Tác giả tác phẩm Con đường không chọn (Kết nối tri thức 2024) Ngữ văn 10 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Con đường không chọn Ngữ văn lớp 10 sách Kết nối tri thức đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:

1 140 lượt xem


 Tác giả tác phẩm Con đường không chọn - Ngữ văn 10

I. Tác giả Rô-bớt Phờ-rớt

- Rô-bớt Phờ-rớt (1874 – 1963) là nhà thơ Mỹ có tầm ảnh hưởng lớn trong văn học hiện đại.

- Cho đến nay ông là nhà thơ duy nhất từng được bốn lần nhận giải thưởng Pu – lít -dơ – giải thưởng thường niên uy tín của Mỹ trao cho các lĩnh vực như báo chí, văn chương, âm nhạc,…

II. Đọc tác phẩm Con đường không chọn

Bản dịch 1

Con đường rẽ làm đôi giữa rừng lá vàng

Biết làm sao, tôi chỉ có thể chọn một mà thôi

Thân phận lữ hành, tôi đứng mãi

Nhìn theo một lối rẽ bên này

Đến tận nơi vệt đường khuất dạng sau bụi cây;

Thế rồi tôi lại bước vào lối rẽ bên kia,

Có khác gì đâu, mà có khi lại có lí hơn kia,

Vì cỏ rậm trên mặt đường như thèm muốn người đi;

Nhưng thật ra có đôi chỗ đây kia

Cũng đã thấy dấu mòn như con đường nọ, nhường nọ.

Và thế là buổi mai hôm đó

Trước hai con đường lá rơi đầy chưa đen vết chân ai.

Tôi đành hẹn sẽ quay lại con đường không đi một ngày nào đó!

Nhưng lòng thừa hiểu nào biết đến bao giờ,

Đường lại đua đường làm sao biết trước.

Tôi sẽ kể chuyện này trong một tiếng thở dài

Rằng đâu đó ngày xưa đã lâu lắm rồi:

Con đường rẽ làm đôi giữa một khu rùng, và tôi –

Tôi đã chọn lối mòn ít có ai đi,

Và điều đó đã làm đổi thay tất cả.

Nhân vật trữ tình đã

lựa chọn lối rẽn nào?

(Trịnh Lữ dịch, http://thivien.net)

Bản dịch 2

Hai lối rẽ trong rừng vàng rục lá,

Buồn thay biết làm sao chọn cả

Là kẻ lữ hành, tôi đúng đó hồi lâu

Dõi mút tầm lối nọ về đâu

Tới tận khúc quanh giữa bụi bờ chìm khuất

Rồi tôi chọn lối này, như chẳng khác,

Nhung xem chùng theo thôi thúc mạnh hơn,

Vì cỏ rậm muốn mời chân bước;

Dù qua đây đi về phía trước

Hai lối như nhau đều có vệt mòn,

Hai nẻo đường sáng ấy trải ra

Trên thảm lá chưa chân ai hằn dấu thẫm.

Sẽ đi lối đầu tiên, một ngày nào, muốn lắm!

Nhung đường nối đường, lòng thao thức mai đây,

Chắc gì tôi được trở lại chốn này.

Rồi với tiếng thở dài tôi sẽ nói

Ngày nào kia trong tháng năm vời vợi:

Hai lối xuyên rừng, đúng đó một tôi –

Tôi đã chọn lối đi ít dấu chân người,

Và điều đó làm nên bao khác biệt.

III. Tác phẩm văn bản Con đường không chọn

1. Thể loại

Thể thơ tự do

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Con đường không chọn là một trong những bài thơ được đọc nhiều nhất của Rô-bớt Phờ-rớt. Tác phẩm được sáng tác vào năm 1915, lấy cảm hứng từ những cuộc đi dạo trong rừng với người bạn của ông – nhà thơ nhà thơ É-uốt Thô-mớt-xơ (1878 – 1917). Theo lời của Phờ-rét, trong những cuộc đi dạo ấy, Thô-mớt-xơ thường băn khoăn không biết nên chọn lổi nào để đi, rồi sau khi đã lựa chọn, ông lại nuối tiếc, đáng lẽ nên chọn một lối khác.

- Bài thơ của Phờ-rót ra đời vào thời điểm nhiều người hoài nghi về lựa chọn của bản thân và thường nghĩ rằng họ nên quay lại con đường mình từng từ bỏ. Không lâu sau khi nhận được bài thơ của Phờ-rót trong một lá thư, Ét-uốt Thô-mát-xơ tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và ông đã tử trận trong trận A-rát-xơ vào năm 1917.

3. Phương thức biểu đạt

Biểu cảm

4. Ý nghĩa nhan đề bài thơ

- Rô-bớt Phờ-rót lại đặt nhan đề bài thơ là Con đường không chọn vì để thể hiện sự nuối tiếc về sự lựa chọn của mình, sự hối tiếc khi mơ hồ phỏng đoán về con đường không được lựa chọn. Nó là gì? Là khổ đau hay hạnh phúc? Nếu chọn nó, cuộc đời sẽ đi về đâu? Sẽ được và mất những gì?

 - Và có thể, Rô-bớt Phờ-rót đã bỏ lỡ một cơ hội lớn trong đời khiến người ta phải hối tiếc khôn nguôi, thể hiện sự băn khoăn của con người về tính đúng sai của mỗi quyết định, mỗi sự lựa chọn.

5. Tóm tắt văn bản Con đường không chọn

Con đường không chọn được sáng tác vào 1915, bài thơ thể hiện trí lí, quan niệm về sự sở hữu và bi kịch của sự lựa chọn, thể hiện sự băn khoăn của con người về tính đúng sai của mỗi quyết định, mỗi sự lựa chọn.

Con đường không chọn– Tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

6. Bố cục văn bản Con đường không chọn

- Đoạn 1: 3 khổ thơ đầu: Hai lối rẽ

- Đoạn 2: Khổ thơ cuối: Sự lựa chọn lỗi đi của nhân vật trữ tình.

7. Giá trị nội dung văn bản Con đường không chọn

Bài thơ gửi gắm thông điệp trong cuộc sống, mỗi chúng ta luôn phải đưa ra những lựa chọn quan trọng.

8. Giá trị nghệ thuật văn bản Con đường không chọn

- Hình ảnh ẩn dụ sâu sắc hấp dẫn.

- Ngôn ngữ thơ thấm thía, giàu sức gợi

IV. Tìm hiểu chi tiết văn bản Con đường không chọn

1. Hai lối rẽ

- Tác giả giới thiệu hai lối đi khác nhau trong một khu rừng, một lối xa hơn và một lối gần bên cạnh. “Tiếc rằng ta không thể chọn cả hai” nên nhà thơ sau khi “đứng một thời gian dài” đã chọn lối gần là con “đường nhiều cỏ, lối mòn như chưa có”

2. Lựa chọn của nhân vật tôi

- Dù muốn hay không, khi đứng trước sự lựa chọn bắt buộc tác giả phải đưa ra quyết định cho bản thân mình.

- Bởi vì cuộc đời là một hành trình dài, ẩn chứa vô vàn sự lựa chọn khác nhau. Chỉ có việc lựa chọn mới giúp con người ta nhận ra đâu là hạnh phúc đích thực mà mình cần tìm kiếm.

Nhà thơ chưa bao giờ cho rằng sự lựa chọn con đường chưa có người đi của mình là sai lầm và cũng chưa bao giờ tỏ ra ân hận vì sự lựa chọn đó.

- Nhưng mà trong sâu thẳm của tâm hồn, “con đường không được chọn” vẫn có sức vẫy gọi rất lớn như một bến bờ hạnh phúc mà con thuyền cuộc đời của nhà thơ không bao giờ cập bến được.

 Điều đó thể hiện một tâm lí rất phổ biến của con người, đó là chúng ta thường không trân trọng những gì mình đang có mà ngược lại, chỉ trân trọng và khao khát những gì đã mất đi hoặc không thuộc về mình.

V. Các đề văn mẫu

Thuyết minh Con đường không chọn hay nhất

Đề bài: Phân tích bài Con đường không chọn

Bài tham khảo 1

Có người đã nói: 'Quyết định của bạn sẽ tạo ra sự khác biệt to lớn trong những gì bạn muốn đạt được'. Nhưng để đưa ra quyết định không phải là điều dễ dàng. Điều này đòi hỏi chúng ta phải xem xét cẩn thận từ bản thân đến các yếu tố ngoại cảnh. Vấn đề này được nhà thơ Mỹ Rô-bớt Phờ-rót thể hiện qua tác phẩm 'Con đường không chọn'. Bài thơ là một thông điệp sâu sắc về sự lựa chọn của con người trong cuộc sống.

Năm 1915, 'Con đường không chọn' ghi điểm với độc giả bởi chủ đề thời sự của nó. Dù ở quá khứ hay hiện tại, con người đều đối mặt với khó khăn trước sự chọn lựa. Chúng ta thường chọn và sau đó suy nghĩ, hối hận, nuối tiếc, phân vân. Câu hỏi thường xuyên xuất hiện trong tâm trí chúng ta khi giải quyết vấn đề là: 'Liệu mình đã chọn đúng chưa?', 'Liệu mình có hối hận không?', 'Nếu làm như thế có tốt hơn không?',... Điều này cũng được thể hiện rõ qua tựa đề tác phẩm. Nhà thơ chọn 'Con đường không chọn' chứ không phải 'Con đường được chọn' để nói về cảm giác hối tiếc và băn khoăn.

Đầu tiên, thành công của tác phẩm nằm ở những hình ảnh tượng trưng giản dị mà sâu sắc. Ngay câu thơ mở đầu, 'con đường' và 'rẽ làm đôi' đã xuất hiện. Đây có thể là đường đi quen thuộc trong rừng, cũng có thể là con đường tới thành công trong cuộc đời. Hai ngã rẽ là biểu tượng cho những quyết định khác nhau, buộc con người phải lựa chọn. Cả hai đều có điểm tương đồng: cỏ mọc um tùm, nền đất đầy lá rụng và có những dấu mòn. Điều này khiến nhân vật 'tôi' chần chừ, phân vân một buổi. Sự hối tiếc vì 'chỉ có thể chọn một' chính là thứ níu chân con người.

Dù khó khăn đến đâu, quyết định là điều không tránh khỏi. Ở đây, nhân vật 'tôi' chọn 'lối mòn ít người đi'. Một 'lối mòn' đòi hỏi con người nỗ lực và cố gắng hơn nhiều. Nó ít được giúp đỡ, đường đi gập ghềnh hơn, tốn nhiều sức lực và thời gian hơn. Nhưng nó cũng có thể mang đến sự biến chuyển, 'làm thay đổi tất cả', dẫn con người đến những thành công ngoài mong đợi. Tuy nhiên, nhân vật 'tôi' và chúng ta đều có một điểm chung: nhìn lại và hối tiếc về quá khứ. Điều này thể hiện rõ qua tiếng thở dài khi kể lại câu chuyện 'ngày xưa đã lâu rồi' và lời hẹn 'sẽ quay lại con đường không đi một ngày nào đó', mà chúng ta cũng hiểu là khó thực hiện. Hình ảnh 'đường lại đưa đường' làm nổi bật sự khó quay đầu. Sự chọn lựa sẽ đưa mỗi người theo những con đường khác nhau, gặp thêm nhiều ngã rẽ. Đây chính là nguồn gốc của sự bất định trong cuộc sống. Nếu mọi người đều đi một hướng giống nhau, trải qua những cung đường giống nhau, cuộc sống sẽ trở nên nhạt nhòa và khó chịu.

Với thể thơ tự do đầy sáng tạo, tác giả mang đến cho độc giả bài thơ đặc sắc. Đây là không gian cho chúng ta tận hưởng, hiểu sâu hơn về nhân vật mà không bị ràng buộc. Đọc giả dễ dàng đặt mình vào bức tranh, thấy mình trong tình cảnh khó khăn. Hình ảnh 'con đường' và 'ngã rẽ' không chỉ tạo cảm giác quen thuộc, mà còn truyền đạt sức mạnh mạnh mẽ cho người đọc. Bản dịch thơ thành công khiến tác phẩm trở nên gần gũi hơn với độc giả thông qua ngôn ngữ linh hoạt, giản dị. Mọi thứ kết hợp tạo nên một bài thơ cuốn hút, ghi dấu ấn sâu sắc trong văn học thế giới.

Qua 'Con đường không chọn', chúng ta nhận được bài học quý giá về tầm quan trọng của sự lựa chọn. Trong cuộc sống, mỗi người đều đối mặt với những quyết định khó khăn, đúng - sai. Chúng ta cần phát triển bản thân để tự tin, dũng cảm đưa ra quyết định. Hãy đi vững trên con đường chúng ta đã chọn. Bằng hình ảnh thơ giản dị, quen thuộc, Rô-bớt Phờ-rót đã truyền tải tư tưởng của mình đến các thế hệ sau.

Bài thơ 'Con đường không chọn' sẽ luôn là một tượng đài của thơ ca thế giới. Lựa chọn là điều không thể thiếu trong cuộc sống. Chúng ta hãy không ngừng học hỏi, phát triển bản thân để có thể tự tin đưa ra quyết định cho cuộc sống của mình.

Bài tham khảo 2

Rô-bớt Phờ-rớt (1874 – 1963) là nhà thơ Mỹ có tầm ảnh hưởng lớn trong văn học hiện đại. Ông sinh ra trong một gia đình trí thức, bản thân từng theo học trường Harvard nhưng sau đó thôi học vì được ông nội cho cho một trang trại nhỏ. Đây chính là điều kiện giúp ông được sống giữa thiên nhiên hùng vĩ, cũng là điều kiện giúp ông sau này sáng tác nhiều bài thơ hay, nổi tiếng.

“Con đường không chọn” được sáng tác năm 1915, lấy cảm hứng từ những cuộc đi dạo trong rừng với người bạn của ông, lấy cảm hứng từ những cuộc đi dạo trong rừng với người bạn của ông – nhà thơ nhà thơ É-uốt Thô-mớt-xơ (1878 – 1917). Theo lời của Phờ-rét, trong những cuộc đi dạo ấy, Thô-mớt-xơ thường băn khoăn không biết nên chọn lổi nào để đi, rồi sau khi đã lựa chọn, ông lại nuối tiếc, đáng lẽ nên chọn một lối khác. Bài thơ của Phờ-rót ra đời vào thời điểm nhiều người hoài nghi về lựa chọn của bản thân và thường nghĩ rằng họ nên quay lại con đường mình từng từ bỏ. Không lâu sau khi nhận được bài thơ của Phờ-rót trong một lá thư, Ét-uốt Thô-mát-xơ tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và ông đã tử trận trong trận A-rát-xơ vào năm 1917.

 

Nhan đề “Con đường không chọn” làm rõ tâm lí phổ biến của con người: Thường nuối tiếc về những gì mình đã không chọn, vì phần lớn những lựa chọn thực tế đều có vẻ bất toàn, không dẫn đến điều mong đợi. Tâm lí “đứng núi này trông núi nọ” khiến người ta không dốc lòng vào con đường mà mình đã chọn, cũng không đủ can đảm để làm lại, bỏ sang con đường có thể chọn nhưng cuối cùng đã không chọn.

Hoàn cảnh của nhân vật trữ tình là “thân phận lữ hành”,“đứng mãi”“chỉ có thể chọn một”“nhìn theo một lối rẽ bên này”Nhân vật trữ tình đang đứng trước con đường có 2 lối rẽ, đang phải chọn một lối đi, đang băn khoăn không biết nên chọn lối đi nào. Hình ảnh “con đường’ và “lối rẽ” là ẩn dụ về đường đời, về những khúc ngoặt mà bất cứ ai cũng có lúc phải lựa chọn. “lối rẽ” là ẩn dụ chỉ những quyết định dẫn đến những hướng đi khác nhau trên đường đời.

Lối rẽ: “cỏ rậm…lá rơi đầy…chưa đen vết chân ai…”. Cả 2 lối rẽ đều có vẻ giống nhau và đều “giữ bí mật” về những gì ở phía trước. Hai con đường đều có: rừng lá vàng, cỏ rậm trên mặt đường, thấy dấu mòn, lá rơi đầy chưa đen vết chân ai…và người ta đều không nhìn thấy hết phía trước nó là gì… Đó là tình thế khó khăn của đời sống, nhất là khi ta không thể phóng tầm mắt lên trước để xem con đường này dẫn ta tới đâu và liệu nơi đó có như ta kì vọng không? Tình huống nhân vật trữ tình đối mặt thực sự rất khó khăn vì anh ta không thể cùng lúc đi trên hai con đường. Nhưng nếu từ bỏ sự lựa chọn thì hành trình của anh ta không thể bắt đầu và anh ta chỉ mãi giẫm chân tại chỗ, không tiếp bước được.

 

Cuối cùng nhân vật trữ tình vẫn lựa chọn 1 lối đi. Nhưng anh ta không tin chắc con đường mình chọn là con đường tốt hơn con đường mình đã không chọn. Đó cũng là trạng thái phân vân, băn khoăn khá phổ biến của bộ phận con người không đủ can đảm để dấn thân đến cùng trên hành trình của mình. Cuộc đời con người cũng vậy, chúng ta luôn phải dám đối mặt với những lựa chọn và đưa ra quyết định đúng đắn để tiếp tục bước đi trên hành trình của mình. Có thể trạng thái phân vân, băn khoăn này thực ra là một trạng thái khá phổ biến. Điều này không đồng nghĩa với việc anh ta tin chắc con đường mình chọn là con đường tốt hơn con đường mình đã không chọn. Tuy nhiên, trong cuộc sống không nhất thiết phải tin rằng lối rẽ mình chọn là con đường tốt hơn mà đó có thể là sự yêu thích hay cảm thấy phù hợp…khiến bản thân lựa chọn con đường đó; Không có lựa chọn nào đúng hoặc sai hoàn toàn, những giả thiết suy tưởng điều chúng ta bỏ qua sẽ khiến chúng ta có suy ngẫm để trưởng thành và cũng làm nên điều thú vị trong cuộc sống

Nhân vật đã chọn lối đi “Lối mòn ít có ai đi” với tâm trạng: thở dài - có chút não nề, nuối tiếc. Dù đã lựa chọn một lối đi nhưng nhân vật trữ tình vẫn do dự, băn khoăn, buồn và nuối tiếc, không thật sự tin rằng lối rẽ đó sẽ tốt hơn. Anh ta tưởng tượng đến viễn cảnh tương lai rằng “Tôi sẽ kể chuyện này trong tiếng thở dài”. Nhân vật tự đối diện với chính mình, giải đáp những trăn trở, thắc mắc nảy sinh từ chính lòng mình.

Bài thơ gửi gắm suy nghĩ của tác giả về những lựa chọn của con người trên đường đời: Trong cuộc sống, mỗi chung ta phải luôn đưa ra những lựa chọn mà lựa chọn đó sẽ ảnh hưởng quan trọng đến cuộc đời của mỗi người. Cần lựa chọn đúng đắn, hãy sống là chính mình, hãy mạnh mẽ với lựa chọn của mình, và lựa chọn nào cũng có giá trị riêng của nó.

“Con đường không chọn” xây dựng hình tượng nhân vật trữ tình đặc sắc, hình ảnh thơ mang tính biểu tượng cao. Đồng thời, tác phẩm có sự kết hợp các phương thức biểu đạt đạt hiệu quả cao: tự sự, miêu tả,... tạo ấn tượng sâu đậm cho độc giả.

Bài thơ “Con đường không chọn” của Rô-bớt Phờ-rớt đã gửi gắm những suy nghĩ của tác giả về những lựa chọn của con người trên đường đời. Trong cuộc sống, mỗi chúng ta luôn phải đưa ra những lựa chọn mà quyết định ấy sẽ ảnh hưởng quan trọng đến cuộc đời của mình. Vì vậy, trên hành trình cuộc đời, mỗi chúng ta cần đưa ra những lựa chọn đúng đắn, sống là chính mình, không đi theo những lối mòn. 

1 140 lượt xem