Lý thuyết Trung điểm của đoạn thẳng (Kết nối tri thức 2024) Toán 6
Tóm tắt lý thuyết Toán 6 Bài 35: Trung điểm của đoạn thẳng ngắn gọn, chính xác sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Toán 6.
Lý thuyết Toán lớp 6 Bài 35: Trung điểm của đoạn thẳng
Video giải Toán 6 Bài 35: Trung điểm của đoạn thẳng - Kết nối tri thức
I. Lý thuyết Trung điểm của đoạn thẳng
- Nếu điểm I nằm giữa hai điểm A và B sao cho IA = IB thì I gọi là trung điểm của đoạn thẳng AB.
Khi đó:
IA = IB = .
II. Bài tập vận dụng
Bài 1: Trên tia Ox lấy điểm M và N sao cho OM = 3cm; ON = 6cm
a) Chứng minh M nằm giữa O và N.
b) Chứng tỏ điểm M là trung điểm của đoạn thẳng ON.
Lời giải:
a) Điểm M và N cùng thuộc Ox nên tia OM và tia ON trùng nhau
Mà OM = 3cm; ON = 6cm nên ON > OM do đó M nằm giữa hai điểm O và N
b) Vì M nằm giữa hai điểm O và N nên ta có: ON = OM + MN
Thay số ta có: 6 = 3 + MN
MN = 6 – 3
MN = 3cm
Ta có OM = 3cm; MN = 3cm; ON = 6cm nên OM = MN = = 3cm.
Nên M là trung điểm của ON.
Bài 2: Cho đoạn thẳng AB dài 10cm. Gọi I là trung điểm của AB. Tính độ dài IA; IB.
Lời giải:
Vì I là trung điểm của AB nên IA = IB = .
Do đó: IA = IB = = 5cm
Vậy AI = BI = 2cm
Bài 3: Cho đoạn thẳng MN có O là trung điểm MN. Biết O cách đầu mút M 6cm. Tính độ dài MN.
Lời giải:
Vì O là trung điểm của MN nên OM = ON =
Mà O cách đầu mút M 6cm nên OM = 6cm
Do đó OM = ON = = 6cm
MN = 6.2 = 12cm
Vậy MN = 12cm.
Bài 4: Vẽ đoạn thẳng AB = 7cm. C là điểm nằm giữa A và B, AC = 3cm. M là trung điểm của BC. Tính BM.
Lời giải:
Ta có C nằm giữa A và B nên AC + BC = AB
Thay số: 3 + BC = 7
BC = 7 – 3
BC = 4cm
Vì M là trung điểm của BC nên BM = CM = = 2cm
Vậy BM = 2cm
Bài giảng Toán 6 Bài 35: Trung điểm của đoạn thẳng - Kết nối tri thức