu đều đã hết nhẫn.
Nhưng sau thấy hai con vật nài nỉ dữ quá, Thiên thần thương tình bèn tạm bẻ chân ghế chấp một chân cho con vịt và một chân sau bị thiếu cho con chó. Thiên thần đặn vịt và chè vằng:
– Khi nào ngủ chớ để căng này xuống đất sợ nó dây phải bùn nước lâu ngày mục đi chăng. Vậy cần phải giơ lên cho nó khô ráo.
Vịt và chó đều nhất nhất vâng lời. Vì thế mà sau này hai giống vật ấy lúc nào ngủ đều có một cẳng giơ lên trên không.
Sau khi vịt và chó ra về, cả ba Thiên thần soạn sửa lên trời thì bỗng lại có mấy loại chim khác cùng đến một lúc như chiền chiện!, đó nách” và ốc cau,…
Bọn chúng vì lúc mới được sáng tạo, Ngọc Hoàng làm vội nên con nào cũng thiếu cả hai chân. Thấy Thiên thần khoát tay từ chối, bọn chúng lấy cớ là vì nghe tin quá chậm lại vì không có chân nên không đi được nhanh mà cố vật nài Thiên thần giúp cho mình. Một trong số ba Thiên thần thấy chúng khẩn cầu mãi mới bẻ một nắm chân hương, gắn cho chúng mỗi con một đôi làm chân. Khi thấy chân mình quá yếu ớt, bọn chim kia kêu lên:
– Chết nỗi. Chân như thế này thì đậu thế nào cho vững được.
Thiên thần trả lời:
– Hãy chịu khó giữ gìn một chút là được. Bao giờ muốn dùng nó thì hãy đặt nhóm chân xuống đất xem có vững không đã rồi hãy đậu. Sau này nếu có gây chúng ta lại sẽ thay thứ khác.
Vì thế mà từ đó dòng dõi các loài chim ấy còn giữ thói quen chới với ba lần để thử đặt chân trước khi đậu.
III. Tác phẩm Cuộc tu bổ lại các giống vật
1. Thể loại
Thần thoại Việt Nam
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
Theo Nguyễn Đồng Chi, Lược khảo về thần thoại Việt Nam, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2003
3. Phương thức biểu đạt
Tự sự
4. Ý nghĩa nhan đề
Nhan đề “Cuộc tu bổ lại các giống vật” nói lên nội dung câu chuyện đó là kể lại quá trình tu bổ, sửa chữa lại những khiếm khuyết của các loài vật của các vị thiên thần. Qua đó nhằm lí giải các hiện tượng trong cuộc sống.
5. Tóm tắt tác phẩm Cuộc tu bổ lại các giống vật
Văn bản kể lại quá trình tu bổ, sửa chữa lại những khiếm khuyết của các loài vật của các vị thiên thần. Qua đó nhằm lí giải các hiện tượng trong cuộc sống.
6. Bố cục tác phẩm Cuộc tu bổ lại các giống vật: 2 phần
- Đoạn 1: Từ đầu đến “lấy làm thỏa mãn”: Ngọc Hoàng sai các Thiên thần xuống tu bổ cho các loài vật bị khiếm khuyết
- Đoạn 2: Còn lại: Các vị thần sửa chữa lại khiếm khuyết cho vịt, cáo và chim.
7. Giá trị nội dung tác phẩm Cuộc tu bổ lại các giống vật
- Lí giải các hiện tượng tự nhiên về các loài vật trong cuộc sống
8. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Cuộc tu bổ lại các giống vật
- Sử dụng thành công các yếu tố kì ảo hoang đường
IV. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Cuộc tu bổ lại các giống vật
1. Bối cảnh câu truyện
- Không gian:
+ Không gian ở đây không được miêu tả nhiều.
+ Chỉ có cảnh các thiên thần xuống núi để giúp đỡ vạn vật và các thiên thần bay về trời
- Thời gian
+ Bối cảnh thời gian được lấy lúc sơ khởi, trước khi Ngọc hoàng tạo ra vạn vật
→ Đây là một câu truyện thần thoại khá thú vị về sự ra đời của vạn vật
2. Nhân vật Ngọc Hoàng và ba vị thiên thần
- Ngọc hoàng dù là những người đứng đầu và có quyền năng nhưng làm việc khá hấp tấp và không cẩn thận. Cụ thể hơn là họ đã làm nhiều loại động vật như vịt, chó, chiền chiện đều thiếu mất bộ phận cần thiết
- Ba vị thiên thần thì làm việc rất có trách nhiệm. Họ cố gắng lấy cả chân ghế, chân hương để giúp đỡ những con vật bị thiếu bộ phận.
V. Các bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích bài Cuộc tu bổ lại các giống vật
Bài tham khảo 1
Với mỗi vùng văn hóa khác nhau, dân gian lại có cách lý giải về nguồn gốc của muôn ngàn vạn vật khác nhau. Tuy nhiên, các sáng tạo ấy vẫn gặp nhau tại một điểm tương đồng nào đó. Nếu như bạn bắt gặp vị thần lơ đễnh, đãng trí Ê-pi-mê-tê trong 'Prô-mê-tê và loài người' của thần thoại Hy Lạp thì khi đến với 'Cuộc tu bổ lại các giống vật' của thần thoại Việt Nam, các bạn sẽ lại thấy sự hấp tấp, vội vã của Ngọc Hoàng. Truyện 'Cuộc tu bổ lại các giống vật' được sưu tầm và in trong 'Lược khảo về thần thoại Việt Nam' là truyện có chủ đề gần gũi với con người và hình thức nghệ thuật độc đáo.
Truyện 'Cuộc tu bổ lại các giống vật' kể về việc Ngọc Hoàng tạo ra các loài vật nhưng cơ thể chúng lại không hoàn chỉnh. Để khắc phục những thiếu sót ấy, ngài đã phái ba vị Thiên thần xuống trần gian để tu bổ lại các loài vật. Qua câu chuyện, ta thấy được cách lý giải sáng tạo của con người về những đặc tính, tập quán của loài vật. Quá trình tu bổ lại các giống vật của Ngọc Hoàng được diễn ra vào lúc sơ khai. Khi ấy, thế giới còn chưa được tạo lập nên Ngọc Hoàng luôn mong muốn 'có một thế giới ngay' Trước khi sáng tạo ra con người, ngài đã nặn ra vạn vật nhưng do thiếu nguyên liệu và vội vàng muốn tạo ra thế giới ngay lập tức nên nhiều con vật không có đủ bộ phận trên cơ thể như ngày nay. Để có thể bù đắp những thiếu sót ấy, Ngọc Hoàng phái ba vị Thiên thần mang theo các nguyên liệu xuống núi để thực hiện công việc tu bổ, bù đắp cho những con vật có cơ thể chưa đầy đủ. Ba vị Thiên thần với những cố gắng đã giúp cho loài vật có được những bộ phận còn thiếu. Trong thời gian tu bổ ấy, vì vịt, chó và chim đến muộn nên ba vị Thiên thần có tấm lòng tốt bụng đã lấy chân ghế chắp cho vịt và chó, chân hương gắn cho chim. Thế là các con vật đều có đủ các bộ phận như chúng mong muốn. Tuy nhiên, câu chuyện không đơn thuần kể về quá trình bù đắp các khiếm khuyết mà còn là những quan sát tỉ mỉ về đặc điểm, tập tính của con vật. Con người thời cổ đã phát hiện ra những điều lí thú gắn với đặc điểm cơ thể mỗi loài nên mong muốn có một đáp án chính xác. Vì thế, bằng trí tưởng tượng của mình, họ sáng tạo nên câu chuyện gắn liền với chân sau của chó, chân còn thiếu của vịt và thói quen chới với ba lần để thử đặt chân trước khi đậu của các loài chim. Như vậy, chủ đề của tác phẩm đã trở nên gần gũi hơn với con người khi xoay quanh các sự vật gắn liền đời sống hàng ngày.
Truyện 'Cuộc tu bổ lại các giống vật' không chỉ là sự lý giải của con người về sự hình thành của các con vật mà truyện còn là bài học về sự hấp tấp vội, vội vàng và sự thích nghi với cuộc sống. Ngọc Hoàng vì vội vàng muốn tạo ra thế giới cho nên khi nặn ra các loài vật thì lại có những loài thiếu đi một bộ phận nào đó trên cơ thể. Cho nên, trong cuộc sống chúng ta cần phải suy nghĩ kĩ càng, lên kế hoạch, mục tiêu cụ thể trước khi hành động để tránh gặp phải những sai lầm không đáng có. Bên cạnh đó, việc làm của ba vị Thiên thần còn giúp chúng ta học được sự bao dung và vị tha cùng tấm lòng nhân hậu khi vịt, chó và chim đến muộn nhưng ba vị thần vẫn cố gắng hết mực để giúp đỡ chúng để chúng có một cuộc sống tốt hơn.
Một trong những điểm đặc sắc tạo nên sự thành công của truyện 'Cuộc tu bổ lại các giống vật' đó chính là ở cách xây dựng cốt truyện và vận dụng các yếu tố hư cấu, kì ảo vào trong truyện. Truyện có cốt truyện đơn giản, gần gũi với đời sống con người Việt Nam bởi nội dung xoay quanh các con vật thường thấy trong cuộc sống như vịt, chó,... Truyện đã lý giải các đặc tính, tập quán của các con vật này một cách thú vị và hấp dẫn qua các yếu tố kì ảo. Yếu tố hư cấu kì ảo cùng ngôn ngữ giản dị được thể hiện ở việc ba vị Thiên thần dùng chân ghế để chắp cho vịt và chó, chân hương để gắn cho chim khiến câu chuyện trở nên hài hước hơn. Đây là cách lý giải đầy hóm hỉnh, tạo tiếng cười cho người đọc. Bên cạnh đó, cách xây dựng nhân vật cũng tạo nên đặc sắc cho truyện và đóng góp thành công trong việc làm nổi bật chủ đề. Ngọc Hoàng - vị thần có sức mạnh siêu nhiên khi có thể tạo ra muôn loài nhưng lại có nét tính cách tương đồng với con người. Vì tính nóng vội khi 'muốn có một thế giới ngay trong một sớm một chiều' nên các loài vật mà Ngọc Hoàng nặn ra đã bị thiếu một bộ phận nào đó trên cơ thể.
Truyện 'Cuộc tu bổ lại các giống vật' mang đậm dấu ấn của truyện dân gian cùng với những yếu tố hư cấu, kì ảo, ngôn từ giản dị đã giải thích về các đặc điểm, tập tính của các con vật quen thuộc với chúng ta. Qua câu chuyện, chúng ta hiểu biết hơn về trí tuệ và trí tưởng tượng phong phú của dân gian xưa.
Bài tham khảo 2
Với cách lí giải nguồn gốc muôn loài một cách thú vị, “Cuộc tu bổ lại các giống vật” đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc. Truyện được nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Đổng Chi sưu tầm và in trong “Lược khảo về thần thoại Việt Nam”. Đặc biệt, truyện còn được coi là tác phẩm độc đáo về chủ đề và đặc sắc trong hình thức nghệ thuật.
“Cuộc tu bổ lại các giống vật” xoay quanh việc Ngọc Hoàng nặn ra vạn vật trước khi tạo nên con người. Trong quá trình hoàn thành công việc, một phần do thiếu các nguyên liệu, một phần do sự nóng vội, các con vật được hình thành nhưng chưa đầy đủ bộ phận trên cơ thể.
Chính vì vậy, để khắc phục những thiếu sót ấy, Ngọc Hoàng đã phái ba vị Thiên thần xuống trần gian để tu bổ, bù đắp các bộ phận còn thiếu. Qua câu chuyện, tác giả dân gian đã lí giải một cách thú vị về đặc điểm, tập quán của một số loài vật thân thuộc với cuộc sống con người như vịt, chó, chim.
Quá trình Ngọc Hoàng tạo ra muôn vật diễn ra vào buổi sơ khai, khi ấy thế gian còn chưa xuất hiện loài người “trước khi sáng tạo ra con người đã nặn ra vạn vật”. Trong khoảng không gian vũ trụ rộng lớn mà buồn tẻ đó, Ngọc Hoàng mong muốn “có một thế giới ngay trong một sớm một chiều” nên đã nặn ra vạn vật.
Tuy nhiên, vì không có đủ nguyên liệu và vội vàng muốn thế giới đông vui hơn, nhiều con vật được tạo ra nhưng chưa hoàn thiện về cơ thể. Để khắc phục thiếu sót ấy, Ngọc Hoàng đã phái ba vị Thiên thần xuống núi cùng các nguyên liệu để tiến hành công cuộc tu bổ.
Tuy nhiên, trong thời gian bù đắp, ba loài vật là vịt, chó và chim vì đến muộn nên ba vị Thiên thần đã tận dụng các nguyên liệu còn thừa để hoàn thiện những cái chân còn thiếu của chúng. Các vị Thiên thần “bẻ tạm chân ghế chắp một chân cho con vịt và một chân sau bị thiếu cho con chó”, “bẻ một nắm chân hương, gắn cho chúng mỗi con một đôi làm chân”.
Nhờ tấm lòng tốt bụng của ba vị Thiên thần, vịt, chó và chim đã có đầy đủ bộ phận giống như các loài vật khác. Song, chúng lại không hoàn toàn vui vẻ khi cơ thể được hoàn thiện, mà lại hết sức lo lắng “Chết nỗi. Chân như thế này thì đậu thế nào cho vững được”.
Qua những chi tiết như vậy, ta thấy được các quan sát tỉ mỉ của con người thời cổ về đặc điểm, tập tính của loài vật. Họ phát hiện ra những điều lý thú gắn với đặc tính trên bộ phận mỗi loài và mong muốn nhận được lời giải đáp chính xác.
Với những lý giải thú vị, chủ đề của truyện “Cuộc tu bổ lại các giống vật” không còn khắc họa hình ảnh đào non, lấp biển, phân chia trời đất mà trở nên gần gũi, quen thuộc khi xoay quanh các sự vật, hiện tượng gắn liền với chính đời sống hàng ngày của con người.
Đặc sắc về hình thức nghệ thuật cũng góp phần làm nên thành công của tác phẩm. Trước hết, truyện có cốt truyện đơn, gần gũi với cuộc sống sinh hoạt của người dân Việt Nam. Nội dung chính của truyện chỉ đơn giản xoay quanh các lý giải thú vị về đặc điểm, tập quán của vịt, chim, chó,… Và để cho truyện trở nên hấp dẫn và sống động hơn, các tác giả dân gian đã sử dụng sáng tạo yếu tố kì ảo, hư cấu.
Đặc biệt là trong việc khắc họa vật các vị thần Ngọc Hoàng và ba vị Thiên thần với sức mạnh phi thường “Ngọc Hoàng trước khi sáng tạo ra con người đã nặn ra các vật”, “ba vị Thiên thần mang nguyên liệu xuống núi để làm công việc tu bổ, bù đắp cho những con vật nào mà cơ thể còn chưa đầy đủ”. Yếu tố kì ảo cũng được vận dụng linh hoạt, thể hiện qua công cuộc tu bổ, bù đắp những thiếu sót bộ phận cơ thể của mỗi loài vật.
Ngoài ra, một trong những đặc sắc về nghệ thuật phải kể đến là cách xây dựng nhân vật. Trước hết, các tác giả dân gian đã khắc họa thành công hình ảnh Ngọc Hoàng – vị thần quen thuộc trong truyện thần thoại, có sức mạnh siêu nhiên và tài năng vượt trội khi tạo ra con người và thế giới muôn loài. Tiếp đến, Ngọc Hoàng cũng là vị thần có nét gần gũi với con người khi nóng vội “muốn tạo ra thế giới ngay trong một sớm một chiều”.
Qua những phân tích, đánh giá trên đây, chúng ta thấy được truyện “Cuộc tu bổ lại các giống vật” là một truyện thần thoại có chủ đề hấp dẫn cùng các sáng tạo độc đáo về hình thức nghệ thuật. Truyện đã làm phong phú hơn nữa chủ đề lớn của thể loại thần thoại – quá trình tạo lập thế giới, muôn loài.
Truyện “Cuộc tu bổ lại các giống vật” đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc với cách lí giải thú vị của con người thời cổ về các đặc tính, tập quán của loài vật quen thuộc với đời sống. Từ đây, chúng ta càng thêm trân trọng và hiểu biết về trí tưởng tượng và các sáng tạo của dân gian xưa.