Tác giả tác phẩm Nam quốc sơn hà – bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước (Chân trời sáng tạo 2024) Ngữ văn 10 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Nam quốc sơn hà – bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước Ngữ văn lớp 10 sách Chân trời sáng tạo đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:

1 87 lượt xem


Tác giả tác phẩm: Nam quốc sơn hà – bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước- Ngữ văn 10

I. Tác giả

Nam quốc sơn hà – bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

- Nguyễn Hữu Sơn, ngày 16-10-1959. Quê quán: Lục Nam - Bắc Giang

- Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Nghiên cứu viên Cao cấp, Phó Viện trưởng Viện Văn học, Chủ tịch Hội đồng Khoa học, Tổng Biên tập Tạp chí Nghiên cứu Văn học.

- Tốt nghiệp khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp năm 1982. Chuyên tu Hán - Nôm (1986 - 1989). Bảo vệ luận án Tiến sĩ Ngữ văn tại Viện Văn học năm 1998.

- Quê quán: Bắc Giang

- Phong cách nghệ thuật: triết lý, chặt chẽ, tài hoa

- Tác phẩm chính:  Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam, Về một “hiện tượng” phê bình,...

II. Đọc tác phẩm Nam quốc sơn hà – bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước

Chân lí độc lập chủ quyền của đất nước đã được tác giả khẳng định từ đầu bài thơ. Ngay từ cầu thơ mở dầu, người dọc đã bắt gặp tiếng nói khẳng định sông núi nước Nam là “vua Nam ở” (Nam để cư). Trong chữ Hán, chữ “đế” và chữ “vương” đều dịch là “vua”, đều là đại diện cho nước cho dân. Tuy nhiên “đế” bao giờ cũng cao hơn “vương”. Trong xã hội phong kiến Trung Hoa thường tồn tại vị hoàng đế có uy quyền tuyệt đối trong một triều đại chính thống, còn lại người đứng đầu các nước nhỏ yếu bốn phương nếu quy phục sẽ được phong vương.

Tại Việt Nam dưới thời Bắc thuộc, ngay cả thủ lĩnh các cuộc khởi nghĩa cũng chỉ gắn với chữ “vương' như Trưng Nữ Vương' (Trưng Trắc – Trưng Nhị), “Triệu Việt Vương” (Triệu Quang Phục), Bố Cái Đại Vương (Phùng Hưng) “Tiền Ngô Vương” (Ngô Quyền). [...] Rõ ràng với sự trưởng thành của ý thức dân tộc và quyền độc lập dân lộc, câu thơ đã nhấn mạnh việc nước Nam có quyền tự chủ, có hoàng đế riêng, khác biệt với người phương Bắc. Cần lưu ý thêm, các triều đại ở Việt Nam về sau này vẫn tôn vinh ngôi “đế” nhưng trong chiếu biểu, thư là với nước lớn lại vẫn xưng “vương”, thực hiện kế sách ngoại giao mềm dẻo nhắm tới mục đích “hàng phục giả về, độc lập - thật”.

Câu thơ thứ hai tiếp tục khẳng định quyền độc lập và tính chất chính nghĩa của việc phân chia lãnh thổ. Mỗi quốc gia, dân tộc lồn lại và phát triển đều có cội nguồn truyền thống và mang tính quy luật tất yếu. Cách nói “định phận tại thiên thư (định phận lại sách trôi) của người xưa thể hiện nhận thức chung về sự phân định rõ ràng, dứt khoát về bờ cõi nước Nam phải là của người Nam. Trên thực tế, không thể có một thứ “sách trời” nào nhưng cách hiểu, cách nói mang tính biểu tượng này thể hiện được chân lí về quyền được sống của mỗi dân tộc. Cùng với câu mỏ dầu, cả hai câu thơ tạo nên sự hổ ứng và đều hướng tới khẳng định bờ cõi núi sông riêng, khẳng định truyền thống văn hiến dân lộc, khẳng định chân li lần lại vĩnh hằng của cả một quốc gia, đất nước.

Tiếp đến câu thơ thứ ba nêu lên hiện tượng, sự việc “nghịch lỗ lai xâm phạm” (kẻ thù lại dám đến xâm phạm), trong đó chỉ rõ sự đối lập, đối nghịch của loại người bị coi là “kẻ thù”, xác định rõ dã tâm và mục đích của hành vi xâm lấn, xâm lược, xâm phạm,... Điều này như được nhấn mạnh bởi câu thơ mở đầu bằng ngủ khi phản vấn, đặt câu hỏi “Như hà” (Có sao?...), chỉ rõ sự phi lí, phi nghĩa của ngoại bang, đồng thời gian tiếp khẳng định thể đứng và tinh chất chính nghĩa của vua tôi nước Nam trong cuộc chiến đấu chống kẻ xâm lược. Cầu thơ cũng có ý nghĩa khơi gợi tinh thần yêu nước, chỉ cho người nghe, người đọc hiểu được hành động ngang ngược của quân giặc và liên hệ đến ý thức trách nhiệm của mỗi người trước hiện tình đất nước.

Câu kết của bài thơ vang lên như một lời cảnh báo, lời hiệu triệu, lời tiên tri khẳng định quân là nhất định thắng quân giặc nhất định thua. Cách ứng đối, cách gọi quân giặc là “nhữ đẳng' (bọn chúng bay, chúng mày,...) bộc lộ thái độ khinh khi, căm thủ không đội trời chung, phân biệt rạch rồi giữa hai chiến luyến là và kẻ xâm lược. Một kết cuộc tất yếu sẽ đến, sẽ xảy ra. Kẻ nuôi tham vọng xâm lược sẽ phải trả giá, gieo gió phải gặt bão, phải chứng kiến và chấp nhận chuốc lấy bại vong “thủ bại hư” (nhận lấy sự thất bại lan lành)... Như vậy, nếu câu thơ thứ ba xác định chủ thể xâm lược là “nghịch lỗ” (quân giặc) thì đến câu kết, chính bọn chúng lại trở thành đối tượng của quá trình thất bại, vừa là kẻ gây xâm lược vừa là kẻ bại trận, chấp nhận bại vong hứng chịu hậu quả “bại hư' do chúng gây nên.

Bài thơ Nam quốc sơn hà thuộc hệ thống thơ Đường luật, thể thơ tứ tuyệt. Với niêm luật chặt chẽ, các câu một, hai, bốn hiệp vẫn thanh bằng với nhau ở chữ cuối (“cư”, “thư”, “hư”) đã tạo nên một âm hưởng hùng tráng, giọng thơ danh thép. Dạt trong tương quan chung, hai câu dầu thiên về tiếng nói khái quát, tiếng nói khẳng định quyền độc lập dân tộc; hai câu thơ sau thiên về phản ánh hiện lĩnh đất nước và lời cảnh báo, cảnh cáo của cả một dân tộc trước giặc ngoại xâm. Bài thơ, vì thế, xứng đáng được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc, vừa khẳng định chủ quyền về cương giới, lãnh thổ vừa thể hiện ý chỉ bảo vệ toàn vẹn nền độc lập, tự chủ và quyết tâm đánh tan mọi kẻ thù xâm lược.

III. Tác phẩm Nam quốc sơn hà – bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước

1. Thể loại

Văn bản nghị luận

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

In trong “Giảng văn văn học Việt Nam Trung học cơ sở”

Nam quốc sơn hà – bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

3. Phương thức biểu đạt

Nghị luận

5. Tóm tắt tác phẩm Nam quốc sơn hà – bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước

- Bài viết là những cảm nhận của tác giả về nội dung và nghệ thuật tác phẩm Nam quốc sơn hà.

6. Bố cục tác phẩm Nam quốc sơn hà – bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước

- Đoạn 1: Cảm nhận câu đề

- Đoạn 2: Cảm nhận câu thực

- Đoạn 3: Cảm nhận câu luận

- Đoạn 4: Cảm nhận câu kết

7. Giá trị nội dung tác phẩm Nam quốc sơn hà – bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước

- Đưa ra những ý kiến, cảm nhận của tác giả về bài thơ “Nam quốc sơn hà

- Khằng định lại tài năng của Lý Thường Kiệt

8. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Nam quốc sơn hà – bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước

- Lập luận chặt chẽ, chi tiết

- Ngôn ngữ triết lý, sắc sảo

- Dẫn chứng chính xác thuyết phục

IV. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Nam quốc sơn hà – bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước

1. Cảm nhận câu đề

Sử dụng từ “đế” mà không dùng chữ “vương”: Nâng tầm địa vị và tầm vóc của nước Nam. 

- 'Trong chữ Hán, chữ 'đế' và chữ 'vương' đều dịch là 'vua', đều là đại diện cho nước cho dân. Tuy nhiên 'đế' bao giờ cũng cao hơn 'vương'.

- Trong xã hội phong kiến Trung Hoa thường tồn tại vị hoàng đế có uy quyền tuyệt đối trong một triều đại chính thống, còn lại người đứng đầu các nước nhỏ yếu bốn phương nếu quy phục sẽ được phong vương.

à Thái độ tự hào, tự tôn dân tộc khi coi nước Nam là một nước ngang hàng với các nước phương Bắc, vua Nam bằng vai với hoàng đế Trung Quốc. 

2. Cảm nhận câu thực

Câu thơ thứ hai tiếp tục khẳng định quyền độc lập và tính chất chính nghĩa của việc phần chia lãnh thổ.

- Ranh giới bờ cõi của nước Nam không chỉ được ghi nhận qua những trang sử hào hùng mà còn được ghi rõ ràng ở 'thiên thư' (sách trời).

=> Chân lí hiển nhiên: Sông núi nước Nam là của vua Nam, là của người dân nước Nam

3. Cảm nhận câu luận

Gọi bọn giặc là “nhữ đăng”

 'nghịch lỗ': Chỉ giặc xâm lược (kẻ đi ngược lại với lẽ phải, với đạo trời

à Câu thơ thứ ba nêu lên hiện tượng, sự việc kẻ thù dám đến xâm phạm và khơi gợi tinh thần yêu nước, chỉ cho người nghe, người đọc hiểu được hành động ngang ngược của quân giặc và liên hệ đến ý thức trách nhiệm của mỗi người trước hiện tình đất nước.

4. Cảm nhận câu kết

- Câu kết của bài thơ vang lên như một lời cảnh báo, lời hiệu triệu, lời tiên tri khẳng định quân Đại Việt nhất định thắng, quân giặc nhất định thua.

- Lời cảnh cáo đanh thép: Bọn giặc dám sang xâm phạm vào bờ cõi và chủ quyền của nước Nam thì sẽ chuốc lấy bại vong thảm hại.

à Kết cục xứng đáng cho những kẻ phạm vào sách trời, phạm vào đấng linh thiêng, coi thường chân lí, lẽ phải

V. Các bài văn mẫu

Phân tích bài Sông núi nước Nam

Đề bài: Phân tích bài Nam quốc sơn hà – bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất

Bài tham khảo 1

Được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam, bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” của chủ tướng Lý Thường Kiệt đã trở thành một áng thơ văn bất hủ. Không chỉ khẳng định được vấn đề về lãnh thổ, chủ quyền, độc lập của dân tộc Việt Nam, mà bài thơ còn thể hiện được tính thần lực, tự tôn dân tộc mạnh mẽ của vị chủ tướng tài ba Lý Thường Kiệt cũng như những người dân Việt Nam nói chung. Bài thơ cũng là lời khẳng định tuyên bố đanh thép của tác giả đối với những kẻ có ý định xâm lăng vào lãnh thổ ấy, xâm phạm vào lòng tự tôn của một dân tộc anh hùng.

Trong cuộc chiến đấu chống quân Tống của quân dân Đại Việt, chủ tướng Lý Thường Kiệt đã đọc bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” ở đền thờ hai vị thần Trương Hống, Trương Hát. Là hai vị thần của sông Như Nguyệt. Khi bài thơ thần này vang lên vào thời điểm đêm khuya, lại được vọng ra hùng tráng, đanh thép từ một ngôi đền thiêng liêng nên đã làm cho quân Tống vô cùng khiếp sợ, chúng đã vô cùng hoảng loạn, lo lắng, nhuệ khí của quân giặc bị suy giảm một cách nhanh chóng. Cũng nhờ đó mà quân dân ta có thể tạo ra một chiến thắng lừng lẫy, oai hùng sau đó.

Mở đầu bài thơ, tác giả Lý Thường Kiệt đã khẳng định một cách chắc chắn, mạnh mẽ về vấn đề chủ quyền, ranh giới lãnh thổ của dân tộc Đại Việt, đó là ranh giới đã được định sẵn, là nơi sinh sống của người dân Đại Việt. Lời khẳng định này không phải chỉ là lời khẳng định của tác giả, mà tác giả còn đưa ra những luận chứng sắc sảo, đó là bởi “sách trời” quy định. Tức sự độc lập,chủ quyền về lãnh thổ ấy được trời đất quy định, chứng giám. Một sự thật hiển nhiên mà không một ai có thể chối cãi được:

“Sông núi nước Nam vua Nam ởRành rành định phận ở sách trời”

“Sông núi nước Nam” là những vật thuộc quyền sở hữu của người Nam, cũng là những hình ảnh biểu tượng không chỉ cho ranh giới, chủ quyền của người nam mà còn khẳng định một cách chắc chắn quyền sở hữu của “sông núi” ấy là của người Nam. Chúng ta cũng có thể thấy đây là lần đầu tiên trong một tác phẩm thơ văn mà vấn đề chủ quyền dân tộc được khẳng định mạnh mẽ, hào sảng đến như vậy. Không chỉ là dân tộc có chủ quyền, có lãnh thổ mà dân tộc ấy còn có người đứng đầu, người quản lí, làm chủ người dân của quốc gia ấy, đó chính là “vua Nam”. Chủ quyền ấy, lãnh thổ cương vực ấy không phải do người Nam tự quyết định lựa chọn cho mình, người dân nơi ấy chỉ sinh sống, làm ăn sinh hoạt từ rất lâu đời, do sự định phận của “sách trời”, đó là đấng cao quý vì vậy mọi sự quy định, chỉ dẫn của “trời” đều rất có giá trị, đều rất đáng trân trọng.

“Rành rành” là dùng để chỉ sự hiển hiện, tất yếu mà ai cũng có thể nhận biết cũng phân biệt được. “Rành rành định phận ở sách trời” có nghĩa vùng lãnh thổ ấy, chủ quyền ấy của người Nam đã được sách trời ghi chép rõ ràng, dù có muốn cũng không thể chối cãi, phủ định. Như vậy, ở hai câu thơ đầu, tác giả Lý Thường Kiệt không chỉ đưa ra luận điểm là lời khẳng định hào sảng, chắc chắn về vùng lãnh thổ, ranh giới quốc gia và chủ quyền, quyền làm chủ của nhân dân Đại Việt với quốc gia, dân tộc mình mà tác giả còn rất tỉnh táo, sắc sảo khi đưa ra những luận cứ đúng đắn, giàu sức thuyết phục mà còn đưa ra một sự thật mà không một kẻ nào, một thế lực nào có thể phủ định, bác bỏ được nó. Giọng văn hào hùng, mạnh mẽ nhưng không giấu được niềm tự hào của bản thân Lý Thường Kiệt về chủ quyền của dân tộc mình.

Từ sự khẳng định mạnh mẽ vấn đề chủ quyền của dân tộc Đại Việt, Lý Thường Kiệt đã lớn tiếng khẳng định, cũng là lời cảnh cáo đến kẻ thù, đó chính là cái kết cục đầy bi thảm mà chúng sẽ phải đón nhận nếu biết nhưng vẫn cố tình thực hiện hành động xâm lăng lãnh thổ, gây đau khổ cho nhân dân Đại Việt:

“Cớ sao lũ giặc sang xâm phạmChúng bay sẽ bị đánh cho tơi bời”

Sự thật hiển nhiên rằng “Sông núi nước Nam” là do người Nam ở, người Nam làm chủ. Nhưng lũ giặc không hề màng đến sự quy định mang tính tất yếu ấy, chúng cố tình xâm phạm Đại Việt cũng là xúc phạm đến sự tôn nghiêm của đạo lý, của luật trời: “Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm” hành động ngông cuồng, phi nghĩa này của bọn chúng thật đáng bị phê phán, thậm chí đáng để trừng phạt bằng những hình thức thích đáng nhất. Và ở trong bài thơ này, tác giả Lý Thường Kiệt cũng đã đanh thép khẳng định cái kết cục đầy bi đát, ê chề cho lũ cướp nước, coi thường đạo lí: “Chúng bay sẽ bị đánh cho tơi bời”. Với tất cả sức mạnh cũng như lòng tự tôn, tính chính nghĩa của dân tộc Đại Việt thì lũ xâm lăng chỉ có một kết cục duy nhất, một kết quả không thể tránh khỏi “bị đánh cho tơi bời”.

Như vậy, bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” là một bài thơ, một bài thơ mang tính chính luận rõ ràng, sâu sắc, một bản tuyên ngôn hùng hồn, mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam. Bài thơ thể hiện lòng tự hào của người Việt Nam về chủ quyền thiêng liêng của dân tộc, về sức mạnh vĩ đại của người dân trong công cuộc đánh đuổi ngoại xâm.

Bài tham khảo 2

Lòng yêu nước là mạch nguồn cảm xúc dạt dào xuyên suốt dòng chảy văn học Việt Nam từ hàng ngàn năm nay. Ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, nội dung yêu nước lại được thể hiện ở những khía cạnh riêng. Bài thơ “Sông núi nước Nam” tương truyền do Lý Thường Kiệt sáng tác trong cuộc kháng chiến chống Tống được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân Việt Nam. Bài thơ là tiếng nói khẳng định độc lập, chủ quyền và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.

Nói về sự ra đời của bài thơ, có rất nhiều lời kể khác nhau trong đó có truyền thuyết năm 1077 quân Tống xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đem quân chặn đánh giặc trên sông Như Nguyệt, một đêm bỗng nghe trong đền thờ thần sông Như Nguyệt, có tiếng ngâm bài thơ này. Sự ra đời của bài thơ gắn với niềm tin tâm linh khiến cho bài thơ không chỉ hào hùng mà còn thiêng liêng.

Hai câu thơ đầu, tác giả đã khẳng định chân lý của độc lập, chủ quyền:

“Nam quốc sơn hà Nam đế cưTiệt nhiên định phận tại thiên thư”

Trong quan niệm đương thời, “đế” là đại diện cho dân cho nước, vì thế ý thơ cần được hiểu rộng sông núi của nước Nam là do người dân nước Nam ở. Chân lý này tưởng chừng là điều đơn giản, hiển nhiên nhưng nó đã được đánh đổi bằng bao mồ hôi, xương máu, nước mắt và cả sự hi sinh của cha ông ta. Chính vì thế Nam quốc là mảnh đất thiêng liêng, anh hùng mà không một ai được phép xâm phạm tới. Câu thơ đầu tiên chính là lời tuyên bố hùng hồn, đanh thép về chủ quyền, lãnh thổ của dân tộc. Tác giả tự xưng dân tộc mình là “Nam quốc”, gọi vua nước ta là “đế”, đó chính là cách để thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Xưa nay, các nước phương Bắc hay coi thường, miệt thị nước ta, xem Đại Việt ta là một nước chư hầu thuộc địa không phải là một quốc gia độc lập, vua ta chỉ là các vương hầu dưới quyền cai trị của chúng hằng năm phải nộp cống vật. Chỉ bằng cách gọi tên ấy, tác giả đã đưa nước Nam sánh ngang cùng các quốc gia khác, khẳng định nước ta là một nước độc lập, có lãnh thổ, chủ quyền riêng không chịu phụ thuộc bởi bất cứ thế lực nào, vua ta cũng là những bậc đế vương anh minh, tài giỏi không thua kém vua bất cứ nước các khác. Câu thơ không chỉ vang lên niềm tự hào, kiêu hãnh về dân tộc mà còn là lời cảnh tỉnh cho sự hống hách, ngông cuồng của bọn đế quốc phương Bắc.

Chân lý của độc lập, chủ quyền của dân tộc không chỉ được minh chứng bằng lý lẽ thực tiễn mà còn được khẳng định bởi “thiên thư”. Hai chữ “tiệt nhiên” được thốt lên chắc nịch, mạnh mẽ, đanh thép mà không ai có thể lên tiếng phản bác. Sông núi nước Nam đã được định phận ở sách trời, có thần linh chứng giám cho nên điều đó là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Kẻ nào dám chống đối với ý đồ đặt gót chân dơ bẩn vào bờ cõi nước Nam cũng có nghĩa là đang đi ngược lại ý trời, kẻ đó ắt sẽ bị trừng phạt thích đáng. Câu thơ mang màu sắc thần linh khiến cho chân lí về độc lập, chủ quyền thêm phần thiêng liêng và có giá trị hơn.

Sau lời khẳng định hùng hồn về độc lập, chủ quyền dân tộc, tác giả đã đưa ra lời cảnh cáo đanh thép đối với kẻ thù:

“Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”

Câu hỏi vang lên mạnh mẽ, dứt khoát đầy cứng rắn hướng tới bọn giặc xâm lược. Coi chúng là “nghịch lỗ” nghĩa là tác giả đã phân định rõ rệt tính chất chính nghĩa và phi nghĩa của cuộc chiến. Ta chiến đấu vì chính nghĩa ắt sẽ gặt hái được thành quả thắng lợi, còn bọn giặc dữ phi nghĩa kia sẽ phải nhận lấy những hậu quả xứng đáng. Câu thơ đã thể hiện rõ thái độ giận dữ, uất hận của tác giả đối với kẻ thù ngang tàng đi ngược lại chân lí, phạm phải ý trời. Càng uất giận, ý chí càng tăng cao, câu thơ cuối cùng như một cú đánh mạnh mẽ có sức cảnh tỉnh lớn với lũ giặc bất nhân: “Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”

Đến đây, tác giả đã trực tiếp gọi quân giặc là “chúng mày” với thái độ coi thường, khinh bỉ. Câu thơ thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng chống lại bọn giặc xâm lược và niềm tin sắt đá vào sự thất bại tất yếu của kẻ thù. Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, hàm súc cùng giọng điệu đanh thép, hùng hồn, bài thơ đặt trong hoàn cảnh của cuộc kháng chiến có ý nghĩa lớn lao trong việc khích lệ, cổ vũ, động viên tinh thần chiến đấu của binh sĩ, đồng thời là lời cảnh cáo đanh thép đối với kẻ thù xâm lược.

“Sông núi nước Nam” là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam mang đậm cảm hứng yêu nước. Cảm hứng yêu nước với những tuyên ngôn về độc lập chủ quyền với sức mạnh cổ vũ quân dân và cảnh tỉnh kẻ thù sau này còn được mở rộng, phát triển trong hai áng tuyên ngôn lớn của dân tộc đó là Bình ngô đại cáo và Tuyên ngôn độc lập.

1 87 lượt xem