Tác giả tác phẩm Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư (Kết nối tri thức 2024) Ngữ văn 10 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư Ngữ văn lớp 10 sách Kết nối tri thức đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:

1 84 lượt xem


Tác phầm Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư - Ngữ văn lớp 10

I. Tác giả Chu Văn Sơn

Nhà giáo, nhà phê bình văn học tài hoa Chu Văn Sơn: Ngọn đèn sáng nơi đồng  xa

1. Tiểu sử

- (1962 - 2019), là nhà nghiên cứu văn học Việt Nam hiện đại

- Quê ở Đông Hương, thành phố Thanh Hóa, ông học trường cấp 3 chuyên Hàm Rồng, từng đoạt giải đặc biệt trong kì thi chọn học sinh giỏi Văn toàn quốc

- Ông giảng dạy tại trường Đại học sư phạm Hà Nội, ngoài ra còn là nhà văn, nhà lý luận, nhà phê bình văn học xuất sắc,...

2. Sự nghiệp văn học

a. Phong cách sáng tác

- Say mê cái đẹp là bản năng trong hành trình tìm cảm hứng sáng tác của ông

- Là người có tư duy văn học rất mới, đầy nhạy cảm. Với Chu Văn Sơn, văn chương là thế giới muôn màu, là điệu hồn muôn điệu của những âm thanh cuộc sống đã được người nghệ sĩ tài năng phát hiện căn chỉnh xếp đặt ngôn từ đúng giọng điệu, đúng thang bậc tần suất để phát ra thứ âm thanh bằng ngôn ngữ rung động quyến rũ lòng người

- Trong sáng tác, xuất phát từ quan điểm nhận thức về cái đẹp, say cái đẹp đến khát khao, Chu Văn Sơn như con ong cần mẫn hút nhụy hương để kết tinh cho đời một thứ văn chương mà chúng ta không bao giờ quên, đó là tinh hoa của trời đất, tinh hoa của tạo hóa  ban tặng con người

b. Các tác phẩm chính

     Những tác phẩm nổi tiếng đã được xuất bản của ông gồm có:

- Ba đỉnh cao thơ mới: Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử (2005)

- Thơ - điệu hồn và cấu trúc (2007)

- Tự tình cùng cái đẹp (2019)

II. Tác phẩm Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu 

Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng Thu của Lưu Trong Lư - YouTube

Từng có câu: “Thu là thơ của đất trời, thơ là thu của lòng người”. Có thể còn ai đó hoài nghi cái chân lí này của người xưa. Nhưng nếu một lần đọc những bài như Tiếng thu của Lưu Trọng Lư thì nỗi hoài nghi vấn vơ gia dễ dàng tan biến. “Hồn thơ” và “hồn thư” ở đây đã đồng vọng mà thành Tiếng thu

Tiếng thu

Em không online mùa thu 

dưới trăng mờ thổn thức

Em không nợ rạo rực 

hình ảnh kẻ chinh phu

trong lòng người cô phụ?

Em không rừng thu 

lạ thu kêu xào xạc

con nai vàng ngơ ngác

đạp trên lá nàng khô?

Con người cổ điển vốn xem tĩnh là gốc của động, là gốc của sự vận động trong tạo vật. Cho nên người ta đã có cả một quan niệm triết học và mĩ học về cái tĩnh. Tĩnh được xem là trạng thái vĩnh viễn, là nét đẹp vĩnh hằng của tạo vật thiên nhiên trường cứu không di dịch này. Vì thế, bước vào thơ thiên nhiên xưa là bước vào một thiên nhiên tĩnh lặng, miên viễn. Yên bình, thanh vắng trở thành một đặc tính của vẻ đẹp thiên nhiên trong nghệ thuật cổ điển. Ấy là cái tĩnh đầy an nhiên minh triết của thi nhân xưa.

Thơ mới không thế! Nếu như gom toàn bộ Thơ mới lại để mà lắng nghe, thì cái âm hưởng đặc trưng nhất vang lên từ đáy hồn Thơ mới chính là tiếng XÔN XAO. Các thi sĩ Thơ mới ít nhìn thiên nhiên bằng cái nhìn chiêm nghiệm. Họ muốn vào đô la cái sự sống tiềm tàng chất chứa bên trong lòng tạo vật. Bằng mối liên hệ tương ứng vi diệu giữa tâm hồn cá nhân và tâm hồn tạo vật, họ đã khám phá ra sự sống bí mật đầy xôn xao trong lòng thiên nhiên. Bên trong mọi tạo vật kia chất chứa bao biến thái tỉnh vi và bí mật. Bên trong mỗi tạo vật là cả một thế giới riêng vừa mơ hồ vừa hiển hiện mà người ta chỉ nắm bắt được bằng thi cảm: thế giới huyễn diệu! Nó là cái cựa mình của nụ hoa, là tiếng thở dài của lá, là nôi rạo rực của nhuy phấn, tiếng đập cánh của những giấc mơ, tiếng rung của những đường trắng, là tiếng ngân của những làn ánh sáng, là sự hổn hển nước mây, là sự run rẩy bâng khuâng của thứ nắng lỡ thì,... Thế giới Thơ mới là vạn vật lên men say, là tạo vật ở trạng thái thăng hoa. Vì thế mà XÔN XAO đã thành điệu hồn riêng của Thơ mới.

Tiếng thu không phải là một âm thanh riêng rẽ nào, cũng không phải là một tập hợp giản đơn nôm na của nôi thốn thức trong đất trời, nôi rạo rực trong lòng người và tiếng xạc xào của lá rừng. Tiếng  là một điệu huyền. Tiếng thu là cả một bản hoà âm vừa mở hồ vừa hiển hiện của bao nỗi xôn xao ngấm ngầm trong lòng tạo vật đang hoà điệu với nội xôn xao huyền diệu của hồn thi nhân.

Có lẽ bởi sự cộng hưởng ấy mà “bản hoà âm mùa thu” đã tìm thấy cho mình một “bản hoà âm ngôn từ” trong những nét đặc sắc nhất của thi phẩm này: âm điệu.  Tiếng thu đã được ký thác vào một cấu trúc ngôn từ chứa chan tính nhạc. Nghe trong tổng thể, thậm chí còn thấy bài thơ từ tựa một ca khúc. Sao lại né tránh, lại xem nhẹ việc cảm thụ phương diện âm nhạc của Tiếng thu? Bên cạnh câu “Thi trung hữu hoạ”, người xưa chẳng đã từng nói “Thi trung hữu nhạc” đó thôi! Vả chăng áng thơ ca chân chính nào cũng xâm chiếm tâm hồn người đọc trước hết bằng âm điệu của nó. Âm điệu thơ bao giờ cũng là sự cất cánh, sự hiển hiện của cái ta gọi là hồn thơ. Nghe được âm điệu riêng thì xem như đã cảm nhập được cái hồn, cái thân của thơ rồi vậy. Mà ở đây, đường như nhạc lại là cái hình thức của Tiếng Mu, là cái chân dung của thi phẩm. Xem nhẹ điều này chẳng phải là bỏ qua phần hồn mà chỉ chú trọng đến phần thân xác của thơ hay sao? Điều cốt yếu là cảm nhận nhạc tính trong sự hòa điệu giữa TIẾNG THU và TIẾNG THƠ thế nào thôi!

Có thể khi in, bài thơ được sắp xếp thành khổ, cũng có thể in liền không chia khổ. Những điều này không có ý nghĩa quyết định, nó chỉ thuần túy là sự trình bày bề ngoài. Cấu trúc ngôn từ tự nó đã chia bài thơ thành ba phần nội dung, tương ứng với ba câu hỏi. Và như thế, dù muốn hay không, tự nó cũng hình thành ba khổ, bất chấp sự tán đồng hay phản bác của người phân tích. Ba phần nội dung hợp thành một chỉnh thể theo kết cấu rất âm nhạc. độ Chúng ta đều biết “lặp lại” và “phát triển“ là một quy luật rất thông thường của âm nhạc. Âm nhạc của ngôn từ cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Tiếng fÏr quả là một chỉnh thể chặt chẽ và nhuần nhuyễn, đẹp nhÌn một giai điệu tru. Có thể ví với một giai điệu, bởi sự hòa nhập tự nhiên hài hoà giữa “vần” và “nhịp”. Tiếng thu hiệp vần bằng cả hai hệ thống: vần bằng (mùa thu - trăng mờ - chính phụ - rừng thu - nàng khô) và vần trắc (thổn thức - rạo rực - xào xạc - ngơ ngác),... Vần điệu nhờ vậy vừa giàu có vừa nhất quán. Bởi “bằng” cũng chỉ một vần (vần u), “trắc” cũng chỉ một vần (vần ức - ac). Sức quyến rũ của bài thơ, trước hết, nằm ở sự quyện hoà của hai chuỗi vần bằng và vần trắc này. Còn nhịp điệu có lẽ được tạo ra trước hết bởi thể loại. Bài thơ thuộc thể ngữ ngôn, gồm chín câu, mỗi câu năm chữ, tạo ra bước nhịp lớn đều đặn, em đêm suốt toàn bài. Ba khổ thơ, khổ nào cũng mở đầu bằng cụm từ Em không nghe, tạo nên điệp khúc rõ rệt. Đúng hơn là như một khúc thức gồm ba lời. Khúc thức không chỉ lặp lại mà còn phát triển. Ba khổ thì khổ một: 2 đồng, khổ hai: 3 đòng, và khổ ba: 4 đồng. Sự gia tăng tương ứng với từng mảng nội dung, từng bước đẩy cảm xúc lên cao trào.

Người viết vừa phân tách, mô tả cấu trúc ngôn từ mang tính nhạc của thi phẩm này. Nhưng điều đó phỏng có ích gì nếu như không làm vang lên được cái “tiếng thu”?

Có phải vào mùa thu là mùa nhạy cảm nhất trong năm? Có phải vào mùa thu ngay cả những người vô tâm nhất cũng có thể nghe thấy những rung động tỉnh vi của trời đất? Lưu Trọng Lư đang muốn chia sẻ, muốn tìm kiếm sự đồng điệu, hay đang muốn phô bày những cảm nhận huyền diệu mình mới nghe được trong hư hoảng qua một thoáng nghiêng tai thi sĩ? Ba khổ thơ nói đến ba thứ tiếng của mùa thu. Chẳng biết là ngẫu nhiên hay được sắp đặt một cách tỉnh vi, nhuần nhị mà ba “tiếng” ấy lần lượt cất lên theo một trật tự phát triển từ tiếng thổn thức của mùa thu dưới ánh trăng mờ, đến tiếng rạo rực của lòng người cô phụ, đến tiếng lá thu kêu xào xạc - nghĩa là từ xa đến gần, từ mơ hồ đến cụ thể, từ toàn thể đến cá thể, từ cảnh vật đến nhân vật, từ hình sắc đến thanh âm, từ bề sâu đến bề ngoài, từ kín khuất đến phát lộ. Nhưng lắng kĩ mà xem, thực ra thốn thức và rạo rực chưa thực là âm thanh. Những tiếng ấy hiện hữu mà mơ hồ. Toàn bài chỉ có duy nhất một từ tượng thanh: xào xạc. Vậy Tiếng tu là bao gồm cả những tiếng có thể nghe được một cách trực quan cả những tiếng chỉ nhận được bằng linh cảm, thi cảm. Nhưng trong ba tiếng trên đường như chứa đựng một tương quan khác. Thổn thức và rạo rực là những âm nền còn xào xạc là âm nổi: Phải chăng nồi thốn thức của tạo vật, nổi rạo rực của lòng người đã cộng hưởng thành nồi xôn xao mênh mang đang rung lên bên trong lòng trời đất này. Còn tiếng xào xạc kia chỉ là sự phát lộ thành tiếng ra bên ngoài của nôi xôn xao ngấm ngầm đó thôi? Hồn thu bàng bạc trong toàn bài nhưng nó hiện hình sống động nhất là ở cái tiếng xào xạc ấy. Nghe cái tiếng thu này, ta để nhớ đến một tiếng thu khác của Nguyễn Đình Thi về sau này:

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội

Những phố dài xao xác hơi may.

(Đất nước)

Xao xác và xào xạc thực chỉ là một âm thôi, khác nào nhÌn một nốt nhạc chơi ở hai cung khác nhau. Ấy thế mà không thể thay thế được. Xao xác đanh và cao, gợi được tiếng lá quét mình trên đường phố, nó là cái hơi thu phố phường. Còn xào xạc lại trầm và đục, trong không khí này, đã gợi được vẻ âm u và huyền bí của rừng già:

Em không nghe rừng thu

lá thu kêu xào xạc,

Tiếng thổn thức của đất trời còn mơ hồ, tiếng rạo rực của lòng người cô phụ có phần rõ rệt hơn! Có thể em không nghe! Nhưng còn tiếng xào xạc gần gũi thế, lẽ nào em không nghe? Cấu trúc lời thơ vừa lặp lại vừa phát triển như thế khiến cho tiếng thu ngày một xốn xang hơn và lòng thi nhân (người cất lên tiếng hỏi tìm sự đồng điệu) cũng ngày một khắc khoải hơn!

Sự hòa điệu giữa tiếng thu và tiếng thơ còn tỏ ra tỉnh tế hơn trong âm hưởng của nó. Toàn bài có thể ngắt thành 18 tiết tấu, thì số tiết tấu bằng là 11, còn tiết tấu trắc là 7. Bằng chiếm ưu thế. Toàn bài có 49 âm thì có tới 30 âm bằng, âm trắc chỉ có 19. Bằng cũng chiếm tru thết Lại nữa, toàn bài có những cầu hoàn toàn viết bởi âm bằng: “Em không nghe mùa thu”, “ Em không nghe rừng thu”. Vậy là âm điệu chung đã nghiêng hẳn về bằng. Bởi thế chúng ta thấy Tiếng thu có một điệu êm đầm, thanh thoát mà tiêu tao. Cái nên bằng của âm hưởng đường như mang trong nó cái không khí âm u bàng bạc, mơ màng cái nhịp rung trầm trong lòng cõi thu mênh mông. Những điều độc đáo chưa phải ở phần bằng, mà ở phần trắc. Đáng kể nhất là những vần chân thuộc về âm trắc. Chúng đều là những từ láy. Bản thân từ láy đã gợi được sự điệp âm, sự nhấn nhá, luyến láy. Chúng lại đi liền thành chuôi càng làm cho sắc thái ngân luyến vang vọng hơn, lên cao hơn. Khác nào trên cái nền bằng thanh tĩnh mơ màng của đất trời chợt ngân lên những Tiếng tru. Khác nào trên cái nên mơ hồ những thốn thức rạo rực xốn xang vô hình thấy động lên một tiếng xạc xào của lá! Sự tương phản bằng trắc ấy lại chính là sự hài hoà, sự hài thanh để cho Tiếng từ thành một bản hoà âm đó vậy?

Tôi cứ nghĩ, Lưu Trọng Lư chính là chú nai kia, bởi cái nghiêng tai ngơ ngác thi sĩ của nó. Nó ngơ ngác vì không nghe ra hay vì tiếng thu quá đỗi lạ lùng. Nó chỉ nghe có một tiếng lá thu kêu xào xạc thôi, mà đằng sau tiếng xào xạc kia là biết bao rạo rực, thốn thức của đất trời. Chỉ có một tín hiệu duy nhất là tiếng xào xạc những cái âm thanh của lá rừng thực đã là vị sứ giả của cái vương - quốc - thú huyền bí, là phát ngôn chính thức và hàm súc của Tiếng thu. Ấn sau tiếng xào xạc là cả một giao hưởng vô hình của những nổi xôn xao huyền diệu. Đó vừa là trạng thái của thiên nhiên tạo vật, vừa là điệu hồn của thị sĩ và của thời đại cộng hưởng trong một cấu trúc ngôn từ thị ca tỉnh ví và đẹp đẽ.

III. Tác phẩm Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư

1. Thể loại

Nghị luận

2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

- Tác phẩm trích từ bài Thơ- điệu hồn và cấu trúc

3. Phương thức biểu đạt

văn bản Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư có phương thức biểu đạt Nghị luận

4. Tóm tắt văn bản Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư:

- Tác phẩm phân tích bài thơ Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư được phân chia thành 4 phần, mỗi phần phân tích một nội dung khác nhau bố cục, âm điệu, âm hưởng, tiết tấu, vần nhịp,...

5. Bố cục văn bản Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư

- Phần 1: 3 đoạn đầu : dẫn dắt về cái hay của mùa thu trong thơ ca và nét đặc sắc trong bài thơ Tiếng thu của Lưu Trọng Lư

- Phần 2: 2 đoạn tiếp: tính hòa âm ngôn từ thể hiện trong âm điệu, bố cục và vần nhịp của bài thơ

- Phần 3: 3 đoạn tiếp theo: so sánh, liên hệ giữa âm thanh của mùa thu trong thơ Lưu Trọng Lư với âm thanh của mùa thu trong thơ Nguyễn Đình Thi

- Phần 4:  còn lại: tính hòa âm ngôn từ thể hiện trọng âm hưởng tiết tấu của bài thơ và những cảm xúc, nỗi xôn xao của tác giả khi đọc những ngôn từ thi vị và đẹp đẽ ấy

6. Giá trị nội dung văn bản Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư

- Tác phẩm  thể hiện được những giá trị tiêu biểu và xuất sắc trong việc sử dụng ngôn từ của Lưu Trọng Lư thể hiện trong tác phẩm Tiếng thu

- Bên cạnh giá trị của bài thơ, tác giả cũng chỉ ra được tài năng của Lưu Trọng Lư trong sáng tác thơ ca, sử dụng và vận dụng ngôn từ để cho thấy được cái hồn, cái đẹp của ngôn từ

7. Giá trị nghệ thuật văn bản Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư

- Tác phẩm các luận điểm rõ ràng, chi tiết, thuyết phục, có tính liên kết

- Các luận điểm bổ sung và hỗ trợ cho nhau, có luận cứ và dẫn chứng đi kèm, tạo nên một hệ thống luận điểm logic, có sức thuyết phục cao

- Giọng văn rành mạch, lưu loát, phù hợp

IV. Tìm hiểu chi tiết văn bản Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư

1. Nét giống nhau giữa tiếng thu và tiếng thơ

- “Tiếng thu”: Không phải là một âm thanh riêng rẽ nào, cũng không phải là một tập hợp giản đơn nôm na của nỗi thổn thức trong đất trời, nỗi rạo rực trong lòng người và tiếng xào xạc của lá rừng.

- Tiếng thu là một sự khác nhau …

- Nhờ vào sự cộng hưởng ấy mà “bản hòa âm mùa thu” đã tìm thấy cho mình một “bảng hòa âm ngôn từ”

- Trong khi đó, “Tiếng thơ” mang những đặc trưng vang lên từ đáy hồn Thơ mới chính là tiếng Xôn xao.

- Tiếng thu là cả một bản hòa âm vừa mơ hồ vừa hiển hiện của bao nỗi xôn xao ngấm ngầm trong lòng tạo vật đang hòa điệu với nỗi xao xuyến lạ kì trong tâm hồn tác giả.

2. Trình tự của bài viết

- Trình tự của tác phẩm được phân tích

- Tác giả đã phân tích từ “tiếng thơ”, có sự sen kẽ, lặp lại  “tiếng thu” rồi lại “tiếng thơ”.

- Theo tác giả, “tiếng thu” trong bài thơ của Lưu Trọng Lư là:

+ Tiếng thu không phải là một âm thanh riêng rẽ nào, cũng không phải là một tập hợp giản đơn nôm na của nỗi thổn thức trong đất trời, nỗi rạo rực trong lòng người và tiếng xao xạc của lá rừng.

+ Bản chất của Tiếng thu là một điệu huyền.

+ Tiếng thu là cả một bản hòa âm vừa mơ hồ vừa hiển hiện của bao nỗi xôn xao ngấm ngầm trong lòng tạo vật đang hòa điệu với nỗi xôn xao huyền diệu của hồn thi nhân.

V. Các đề văn mẫu 

Soạn bài Bản hoà âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư | Hay nhất  Soạn văn 10 Kết nối tri thức

Đề bài: Phân tích bài Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư

Bài tham khảo 1

Thu là một mùa đẹp và dịu dàng, là nàng thơ của biết bao hồn thơ Việt. Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư là một bài thơ vô cùng đặc sắc từ hình ảnh đến nghệ thuật được tác giả sử dụng. Những nét đẹp ấy được nhà nghiên cứu văn học Chu Văn Sơn phân tích rất kỹ càng qua bài Bản hòa âm ngôn từ. Đúng vậy, với Chu Văn Sơn, bài thơ không chỉ đơn thuần là một bức tranh nữa, nó chính là một bản hoà âm của thiên nhiên tuyệt diệu.

Chu Văn Sơn là một nhà nghiên cứu văn học hiện đại của Việt Nam, là một nhà phê bình văn học xuất sắc. Các tác phẩm của ông đều có lời văn nhẹ nhàng, ý tứ, khai thác được những nghệ thuật và nội dung then chốt tác giả muốn thể hiện. Bài Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư được in trong tập thơ Thơ – điệu hồn và cấu trúc. Bài văn là cảm nhận của Chu Văn Sơn về nét đẹp của mùa thu trong bài Tiếng Thu. 

Ngay mở đầu, Chu Văn Sơn đã khẳng định rằng “Thu là thơ của đất trời, thơ là thu của lòng người”. Và cái hồn thư, hồn thơ ấy được Chu Văn An khẳng định đồng vọng thành bài Tiếng Thu. Tác giả cảm nhận rõ được vẻ đẹp mà thu mà Lưu Trọng Lư muốn thể hiện, cũng liên hệ cái đẹp ấy như một điều tất nhiên tại hiện thực. Mùa thu ấy mang vẻ đẹp cổ điển, cái mà Chu Văn Sơn nhận định là cái “an tĩnh” của thi nhân xưa. Chu Văn Sơn trước tiên nêu về những đặc sắc của dòng thơ, sự sống tiềm tàng trong từng con chữ. Đó là huyền diệu, là những nội tâm cháy bỏng trong tâm hồn người nghệ sĩ.

Tiếng Thu theo cảm nhận của Chu Văn Sơn cũng là một âm thanh, nhưng lại không riêng rẽ và kết hợp giữa cái tiếng của thiên nhiên và hơi thở của con người. Ông vô cùng tán thưởng tiếng thu mà Lưu Trọng Lư thể hiện. Sự cộng hưởng từ những điều bình dị bỗng trở thành những âm điệu tuyệt vời. Chu Văn Sơn phân tích rất kỹ từng chi tiết nhỏ, từng câu hỏi trong bài Tiếng Thu. Ông tập trung nói về âm điệu, thứ khiến người học tập trung, mà theo ông, đó chính là chân dung, là phần hồn của bài thơ. 

Chu Văn Sơn đưa ra nhận định, ông không quan trọng cái vẻ bề ngoài của một bài thơ. Thứ khiến ông hay tất cả những người đọc khác cảm nhận và gây sự thương nhớ chính là cái hồn được thể hiện trong đó. Chu Văn Sơn cũng đề cao kết cấu và việc chia thành 3 phần nội dung nhỏ trong bài. Ông thấy được sự quyến rũ của bài thơ thông qua cả việc gieo vần, có nhịp điệu chặt chẽ. Chúng giúp cho việc bài văn đẩy lên cao trào dễ dàng và nhanh hơn. Có thể đối vối những người cảm thơ, việc vần điệu tạo thành một “bản nhạc” như vậy là không dễ. Theo đánh giá của Chu Văn Sơn, Lưu Trọng Lư đã hoàn thành tốt công việc này. 

Cái tình của nhân vật trong bài thơ cũng được Chu Văn Sơn đánh giá rất cao. Từ cảnh vật tới tâm trạng, Tiếng thu đã cho người đọc và cả người bình những cung bậc cảm xúc tốt đẹp. Chu Văn Sơn dường như đã hòa vào trong tiết thu ấy, trở thành một nét bút trong bức tranh thu. Bởi vậy, ông mới có thể phân tích và thấu hiểu được nhân vật rõ đến thế. Chu Văn Sơn so sánh với tiếng thu khác của Nguyễn Đình Thi, cùng thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên nhưng lại chẳng hề giống nhau, chẳng thể thay thế được cho nhau. Những tiết tấu, vần trắc vần bằng cũng được Chu Văn Sơn đem ra để minh chứng cho việc Tiếng thu thực ra có nhạc điệu. Chúng cũng có những sự đặc biệt và hài hòa tạo thành một bản hòa âm tuyệt mỹ.

Với cách lập luận chặt chẽ, ngôn từ sâu sắc và cái nhìn nhận độc đáo, Chu Văn Sơn đã cho người đọc thấy được vẻ đẹp của Tiếng Thu sau lớp áo. Những âm sắc mà hầu như chẳng ai để ý cũng được nhà phê bình nghiêm túc đánh giá. Đó là một bản độc tấu của những con chữ mà như theo tên bài, đó chính là một bản hòa âm ngôn từ. Cũng theo Chu Văn Sơn, khách quan ông đánh giá Tiếng Thu là một bản hòa âm tuyệt đẹp.

Sự đẹp đẽ của một bài thơ không chỉ để người ta đọc, mà còn cần sự cảm nhận, sự tận hưởng. Những câu từ trong Bản hòa âm ngôn từ chẳng kém một bài luận đầy chặt chẽ, “mổ xẻ” hết những vẻ đẹp của mùa thu mà chúng ta chưa để ý hết. Chất nghệ sĩ trong người của Chu Văn Sơn cũng chẳng thể kém, bởi vậy mới có thể hòa trong những giai điệu mùa thu để tìm kiếm nét đẹp được ẩn giấu!

1 84 lượt xem