Tác giả tác phẩm Chữ bầu lên nhà thơ (Kết nối tri thức 2024) Ngữ văn 10 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Chữ bầu lên nhà thơ Ngữ văn lớp 10 sách Kết nối tri thức đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:

1 70 lượt xem


Tác phầm Chữ bầu lên nhà thơ - Ngữ văn lớp 10

Soạn bài Chữ bầu lên nhà thơ

I. Tác giả Lê Đạt

1. Tiểu sử

- Lê Đạt tên thật là Đào Công Đạt, (10/09/1929 - 21/04/2008), là một nhà thơ Việt Nam

- Ông quê ở Bắc Giang nhưng sinh ra tại Yên Bái

- Ông là một trong những nhân vật trụ cột của phong trào nhân văn giai phẩm

- Ông tham gia cách mạng ngay sau khi cuộc Cách mạng tháng Tám thành công. Gần như trong suốt quá trình hoạt động ông đều công tác ở ngành Tuyên huấn, sau lên Tuyên huấn Trung ương, trực tiếp theo dõi phong trào văn nghệ, văn hóa và giáo dục. Vì vậy ông có dịp tiếp xúc với gần như tất cả giới văn nghệ Cách mạng Việt Nam.

- Hòa bình lập lại năm 1954, ông về Hà Nội làm biên tập viên, bí thư chi bộ của báo Văn nghệ, rồi được học lớp tiếp quản để về tiếp quản khu 300 ngày ở Quảng Ninh, trước khi Nhân văn giai phẩm bùng nổ.

- Với bài thơ Ông bình vôi đăng trên báo Nhân Văn mà nhiều người cho là ám chỉ Hồ Chí Minh và các lãnh đạo đảng, ông bị lên án 'phản động' và bị trừng phạt

- Đầu tiên ông được thuyên chuyển sang làm ở ban đối ngoại của Hội Nhà Văn Việt Nam để không cho tiếp xúc với việc làm báo nữa, trước khi bị truất quyền đảng viên vào tháng 7 năm 1957.

- Một năm sau, sau khi dự lớp 'đấu tranh tư tưởng' tại Thái Hà Ấp, vào tháng 8 năm 1958, ông chính thức bị khai trừ khỏi Hội Nhà Văn và đình chỉ xuất bản trong thời hạn 3 năm. Thực tế hình phạt 3 năm đã kéo dài 30 năm, cho đến năm 1988, khi ông được phục hồi tư cách hội viên Hội Nhà văn và quyền xuất bản.

- Năm 2007, cùng với ba nhà thơ khác của Phong trào Nhân văn - giai phẩm là Trần Dần, Phùng Quán và Hoàng Cầm, ông được nhận Giải thưởng nhà nước về Văn học nghệ thuật.

- Ông mất ngày 21/04/2008 tại Hà Nội.

2. Lê Đạt và phong trào nhân văn giai phẩm

     Như nhà thơ Lê Đạt kể, sau vụ phê bình tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu năm 1955, Trần Dần và Tử Phác bị giam 3 tháng kiểm thảo trong quân đội, khi hai người được ra, Lê Đạt có ý kiến để cách tân thơ ca Việt Nam, thoát khỏi ảnh hưởng của Thơ Mới, bây giờ phải làm sao mà in được một tập thơ, trái với nguyên tắc lúc bấy giờ - nghĩa là không bị kiểm duyệt cả. Sẽ là một tập tự do sáng tác hoàn toàn, tức là mỗi cá nhân đều chịu trách nhiệm về bài của mình và không có kiểm duyệt.

      Tập thơ mang tên Giai phẩm Mùa xuân xuất bản vào tháng 1 năm 1956. Hoàng Cầm và Lê Đạt là hai người làm chính đi thu thập sáng tác của mọi người và mang đi in, vì trong thời gian này Trần Dần cùng Tử Phác đang đi tham gia cải cách ruộng đất Hà Nội 12 cây số. Bài thơ Nhất định thắng của Trần Dần làm xương sống của cả quyển. Theo ông kể thì ngay sau khi in ảnh hưởng của nó rất ghê gớm, khiến ngay cả các tác giả cũng không thể ngờ được, đi đâu ra đường ở Hà Nội cũng thấy người ta nói đến mấy câu thơ nổi tiếng của Trần Dần:

Tôi bước đi

không thấy phố

không thấy nhà

Chỉ thấy mưa sa

trên màu cờ đỏ

Sau Tết năm đó Lê Đạt phải lên Tuyên Huấn trung ương làm kiểm thảo 15 ngày, Trần Dần và Tử Phác bị bắt, Giai phẩm mùa xuân bị tịch thu.

Đến giữa năm 1956, ở Trung Quốc có phát động phong trào trăm hoa đua nở, việc sáng tác ở Việt Nam vì thế cũng được nới lỏng. Giai phẩm Mùa xuân được tái bản, tiếp đó là xuất bản tiếp Giai phẩm Mùa Thu và Giai phẩm Mùa Đông. Tiếp nữa, Nguyễn Hữu Đang, người cùng làm với Lê Đạt tại báo Văn nghệ, muốn hợp tác cùng nhóm Giai phẩm mùa thu để ra một tờ báo, tờ Nhân Văn vì thế mà ra đời. Lê Đạt có nói sau khi ra Giai phẩm Mùa xuân đã khá mệt mỏi, lại mới lập gia đình nên ông muốn rút, nhưng phong trào lúc này đã phát triển tương đối mạnh, người gửi tiền về ủng hộ khá nhiều, một mình Hoàng Cầm và Nguyễn Hữu Đang sợ quán xuyến không nổi nên mọi người vẫn mời Lê Đạt vào báo, cho dù ông vẫn giữ công tác tại báo Văn nghệ trong thời gian đó. Vì vẫn là đảng viên nên ông không thể đứng ra làm Tổng thư ký của báo Nhân Văn được, Nguyễn Hữu Đang cũng không muốn nhận nên mới đưa ra ý kiến mời cụ Phan Khôi vào vị trí nào, dù thực ra, làm việc chính ở tờ báo vẫn là hai người trên.

     Báo Nhân Văn ra được 5 số thì bị đình bản. Đấy là vào cuối năm 1956, nhưng đời sống của các nhân vật vẫn chưa bị ảnh hưởng lắm, Hoàng Cầm khi thành lập Hội Nhà văn Việt Nam vào đầu năm 1957 vẫn được bầu vào ban chấp hành và giữ chức phó giám đốc nhà xuất bản của Hội. Lê Đạt chỉ phải thuyên chuyển công tác từ báo Văn nghệ sang làm ở ban đối ngoại của Hội nhà văn, và bị cho ra khỏi đảng vào tháng 7 năm 1957 khi đang chuẩn bị cho phát hành tập thơ Cửa hàng Lê Đạt giữa lúc đấu tranh chống tư sản sục sôi nhất.

     Đến đầu năm 1958, sau khi hoạt động của nhóm Nhân văn giai phẩm đã chính thức chấm dứt được hơn một năm, thì ở Trung Quốc có vụ đấu tranh gay gắt chống phái hữu khuynh, Trăm hoa đua nở chấm dứt. Việt Nam có cử Huy Cận và một người nữa sang quan sát học tập. Khi về ban Tuyên Huấn có tổ chức hai lớp học tập 'đấu tranh tư tưởng' tại Thái Hà Ấp. Một lớp dành cho Đảng viên vào tháng 2, những người tham gia Nhân văn giai phẩm có Đặng Đình Hưng và Văn Cao tham dự khóa học này. Lớp thứ hai được tổ chức vào tháng 3, dành cho tất cả mọi người, Lê Đạt, Trần Dần, Phùng Quán,... có đến họp. Trong vòng một tháng, như Lê Đạt kể thì lớp học này thực chất là một cuộc đấu tố những người trong Nhân văn giai phẩm. Đến tháng 8 năm 1958, ông chính thức nhận kết quả kỷ luật, bị khai trừ khỏi Hội Nhà Văn và cấm xuất bản trong vòng 3 năm, ông cùng Trần Dần và Tử Phác về Chí Linh lao động cải tạo, ông được phân công đi chăn bò, việc đi lao động cải tạo như vậy kéo dài trong vòng 10 năm, đan xen giữa những khoảng thời gian được về nhà và thời gian phải lên trại.

3. Sự nghiệp văn học

- Về thơ, Lê Đạt tự nhận mình là phu chữ, vì thơ ông viết rất kỹ tính, cẩn thận từng câu chữ, chọn lọc, suy nghĩ và dằn vặt rất nhiều.

- Bài thơ trên ghế đá (thơ, in chung với Vĩnh Mai, 1958)

- Cửa hàng Lê Đạt (trường ca, 1959)

- 36 bài thơ tình (thơ,in chung với Dương Tường, 1990)

- Bóng chữ (thơ, 1994), 95 bài thơ

- Hèn đại nhân (tập truyện, 1994)

- Ngó lời (thơ, 1997), 241 bài thơ

- Mi là người bình thường (tập truyện, 2007)

- U75 Từ tình (thơ và đoản ngôn, 2007), 88 bài

II. Đọc văn bản Chữ bầu lên nhà thơ

Vấn đề chính được bàn luận trong văn bản Chữ bầu lên nhà thơ

1 Tôi xin phép được nhắc lại tóm tắt một số ý kiến cần thiết đã được phát biểu tại cuộc Hội thảo Văn Miếu và trong tập Bóng chữ;

- Văn xuôi chủ yếu dựa vào “ý tại ngôn tại”,

- Thơ khác hẳn, dựa vào “ý tại ngôn ngoại”. Đã “ý tại ngôn ngoại” tất nhiên phải cô đúc và đa nghĩa.

- Người ta làm thơ không phải bằng ý mà bằng chữ. 

- Nhà thơ làm chữ chủ yếu không phải ở “nghĩa tiêu dùng”, nghĩa tự vị của nó, mà ở diện mạo, âm lượng, độ vang vọng, súc gợi cảm của chữ trong tương quan hữu cơ với câu, bài thơ.

Nói như Va-lê-ri, chữ trong thơ và văn xuôi tuy giống nhau về hình thức nhưng khác nhau về hoá trị. [...]

2 Người ta hay nói đến công phu người viết tiểu thuyết. Tôn-xtôi đã chữa đi chữa lại nhiều lần cuốn tiểu thuyết đồ sộ Chiến tranh và hòa bình. Phlô-be cân nhắc chữ trên cân tiểu li như một thầy lang bốc những vị thuốc công phạt' có thể chết người.

Nhưng các nhà lí thuyết ít nói đến công phu của nhà thơ. Ngược lại thiên hạ sinh ca tụng những nhà thơ viết tức khắc trong những cơn bốc đồng, những nhà thơ thiên phú.

Trời cho thì trời lại lấy đi. Những cơn bốc đồng thường ngắn ngủi.

Tôi rất biết những câu thơ hay đều kì ngộ, nhưng là kì ngộ kết quả của một thành tâm kiên trì, một đa mang đắm đuổi, làm động lòng quỷ thần, chứ không phải may rủi đơn thuần.

Làm thơ không phải đánh quả. Và không ai trúng số độc đắc suốt đời.

Có người hiểu lầm câu nói của Trang Tử vứt thánh bỏ trí để coi thường việc học tập, rèn luyện, làm như Trang Tử khuyến khích một nỗ lực vô văn hoá.

Vứt thánh bỏ trí được lắm. Nhưng trước khi vút, khi bỏ phải có đã chứ.

Tôi rất ghét cái định kiến quái gở, không biết xuất hiện từ bao giờ; các nhà thơ Việt Nam thường chín sớm nên cũng tàn lụi sớm.

Đó là những nhà thơ chủ yếu sống bằng vốn trời cho.

Mà trời tuy là kho vô tận, thường khi cũng bản xin lắm. Hình như tất cả những người “cho” đều bủn xỉn. Và hoàn

toàn sống dựa vào viện trợ, dầu là hào phóng vô tư nhất,nhiều khi còn khổ quá đi ăn mày.

Tôi không mê những nhà thơ thần đồng. Tôi ưa những nhà thơ một nắng hai sương, lầm lũi, lục điền trên cánh đồng giấy, đổi bát mồ hôi lấy từng hạt chữ.

Chúng ta cần học những nhà thơ như Lý Bạch, Xa-a-đi, Gớt, Ta-go, ở vào buổi chiều tóc bạc vẫn thu hoạch những mùa thơ dậy thì.

Cái trẻ, cái già của nhà thơ quyết định không phải đo ở tuổi trời, mà ở nội lực của chữ Pi-cát-xô có nói một câu khá thâm thuý: “Người ta cần rất nhiều thời gian để trở nên trẻ.'

Có lẽ vì vậy mà tôi rất ủng hộ lời phát biểu của một nhà thơ Pháp, gốc Do Thái Ét-mông Gia-bét; Chữ bầu lên nhà thơ.

Gia-bét muốn nói rằng không có chúc nhà thơ suốt đời. Mỗi lần làm một bài thơ, nhà thơ lại phải ứng cử trong một cuộc bầu khắc nghiệt của cử tri chữ.

Tôi không nhớ Gít-đơ' hay Pét-xoa – nhà thơ lớn Bồ Đào Nha – đã có một nhận xét khá nghiêm khắc về Vich-to Huy-gô,

Vích-to nhiều lần tưởng mình là Huy-gô.

Như thế có nghĩa mặc dầu là một thiên tài đồ sộ đã không ít lần Huy-gô không được tái cử vào cương vị nhà thơ qua cuộc bỏ phiếu của chữ.

3 Con đường thơ gồm nhiều con đường riêng rất khác nhau của từng người. Không có đại lộ chung một chiều cho tất cả. 

Ta có thể nói con đường thơ chính là số phận của một nhà thơ.

Nhưng, dầu theo con đường nào, một nhà thơ cũng phải cúc cung tận tuỵ đem hết tâm trí dùi mài và lao động chữ biến ngôn ngữ công cộng thành ngôn ngữ đặc sản độc nhất làm phong phú cho tiếng mẹ như một lão bộc trung thành của ngôn ngữ.

III. Tác phẩm Chữ bầu lên nhà thơ

1. Thể loại

Tiểu luận

2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

 Văn bản được in lần đầu trên báo Văn nghệ, số 34, năm 1994

3. Phương thức biểu đạt

Nghị luận

4. Tóm tắt văn bản Chữ bầu lên nhà thơ

  - Tác phẩm bày tỏ  quan niệm về nhà thơ, về quá trình làm thơ của tác giả. Theo ông, sáng tác thơ là một nghề nghiệp không dễ làm, để sáng tác ra một tác phẩm thì nhà thơ cần phải thông qua một cuộc bầu cử chữ. Chữ trong thơ khác với các thể loại văn học khác, không thể chỉ hiểu theo nghĩa từ điển mà phải hiểu theo “ý tại ngôn ngoại”. Trong quá trình suy nghĩ, tìm từ, nhà thơ sẽ có những phát bất chợt, những cảm hứng ngắn ngủi hoặc phải tác giả phải mất một quá trình làm việc chăm chỉ  trên những trang giấy để tạo ra một kiệt tác hay và ý nghĩa. Một nhà thơ có thành công tạo ra một tác phẩm xuất sắc hay không là phải nhờ vào ngôn ngữ, ý nghĩa thơ.

5. Bố cục văn bản Chữ bầu lên nhà thơ

- Phần 1 Từ đầu….khác nhau về hóa trị: tác giả giải thích các thuật ngữ

- Phần 2 Tiếp theo…cuộc bỏ phiếu của chữ: điều tác giả ghét

- Phần 3 Còn lại: viết về nhà thơ

6. Giá trị nội dung văn bản Chữ bầu lên nhà thơ

- Tác giả viết về nghề làm thơ và những giá trị làm nên một tác phẩm thành công

7. Giá trị nghệ thuật văn bản Chữ bầu lên nhà thơ

- Ngôn từ mộc mạc, gần gũi

- Đưa ra các ý và luận điểm trong văn bản rõ ràng, logic

- Văn phong tự nhiên

- Giải thích các thuật ngữ dễ hiểu

IV. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Chữ bầu lên nhà thơ

1. Giải thích các thuật ngữ

- Ý ngôn tại

+ Chữ không chỉ hiểu đơn giản là vỏ âm thanh, nó còn là công cụ làm rõ quan niệm của người viết mà đó còn là ngôn ngữ được sử dụng, tổ chức một cách nghệ thuật trong bài viết.

- Các chữ sử dụng trong bài thơ cần có sự tương quan,  có sự liên kết với các câu thơ, phải có độ vang, sức gợi cảm, gợi sự hứng thú với người đọc và thể hiện được tiếng lòng của nhà thơ.

- Nghĩa Tự vị sách tra cứu, có chức năng tập hợp, xếp loại và giải nghĩa các đơn vị chữ thuộc một hệ thống văn tự đặc thù như chữ Hán, chữ Nôm. hiện nay thường được đồng nhất với tự điển, từ điển và được xem là cách gọi cũ của tự điền, từ điển

- Một bài thơ được sáng tác không phải chỉ dựa vào nghĩ tiêu dùng và tự vị

+ Nhà thơ dựa vào diện mạo, độ vang vọng và âm thanh của bài thơ

+ Sức gợi cảm của chữ có mối liên quan đến các câu, và bài thơ

2. Vai trò của tác phẩm

- Tác phẩm đưa ra kiến thức về hoạt động sáng tạo thơ ca:

- Sáng tác thơ ca là cả một quá trình phức tạp và gian khổ, một con đường chông chênh, vất vả

- Muốn tạo ra một bài thơ hay thì phải biết chữ và hiểu chữ. Phải hiểu theo “ý tại ngôn ngoại” và phải có nhịp điệu, có sự gợi cảm, thu hút người đọc.

- Hoạt động sáng tạo thơ ca gắn liền với những cảm hứng hoặc dựa vào năng khiếu cùng với sự trau dồi kiến thức của nhà thơ.

V. Các đề văn mẫu 

Phân tích Chữ bầu lên nhà thơ hay nhất (2 Mẫu) - Văn 10

Đề bài: Phân tích bài Chữ bầu lên nhà thơ

Bài tham khảo 1

Tựa như con sóng ngoài khơi luôn đưa đẩy, níu giữ những chiếc thuyền lênh đênh trên biển , thơ ca đi vào thế giới nội tâm của con người một cách nhẹ nhàng và thanh thoát, từ đó hướng họ đến những vẻ đẹp của của cuộc sống muôn màu. Thơ là là tiếng đàn muôn thuở gãy lên những giai điệu du dương đưa ta vào những chiều không gian khác, khi là thoát khỏi hiện thực u tối để bay đến ngày mai tươi sáng hơn , khi là đưa ta về lại với những kỉ niệm tươi đẹp trong quá khứ. Nhưng làm sao ta nghe được tiếng đàn ấy, khi nó chỉ là những nét mực vô tri in hằn lên tờ giấy trắng, không, nó không chỉ đơn thuần là nét mực, mà nó là con chữ, là ngôn từ nghệ thuật. Nhà thơ Viên Mai đã từng nói rằng : “Chỉ có lời thơ tinh vi đẹp đẽ mới có thể khiến cho người đọc cảm kích mà phấn chấn, còn như lời thơ qua ngay thẳng, thật thà, tầm thường, cũ kĩ thì có thể làm cho ai hứng thú được không”, là một nhà thơ có tầm hiểu biết, Viên Mai đã hiểu được tầm quan trọng của ngôn từ nghệ thuật trong bất cứ một thi phẩm nào, bởi nó không chỉ là cách để nhà thơ truyền đạt nội dung, tư tưởng, tình cảm của mình đến với độc giả mà theo một cách kì lạ nào đó từ những con chữ ấy người đọc lại có thêm những tư duy khác theo chính cảm xúc của mình. Hiểu được những điều kì diệu mà con chữ mang lại, nhà thơ Lê Đạt đã có những cái nhìn chiêm nghiệm khách quan nhất về vấn đề qua văn bản “Chữ bầu lên nhà thơ”.

Lê Đạt (1929-2008), tên khai sinh là Đào Công Đạt, quê ở tỉnh Bắc Giang. Ông là nhà thơ luôn có ý thức tìm tòi, cách tân, đề cao lao động chữ nghĩa và từng tự nhận mình là “phu chữ”. Bao nhiêu nhà thơ trên đời này ao ước một lần hiểu được ý nghĩa của thơ, để trả lời cho câu hỏi : “Thơ là gì?”. Lê Đạt cũng như vậy, suốt cuộc đời ông sống vì thơ, vì con chữ, ông đối thoại với những dòng thơ thơ như đối thoại với chính mình. Thơ hiện lên trong tâm thức ông không chỉ có những câu thơ đa nghĩa như một thứ “bóng chữ” mà còn có cả những ưu tư trăn trở của ông về nó. Với ông, thơ như một thứ đạo, một thứ tôn giáo, một thứ cơ duyên. Nói như Đặng Tiến: “Người đời ví thi nhân với kiếp tằm, Lê Đạt tự xem mình như một lá dâu, còn lại trơ gân, xác xơ thân xác”. “Không người làm thơ nào không phải trải qua những cơn tuyệt vọng muốn quẳng bút đi làm nghề khác cho nó khỏe. Nhưng thơ là một nghiệp, một tình yêu đắm đuối” , đối với ông thơ mà một thứ nghiệp chướng mà cả đời ông không thể dứt ra được, ông tự cho mình là kẻ phu chữ, suốt một đời này phải gắn liền với cái công việc gọt rửa từng con chữ sao cho trở nên mĩ miều tuyệt diệu nhất có thể để đưa vào làm chất liệu cho những tác phẩm sáng tạo nghệ thuật của mình. Đối với ông chữ không chỉ đơn thuần là một kí hiệu giao tiếp mà như một sinh thể luôn cựa quậy, là một thứ mặc khải để thi nhân bộc lộ quan niệm nhân sinh của mình. Sự linh diệu của thơ bao giờ cũng hiển lộ ở chữ. Và sự linh diệu của chữ chính là sự linh diệu của thơ. Lê Đạt đặt ra một yêu cầu rất nghiêm khắc đối với nhà thơ: “ Nhà thơ không coi rẻ chữ như những vật vô tri vô giác, những công cụ quẳng đi khi đã hết tác dụng mà tôn trọng chữ như những sinh vật có hồn, lắng nghe tiếng nói của chữ và trò chuyện với chữ như những nhà ngoại cảm lắng nghe và trò chuyện với thế giới bên kia.”.

Ngay đầu những lí lẽ ban đầu của văn bản, ông đã nêu ra được những lập luận của mình. Đối với văn xuôi, đó là “Ý tại ngôn tại”, có nhầm hay không khi từ “tại” được lặp lại, không, đó là dụng ý của tác giả. Ông quan niệm rằng đối với những tác phẩm văn xuôi, truyện thơ, kí, … chỉ cần ta đọc hết tác phẩm, đọc từng câu từng chữ và tiêu hoá nó, ta sẽ hiểu được nội dung, giá trị sâu bên trong mà nó muốn truyền tải đến người đọc. Còn đối với thể loại thơ thì khác, nó là “Ý tại ngôn ngoại”, có nghĩa là người đọc thơ chỉ đọc hết từng câu thơ thì không thể nào tường tận hết được những gì mà kẻ làm thơ muốn nói, một điều kì diệu nữa ở chỗ những con chữ ấy mà người thưởng thức thơ còn có thể sáng tạo ra nhiều tầng ý nghĩa thích hợp với cảm xúc của họ, khác hoàn toàn với những gì mà nhà thơ muốn truyền tải đến, Lê Đạt đã cho ta thấy sự kì diệu và thần kì của ngôn từ nghệ thuật trong thi ca. Thơ thường không bộc lộ ở những điều được viết ra mà là ở những chỗ trống, những khoảng trắng, ở sự im lặng giữa các chữ các lời. Ngôn ngữ tho là ngôn ngữ được chưng cất từ cảm xúc, chắt chiu và gạn lọc, đạt đến độ tinh, nên có sự đa dạng về mặt ý nghĩa cũng như cách hiểu. Chính vì những điều đặc biệt ấy, sự lắng nghe và cảm thụ của người đọc là quá trình giải mã phát hiện ra những vẻ đẹp bất ngờ, tinh tế của thơ ca, người đọc ngoài năng lực rung cảm, thẩm bình và nhạy bén trước ngôn ngữ thi ca thì sự đồng điệu với tác giả cũng là một con đường để đến với thơ. Lê Đạt cho rằng. : “Nhà thơ làm chữ chủ yếu không phải ở “nghĩa tiêu dùng”, nghĩa tư vị của nó, mà ở diện mạo, âm lượng, độ vang vọng, sức gợi cảm của chữ trong tương quan hữu cơ với câu, bài thơ” , không thể phủ nhận được ý kiến như vậy. Trong bài : “Mấy ý nghĩ về thơ”, Nguyễn Đình Thi nói:

“Trên trời có đám mây xanhỞ giữa mây trắng xung quanh mây vàngƯớc gì anh lấy được nàng…”

Thơ muốn lay động chiều sâu tâm hồn, đem cảm xúc mà đi thẳng vào sự suy nghĩ, đúng là không chỉ nhìn vào con chữ, nhìn vào cái nghĩa tự vị hay tiêu dùng của nó mà hiểu được ý tình của tác giả trong câu thơ này, làm sao có cả mây trắng rồi xanh rồi vàng, rồi làm sao lại liên quan đến ta và nàng, ấy vậy mà trong lòng mỗi người đã có những câu trả lời riêng cho mình rồi, đó là sức mạnh vang động của thơ ca vào tâm hồn người đọc, thật là diệu ngộ. “Đường đi của thơ là con đường đưa thẳng vào tình cảm, không quanh co, qua những chặng, những trung gian, những cây số. Văn xuôi lôi cuốn người như dòng nước, đưa ta đi lần lượt, từ điểm này qua điểm khác. Thơ, trái lại, chỉ chọn một ít điểm chín, bám vào những điểm ấy thì toàn thể động lên theo” – Nguyễn Đình Thi. Nói như Trần Nhựt Tân: “ Ngôn ngữ thơ ca là một ngôn ngữ có nội dung phản ánh được dư vang nghệ thuật”.

Lê Đạt bày tỏ thái độ “ghét” với cái quan niệm quái gở : “Các nhà thơ Việt Nam thường chín sớm nên cũng tàn lụi sớm”, ý này chỉ những nhà thơ được phú trời cho, ban cho mình cái khả năng “thở cũng ra thơ”. Nhưng đã cho thì cũng bủn xỉn lắm, rồi một ngày nào đó cái phú ấy cũng lụi tàn đi, vậy những nhà thơ ấy sẽ còn lại gì nếu không thực sự lao động nghệ thuật bằng mồ hôi chính mình. Bởi vì vậy ông đề cao những nhà thơ “một nắng hai sương, lầm lũi, lực điện trên cánh đồng giấy, đổi bát mồ hôi lấy từng hạt chữ”. Ông cho ra thiên hạ lại ca ngợi thể loại thơ gắn liền với những cảm xúc bộc phát, “bốc đồng”, làm thơ không cần cố gắng, của những nhà thơ thiên phú, rồi cái phút bốc đồng ấy có tồn tại vĩnh viễn với thời gian hay phải nhường chỗ cho những nhà thơ chân chính đổi mồ hôi lấy chữ như ông đã từng nói, những thứ ấy chỉ là cái tạm thời, không thể nào so sánh với những người như ông và các nhà thơ cùng chí hướng. Hoạt động sáng tạo thơ ca là một con đường dài và gian khổ, trên con đường ấy không biết bao nhiêu mồ hôi nước mắt của những kẻ phu chữ đã phải trải dài, nơi đó không có chỗ cho những thứ thơ tầm thường chỉ có những giá trị tức thời, rẻ rúng. Xem chữ như là một người bạn chân chính, người bạn ấy không phải tự đến với chúng ta hay được ai gọi mang đến cho ta cả ta phải tự đi tìm nó. Phải biết lắng nghe và trò chuyện với chữ, nghĩa là ta đang nói chuyện với một tri kỉ. Chữ trong thơ đã trở thành người bạn tri âm của thi sĩ, chọn lựa chữ trong thơ cũng chính là sự chọn lựa của tình yêu và trách nhiệm với ngòi bút của mình. Theo Lê Đạt:

“Với đa số chữ là tình nghĩaVới nhà thơ chữ là tình yêu”.

Chính vì rất đề cao vai trò của chữ trong thơ mà ông đã xác quyết: “Một nhà thơ có kinh nghiệm là nhà thơ biết im lặng để nghe chữ phát biểu”. Ông cho rằng: “chữ bầu lên nhà thơ” , và nhà thơ bao giờ cũng là người bộ hành cần mẫn dấn thân trên con đường chọn lựa “giữa nghĩa và hàm nghĩa, giữa chữ và bóng chữ”. Hiện hữu của nhà thơ chính là hiện hữu của chữ trong thơ. Nhà thơ nếu không tạo ra được một sự riêng về ngôn ngữ, nghĩa là đã tự đánh mất sự hiện hữu của mình. Và khi đó thơ chỉ là một “nấm mộ lạnh lẽo” trong nghĩa trang thơ. Chữ trong thơ, vì thế là một “nhãn hiệu cầu chứng” cho sự hiện tồn của thi nhân, là một trong những yếu tố quan trọng nhất nếu không nói là yếu tố quyết định tạo nên phong cách nhà thơ. Vũ trụ của mỗi nhà thơ được tạo nên từ những tinh tú của ngôn ngữ thơ mà ngôn ngữ thơ bao giờ cũng là hiện thân của chữ. Vì vậy, trong quan niệm của Lê Đạt, để khẳng định sự tồn sinh của mình “Người làm thơ tự trọng trên lĩnh vực ngôn ngữ phải bận tâm đến việc mở mang bờ cõi ngôn ngữ, tương tự một nhà bác học mở rộng bờ cõi của khoa học, đổi khác cách nhìn tự nhiên”.

Theo Lê Đạt: “Con đường thơ gồm nhiều con đường riêng rất khác nhau của từng người. Không có đại lộ chung một chiều cho tất cả. Ta có thể nói con đường thơ chính là số phận của một nhà thơ”. Mỗi một nhà thơ đều có một con đường riêng cho mình, mà một khi đã chọn thì khó có thể quay đầu, hay còn gọi là số phận của chính họ trong thế giới nghệ thuật khắc nghiệt. Dù chọn cho mình đi theo hướng nào, lao động chữ là việc không thể nào bỏ qua, đó là một yếu tố cơ bản tiên quyết nên sự thành công của những tác phẩm trong quá trình sáng tạo nghệ thuật của chính họ. Bởi vậy ông quan niệm rằng : “Những câu thơ hay đều kỳ ngộ, nhưng là kỳ ngộ kết quả của một thành tâm kiên trì, một đa mang đắm đuối làm động lòng quỉ thần, chứ không phải may rủi đơn thuần. Làm thơ không phải đánh quả, và không ai trúng số độc đắc suốt đời”. Không có những sự thăng hoa diệu kỳ trong sáng tạo thì không thể có những câu thơ hay. Sáng tạo thơ bao giờ cũng là sự ám ảnh của vô thức và tâm linh. Đi vào thế giới của thơ là đi vào thế giới của những ảo diệu, của mặc khải để người nghệ sĩ thể hiện những dự phóng sáng tạo của mình. Theo ông: “Cái trẻ, cái già của nhà thơ quyết định không phải do ở tuổi đời, mà ở nội lực chữ” , Picasso nói một câu rất thâm thuý : “Người ta cần rất nhiều thời gian để trở nên trẻ”. Nhà thơ phải không ngừng nỗ lực, cải tiến lối tư duy có thể héo mòn theo năm tháng, không ngừng lao động cần mẫn để trở được những cử tri chữ bầu chọn trong nhiệm kỳ kế tiếp, đừng để đánh mất đi cái tài năng của mình. Chính thế giới “ngôn ngữ riêng” này sẽ làm nên một hệ giá trị trong vũ trụ thơ của thi nhân. Nó khẳng định sự hiện tồn của nhà thơ trong tâm thức người đọc cũng như định vị tư cách nhà thơ trên thi đàn. Thơ luôn “chống lại nguy cơ sa mạc hoá của tâm cảnh”. Và khi nào nhà thơ không để cho tâm cảnh của mình bị sa mạc hoá, lúc đó nhà thơ mới có cái nhìn linh động về cuộc sống và khi đó thế giới ngôn ngữ của nhà thơ mới phong phú và linh động

Tại sao người ta ca ngợi Hồ Xuân Hương là “Bà chúa thơ Nôm”, hay là “nhà thơ của phụ nữ” , ta cùng tìm hiểu nét độc đáo trong cách sử dụng con chữ để gầy dựng lên tên tuổi của mình.

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,Trơ cái hồng nhan với nước non.Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn,Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,Mảnh tình san sẻ tí con con!”

(Tự tình II )

Bạn cách sử dụng các từ thuần Việt giàu hình ảnh, màu sắc, đường nét với sắc thái đặc tả mạnh, những động từ chỉ tình thái (dồn, trơ, xế, xiên ngang, đâm toạc ), những tính từ chỉ trạng thái (say, tỉnh, khuyết, tròn), phối hợp với cách tổ chức ngôn ngữ một cách sáng tạo nghệ thuật: đối, đảo ngữ, cách bắt nhịp, Hồ Xuân Hương đã bộc lộ được tâm trạng bất mãn với cuộc đời số phận và niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi. Đó là cách chơi chữ độc đáo của bà, làm cho tên tuổi vang xa và để lại tiếng thơm muôn đời.

Bằng hàng loạt những lí luận sắc bén, Lê Đạt đã thể hiện những quan điểm về công cuộc phu chữ của nhà thơ một cách vô cùng thuyết phục và mang cá tính sáng tạo của riêng ông. Những lí lẽ dẫn chứng mà ông viết trong văn bản thực sự đã mang người đọc hiểu hơn về quá trình lao động nghệ thuật của những nhà thơ chân chính, từ đó đặt ra những yêu cầu khắt khe đối với họ. Bên cạnh đó t thấy được sự hiểu biết và chiêm nghiệm của ông trong thế giới của nghệ thuật, một con người hết đời vì thơ ca vì con chữ, đề cao những giá trị nhân văn mà nó đem lại.

Tác giả đã đưa ra nhận định hay và thú vị là Chữ bầu lên nhà thơ, để làm nổi bật tầm quan trọng của chữ đối với các nhà thơ trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Chữ bầu lên nhà thơ là khẳng định vai trò của ngôn ngữ đối với nhà thơ; ngôn ngữ là yếu tố không thể thiếu trong văn học; nó khẳng định tài năng, phong cách của người nghệ sĩ. Ngôn ngữ thơ là tinh hoa tối cao của ngôn ngữ, là kiến trúc ngôn từ đặc biệt; tạo lập và tôn vinh vị thế nhà thơ. Khi nhà thơ cần mẫn với chữ thì sẽ có sự lựa chọn phù hợp nhất để diễn đạt ý cần nói, để tiếng lòng của mình được vang lên, được hữu hình hóa thành câu chữ, âm thanh, nhịp điệu. Làm thơ là dùng lời và những dấu hiệu thay cho lời nói, tức là dùng chữ để thể hiện trạng thái tâm lý đang rung chuyển khác thường. Làm thơ là đang sống, không phải chỉ nhìn lại sự sống, làm sống dậy một tình cảm, một nỗi niềm trong lòng người đọc. Bài thơ là sợi dây tình cảm cho người đọc, cái trạng thái tâm lý ấy là người đọc tự tạo cho mình, chính là khi nhìn những chữ, nghe những lời từ đó tâm hồn rung lên vì chạm thấy những ý nghĩ những tình cảm mà lời và chữ của bài thơ kéo theo đằng sau như ngọn đuốc trong đêm.

Bài tham khảo 2

Thơ là một phương tiện thể hiện rõ cảm xúc và ý chí của con người. Làm thơ rất dễ, nhưng để trở thành một nhà thơ lại không dễ. Bởi thơ là một bản nhạc, người tấu lên nó một cách hay nhất thì phải trải qua quá trình dài luyện tập. Thơ có thể đưa chúng ta thoát ra khỏi hiện tại, đi đến niềm vui và hạnh phúc. Nó cũng có thể thể hiện được rõ nhất những gì đang có ở hiện tại, là những cảm xúc bồn bã u ám của con người. Vấn đề những con chữ biến ảo đó được Lê Đạt thể hiện qua cái nhìn của bản thân trong tác phẩm “Chữ bầu lên nhà thơ”.

Lê Đạt là một nhà thơ đặc biệt luôn đi tìm tòi những điều độc đáo trong văn chương, trong từng con chữ. Ông có khát khao đi tìm hiểu hết ý nghĩa của thơ, sống vì thơ và cống hiến hết mình. Không chỉ là những chữ ghép lại, thơ theo định nghĩa của Lê Đạt là một thứ “đạo”. Ông xác định cả đời của mình đều dành cho thơ, để gọt giũa những vần thơ và tạo nên những con chữ tuyệt mỹ. Với Lê Đạt, công việc “nghệ thuật” nhất chính là tạo ra những tác phẩm từ những con chữ giao tiếp hàng ngày. Trong công việc, nhất là liên quan đến thơ ông thường có những yêu cầu rất nghiêm khắc. Ông quan điểm: “Nhà thơ không coi rẻ chữ như những vật vô tri vô giác, những công cụ quẳng đi khi đã hết tác dụng mà tôn trọng chữ như những sinh vật có hồn, lắng nghe tiếng nói của chữ và trò chuyện với chữ như những nhà ngoại cảm lắng nghe và trò chuyện với thế giới bên kia.”

Để khẳng định cho điều đó, từ ngay những dòng ban đầu ông đã đưa ra lập luận rất thuyết phục. Ông coi trọng “ý tại ngôn toại” của văn thơ, một bài thơ phải làm cho người đọc vừa hiểu được nội dung, vừa đắm chìm trong mạch cảm xúc đó. Không như lời nói hàng ngày, theo Lê Đạt, thơ là một điều lạ lùng mà không cần nói ra những người ta vẫn cảm nhận được điều bạn muốn biểu đạt. Bởi riêng ngôn ngữ, thơ đã là một nơi cất chứa cảm xúc vô tận, chắt lọc những tinh túy từ con chữ tầm thường. Cái mà một nhà thơ thực thụ hướng tới không phải là chất “thương mại” tầm thường, mà là âm điệu, sự gợi cảm của từng vần, từng nhịp

Ông cũng bày tỏ thái độ “ghét” của mình với những quan niệm: “Các nhà thơ Việt Nam thường chín sớm nên cũng tàn lụi sớm”. Theo ông, nó chỉ đúng với những nhà thơ được thiên phú, vì có khi “thời” hết, thiên phú lụi tàn thì không có sự cố gắng, họ sẽ thực sự phải dừng lại. Tuy nhiên, những người thực sự rèn luyện, gắn bó với con chữ thì sẽ mãi tràn đầy linh cảm. Bởi vậy, ông rất đề cao những con người này. Ông cho rằng đây mới chân chính là những người tạo ra dòng lịch sử mới cho thơ ca, vĩnh viễn tồn tại theo thời gian chứ không phải nhất thời. Bởi trên con đường họ đi không có hoa hồng trải sẵn, họ phải đổ mồ hôi, bỏ thời gian ra để nghiên cứu và luyện tập.

Lê Đạt cho rằng “chữ Bầu lên nhà thơ”, ý nghĩa là đề cao những con chữ và sự thấu hiểu nó của một nhà thơ đích thực. Mỗi người sẽ có một phong cách riêng, một không gian riêng để “lưu trữ” những ý nghĩ táo bạo. Đó chính là sự khác biệt mà một nhà thơ nên có và một bài thơ nên cần. Và tất cả những gì hiển hiện trong không gian đó đều được tạo thành từ những chữ cái bình thường nhưng lại vô cùng linh hoạt. Cũng vì vậy, Lê Đạt khẳng định: “Người làm thơ tự trọng trên lĩnh vực ngôn ngữ phải bận tâm đến việc mở mang bờ cõi ngôn ngữ, tương tự một nhà bác học mở rộng bờ cõi của khoa học, đổi khác cách nhìn tự nhiên”.

Sự đặc sắc, thăng hoa của ngôn từ còn được gắn với số phận và con đường “không thể quay đầu” mà họ chọn. Bởi, hoàn cảnh tác động rất nhiều đến phong cách và vần thơ của một người, cũng khiến nó trở thành một “chất riêng” không bị nhầm lẫn. Ông thể hiện quan điểm của mình qua câu nói: “Những câu thơ hay đều kỳ ngộ, nhưng là kỳ ngộ kết quả của một thành tâm kiên trì, một đa mang đắm đuối làm động lòng quỉ thần, chứ không phải may rủi đơn thuần. Làm thơ không phải đánh quả, và không ai trúng số độc đắc suốt đời”. Thứ đồi hỏi một nhà thơ thực thụ không chỉ cần sự rèn luyện, mà cũng cần nhiều sự sáng tạo, linh cảm của từng người.

Lê Đạt sử dụng nhiều từ thuần Việt, xoay chuyển linh hoạt giữa những con chữ mà ông coi trọng. Các từ được dùng đều thể hiện rất rõ tính cách và quan điểm của ông về câu chữ. Lập luận của ông cũng rất sắc bén và logic, những ví dụ đều vô cùng chính xác và dễ hiểu. Đó là một trong những thành công lớn nhất của một bài luận.

Lê Đạt là một người đam mê những con chữ, không ai có thể nghi ngờ được điều này. Nhan đề và nội dung của bài đều vô cùng hấp dẫn và lôi cuốn người đọc. Qua đây, ta có thể nhận thấy đượ rất nhiều vấn đề. Thứ nhất là sự quan trọng của con chữ trong việc tạo ra những tác phẩm, thứ hai là sự khẳng định tầm quan trọng của tác giả và cuối cùng, ta hiểu được những tinh hoa chắt lọc trong việc sáng tác thơ. Thơ không đơn giản chỉ để đọc, nó còn là sợi dây chia sẻ, cảm nhận.

1 70 lượt xem