Tác giả tác phẩm Xã trường – Mẹ Đốp (Chân trời sáng tạo 2024) Ngữ văn 10 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Xã trường – Mẹ Đốp Ngữ văn lớp 10 sách Chân trời sáng tạo đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:

1 74 lượt xem


 Tác giả tác phẩm: Xã trường – Mẹ Đốp  - Ngữ văn 10

I. Tác giả

- Theo Hà Văn Cầu (chủ biên), Hà Văn Cầu – Hà Văn Trụ (biên soạn)

II. Đọc tác phẩm Xã trường – Mẹ Đốp

NSND Thúy Mùi: Danh tiếng Mẹ Đốp vận vào thân...

XÃ TRƯỞNG: (ra) Tại dân vi tổng lí

Quốc pháp hữu công hầu?

Ơn dân xã thuận bầu

Tôi đứng đầu hàng xã

Nay cơ chừng động mả?

Thị Mầu đã hoang thai

Chiểu: lệ làng” ngả vạ° không sai

Bắt khoán” cứ một trăm quan quý?

(gọi) Thằng bố Đốp đâu?

MẸ ĐỐP: Đứa nào đến chất gì ngoài ấy?

XÃ TRƯỞNG: Tao đây! Thầy xã đây! Ra ngay có việc cần nhái

MẸ ĐỐP: Bố cháu trẩy! tỉnh lĩnh bằng? rồi ạ!

Làm cái thứ mổ” thì băng với sắc cái gì?

MẸ ĐỐP: Dạ, bố cháu cắp tráp! theo hầu cụ Bá lên tỉnh lĩnh bằng rồi ạ!

Có chăng thì chết Chồng vắng thì vợ thay, ra ngày thầy bảo!

MẸ ĐỐP: Này chị em ơi,Thương chồng nên phải lầm than

Phép đâu có bắt việc quan đàn bà.

Thánh đế lên ngôi

Chẳng giấu gì mẹ Đốp là tôi

Tuy hình dáng miệng nói rằng cò”

Khách đến nhà, Đốp mới bò ra

Miệng chào khách những câu như cắt

Ngày hôm nay xướng ca lạc đạc”

Dựng mõ lên cung phụng làm trò.

Ô rằng vậy:

Chẳng giấu gì mẹ đình đám là tôi

Nghề ăn nói tôi vào trang đúng mực

Bất phận danh nhi tài túc

Vô chế lệnh nhi dân tòng”

Một mình tôi cả xã ngóng trông

Điều phải trái tôi nay trước bác?!

XÃ TRƯỞNG: Con này láo! Mày vật tao đi mà trước bảo dân tao à?

MẸ ĐỐP: Nó là thế này: Làng có việc gì, thầy sai con đi rao mỡ,

Từ việc hỉ cho trí việc hảo!

Giấy quan về là phải báo với tôi

Tôi chưa ra là làng chữa được ngồi.

XÃ TRƯỞNG: Cái con mẹ Đốp này! Nhật nhật đa hĩ, lộng giả thành chân”.

Mày chưa ra thì làng chưa được ngồi thời mày là bà tiên chữ làng này à?

MẸ ĐỐP: Dạ, nó là thế này: Con chưa ra trải chiếu thì làng ngôi xuống đất hay sao?

XÃ TRƯỞNG: Ờ con mẹ Đốp nó nói thế mà có lí

MẸ ĐỐP: Có thơ rằng:Mõ tôi cả tiếng? lại dài hơi

Một xã cử bầu chẳng phải chơi

Mộc đạc” vang lừng hoà cả xã

Kim thanh° dóng dả” khắp đồi nơi

Gần xa chốn chốn đều nghe hiệu

Làng nước ai ai cũng quý nhời”

Muôn việc sửa sang quyền cắt đặt

Một mình một chiếu thảnh thơi ngồi.

XÃ TRƯỞNG: Thơ hay đấy nhỉ.

MẸ ĐỐP: Thầy có mang giấy bút đi không?

XÃ TRƯỞNG: Giấy bút để làm gì?

MẸ ĐỐP: Thầy khen thơ hay thì chép lấy đem về nhà mà treo!

XÃ TRƯỞNG: Hay là hay với cánh mõ nhà mày, chứ xã trưởng lại treo thơ mõ à?

MẸ ĐỐP: Sao thầy lại cứ nhìn tôi thế vậy?

XÃ TRƯỞNG: Nhà Bếp lớp này xem ra ảnh gái dễ coi lắm nhỉ?

MẸ ĐỐP: Thưa thầy, con còn hiếm! lắm ạ! Mới được có mười cháu thôi ạ,

XÃ TRƯỞNG: Tốt nái mới nhất Này, nhà Đốp! Hôm nào mát giời, táo sang gửi mày một đứa nhái

MẸ ĐỐP: Thây chớ nói vậy! Bố cháu đứng ngoài kia nó nghe thấy rồi nó lại ghen!

XÃ TRƯỞNG: Ghen cái gì? Thấy mày mát tay nên tập định đưa sang gửi mày nuôi hộ vài đứa chứ tao lại thèm… thèm… ấy à? Dở hồn!

Sao cũng có ngày đấy! Thôi đi rao mõ đi

MẸ ĐỐP: Thầy bảo rao thế nào ạ?

Nghe đây này:

Trình làng trình chạ

Thượng hạ tây đông

Con gái phú ông

Tên là Mầu Thị

Tư tình ngoại ý”

Mãn nguyệt có thai

Mời già trẻ gái trai

Ra đình mà ăn khoán.

Còn ông Đồ Điếc không nghe thấy thì phải vào tận nhà nghe chưa?

MẸ ĐỐP: Thầy nói một mạch thế thì con nhớ làm sao được. Hay là thế này vậy: Nhà cháu đi trước đánh mõ, thầy đi sau rao hộ nhà cháu.

XÃ TRƯỞNG: Thế ra tao làm dây tớ mõ à? Láo nào!

MẸ ĐỐP: Vậy thầy thủng thắng nói lại để nhà cháu nhập tâm vậy!(bốc miệng xã trưởng bỏ vào dải yếm)

XÃ TRƯỞNG: Kìa sao mày lại bốc mộ tao bó vào đấy, hả?

MẸ ĐỐP: Không bó vào đấy thì nhà cháu không nhớ được ạ!

XÃ TRƯỞNG: Kìa, có nhấc cao cái dải yếm lên không, uế tạp hết mõm tao còn gì?

MẸ ĐỐP: Cao lắm rồi! Ù, ừ. Giãy nảy! Đi này, đi này! Thế là xong tất, xong hết!

XÃ TRƯỞNG: Sao không rao lên, kia?

MẸ ĐỐP: Xong tất cả rồi đấy al

XÃ TRƯỞNG: Tao bảo mày đi rao cơ mà.

MẸ ĐỐP: Dạ, người ta bảo “Gửi lời thì nói, gửi gói thì mở”. Nhà cháu mở tung cả ra đấy thôi.(Xã Hưởng đánh mẹ Đốp)

MẸ ĐỐP: Ối bố Đốp ơi là bố Sếp ơi! Đi đâu để thầy Xã thầy ấy ăn hiếp tôi đây này.

XÃ TRƯỞNG: Thôi, thôi! Lọt tại làng sáng tai họ! bây giờ! Nín đi!

Thôi tao xin mày! Rồi tao đền cho thúng thóc! Đi ra đi

Nhớ vào mời bằng được cạ Đề Điếc, nhớ đấy nghe không?

III. Tác phẩm Xã trường – Mẹ Đốp

1. Thể loại

Chèo 

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Trích trong vở chèo “ Quan Âm Thị Kính”

Xã trường – Mẹ Đốp  - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

3. Phương thức biểu đạt

 Tự sự

4. Ý nghĩa nhan đề

Ý Nghĩa Nhan Đề Tác Phẩm Xã Trưởng Mẹ Đốp là gì? Thực tế thì nhan đề này là do người biên soạn văn bản đặt tên, chủ yếu nêu lên hai nhân vật chính của đoạn trích đó là xã trường và mẹ Đốp. Cả hai cùng rêu rao về việc Thị Mầu chưa có chồng mà mà đã có chửa, từ đó phê phán tầng lớp chức dịch như xã trưởng nhưng lại có tính trêu ghẹo, đùa cợt người khác.

5. Tóm tắt tác phẩm Xã trường – Mẹ Đốp

Xã trưởng và mẹ Đốp đi rêu rao về việc Thị Mầu chưa có chồng mà đã có chửa. Mẫu thuẫn giữa hai người ngày càng lên cao.

6. Bố cục tác phẩm Xã trường – Mẹ Đốp

- Từ đầu ... xã ngồi: Thái độ xã trưởng

- Còn lai: Thái độ của mẹ Đốp

7. Giá trị nội dung tác phẩm Xã trường – Mẹ Đốp

- Phơi bày tính cách, phẩm chất đạo đức của xã trưởng và mẹ Đốp.

8. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Xã trường – Mẹ Đốp

- Xây dựng tình huống độc đáo

- Khắc họa sâu sắc tính cách nhân vật

- Những từ ngữ giản dị, môc mạc, đặc trưng cua làng quê: đốp chát, bố cháu, chửa, con mẹ Đốp, tốt nái

IV. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Xã trường – Mẹ Đốp

1. Nhân vật xã trưởng

- Đi rao mõ

- Làm cái thứ mõ thì bằng với sắc cái gì ?

à Xã trưởng là nhân vật phản diện, Xã trưởng: khinh bỉ ra mặt, coi thường những người thấp kém hơn mình

- Tại dân vi tổng lí

Quốc pháp hữu công cầu

Ơn dân xã thuận bầu

Tôi đứng đầu hàng xã

à Xã trưởng  là người kênh kiệu, tự hào mà nói mình được chọn làm lí trưởng là do người dân đều đồng ý chọn, coi mình như là vua ở đây

2. Nhân vật mẹ Đốp

- Mộc đạc vang lừng

Kim thanh dóng dả

- Bất phận danh nhi tài túc

Vô chế lệnh nhi dân tòng

- Muôn việc sửa sang quyền cắt đặt

Một mình một chiếu thảnh thơi ngồi

à Mẹ Đốp : đả kích, châm chọc chức xã trưởng

- Các cụ chửa được ngồi

- Thầy sai con đi rao mõ

à Mẹ Đốp; dùng những từ ca ngợi ghề của mình cũng được trân trọng, cũng được dân bầu. Nói về chồng luôn dùng những từ thẳng thắn để nói về những gì chồng đạt được.

V. Các bài văn mẫu

Đề bài: Phân tích bài Xã trường – Mẹ Đốp

Bài tham khảo 1

Khi nhắc đến chèo, ta không thể không nhắc tới vở chèo kinh điển “Quan Âm Thị Kính”. Trong đó, “Xã trưởng – Mẹ Đốp” là trích đoạn đặc sắc, mang đến cho người đọc những tiếng cười trào phúng, sâu cay. Thông qua nhân vật mẹ Đốp, tác giả dân gian đã khéo léo bày tỏ tình cảm, suy nghĩ của mình về giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến xưa.

Nếu như xã trưởng đại diện cho tầng lớp cai trị thì mẹ Đốp lại biểu trưng cho tầng lớp nhân dân. Mẹ Đốp là vợ của người gõ mõ làng. Chính vì vậy, mẹ Đốp có xuất thân thấp hèn, có thể xếp vào loại cùng đinh, thấp kém trong con mắt của bọn lí dịch, cường hào. Mặc dù không được mọi người coi trọng nhưng mẹ Đốp vẫn luôn tự hào về công việc của chồng và bản thân qua lời tự giới thiệu:

“Chẳng giấu gì mẹ Đốp là tôiTuy hình dung miệng nói dằng còKhách đến nhà, Đốp mới bò raMiệng chào khách những câu như cắtNgày hôm nay xướng ca lạc đạcDựng mõ lên cung phụng làm trò.”

Trong hình dung của mọi người, mẹ Đốp là người ăn nói gay gắt. Nhưng thực tế, mỗi khi có khách, thị đều đon đả, nhanh nhảu mời chào.

Ngày hôm nay, xã trưởng đến nhà, mẹ Đốp được thời thưa thớt đây đó. Câu nói “dựng mõ lên cung phụng làm trò” phần nào thể hiện được thái độ dè bỉu, chế nhạo tên xã trưởng. Biết được hắn không phải người đứng đắn, đàng hoàng nên mẹ Đốp cũng phải “kẻ tung người hứng”, phục vụ, bày trò mua vui. Đặc biệt, mẹ Đốp còn nhận mình là người có tài ăn nói “Nghề ăn nói tôi vào trang đúng mực”. Dẫu bị xã trưởng coi thường, mẹ Đốp vẫn luôn hãnh diện về chức vị của mình:

“Bất phận danh nhi tài túcVô chế lệnh nhi dân tòngMột mình tôi cả xã ngóng trôngĐiều phải trái tôi nay trước bảo!”

Thị ý thức được bản thân, gia đình trước nay không có địa vị, tài năng, quyền thế. Thế nhưng, mẹ Đốp lại tự tin lời nói của mình khiến người khác nghe theo, được cả xã chờ mong, trông ngóng. Nếu mẹ Đốp chưa ra thì việc làng chưa chắc sẽ thành “Một mình tôi cả xã ngóng trông”. Từ những lời xưng danh, ta phần nào thấy được sự khôn khéo, nhanh nhẹn của nhân vật mẹ Đốp.

Càng về sau, mẹ Đốp càng khiến người đọc phải trầm trồ thán phục trước tài ứng xử linh hoạt và trí thông minh, sắc sảo trong đoạn hội thoại với tên xã trưởng.

Thị cố tình nói “Điều phải trái tôi nay trước bảo” nhằm lấn lướt, qua mặt xã trưởng. Thấy hắn tức giận, thị liền tỏ ý phân bua “Nó là thế này: Làng có việc gì, thầy sai con đi rao mõ, thời chẳng phải là lên trước bảo là gì?”. Song, mẹ Đốp vẫn không quên móc mỉa xã trưởng và đặt mình vào vị trí quan trọng “Từ việc hỉ cho chí việc hảo/ Giấy quan về là phải báo với tôi/ Tôi chưa ra là làng chửa được ngồi”. Những lời nói này khiến hắn nổi khùng “Cái con mẹ Đốp này! Nhật nhật đa hĩ, lộng giả thành chân./ Mày chưa ra thì làng chưa được ngồi thời mày là bà tiên chỉ làng này à?”.

Sự căng thẳng ngày càng bị đẩy lên cao làm cho người đọc cảm tưởng có sự không lành. Thế nhưng, mẹ Đốp nhanh trí gỡ rối, xoa dịu xã trưởng bằng lí lẽ hết sức thuyết phục “Dạ, nó là thế này: Con chưa ra trải chiếu thì làng ngồi xuống đất hay sao?”. Lúc này, hắn không thể chối cãi được điều gì ngoài cách công nhận lời của mẹ Đốp “Ờ con mẹ Đốp nó nói thế mà có lí!”.

Mặc dù tên xã trưởng ở vị trí cao hơn nhưng chưa bao giờ ta thấy mẹ Đốp chịu khuất phục, nhún nhường. Thị sử dụng trí thông minh của mình để đối đáp, cạnh khóe, đồng thời, đặt mình ngang hàng với xã trưởng. Điều này thể hiện rõ nhất qua bài thơ:

“Mõ tôi cả tiếng lại dài hơiMột xã cử bầu chẳng phải chơiMộc đạc vang lừng hòa cả xãKim thanh dóng dả khắp đòi nơiGần xa chốn chốn đều nghe hiệuLàng nước ai ai cũng quý nhờiMuôn việc sửa sang quyền cắt đặtMột mình một chiếu thảnh thơi ngồi”

Tên xã trưởng tự cao tự đại nói mình được dân bầu thì nay mẹ Đốp cũng không hề nhận thua. Nhờ tiếng mõ vừa lớn vừa dài nên mọi người trong làng ai ai cũng yêu thích. Dù chỉ là người đi rao mõ nhưng thị cũng có quyền “sửa sang cắt đặt”, ngồi một mình một chiếu thảnh thơi như các quan.

Bài thơ ẩn chứa nhiều ý nghĩa nhưng tên xã trưởng kém chữ lại không hề nhận ra. Thậm chí, còn dành lời khen “thơ hay đấy nhỉ.”. Thuận đà, thị tiếp tục chọc tức tên xã trưởng bằng cách hỏi hắn “có mang giấy bút đi không?”. Câu nói “Thầy khen thơ hay thì chép lấy đem về nhà mà treo” chính là yếu tố hài hước, gây cười, khiến cho người đọc nhận ra bản chất ngu dốt, ít học của tên xã trưởng.

Chỉ chờ xã trưởng sơ hở là thị ta đưa hắn vào tròng “Nhà cháu đi trước đánh mõ, thầy đi sau rao hộ nhà cháu”. Câu nói ấy làm xã trưởng tức điên “Thế ra tao làm đầy tớ mõ à? Láo nào”. Trong con mắt của mẹ Đốp, xã trưởng cũng chỉ thuộc hàng làm đầy tớ mõ mà thôi!

Chi tiết phô diễn sự hoạt ngôn, sắc sảo của mẹ Đốp chính là cảnh mẹ Đốp lấy dải yếm hứng lời rao của xã trưởng. Hành động này là một sự đả kích, châm biếm mạnh mẽ. Trong xã hội xưa, khi phụ nữ không được đề cao thì dải yếm thả trước cũng được gán cho cái thiếu trong sạch. Thị bốc mồm xã trưởng thả vào dải yếm chẳng khác nào thể hiện những lời nói của tên xã trưởng cũng thuộc hàng dơ bẩn.

Không chỉ lanh lợi, hoạt bát, mẹ Đốp còn là người vợ chung thủy, đề cao chồng. Khi xã trưởng dè bỉu, chế nhạo chồng, thị liền lên tiếng giải thích cặn kẽ “Dạ, bố cháu cắp tráp theo hầu cụ Bá lên tỉnh lĩnh bằng rồi ạ!”. Thị rất thương chồng, vì “thương chồng nên phải lầm than”. Nghe thấy lời gạ gẫm, tán tỉnh của xã trưởng, mẹ Đốp chối khéo “Bố cháu đứng ngoài kia nó nghe thấy rồi nó lại ghen!”.

Chưa một lần nào, thị đi quá giới hạn, luôn cử xử chừng mực, giữ mình trước tên quan háo sắc. Hành động đánh mẹ Đốp của tên xã trưởng cũng là lúc mọi việc đi quá giới hạn. Thị ta không ngần ngại hô hoán, la lối cho dân làng cùng nghe. Việc làm này vừa để bảo toàn danh dự của bản thân vừa khiến tên quan một phen bẽ mặt, xấu hổ.

Bằng việc xây dựng nhân vật thông qua lời nói và hành động, tác giả dân gian đã miêu tả rõ nét nhân vật mẹ Đốp – một người thông minh, sắc sảo, chung thủy. Từ đó, đề cao, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ. Ngoài ra, tác giả dân gian cũng bóc trần sự suy đồi, tha hóa của những tên quan trong bộ máy cai trị.

Có thể nói, nhân vật mẹ Đốp đại diện cho những vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam. Đứng trước cái dung tục, tầm thường, thị luôn biết giữ mình, coi trọng các chuẩn mực đạo đức.

Bài tham khảo 2

Vở chèo “Quan Âm Thị Kính” là một trong bảy vở chèo nổi tiếng của chèo cổ Việt Nam. Bên cạnh trích đoạn tiêu biểu như “Thị Mầu lên chùa”, “Xã trưởng – Mẹ Đốp” cũng là một lớp chèo nổi bật, thu hút được sự chú ý của mọi người. Bằng nghệ thuật châm biếm sắc sảo, tác giả dân gian đã phơi bày bộ mặt thối nát của tên xã trưởng – kẻ đại diện cho giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến.

Chẳng cần phải sử dụng đến bất cứ lời phán xét nào, tác giả vẫn khiến cho người đọc nhận ra được bản chất đê hèn của tên xã trưởng bằng cách để cho nhân vật tự giới thiệu về bản thân mình:

“Tại dân vi tổng líQuốc pháp hữu công hầuƠn dân xã thuận bầuTôi đứng đầu hàng xãNay cơ chừng động mảThị Mầu đã hoang thaiChiểu lệ làng ngả vạ không saiBắt khoán cứ một trăm quan quý”

Hắn đạo mạo, huênh hoang nói rằng dân phải có xã trưởng cai quản, cũng như nước có quan điều hành. Vì nhận được sự tín nhiệm của người dân nên hắn có cơ hội đứng đầu một xã. Thị Mầu không chồng mà chửa được mọi người trong làng coi là “động mả”. Bởi lẽ ấy, tên xã trưởng mới bắt Thị Mầu phải nộp “một trăm quan quý”, chiểu theo lệ làng.

Hắn không những coi mình là nhất mà còn khinh thường người khác. Khi mẹ Đốp nói chồng mình đang lên tỉnh lĩnh bằng, xã trưởng liền lên giọng dè bỉu “Làm cái thứ mõ thì bằng với sắc cái gì?”. Chỉ đến lúc mẹ Đốp trả lời “Dạ, bố cháu cắp tráp theo hầu cụ Bá lên tỉnh lĩnh bằng rồi ạ” thì hắn mới thôi “Có chăng thì thế!”.

Mặc dù làm quan nhưng tên xã trưởng lại có phần ngu muội, thường bị mẹ Đốp chơi xỏ, nói móc. Dẫu vậy, hắn vẫn cố diễu võ dương oai: “Con này láo! Mày vất tao đi mà trước bảo dân tao à?”.

Tên xã trưởng luôn rơi vào tình thế bị động, ban đầu thì lớn tiếng dọa nạt, sau nghe lời phân bua, giải thích của mẹ Đốp lại thấy hợp tình, hợp lí mà dịu giọng trở lại “Ờ con mẹ Đốp nó nói thế mà có lí!”, “Kìa, có nhấc cao cái dải yếm lên không, uế tạp hết mồm tao còn gì?”. Chắc hẳn, tên xã trưởng còn là người kém chữ bởi mẹ Đốp đọc bài thơ mõ, hắn cũng cho đó là thơ hay.

Sống trong xã hội phong kiến mục ruỗng, thối nát, tên xã trưởng cũng trở thành kẻ ô lại. Cái tính háo sắc thể hiện rõ qua từng lời xã trưởng nói ra. Hắn chẳng ngại ngần tán tỉnh, khen ngợi mẹ Đốp: “Nhà Đốp lớp này xem ra bảnh gái dễ coi lắm nhỉ?”. Thậm chí còn nhân cơ hội gạ gẫm chuyện trai gái, trăng hoa “Tốt nái gớm nhỉ! Này, nhà Đốp! Hôm nào mát giời, tao sang gửi mày một đứa nhá!”. Đây thật là một tên quan thiếu đứng đắn làm sao!

Khi nhận ra mình bị mụ đàn bà chơi một vố đau, hắn cậy đà, bắt nạt, đánh mẹ Đốp. Giống như mọi tên quan lúc bấy giờ, hắn cũng sợ bản thân bị mang tiếng “xấu”. Chính vì vậy, ngay khi mẹ Đốp vừa kêu làng, hắn liền van xin, lạy lục “Thôi, thôi! Lọt tai làng sang tai họ bây giờ! Nín đi!”. Không còn vẻ hợm hĩnh, lên mặt, tên xã trưởng trở nên rúm ró lạ thường, để lộ ra bản chất nhu nhược, hèn nhát.

Để bịt mồm, bịt miệng mẹ Đốp, hắn đành phải dùng chiêu đút lót “Thôi, tao xin mày! Rồi tao đền cho thúng thóc! Đi rao đi!/ Nhớ vào mờ bằng được cụ Đồ Điếc, nhớ đấy nghe không?”.

Như vậy, bằng lời nói và hành động, tác giả dân gian đã khắc họa nhân vật một cách rõ nét và chân thực. Tên xã trưởng hiện lên với đầy đủ sự xấu xa, thô lỗ. Thông qua nhân vật, tác giả dân gian muốn đả kích, châm biếm những tên quan háo sắc, thiếu đứng đắn trong xã hội.

Có thể nói, bên cạnh nhân vật mẹ Đốp, nhân vật xã trưởng cũng là nhân vật chính của toàn bộ đoạn trích “Xã trưởng – Mẹ Đốp”. Từ những gì mà nhân vật thể hiện, ta càng hiểu thêm bản chất của một bộ phận quan lại trong thời kì phong kiến. Qua đó, đồng cảm với nỗi niềm của người dân. 

1 74 lượt xem