Tác giả tác phẩm Tôi có một giấc mơ (Chân trời sáng tạo 2024) Ngữ văn 10 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Tôi có một giấc mơ Ngữ văn lớp 10 sách Chân trời sáng tạo đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:

1 274 lượt xem


Tác giả tác phẩm: Tôi có một giấc mơ- Ngữ văn 10

I. Tác giả

- Mác–tin Lu–thơ Kinh (1483 – 1546). Là một nhà thần học người Đức, tu sĩ Dòng Augustinô, và là nhà cải cách tôn giáo.

- Quê quán: Đức

- Phong cách nghệ thuật: sắc sảo, chặt chẽ

- Tác phẩm chính: Luận văn 95 điều, tôi có một giấc mơ

Tôi có một giấc mơ- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

II. Đọc tác phẩm Tôi có một giấc mơ

Tôi rất vui được tham dự cùng các bạn ngày hôm nay, trong một sự kiện sẽ đi vào lịch sử nước Mỹ như một cuộc biểu dương tuyệt với nhất dành cho tự do.

Một trăm năm trước đây, một người Mỹ vĩ đại, người mà chúng ta đang đứng dưới bóng của ông ngày hôm nay, đã ký Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ. Sắc lệnh trọng yếu ấy đã trở thành ngọn hải đăng của hy vọng, dẫn đường cho hàng triệu nô lệ da đen, những con người đang héo mòn trong sự bất công. Nó như một ánh rạng đông đầy hạnh phúc, chấm dứt đêm dài nô lệ.

Nhưng một trăm năm sau, những người da đen vẫn chưa được tự do. Một trăm năm sau, cuộc sống của những người da đen, đáng buồn thay, vẫn đang bị làm cho tàn tạ bởi gông xiềng của nạn phân biệt chủng tộc. Một trăm năm sau, những người da đen phải sống trên những hòn đảo nghèo đói giữa một đại dương thịnh vượng về vật chất. Một trăm năm sau, người da đen vẫn ốm mòn trong những ngóc ngách của xã hội Mỹ, và cảm thấy phải lưu vong ngay trên chính mảnh đất của họ. Bởi thế, chúng ta đã tới đây ngày hôm nay, để lên tiếng về tình cảnh đáng xấu hổ đó.

Theo một nghĩa nào đó, chúng ta tới thủ đô của đất nước để đòi một khoản nợ. Khi những kiến trúc sư của nền cộng hòa viết nên những lời lẽ tuyệt vời của Hiến pháp và Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, họ đã ký vào một ước thư mà bất cứ công dân Mỹ nào đều có quyền thừa kế. Ước thư ấy hứa hẹn rằng mọi con người, kể cả người da trắng lẫn người da đen, đều sẽ được đảm bảo những quyền không thể tách rời, đó là quyền được sống, quyền được tự do, và quyền mưu cầu hạnh phúc. Nhưng rõ ràng ngày hôm nay, mẹ Mỹ đã thiếu nợ trước ước thư ấy, đến mức những con dân da màu của người phải âu lo. Thay vì trân trọng trách nhiệm thiêng liêng ấy, nước Mỹ đã trao cho người da đen một tờ séc khống, một tờ séc không thanh toán được.

Nhưng chúng ta từ chối tin rằng ngân hàng công lý đã phá sản. Chúng ta từ chối tin rằng không đủ ngân quỹ bên trong những kho tàng cơ hội của đất nước. Vì vậy chúng ta đã tới để rút khoản nợ này – khoản nợ sẽ trao cho chúng ta sự giàu có của tự do và sự an toàn của công lý, như chúng ta mong đợi.

Chúng ta cũng có mặt tại nơi linh thiêng này, để nhắc nhở nước Mỹ về tính cấp thiết của sự việc hiện nay, rằng đây không phải là lúc để thỏa hiệp hay xoa dịu nhau bằng những liều thuốc an thần, rằng mọi việc sẽ dần dần thay đổi. Đây là thời điểm hiện thực hóa lời hứa dân chủ. Đây là thời điểm chúng ta thoát khỏi bóng đêm kỳ thị để vươn tới ánh sáng ngập tràn của công lý. Đây là thời điểm mang đất nước thoát khỏi vũng lầy phân biệt chủng tộc để đi tới một nền tảng vững chắc của tình anh em. Đây là thời điểm hiện thực hóa công lý cho tất cả những người con của Chúa.

Sẽ là thảm họa nếu nước Mỹ coi nhẹ vấn đề cấp bách này. Mùa hè oi bức của những người dân da đen bất mãn sẽ không qua đi, cho tới khi làn gió thu của tự do và bình đẳng tới. 1963 sẽ không phải là năm kết thúc, mà là năm bắt đầu. Với những ai đang hy vọng viển vông rằng người da đen chỉ đang xả bớt sự bực bội và rồi sẽ trở nên hài lòng, thì xin thưa, nếu nước Mỹ phớt lờ chúng tôi để trở lại với công việc kinh doanh thường nhật, thì người da đen sẽ khiến họ phải giật mình tỉnh giấc. Nước Mỹ sẽ không bình yên cho tới khi người da đen nhận được quyền công dân của mình. Những cơn lốc của các cuộc nổi dậy sẽ làm rung chuyển nền móng của nước Mỹ chừng nào công lý chưa soi sáng nơi đây.

Nhưng có một điều mà tôi phải nói với những con người đang đứng trước ngưỡng cửa của lâu đài công lý, rằng trong quá trình lấy lại địa vị đáng có của chúng ta, chúng ta không được phép để bản thân phạm phải tội lỗi. Đừng thỏa mãn cơn khát tự do của chúng ta bằng cách uống chén hận thù và cay đắng. Chúng ta vĩnh viễn phải cư xử dựa trên nền tảng phẩm cách và nguyên tắc cao. Chúng ta không được cho phép cuộc kháng nghị sáng tạo của chúng ta trở nên bạo lực. Xin được nhắc lại rằng chúng ta phải nâng bản thân lên tới tầm cao mà sức mạnh vật chất có thể gặp được sức mạnh tâm hồn.

Tinh thần chiến đấu mới đang sục sôi bên trong cộng đồng người da đen không được phép dẫn chúng ta tới việc ngờ vực toàn bộ tất cả người da trắng, bởi vì rất nhiều người anh em da trắng, những người có mặt ở đây ngày hôm nay, đã nhận ra rằng vận mệnh của tất cả chúng ta gắn liền với nhau, rằng tự do của tất cả chúng ta là không thể tách rời.

Chúng ta không thể bước đi đơn độc.

Chúng ta phải đảm bảo rằng chúng ta đang đồng hành cùng nhau.

Chúng ta không thể quay lưng.

Sẽ có những người hỏi, “Chừng nào thì các bạn mới hài lòng?” Chúng tôi sẽ không bao giờ hài lòng khi người da đen vẫn còn là nạn nhân của những hành động hung ác ghê tởm của cảnh sát. Chúng tôi sẽ không hài lòng, khi tấm thân mệt mỏi sau một quãng đường dài vẫn không thể tìm được nơi nghỉ ngơi trong các nhà nghỉ bên đường hay khách sạn trong thành phố. Chúng tôi sẽ không hài lòng khi những người da đen còn phải di chuyển từ khu tập trung da đen nhỏ tới khu tập trung da đen lớn hơn. Chúng tôi sẽ không hài lòng khi những đứa trẻ da đen bị tước đoạt nhân phẩm và tự trọng bởi những tấm biển “Chỉ dành cho người da trắng”. Chúng tôi sẽ không hài lòng khi một người da đen ở Mississippi không được bầu cử, khi một người da đen ở New York tin rằng anh chẳng có gì để bầu. Không, không, chúng tôi không hài lòng, và chúng tôi sẽ không hài lòng cho đến khi mưa công lý tuôn rơi cùng với dòng sông của chính nghĩa.

Tôi hiểu rằng để các bạn tới được đây, có những người đã phải vượt qua nhiều gian nan và thử thách lớn. Có những người chỉ vừa mới bước ra khỏi xà lim. Có những người đến từ khu vực mà hành trình kiếm tìm tự do khiến bạn phải đối diện với giông bão bức hại cùng những cơn gió dữ bạo hành từ cảnh sát. Các bạn đã trở thành những con người khổ đau nhưng sáng tạo. Hãy tiếp tục với niềm tin rằng khổ đau rồi sẽ có ngày hồi báo. Hãy quay trở lại Mississippi, trở lại Alabama, trở lại Nam Carolina, trở lại Georgia, trở lại Louisiana, trở lại những khu ổ chuột và khu tập trung của người da đen tại các thành phố phía Nam, và mang trong mình niềm tin rằng bằng cách này hay cách khác, tình thế có thể và sẽ thay đổi.

Đừng đắm chìm trong tuyệt vọng, tôi xin được chia sẻ với mọi người ở đây hôm nay, các bạn của tôi.

Mặc dù chúng ta đang phải đối mặt với khó khăn của thực tại, tôi vẫn có một giấc mơ. Đó là giấc mơ bắt nguồn sâu thẳm từ giấc mơ của nước Mỹ.

Tôi mơ rằng một ngày kia đất nước của chúng ta sẽ vươn lên và thực sự tồn tại với niềm tin: “Chúng tôi coi sự thật này là điều hiển nhiên: rằng con người được tạo ra bình đẳng.”(*)

(*) Câu nói này nằm trong Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ. Từ tiếng anh là “create”, ở đây được dịch là “tạo ra”, tín ngưỡng phương Tây tin rằng Chúa Sáng Thế tạo ra con người. Tín ngưỡng phương Đông về bà Nữ Oa, hay mẹ Âu Cơ, cũng vậy. Có nhiều nguồn dịch là “sinh ra”.

Tôi mơ rằng một ngày kia, trên những ngọn đồi đỏ ở Georgia, những người con của các nô lệ và những người con của các chủ nô sẽ cùng ngồi lại như những người anh em.

Tôi mơ rằng một ngày kia, thậm chí cả những vùng đất khô cằn ngột ngạt trong bất công và đàn áp như Mississippi, cũng sẽ chuyển thành ốc đảo của tự do và công lý.

Tôi mơ rằng sẽ có một ngày bốn đứa con của mình được sống trong một quốc gia, nơi chúng không bị đánh giá bởi màu da, mà được công nhận bởi phẩm cách của chúng.

Ngày hôm nay tôi có một giấc mơ.

Tôi mơ rằng một ngày kia, tại bang Alabama, nơi ngập tràn nạn phân biệt chủng tộc, nơi mà thống đốc hiện thời đang luôn miệng nói về quyền can thiệp và vô hiệu; thì những đứa trẻ da đen và những đứa trẻ da trắng sẽ cùng nắm tay nhau như anh chị em một nhà.

Ngày hôm nay tôi có một giấc mơ.

Tôi mơ rằng một ngày kia, những thung lũng khổ đau sẽ lấp đầy hạnh phục, những ngọn đồi và ngọn núi khó với kia sẽ được san bằng, mặt đất gồ ghề sẽ trở nên phẳng phiu, và những khúc quanh co sẽ được uốn cho thẳng, và sự huy hoàng của Đấng tối cao sẽ triển hiện, để cho người trần mắt thịt cùng được thấy.

Đó là hy vọng của chúng ta. Đó là niềm tin mà tôi sẽ mang theo khi về miền Nam.

Với niềm tin ấy, chúng ta sẽ đẽo núi khổ đau thành đá hy vọng. Với niềm tin ấy, chúng ta sẽ biến những nốt nhạc bất hòa của đất nước thành một bản hòa âm tuyệt đẹp của tình anh em. Với niềm tin ấy, chúng ta sẽ có thể cùng hành động, cùng cầu nguyện, cùng nỗ lực, cùng lao khổ, và cùng đứng lên vì tự do, bởi vì chúng ta biết rằng một ngày kia chúng ta sẽ được tự do.

Đó sẽ là ngày mà tất cả những đứa con của Chúa cùng hòa chung bài ca với một hàm nghĩa mới:

“Tổ quốc tôi, xin hát về người, miền đất thân thương của tự do, xin hát về người. Mảnh đất nơi cha tôi nằm xuống, niềm tự hào của những người hành hương, từ mọi triền núi, hãy để tự do ngân vang tiếng hát.”(**)

(**) Đây từng là quốc ca của Hoa Kỳ trước năm 1931.

Và để nước Mỹ trở thành một đất nước vĩ đại, thì điều ấy phải trở thành sự thực.

Vì thế hãy để tự do ngân vang từ những đỉnh đồi khổng lồ ở New Hampshire.

Hãy để tự do ngân vang từ những ngọn núi hùng vĩ của New York.

Hãy để tự do ngân vang trên dãy Allegheny của Pennsylvania.

Hãy để tự do ngân vang trên những đỉnh Rocky phủ tuyết của Colorado.

Hãy để tự do ngân vang trên những ngọn đồi tròn của California.

Không chỉ thế:

Hãy để tự do ngân vang từ vùng núi đá Stone Mountain của Georgia.

Hãy để tự do ngân vang từ vùng Lookout Mountain của Tennessee.

Hãy để tự do ngân vang trên mỗi triền đồi và vùng đất cao ở Mississippi.

Hãy để tự do ngân vang từ mọi triền núi.

Và khi điều ấy xảy ra, khi chúng ta để tự do ngân vang, từ mọi ngôi làng và con xóm, từ mọi thành phố và tiểu bang, chúng ta sẽ có thể tiến gần hơn đến ngày mà những đứa con của Chúa, dù da trắng hay da đen, dù là Do Thái hay không phải Do Thái, dù là Công giáo hay Tin lành, đều chung tay hát lên những lời ca linh thiêng của người da đen:

Tự do cuối cùng đã đến! Tự do cuối cùng đã đến!

Xin được tạ ơn Đức Chúa toàn năng, chúng con cuối cùng đã được tự do!

III. Tác phẩm Tôi có một giấc mơ

1. Thể loại

Nghị luận

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Trích Những bài diễn văn bất tử, những bài diễn văn vĩ đại của những người vĩ đại

Tôi có một giấc mơ- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

3. Phương thức biểu đạt

Nghị luận

4. Ý nghĩa nhan đề

Trong văn bản, thì “Giấc mơ của nước Mỹ” là một đặc tính quốc gia của Hoa Kỳ, ở đó tập hợp các lý tưởng dân chủ, quyền tự do, cơ hội và bình đẳng. Chính điều này đã cho thấy người da đen cũng được bình đẳng như người da trắng. Nhưng thực tế, vào thời điểm văn bản Tôi có một giấc mơ ra đời, người da đen chưa có được sự bình đẳng đó. Do đó, tác giả đã dựa vào giấc mơ Mỹ để lấy tên cho bài nói của mình.

5. Bố cục tác phẩm Tôi có một giấc mơ

- Phần 1 ( từ đầu…thảm trạng này): Thực trạng cuộc sống người da đen

- Phần 2 ( ngọn lửa mùa hè … chính nghĩa): Cuộc đấu tranh của những người da đen

- Phần 3 (còn lại): Giấc mơ của người da đen ở nước Mỹ

5. Tóm tắt tác phẩm Tôi có một giấc mơ

Văn bản nêu lên tầm quan trọng của việc người da đen đứng lên đấu tranh cho quyền sống của mình. Tác giả nêu lên ước mơ của mình cũng là của những người da đen khi sống trên đất Mỹ.

6. Giá trị nội dung tác phẩm Tôi có một giấc mơ

- Mục đích của văn bản khẳng định quyền bình đẳng của người da đen

- Lời kêu gọi sự đấu tranh giành quyền bình đẳng cho người da đen.

7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Tôi có một giấc mơ

- Sử dụng những hình ảnh, câu văn có sức truyền cảm. 

- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục

IV. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Tôi có một giấc mơ

1. Thực tế cuộc sống vất vả, mất tự do của những người da đen

- Một trăm năm trước, Lin-cơn đã kí bản Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ.

- Nhưng một trăm năm sau người da đen vẫn chưa được tự do.

à Người da đen vẫn bị thít chặt trong gông cùm của luật cách li và xiềng xích của óc kì thị, vẫn phải sống trong một hoang đảo nghèo đói giữa đại dương bao la của sự phồn thịnh vật chất và vẫn phải sống mòn trong những góc khuất của xã hội Mỹ, thấy mình chỉ là kẻ lưu vong ngay trên quê hương mình

à Cần phải kết thúc thảm trạng này

2. Cuộc đấu tranh đúng đắn của những người da đen

- Trong quá trình chiến đấu giành lại địa vị xứng đáng của mình, những người đấu tranh không được phép hành động sai lầm.

- Không được để cho cuộc phản kháng đầy sáng tạo sa vào bạo loạn.

- Tinh thần chiến đấu quật cường mới vừa trào sôi trong cộng đồng người da đen không được đẩy đến chỗ ngờ vực tất cả người da trắng.

- Có rất nhiều người da trắng đã nhận ra vận mệnh của họ gắn liền với vận mệnh của người da đen, rằng tự do của họ không thể tách rời với tự so của người da đen.

3. Giấc mơ của người da đen ở nước Mỹ

Giấc mơ bắt nguồn sâu thẳm trừ trong giấc mơ của nước Mỹ

- Niềm tin rằng nước Mỹ luôn tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người, bất kể xuất thân, hoàn cảnh, địa vị xã hội,...

* Không bao giờ hài lòng khi:

- Người da đen vẫn còn là những nạn nhân câm lặng của vấn nạn bạo lực từ canh sát.

- Sau chặng đường dài mệt mỏi, không thể tìm được chốn nghỉ chân trong quán trọ ven xa lộ hay khách sạn trong thành phố.

- Con cái người da đen bị tước đoạt nhân phẩm và lòng tự trọng bởi những tấm biển đề 'Chỉ dành cho người da trắng'.

- Người da đen ở Mi-xi-xi-pi không có quyền bầu cử, người da đen ở Niu Oóc tin rằng đi bầ cũng chẳng để làm gì.

à Chỉ khi người da đen được đỗi xử bình đẳng thì cuộc đấu tranh mới dừng lại.

V. Các bài văn mẫu

Đề bài: Phân tích bài Tôi có một giấc mơ

Bài tham khảo 1

“Tôi có một ước mơ” (tên gốc tiếng Anh: “I Have a Dream“) là tên phổ biến của bài diễn văn nổi tiếng nhất của Martin Luther King, Jr., khi ông nói, với sức mạnh thuyết phục của tài hùng biện, về ước mơ của ông cho tương lai của nước Mỹ, khi người da trắng và người da đen có thể sống chung hoà thuận như những con người bình đẳng.

Ngày 28 tháng 8 năm 1963, King đọc bài diễn văn này từ những bậc thềm của Đài Tưởng niệm Lincoln trong cuộc Tuần hành đến Washington vì Việc làm và Tự do. Đó là thời điểm quyết định cho Phong trào Dân quyền Mỹ.

Bắt đầu với gợi ý đến bản Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ, văn kiện năm 1863 công bố sự tự do cho hàng triệu nô lệ, King đưa ra nhận xét, “nhưng một trăm năm sau, người da đen vẫn chưa được tự do.

Khi sắp kết thúc bài diễn văn, King rời bỏ bản thảo soạn sẵn để trình bày một điệp ngữ đầy tính ngẫu hứng, khi ông nhắc đi nhắc lại câu, “Tôi có một ước mơ”, có lẽ theo yêu cầu của Mahalia Jackson, “Martin, hãy nói cho họ biết về giấc mơ!”

Đây là thời khắc đẩy cảm xúc người nghe lên đỉnh điểm, và khiến nó trở thành phần nổi tiếng nhất của bài diễn văn: King kể cho họ nghe về giấc mơ của ông, phác họa những hình ảnh về sự tự do và bình đẳng đang trỗi dậy từ vùng đất nô lệ và đầy hận thù. “Tôi có một ước mơ” đứng đầu danh sách 100 bài diễn văn chính trị xuất sắc nhất nước Mỹ trong thế kỷ 20, theo sự bình chọn năm 1999 của giới học giả về diễn thuyết trước công chúng.

Từ thập niên 1960, King đã khởi sự nói về “giấc mơ” khi ông diễn thuyết tại Hiệp hội vì sự Thăng tiến của người Da màu (NAACP) mà ông gọi là “Người da đen và Giấc mơ Mỹ”, trình bày về khoảng cách giữa Giấc mơ Mỹ và cuộc sống thực tế của người Mỹ; ông cho rằng những người ủng hộ thuyết da trắng ưu việt làm tan nát giấc mơ, và thêm rằng “Chính phủ liên bang của chúng ta khoét sâu thêm qua thái độ vô cảm và đạo đức giả, và bởi sự phản bội của họ đối với chính nghĩa của công lý”.

King nhận định, “Có thể lắm người da đen chính là phương tiện Chúa dùng để cứu rỗi linh hồn nước Mỹ.” Tháng 6, 1963 ở Detroit, King cũng nói về một “giấc mơ” khi ông tuần hành trên Đại lộ Woodward với Walther Reuther và Mục sư C. L. Franklin.

Diễn từ King trình bày tại cuộc tuần hành Washington, “Tôi có một giấc mơ”, có vài phiên bản được viết vào những thời điểm khác nhau. Không có một phiên bản độc nhất nhưng là một sự tổng hợp từ vài bản thảo, lúc đầu được gọi là “Normalcy, Never Again”.

Một ít từ bản thảo này cùng một ít từ một bản thảo khác, “Normalcy Speech”, được đem vào bản thảo sau cùng. Một bản thảo “Normalcy, Never Again” được lưu giữ tại Thư viện Robert W. Woodruff của Trung tâm Đại học Atlanta và Đại học Morehouse.

Khi sắp kết thúc bài diễn văn, Tiến sĩ King nghe tiếng kêu to của ca sĩ nổi tiếng thuộc dòng nhạc Phúc âm, Mahalia Jackson, từ dưới đám đông, “Hãy bảo cho họ biết về giấc mơ, Martin”. King ngưng đọc bài diễn văn soạn sẵn, và khởi sự “thuyết giảng”, nhấn mạnh đến câu nói cao trào, “Tôi có một giấc mơ”.

Bài diễn văn được phác thảo với sự trợ giúp từ Stanley Levinson và Clarence Benjamin Jones ở Riverdale, Thành phố New York. Jones thuật lại, “việc chuẩn bị hậu cần cho cuộc tuần hành quá nặng nề đến nỗi bài diễn văn không được xem là ưu tiên”, ông thêm, “vào chiều tối thứ Ba, ngày 27 tháng 8 [12 giờ trước khi cuộc tuần hành bắt đầu] Martin vẫn chưa biết phải nói gì”.

Trước đó, King đã ứng dụng thủ pháp điệp ngữ cho câu “Tôi có một giấc mơ” khi diễn thuyết trước cử tọa 25 000 người tại Cobo Hall ở Detroit ngay sau cuộc Diễu hành cho Tự do với sự tham dự của 125 000 người tại Detroit vào ngày 23 tháng 6 năm 1963. Sau cuộc tuần hành tại Washington, một bản thu âm diễn từ của King tại Cobo Hall được phát hành với tiêu đề “The Great March to Freedom”.

Bài tham khảo 2

Đến thời điểm này, ‘Tôi có một giấc mơ’ của Martin Luther King Jr. vẫn được đánh giá cao như một trong những bài diễn văn xuất sắc nhất, mở ra một trang mới trong lịch sử nước Mỹ. Ngày 28/8/1963, mục sư Martin Luther King Jr. thuyết trình trước đám đông lớn tại Đài Tưởng niệm Lincoln ở thủ đô Washington D.C.

Bài phát biểu diễn ra trong bối cảnh cuộc tuần hành ủng hộ phong trào đòi quyền công dân, thu hút sự tham gia của hơn 250.000 người. Martin Luther King Jr. đã chia sẻ ước mơ nồng thắm về một tương lai của nước Mỹ, nơi mà người da màu và người da trắng được đối xử bình đẳng, sống chung hòa thuận.

Đỉnh điểm của bài diễn văn là khi Martin Luther King Jr. tả ước mơ về tự do và nhân quyền bằng cách mở đầu bằng câu: “Tôi có một ước mơ…”. Những lời này đã đưa ông trở thành một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất đối với nước Mỹ hiện đại, ngang tầm với các Tổng thống Thomas Jefferson và Abraham Lincoln.

Được ca ngợi như một kiệt tác của nghệ thuật hùng biện, bài diễn văn của King được hình thành theo phong cách giảng đạo của các mục sư da đen thuộc hệ phái Baptist, thường tham chiếu đến các nguồn thiêng liêng như Kinh Thánh, Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ và Hiến pháp Hoa Kỳ mà mọi người tôn trọng.

Sử dụng thủ thuật hùng biện để kết nối với những tưởng tượng (được định nghĩa bởi Campell và Huxman (2003) là “những trích dẫn gián tiếp từ kiến thức văn hoá chung của người Mỹ như Kinh Thánh, thần thoại Hi Lạp và La Mã, hoặc lịch sử nước Mỹ”), King sử dụng từ ngữ và đoạn trích từ những tác phẩm văn hóa Hoa Kỳ phổ biến để biến chúng thành một công cụ thuyết phục mạnh mẽ trong bài diễn văn của ông.

Ngay từ đầu bài diễn văn, King sử dụng lời từ Diễn văn Gettysburg của Abraham Lincoln khi ông nói “Five score years ago…” (Năm trăm năm trước…). Sự gợi ý từ Kinh Thánh chiếm ưu thế.

King trích dẫn từ Thi thiên (Thánh vịnh) 30:5 trong đoạn thứ hai của bài diễn văn, nhấn mạnh đến việc bãi bỏ nô lệ được thực hiện trong bản Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ, ông nói “Như bình minh rực rỡ để kết thúc đêm tăm tối của kiếp nô lệ“.

Một gợi ý khác đến từ Kinh Thánh xuất hiện trong đoạn thứ mười của bài diễn văn: “Không, không, chúng ta không hài lòng, và chúng ta sẽ không hài lòng cho đến khi sự công bằng như dòng sông và sự chính trực như con sông“, từ Amos 5:24.

King cũng trích dẫn từ Isaiah 40:4 khi ông nói “Tôi có một ước mơ, một ngày mọi thung lũng sẽ được nâng cao, mọi đồi sẽ bị hạ thấp, những chỗ lồi lõm sẽ được san bằng, những chỗ quanh co sẽ trở nên thẳng và sự vinh quang của Chúa sẽ được tỏ lộ để mọi thể chất cùng chứng kiến…”

Việc sử dụng chữ đầu câu hoặc đoạn văn để làm nổi bật, sắp xếp và thúc đẩy một ý tưởng lên đỉnh điểm (Campbell & Huxman, 2002, trang 177) là một phương tiện hùng biện mà King liên tục sử dụng trong bài diễn văn của mình.

Một ví dụ rõ ràng xuất hiện ngay từ đầu khi King dẫn dắt đám đông đến đỉnh điểm: “Hôm nay là thời khắc…” được lặp lại bốn lần trong đoạn thứ sáu của bài diễn văn. Câu nói nổi tiếng nhất là “Tôi có một ước mơ…” được lặp lại tám lần khi King vẽ nên bức tranh về sự hòa hợp chủng tộc trong một nước Mỹ đoàn kết.

Theo thứ tự của chương trình, King là diễn giả thứ mười sáu trong số mười tám người phát biểu trong ngày tổ chức cuộc tuần hành.

Dân biểu Hoa Kỳ John Lewis, người cũng tham gia sự kiện với tư cách chủ tịch Ủy ban Phối hợp Sinh viên Bất bạo động, nhận xét rằng “Tiến sĩ King có sức mạnh, tài năng và khả năng biến đổi những bậc thềm của Đài Tưởng niệm Lincoln thành một địa điểm đáng nhớ với mọi người.

Bằng cách diễn đạt của ông, King đã giáo dục, hướng dẫn và thông báo không chỉ đối với những người có mặt tại sự kiện, mà còn đối với toàn bộ cộng đồng Mỹ và những thế hệ chưa sinh ra.”

Những ý tưởng thể hiện trong bài diễn văn phản ánh những thử thách mà King đã phải đối mặt như một người da đen và kêu gọi sự chú ý đến lý tưởng của nước Mỹ như một quốc gia được thiết lập để cung cấp tự do và công bằng cho mọi người, sau đó ông củng cố và đẩy cao những lý tưởng đó bằng cách đặt chúng vào một bối cảnh linh thiêng với lập luận rằng sự công bằng xã hội là sự thích hợp với ý muốn của Chúa.

Do đó, bài diễn văn đã trao cơ hội cho nước Mỹ để được cứu rỗi khỏi tội phân biệt chủng tộc. King mô tả những gì nước Mỹ đã hứa, một “phiếu bầu” mà nước Mỹ không thể thanh toán. Ông nói, “nước Mỹ đã đưa cho người da đen một tờ ngân phiếu xấu”, và bây giờ “chúng ta đã đến để đổi tờ ngân phiếu đó thành tiền” thông qua cuộc tuần hành ở Washington, D.C.

1 274 lượt xem