Tác giả tác phẩm Thế giới mạng và tôi (Kết nối tri thức 2024) Ngữ văn 10 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Thế giới mạng và tôi Ngữ văn lớp 10 sách Kết nối tri thức đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:

1 79 lượt xem


Tác giả tác phẩm Thế giới mạng và tôi - Ngữ văn 10

I. Tác giả Nguyễn Thị Hậu

Thế giới mạng và tôi– Tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu (còn gọi là Hậu khảo cổ) sinh năm 1958 tại Hà Nội

- Năm 1954, gia đình chị tập kết ra miền Bắc.

-  Năm 1975, chị về Sài Gòn sinh sống, làm việc và gắn bó đến tận bây giờ

II. Đọc tác phẩm Thế giới mạng và tôi

Mỗi ngày lướt mạng ta có thể nhận ra muôn mặt của cuộc sống, và có khi, bất ngờ nhận ra khả năng “biến hoá” của chính mình. Trên thế giới mạng ảo mà thật (lúc này lúc khác) bạn sẽ thể hiện sự kiêu ngạo, yếu đuối, hài hước, lãng mạn, nghiêm trang, nhạt nhẽo, thú vị, độc đoán... Có thể bạn sẽ như một con người khác: nhà khoa học, nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình thoải mái bình luận về văn hoá nghệ thuật nhân vật sự kiện... Ở đó, bạn có thể trở về thế hệ tuổi teen khi bày tỏ cảm xúc “sến như con hến' về mùa thu về mua về nắng... có thể bạn sẽ tụ tin thể hiện mình giỏi giang, duyên dáng, đẹp trai xinh gái ... Ở đó, bạn bình đẳng với tất cả khi được tự do tỏ bày, bộc lọ, bức xúc, tán thưởng phản đối, tranh luận, đồng tình...

Có khi sau những lúc lang thang trên mạng như thế, bạn thấy nỗi cô đơn nên chặt trong mình dường như được loãng ra, nhạt đi và nhẹ đi,... Ở trên mạng, bạn có thể nhảy từ “nhà” này sang“nhà” khác, ngô nghiêng nhìn ngắm các chủ nhà và những mối quan hệ của họ. Có khi bạn làm quen với người này người khác, cũng có khi bạn “cắt đứt” không thương tiếc với một ai đó... Có khi bạn tham gia vào câu chuyện của nhà này nhà kia, có khi đi qua không để lại dấu vết gì nhưng cũng như ngoài đời, những gì nhận được từ thế giới mạng có thể sẽ để lại trong bạn một ấn tượng khó phai.

Có khi sau những lúc lang thang như thế, dường như bạn càng thấy “cô đơn trên mạng” nhiều hơn... Ở trên mạng bạn có thể nói/viết bằng thứ ngôn ngữ do bạn lựa chọn [..], chỉ cần được là chính mình trong/tại thời điểm đó. Dù viết gì và viết thế nào, những gì bạn viết trên mạng chắc chắn là một phần con người bạn. Và cũng như trong cuộc sống, những status và comment, những note và entry của bạn cũng phải chịu sự va đập của thế giới mạng. Bạn “ném” ra cái gì thì thế giới mạng sẽ trả lại bạn cái đó. Thật đấy! Thế giới mạng rất “tinh tướng”, không phải cứ đạo mạo lên mặt dạy đời chê bai tất cả thì “mạng” sẽ vì nể, hay bỗ bã tếu táo thậm chí “chửi” như hát hay thì “mạng” sẽ coi thường xa lánh. Và cũng như trong đời sống cái gì cũng có giới hạn của nó. Để nhận ra được cái giới hạn này, ở trên mạng hay ngoài đời, đều không dễ. Quá đi một chút, từ bỗ bã tếu táo trở nên đanh đá hỗn hào, từ nhận xét khen chế sẽ thành tâng bốc hay mạt sát,... Sự tương tác túc thời và không biên giới” của thế giới mạng có sức quyến rũ mê hoặc ghê gớm đồng thời là một sức mạnh có thể “huỷ diệt” một cá nhân chỉ trong chốc lát. Thế giới mạng như một tấm gương của cuộc sống, chỉ có điều cần lưu ý, nó là tấm gương phóng đại nhiều lần những tốt đẹp hay xấu xa của mỗi con người, của một xã hội. Nhưng cái làm cho con người cần đến “mạng” chính là khả năng chia sẻ và cộng hưởng nhiều lần, từ những mối quan hệ “ảo” ở trên mạng ta có thể sẽ tìm thấy những người bạn thật sự. Tình bạn trên mạng cũng phải chịu sự thử thách va đập, có khi còn hơn ở ngoài đời. Vì vậy, dùng ngạc nhiên khi qua một thời gian, có người bạn 'thật” lại trở thành “ảo”, mối quan hệ tưởng bền chặt bỗng hóa như mưa bóng mây.

Biết vậy nhưng tôi vẫn lướt mạng mỗi ngày, bởi vì mạng cho tôi một cuộc sống phong phú, đa dạng, luôn đặt tôi trước thử thách khi đối diện tấm gương phóng đại ấy: tỉnh táo để biết nhìn ra chân giá trị của mình, của người.

III. Tác phẩm văn bản Thế giới mạng và tôi

1. Thể loại

nghị luận

2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

                                     Thế giới mạng và tôi– Tác giả tác phẩm Ngữ văn 10 - Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Tác phẩm in trong Thế giới mạng và tôi, NXB Văn Học, Công ty cổ phần sách Thái Hà, Hà Nội

3. Phương thức biểu đạt

Nghị luận

4. Tóm tắt văn bản

- Tác phẩm viết về thế giới mạng và con người ở trong thê giới ảo đó những việc mà chúng ta làm, viết trên mang. Mạng cũng có cái xấu và cái tốt riêng. Từ đó tác giả đưa ra lời khuyên nên hạn chế sử dụng mạng xã hội

5. Bố cục văn bản

- Phần 1 Từ đầu …. Nhạt đi và nhẹ đi : Giới thiệu về thế giới mạng

- Phần 2 Tiếp theo… của một xã hội : Những điều chúng ta có thể làm trên mạng

- Phần 3 Còn lại: Lời khuyên

6. Giá trị nội dung văn bản

- Phân tích vai trò của mạng trong thế giới của chúng ta và lời khuyên của tác giả về cách sử dụng mạng xã hội

7. Giá trị nghệ thuật văn bản

- Ngôn từ mộc mạc, gần gũi

- Đưa ra các ý và luận điểm trong văn bản rõ ràng, logic

- Văn phong tự nhiên

- Giải thích các thuật ngữ dễ hiểu

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Thế giới mạng và tôi

1. Thế giới mạng

-  Theo tác giả đánh giá thế giới mạng là thế giới ảo

+ Nhưng trong yếu tố ảo có thật

+ Bạn có thể trở thành một con người khác

+ Bạn có thể trẻ hơn so với tuổi của mình

+ Trên mạng bạn có thể tự do bày tỏ ý kiến của mình

+ Khi lướt mạng bạn cảm thấy thoải mái, thư giãn

+ Bạn có thể thoải trí tò mò của mình

+ Bạn có thể viết mọi ngôn ngữ mình muốn

+ Tuy nhiên, thế giới mạng đều có cái giới hạn của nó

- Nó là một tấm gương phản ánh vào cuộc sống

+ Phóng đại cái xấu tốt của xã hội

- Từ thế giới ảo con người có thể tìm được những người bạn thực sự

2. Bài học rút ra

- Mạng xã hội tốt để con người giao lưu kết bạn

+ Tuy nhiên mạng cũng có cái giới hạn của nó

+ Con người có thể tự do ngôn luận nhưng phải phân biệt cái tốt cái xấu

+ Tình bạn trên mạng khó hơn ngoài đời thật chúng ta nên cẩn thận

+ Chúng ta nên tỉnh táo và xác định giá trị của mình

1 79 lượt xem