Tác giả tác phẩm Thị Mầu lên chùa (chèo cổ) (Chân trời sáng tạo 2024) Ngữ văn 10 chi tiết nhất
Tác giả tác phẩm Thị Mầu lên chùa (chèo cổ) Ngữ văn lớp 10 sách Chân trời sáng tạo đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:
Tác giả tác phẩm: Thị Mầu lên chùa (chèo cổ) - Ngữ văn 10
I. Tác giả
- Theo Hà Văn Cầu (chủ biên), Hà Văn Cầu – Hà Văn Trụ (biên soạn)
II. Đọc tác phẩm Thị Mầu lên chùa
THỊ MẦU: Này chị em ơi
Nay mười tư mai đã là rằm
Ai muốn ăn oản thì năng lên chùa.
Chị em lên chùa từ bao giờ nhỉ?
TIẾNG ĐẾ: Mười tư, rằm!
THỊ MẦU: Thế mà Thị Mầu tôi mang tiếng lẳng lơ
Đò đưa cấm giá! tôi lên chùa từ mười ba.
Mười ba,
Tôi lên chùa thấy tiểu mười ba
Thấy sư mười bốn, vãi già mười lăm
Tôi muốn cho một tháng đôi rằm
Trước vào lễ Phật, sau thăm vãi già
Tôi bước vào lễ Phật Thích Ca
Lễ đức Tam Thế, vua cha Ngọc Hoàng!.
(xưng danh) Tôi Thị Mẫu con gái phú ông
Thầy mẹ tôi tôn kính một lòng
Tiền cùng gạo lên chùa tiến cúng.
Bạch nhà sư trong ấy, cho chú tiểu ra nhận lễ, cho tôi còn về nào.
KÍNH TÂM: A di đà Phật! Chào cô lên chùa!
THỊ MẦU: A di đà Phật!
KÍNH TÂM: A di đà Phật
Tam Bảo Như Lai
Của ai phúc nấy
A di đà Phật! Cô cho biết tên để tôi vào lòng sớ
THỊ MẦU: Tên em ấy à?
Là Thị Mầu, con gái phú ông
Tuổi vừa đôi tám, chưa chồng đấy thầy tiểu ơi!
Chưa chồng đấy nhá!
KÍNH TÂM: A di đà Phật!
Khấn nguyện thập phương
Kính trình Tam Bảo!
Lòng người có đạo
Đêm của cúng dường?
Một nén cũng biên
Một đồng cũng kể
Tuy vân bạc lễ
Đãn kiến thành tâm?
Phật tổ giám lâm
Quý thần soi xét!
A di đà Phật! Tôi đã đèn nhang xong, mời cô vào lễ Phật.
THỊ MẦU: Người đâu mà đẹp như sao băng thế nhỉ?
TIẾNG ĐẾ: Ai lại đi khen chú tiểu thế cô Mầu ơi!
THỊ MẪU: Đẹp thì người ta khen chứ sao
Này chị em oi,
Người đâu đến ở chùa này
Ấy mấy thầy tiểu ơi!
KÍNH TÂM: Nam mô A di đà Phật!
THỊ MẪU: Ấy mấy thầy tiểu ơi
TIẾNG ĐẾ: Mẫu ơi mất bò rồi!
THỊ MẪU: Nhà tao còn ối trâu!
Này thầy tiểu ơi!
Thầy như táo rụng sân đình
Em như gái rở!, đi rình của chua.
Ấy mấy thầy tiểu ơi!
KÍNH TÂM: Nam mô A di đà Phật.
TIẾNG ĐẾ: Mẫu ơi nhà mày có mấy chị em? Có ai như mày không?
THỊ MẪU: Nhà tao có chín chị em, chỉ có mình tao là chín chắn nhấtđấy!
TIẾNG ĐẾ: Dơ lắm! Mầu ơi
THỊ MẪU: Kệ tao! Này thầy tiểu ơi, ăn với em miếng trầu đã nào, rồi để mõ đấy em đánh chol
KÍNH TÂM: Nam mô A di đà Phật!
THỊ MẪU: Ấy mấy thầy tiểu ơi!
(hát ghẹo tiểu)
Song đứng trước cửa chùa
Tôi vào tôi gọi, thầy tiểu chẳng thưa, tôi buồn
Ấy mấy thầy tiểu ơi!
Một cành tre, năm bảy cành tre
Phải duyên thì lấy, chớ nghe họ hàng
Ấy mấy thầy tiểu ơi!
Mẫu đơn giống cảnh nhà thờ
Đôi ta chỉ quyết đợi chờ lấy nhau
Ấy mấy thầy tiểu ơi!
Muốn cho có thiếp có chàng.
Ba sáu mười tám, cơm hàng có canh
Ấy mấy thầy tiểu ơi!
Trúc xinh trúc mọc sân đình
Em xinh em đứng một mình chẳng xinh!
(Nói) Bỏ mõ em đánh chỗ nào! Người đâu thấy gái mà lại chạy hết
(Kính Tâm bỏ chạy)
Chẳng trăm năm cũng một ngày
Gương kia còn đó, tấm áo này còn hơi
Chị em ơi, tôi lấy hơi thầy tiêu xem, chị em nhé!
À, kinh mõ của chú tiểu còn bỏ đó, thế nào cũng phải ra đây.
Tôi tìm chỗ nấp, thế nào tôi cũng nắm tận tay chú tiểu thì tôi mới nghe!
(nấp)
KÍNH TÂM: (ra, nói) Ngẫm oan trái nhiều phen muốn khóc
Thấy nhân duyên nghĩ lại nực cười
Hẳn vô tình thế mới trêu ngươi
Vì hữu ý nên rằng hoảng mắt
Chứ có biết đâu mình cũng chỉ là…
THỊ MẪU: (xông ra, nắm tay Kính Tâm) Đây rồi nhé!
KÍNH TÂM: Mô Phật!
THỊ MẪU: Bó mô Phật đi!
KÍNH TÂM: Cô buông ra để tôi quét chùa kẻo sư phụ người quở chết!
THỊ MẪU: Đưa chối đây em quét rồi em nói chuyện này cho mà nghel
Này chú tiểu oil
Mong cho chú tiểu quét sân
Xích lại cho gần, cằm chổi quét thay
Lá tình không gió mà bay!
Nào, ăn với em miếng giấu! đã nào! (Kính Tâm bỏ chạy)
Phải gió ở đâu! Chạy từ bao giờ rồi!
Ới này thầy tiểu ơi!
Muốn rằng cây cải cho xanh
Thài lài, rau dệu? tám thành bờ tre
Lắng tai tôi nói cho mà nghe
Tri Âm chẳng tỏ tri ân
Để tôi thương vụng nhớ thầm sầu riêng!
TIẾNG ĐẾ: Sao lẳng lơ thế, cô Mầu ơi!
THỊ MẦU: Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn
Chính chuyên cũng chẳng sơn son để thòi
III. Tác phẩm Thị Mầu lên chùa (chèo cổ)
1. Thể loại
Chèo
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- Trích trong vở chèo “ Quan Âm Thị Kính”
3. Phương thức biểu đạt
Tự sự
4. Ý nghĩa nhan đề
Ý Nghĩa Nhan Đề Tác Phẩm Thị Mầu Lên Chùa nói về một cô nàng đỏng đảnh, lẳng lơ, đi ngược với đạo lí, lễ nghĩa ngày xưa nhưng lại thích đi chùa vì muốn treo ghẹo và tán tỉnh Tiểu Kính. Nhan đề này đã góp phần gây ấn tượng không nhỏ đến những người biết đến vở chèo cổ này
5. Tóm tắt tác phẩm Thị Mầu lên chùa (chèo cổ)
Sau nỗi oan khuất của bản thân. Thị Kính - nàng nghĩ thương thân xót phận đành thay dạng nam nhi, xin vào chùa đi tu, được Sư Cụ nhận lời, đặt cho hiệu là Kính Tâm.Thị Mầu con gái phú ông vốn lẳng lơ trong làng thấy Kính Tâm Tâm đẹp người tốt nết, liền tìm mọi cách dụ Kính Tâm nhưng bị cự tuyệt.
6. Bố cục tác phẩm Thị Mầu lên chùa (chèo cổ)
- Phần 1: ( từ đầu… có ai như mày không): Thị Mầu đi lên chùa
- Phần 2: (còn lại): Tính cách, đặc điểm Thị Kính
7. Giá trị nội dung tác phẩm Thị Mầu lên chùa (chèo cổ)
- Phản ánh khao khát hạnh phúc tự do của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
- Phê phán, tố cáo đạo đức giả của đạo đức quan phong kiến.
8. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Thị Mầu lên chùa (chèo cổ)
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình
- Tình huống truyện đặc sắc lôi cuốn hấp dẫn.
IV. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Thị Mầu lên chùa (chèo cổ)
1. Nhân vật Thị Mầu
* Lời nói:
-Đây rồi nhé
-Phải gió ở đâu! Chạy từ bao giờ rồi!
-Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn
à Phóng khoáng, táo bạo, khác biệt với hình ảnh người phụ nữ truyền thống xưa
* Quan niệm về tình yêu
- Qua lời thoại của Thị Mầu, có thể thấy nhân vật này khá phóng khoáng, tự do suy nghĩ về tình yêu. Thị Mầu nghĩ rằng chỉ cần là mong nhớ, tương tư về người ta là mình có thể tư do đến bên người đó, không ngại quy giáo, lễ nghĩa. Là duyên thì mình đén ''Phải duyên thời lấy/ Chớ nghe họ hàng''
* Nét đặc sắc, nổi bật
- Nhân vật này có thể nói là mang một nét mới lạ so với hình ảnh người phụ nữ truyền thống.
- Thị Mầu đi ngược hăn với đạo lí, lễ nghĩa ngày xưa, thể hiện cái tôi rất mạnh.
- Điều này đã gây ấn tượng không nhỏ đến những người biết đến vở chèo
2. Nhân vật chú tiểu
* Ngoại hình:
- Đẹp như sao băng
- Cổ cao ba ngấn, lông mày nét ngang
* Lời nói:
-A di đà Phật! Cô cho tôi biết tên để ghi vào lòng sớ
-A di đà Phật
Một nén cũng biên
Một đồng cũng kể
-Ngẫm oan trái nhiều phen muốn khóc..
à Trầm ổn, dịu dàng, mang mác buồn, hình ảnh đậm vẻ truyền thống của người phụ nữ thời phong kiến dù đã quy y cửa Phật
* Tính cách
- Kiệm lời, không muốn nói chuyện nhiều với Thị Mầu, luôn tránh né.
V. Các bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích bài Thị Mầu lên chùa (chèo cổ)
Bài tham khảo 1
Về tác phẩm Chèo Thị Mầu Lên Chùa, đây có thể nói là đoạn trích chèo nổi tiếng hàng đầu Việt Nam, được viết theo phương thức tự sự và biểu cảm. Đoạn trích này thuật lại sự việc Thị Mầu lên chùa để tán tỉnh, trêu ghẹo với Tiểu Kính cùng thái độ trơ trẽn và điệu bộ lẳng lơ. Tuy nhiên Tiểu Kính vẫn liêm chính, không quan tâm và giữ khoảng cách với Thị Mầu.
Thị Mầu là người con gái có cá tính riêng, dám vượt qua khuôn khổ vốn có của Nho Giáo để bày tỏ và thể hiện mình, Thị Mầu như đại diện cho bao nỗi khát vọng của người phụ nữ xưa. Tuy những hành động của Mầu trong chùa là điều không nên làm nhưng bởi sự hối thúc, khao khát của tình yêu mà lí trí bị lu mờ. Nhân vật Thị Mầu trong chèo cổ biểu hiện cho một phẩm chất khác của người phụ nữ Việt Nam đó là khát khao yêu đương. Đây là quyền cơ bản của người phụ nữ nói riêng và con người nói chung. Khi lớn lên phải được tự do tìm hiểu, yêu đương và phải lấy người mình yêu. Nhưng đối lập với quyền ấy trong xã hội phong kiến là một lớp sơn đạo đức giả tạo của chế độ hà khắc để trói buộc bao người phụ nữ phải tuân theo “tam tòng” , “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” chứ không được lựa chọn tình yêu và hạnh phúc của riêng mình. Cô ý thức tự do trong tình yêu bộc lộ ở lời nhủ mình và khuyên chị em chớ nghe họ hàng. Thị Mầu là con người của nghệ thuật.
Nhân vật Thị Mầu đáng thương hơn đáng trách, có khi còn quá xót xa, thông cảm cho nhân vật này. Thị Mầu dám sống, dám yêu và dám làm những việc chống lại xiềng xích của chế độ cũ, không cho phụ nữ được thể hiện mình, chôn vùi cuộc đời họ bằng nhiều hình thức. Thị Mầu là con gái phú ông, là người có nhiều tính xấu những số phận cũng giống như Thị Kính và những người phụ nữ khác, số phận đều bế tắc, không có lối thoát.Qua đoạn trích, người đọc có thể thấy một Thị Mầu cá tính đến nhường nào. Là người phụ nữ, cô sẵn sàng vượt quy chuẩn xã hội phong kiến đặt ra. Cô khao khát hạnh phúc, đi tìm tình yêu cho bản thân. Người phụ nữ theo quan điểm xưa, không có tiếng nói thì với sự xuất hiện của Thị Mầu, là một phiên bản mới lạ. Cô không quan tâm đến tiếng xì xào của người đời, miễn là hạnh phúc của mình, cô muốn được theo đến cùng. Tuy nhiên, người cô thương lại là người xuất gia, và đấy thực ra là Thị Kính giả trai.
Bài tham khảo 2
Chèo 'Quan Âm Thị Kính' là một trong những tác phẩm đặc sắc của nghệ thuật chèo cổ Việt Nam. Ngoài nhân vật Thị Kính - đào thương, Thị Mầu trong vở chèo này được đặt vào vai đào lệch bởi tính cách lẳng lơ, phóng khoáng. Tính cách này rõ ràng qua đoạn trích 'Thị Mầu lên chùa'. Mầu thể hiện tình cảm mê đắm và tìm cách thu phục Kính Tâm khi lên chùa.
Về xuất thân, Thị Mầu là con gái phú ông, tự xưng là người con hiếu thảo. Nàng chuẩn bị tiền và gạo để cúng chùa vào ngày rằm. Thay vì lên chùa vào ngày quy định, Mầu lại quyết định lên sớm hai ngày:
'Thế mà Thị Mầu tôi mang tiếng lẳng lơ
Đò đưa cấm giá tôi lên chùa từ mười ba.'
Mười ba ngày, Mầu lên chùa mỗi ngày để nhìn, gặp gỡ chú tiểu. Số 'mười ba' lặp đi lặp lại nhấn mạnh vào ngày Mầu lên chùa cúng tiến. Các con số này tương ứng với mỗi ngày lên chùa để gặp chú tiểu. Thông qua lời nói, hành động, Mầu thể hiện sự lẳng lơ, đặc biệt trong việc tán tỉnh sư thầy.
Đoạn trích còn thể hiện sự lạc quan, táo bạo của Mầu khi hát ghẹo chú tiểu. Tính cách mạnh mẽ, tự do của Mầu được thể hiện qua lời nói và hành động không tuân thủ khuôn phép chùa chiền. Càng về sau, Mầu trở nên sôi nổi, bất kể những ý kiến phê phán. Mầu mong muốn được kết duyên với Kính Tâm và tỏ ra quyết tâm. Tác giả thông qua nhân vật Mầu muốn truyền đạt tinh thần thoải mái, tự do trong tình yêu, vượt qua rào cản của xã hội phong kiến.
Thể hiện sự lẳng lơ và mạnh mẽ, nhân vật Thị Mầu là biểu tượng của phụ nữ phóng khoáng, không ngần ngại thể hiện bản thân và tìm kiếm hạnh phúc.