Tác giả tác phẩm Huyện Đường (Kết nối tri thức 2024) Ngữ văn 10 chi tiết nhất
Tác giả tác phẩm Huyện Đường Ngữ văn lớp 10 sách Kết nối tri thức đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:
Tác phẩm Huyện đường - Ngữ văn lớp 10
I. Tác phẩm Huyện đường
Một đêm nọ, Ốc (kẻ chuyên nghề “đào ngạch') hợp tác với Nghêu (thầy bói) đột nhập nhà trùm Sò (địa chủ) để ăn trộm. Nghêu bị bắt giữ còn ốc chạy thoát được. Đang khi Ốc đem đồ ăn trộm bán cho Thị Hến - một người goá chồng, làm nghề buôn bán – thì trùm Sò và lí trưởng dẫn người ập đến bắt quả tang. Lí trưởng lợi dụng chuyện này đòi Thị Hến đút lót. Việc không thành, tất cả dắt nhau lên huyện đường. Tại đây, Ốc bị phạt tù, Nghêu và lí trưởng bị đánh đòn. Riêng lí trưởng, trùm Sò còn phải chi tiền để hối lộ tri huyện. Nhờ có nhan sắc, Thị Hến không những không bị hạch tội, lại còn được tri huyện và đề lại 'chiếu cổ' hẹn hò. Lũ háo sắc ấy (có thêm cả lí trưởng) rơi vào bẫy của Thị Hến khi giáp mặt nhau tại nhà chị ta và bị các bà vợ đến đánh ghen một trận tơi bời. Đoạn trích dưới đây kể lại một cảnh làm việc nơi huyện đường, vào thời điểm diễn ra cuộc kiện tụng giữa các nhân vật liên quan đến vụ trộm.
Cảnh 1
– Bàn giấy của tri huyện.
Trên tường chính giữa là bức hoành phi đề hai chữ “Huyện đường”. Hai bên có hai câu đối. Bên cạnh câu đối phía trái có cửa
vào nhà trong.
Một chiếc bàn to để chính giữa làm bàn giấy của tri huyện, trên bàn có ống bút, nghiên mực, điều bình. Bên trái, bàn giấy của tiên đề lại để xây mặt ra khán giả phía phải của sân khấu, trên bàn cũng có nghiên bút và một chồng đơn từ.
Màn mở: tri huyện từ trong nhà bước ra, ngôi vào ghế.
TRI HUYỆN
(Nói lối)
Quyền trọng trấn nha môn
Bản chúc xung tri huyện
Đỉnh chung đà đủ miếng
Hoa nguyệt cũng quen mùi
Lấy của cây ngọn roi
Làm quan nhờ lỗ khẩu
Sự lí thường phân ấu
Được thua tự đồng tiền
Dân xã nếu không kiêng
Bỏ xuống lao giam kĩ
(một lá, cười)
Quan chúc nghĩ nên thú vị
Vào ra cũng phải chuyên cần
ĐỂ LẠI (bước ra)
Bam quan a!
TRI HUYỆN
Vâng, chào thầy. A, thầy Đế này, hôm nay sao mà
(Nói lối)
Nha lại vắng bẩm thân
Dân xã không đấu cáo
ĐỂ LẠI
Vâng, hôm nay chả thấy ai kiện cáo gì cả. Còn vụ Thị Hến, Nguyễn Sò quan đã định
dứt khoát như thế nào chưa?
TRI HUYỆN
Vụ ấy à? Ý thầy thế nào? (không đợi để lại trả lời) Tôi thì tôi nghĩ cứ để đu đưa như vậy đã. Thằng Sò này giàu lắm, chúng mình có thể “ấy” được.
ĐỂ LẠI
Vâng, ta cứ bảo là để tra cứu đã. Thua còn thằng Ốc, thằng Nghêu, lí trưởng Thị Hến thì liệu xử cho xong bọn này toàn đầu trọc cả.
TRI HUYỆN
Phải, nắm đứa có tóc ai nắm kẻ trọc đầu (cười khoái trá) Xử Ốc năm năm tù, Nghêu phạt đòn năm chục trượng lí trưởng đòi ăn lót cần phạt trừng giới') năm mươi quan tiền.
ĐỀ LẠI
Bẩm quan xử thật sâu sắc, nhưng đã xử Nghêu và Ốc rồi thì lấy lí gì mà không xử Sò và Hến được.
TRI HUYỆN (cười)
Ăn thua là những chỗ khó đấy đấy, lưỡi không xương nhiều đường lắt léo, nói thế nên xử vội, vì xử Hến thì
nào lại chả được. Thị Hến thì cũng có thể cho về nhưng chưa nê phải xử Sò. Thầy hiểu chứ
ĐỂ LẠI
Vâng ạ, quan xử hay lắm. (gọi) Lệ đâu?
LÍNH LỆ A (lễ phép bước ra)
Bẩm quan dạy ạ.
ĐỂ LẠI
Ra đòi vụ Nguyễn Sò vào hầu, cả bên nguyên, bên bị, nhân chứng.
LÍNH LỆ A
Vâng ạ. (quay đi)
TRI HUYỆN
Lệ hầu đâu?
LÍNH LỆ B (từ trong)
Vâng. (cầm quạt lông ra hầu cạnh tri huyện)
(Có tiếng lệ A nói to bên trong: “Để ba người này vào trước. Đinh Ốc, Phan Nghêu vào sau, ngồi đấy”.)
LÍNH LỆ A (dắt lí trưởng, Trùm Sò và Thị Hến nào. Vừa vào, lệ A bấm mấy người đứng lại nói nhỏ)
Nhắc lại ông Trùm, anh xã và chị Hến biết rằng hôm nay quan bận lắm, tôi bẩm mãi quan mới chịu xử vụ này đấy.
LÍ TRƯỞNG
Vâng, tôi biết anh tử tế lắm, chúng ta với nhau rồi...
TRÙM SÒ
Vâng, tôi xin hậu tạ, anh cứ giúp đỡ cho.
LÍNH LỆ A
Thế bây giờ đứng đây, tôi vào bẩm lại đã. (chạy vào chắp tay trước bàn giấy tri huyện) Bẩm con đã đòi vụ Nguyễn Sò đến hầu ạ.
II. Tìm hiểu văn bản Huyện Đường
1. Thể loại
tuồng
2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
- Tác phẩm thuộc cảnh I của hồi thứ II Nghêu, Sò, Ốc, Hến do Hoàng Châu Kỳ chỉnh li (1957) thuộc cảnh I của hồi thứ II
3. Phương thức biểu đạt
Tự sự, biểu cảm
4. Tóm tắt văn bản Huyện Đường
- Tác phẩm tường thuật lại một cảnh làm việc nơi huyện đường, vào thời điểm diễn ra cuộc kiện tụng liên quan đến vụ trộm của Thị Hến. Tri lại, đề huyện và lính lệ đang suy tính bàn cãi tính kế xử kiện như thế nào để có thể lấy được nhiều tiền nhất từ những kẻ có liên quan như Sò, Ốc và Nghêu. Kết quả, bọn chúng quyết định xử Ốc năm năm tù, phạt Nghêu đòn năm mươi trượng và phạt lí trưởng năm mươi quan tiền.
5. Bố cục văn bản Huyện Đường
- Phần 1 Từ đầu… liên quan đến vụ trộm: Kể tóm tắt vụ trộm
- Phần 2 Còn lại: Quá trình xử án
6. Giá trị nội dung văn bản Huyện Đường
- Phê phán sự tham ô của quan lại khi xử kiện
7. Giá trị nghệ thuật văn bản Huyện Đường
- Sử dụng ngôn ngữ linh hoạt
- Thành công trong xây dựng tâm lý nhân vật
- Tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn
III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Huyền Đường
1. Tình huống truyện
- Đây là một vụ kiện liên quan đến vụ trộm của Thị Hến
- Những kẻ có liên quan như Sò, Ốc và Nghêu
- Tri huyện bước ra đầu tiên, tự xưng tên tuổi, chức vụ và kinh nghiệm của mình
- Đề lại theo hầu phía sau, hỏi thăm và thưa với tri huyện về vụ án của Thị Hến
- Sau khi bàn bạc, tri huyện và đề lại đưa ra phương án xử tù, phạt đòn và phạt tiền đối với Ốc, Nghêu và lí trưởng còn Sò và Hến thì đợi xem xét
- Lính lệ ra gọi cả bên nguyên, bên bị, nhân chứng vào hầu
2. Ý nghĩa văn bản
- Tác phẩm thể hiện cái nhìn châm biếm của tác giả về khung cảnh huyện đường thời xưa
- Phản ánh cái nơi được gọi là nơi bảo vệ, đòi quyền công lý của dân
- Một bộ phận quan lại vì tiền mà đổi trắng thay đen
- Một bộ phận quan lại thối nát vô lương tâm trong xã hội cũ
- Tác giả còn phơi bày trước bạn đọc một xã hội lừa lọc, không tình người
IV. Các đề văn mẫu
Đề bài: Phân tích bài Huyện đường
Bài tham khảo 1
Tuồng là một loại hình kịch hát truyền thống của dân tộc, phát triển rực rỡ dưới thời kì nhà Nguyễn ở vùng Nam Trung Bộ. Bên cạnh các vở tuồng nổi tiếng như 'Lục Vân Tiên', 'Bên cầu dệt lụa', 'Kiếp nào có yêu nhau' thì vở 'Nghêu, Sò, Ốc, Hến' cũng là tác phẩm đỉnh cao của bộ môn nghệ thuật này. 'Huyện đường' là một trong những trích đoạn tiêu biểu của vở tuồng 'Nghêu, Sò, Ốc, Hến', thể hiện thái độ của người xưa đối với bộ máy cai trị thời phong kiến.
Đoạn trích 'Huyện đường' kể về những mưu mô của tên tri huyện, đề lại, lính lệ nơi huyện đường vào lúc diễn ra cuộc kiện tụng giữa các nhân vật liên quan đến vụ trộm. Thông qua đoạn trích, tác giả dân gian tố cáo, phê phán bọn tham quan, ô lại trong thời kì xã hội phong kiến.
Chủ đề của đoạn trích được thể hiện chủ yếu thông qua các nhân vật: tri huyện, đề lại, mấy tên lính lệ. Trước hết, ngay trong đoạn nói lối, nhân vật tri huyện tự giới thiệu về bản thân mình:
'Quyền trọng trấn nha mônBản chức xưng tri huyệnĐỉnh chung đà đủ miếngHoa nguyệt cũng quen mùi[...] Vào ra cũng phải chuyên cần'
Như vậy, qua lời xưng danh ấy, ta biết được tên tri huyện giữ chức vụ quan trọng ở cửa quan. Hắn được hưởng lợi lộc từ địa vị, làm quan nhờ lỗ miệng, lại cậy quyền lực để lấy của cải của nhân dân. Mặc dù làm quan nhưng hắn phân xử bừa bãi. Người đi kiện thắng thua là nhờ vào đồng tiền đút lót. Người dân nếu không nể sợ thì sẽ bị hắn bỏ vào nhà tù giam kĩ. Có thể nói, lời tự giới thiệu của nhân vật tri huyện đã cung cấp cho người xem, người đọc một số hình dung ban đầu về nhân vật. Đây là người có bản chất tham lam, mưu mô, toan tính. Ông ta tự tung tự tác làm hại nhân dân.
Đặc biệt, cách xử án càng bộc lộ rõ bản chất xấu xa của tên quan huyện. Vụ kiện tụng xảy ra đã được một thời gian nhưng tri huyện không giải quyết dứt khoát mà cố tình trì hoãn để moi móc tiền của nhân dân. Khi được đề lại hỏi 'quan đã định dứt khoát như thế nào chưa', tên tri huyện ỡm ờ trả lời: 'Tôi thì tôi nghĩ cứ để đu đưa như vậy đã. Thằng Sò này giàu lắm, chúng mình có thể 'ấy' được.'. Từ 'ấy' trong câu nói này ám chỉ toan tính bòn rút tiền từ tên Trùm Sò của tri huyện và đề lại. Hắn muốn nhân cơ hội này kiếm chác, làm giàu cho bản thân. Hành động cười khoái trá cho thấy sự hả hê, sung sướng khi hắn tự 'thưởng thức' những mưu mô, thủ đoạn của mình: 'Phải, nắm đứa có tóc ai nắm kẻ trọc đầu'. Mặc dù cả tên địa chủ Trùm Sò và Thị Hến đều có tội, nhưng tuyệt nhiên hắn chỉ đưa ra hình phạt với Ốc, Nghêu, lí trưởng vì 'Thị Hến thì cũng có thể cho về nhưng chưa nên xử vội, vì xử Hến thì phải xử Sò. Thầy hiểu chứ?'. Mục đích hắn không xử Thị Hến là để có thêm thời gian nhận hối lộ từ Trùm Sò. Hắn làm quan nhưng lại không công bằng, phán xét dựa trên đồng tiền.
Những lời nói của tri huyện được hô ứng nhịp nhàng với tên đề lại. Cả hai không cần phải giữ ý với nhau vì họ đều có chung bản chất. Tên đề lại tham lam, lại còn có thói xu nịnh nên khi nghe tri huyện phán vậy liền tấm tắc khen 'Vâng ạ, quan xử hay lắm.'.
Ngoài ra, trong đoạn trích, mấy tên lính lệ đóng vai trò tay sai, là trợ thủ đắc lực giúp cho đề lại, tri huyện thực hiện mưu mô của mình. Họ dẫn lí trưởng, Trùm Sò, Thị Hến vào, ra hiệu để ba người đứng lại nói nhỏ. Dù không làm gì nhưng vẫn tỏ vẻ giúp đỡ: 'Nhắc lại ông Trùm, anh xã và chị Hến biết rằng hôm nay quan bận lắm, tôi bẩm mãi mới chịu xử vụ này đấy.'.
Như vậy, các nhân vật trên đã làm nổi bật chủ đề của toàn bộ đoạn trích. Ngoài ra, ngôn từ gần gũi cùng các tình huống gây cười đã góp phần thể hiện tư tưởng của văn bản. Trích đoạn 'Huyện đường' là sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa văn học, ca nhạc và vũ đạo.
Qua đoạn trích, tác giả dân gian bày tỏ thái độ châm biếm, mỉa mai. Trong con mắt của người dân, chốn 'cửa quan' là nơi bọn quan lại ô hợp, mưu mô để vơ vét và làm hại những người dân 'thấp cổ bé họng'.
Có thể nói, văn bản 'Huyện đường' nói riêng và vở 'Nghêu, Sò, Ốc Hến' nói chung đã lên án nhiều thót tật trong xã hội và lật tẩy bộ mặt xấu xa của một số kẻ thuộc bộ máy cai trị thời xưa. Ngày nay, dù có không ít các loại hình giải trí khác nhưng các vở tuồng vẫn có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam.
Bài tham khảo 2
Nhắc đến nghệ thuật kịch hát truyền thống không thể không nhắc đến những vở tuồng nổi tiếng. Nổi bật là vở “Nghêu, Sò, Ốc, Hến với tiếng cười châm điếm hiện thực của xã hội phong kiến xưa tồi tàn, thối nát.
“Huyện Đường” là một đoạn trích tiêu biểu của vở kịch phản ánh thái độ bất bình của người xưa với những vị quan tham ô, ngang tàn thời bấy giờ. Đoạn trích nói về vụ xét xử đầy oan trái, mưu mô của bọn tham quan ô lại.
Mở đầu vở kịch là thái độ hách dịch của viên quan tri huyện xưng danh của mình:
'Quyền trọng trấn nha môn
Bản chức xưng tri huyện
Đỉnh chung đà đủ miếng
Hoa nguyệt cũng quen mùi
[...] Vào ra cũng phải chuyên cần'
Chỉ qua vài lời từ giới thiệu, ta có thể thấy thói tham ô, toan tính của tên quan huyện. Hắn nắm chức vụ quan trọng, vơ vét của cải của nhân dân. Tuy làm quan nhưng lại không có bản tính liêm chính, công tư phân minh. Vậy nên, hắn không được người đời kính nể.
Không chỉ dừng lại ở đó, bản tính thối nát của hắn còn được thể hiện qua cách xét sử vụ án. Hắn trì chệ vụ kiện để có cơ hội vơ vét từng đồng hối lộ. Hắn bàn mưu tính kế đủ đường với đề đại, lính lệ để hút sạch túi tiền của người dân. Hắn vô trách nhiệm đến mức khi được hỏi rằng: Quan đã định dứt khoát như thế nào chưa” mới bập bẹ trả lời: “Tôi thì tôi nghĩ cứ để đu đưa như vậy đã. Thằng Sò này giàu lắm, chúng mình có thể “ấy” được.”. Câu trả lời trên của hắn quả thật không thể chấp nhận được. Đường đường là một vị quan uy nghi lừng lẫy mà lại dùng kế sách ti tiện để chuộc lợi cho bản thân mình. Từ “ấy” được hắn nhắc đến ở đây có ý chỉ toan tính bòn rút tiền của tên Sò vì nhà của Trùm Sò rất giàu. Hắn còn cười đắc ý với mưu kế của mình. Tuy trong sự việc này, cả Sò và Hến đều có tội nhưng vì đồng tiền mà hoãn lại thời gian xét xử.
Tưởng chừng sự ngang trái đó sẽ được lên án nhưng lại được hùa theo bởi tên đề lại. Tên đề lại cũng đã cấu kết với tri huyện, đua theo nịnh hót để lấy lòng rằng: “Vâng ạ, quan xử hay lắm.”
Với từ ngữ giản dị, gần gũi, tất cả những nhân vật trên đều góp phần làm nổi bật tư tưởng của văn bản. Trích đoạn “Huyện Đường” bày tỏ thái độ nhức nhối của tác giả về một xã hội xưa đầy dãy oan ức dưới chướng cường quyền của những người dân nghèo vô tội. Qua đó, khẳng định tầm quan trọng của kịch tuồng với nét văn hóa đậm đà bản sắc của dân tộc.