Tác giả tác phẩm Héc- to từ biệt Ăng- đrô- mác (Kết nối tri thức 2024) Ngữ văn 10 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Héc- to từ biệt Ăng- đrô- mác Ngữ văn lớp 10 sách Kết nối tri thức đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:

1 29 lượt xem


Tác phẩm Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác - Ngữ văn lớp 10

I. Tác giả Hô-me-rơ

Phân tích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác hay nhất

1. Tiểu sử

- Hô-me-rơ là nhà thơ huyền thoại của Hy Lạp cổ đại, được coi là tác giả của sử thi I-li-át và Ô-đi-xê. Ông được coi là một trong những nhà thơ Hy Lạp cổ đại xuất sắc nhất.

- Một số tài liệu từ thời cổ đại ước định Hô-me-rơ sống trong khoảng thế kỉ VIII - VII trước Công nguyên, nhưng không thống nhất về quê quán của nhà thơ, không rõ ở Hy Lạp hay ở Tiểu Á.

- Theo truyền thuyết, ông bị mù và là một người hát rong - kể chuyện tài năng.

- Một số học giả cho rằng Hô-me-rơ có thể là một cái tên hư cấu, hoặc là tên gọi chung cho một tập thể người hát rong - kể chuyện từ thời cổ đại

- Dù thế nào đi nữa, hai bộ sử thi cùng các tác phẩm được coi là của Hô-me-rơ cũng trở thành những mẫu mực của văn chương đối với nhiều thời đại về sau.

2. Sự nghiệp văn học

- Hai tác phẩm nổi tiếng của ông là I-li-at và Ô-đi-xê được ghi chép lại chính thức vào thế kỉ thứ VI trước công nguyên theo lệnh của bạo chúa Athena lúc bấy giờ là Peisistrator. Tác phẩm I-li-at có nội dung dựa trên các thần thoại về cuộc chiến thành Troy, còn nội dung của Ô-đi-xê là trường ca kể về cuộc phiêu lưu của nhân vật chính Ô-đi-xê và hành trình trở về quê hương gian nan của người anh hùng này.

II. Văn bản Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác

Cuộc chiến vây hãm thành Tơ-roa (Troy) của quân A-kê-en (Achaean ), tức quân Hy Lạp, bước sang năm thứ mười vẫn không phân thắng bại.

A-khin (Achilles), dũng tướng tài giỏi nhất của quân Hy Lạp, tức giận vì bị chủ soái A-ga-mem-nông (Agamemnon) tước mất chiến lợi phẩm là nàng Bri-dê-ít (Briseis), quyết không tham chiến, đồng thời qua mẹ của mình là nữ thần Thê-ti-xơ (Thetis), cầu xin thần Dớt (Zeus) làm cho quân Hy Lạp thất bại. Thần Dớt (Zeus) hứa hẹn, nhưng chưa thực hiện lời hứa. Thoả thuận về một cuộc chiến tay đôi chấm dứt chiến tranh không thành, quân Hy Lạp và quân Tơ-roa lại tiếp tục giao chiến. Cuộc chiến nơi hạ giới luôn có sự can thiệp của các vị thần chia làm hai phe ủng hộ hai bên. Quân Hy Lạp nhất thời giành thế áp đảo. Hoàng tử Héc-to (Hector), chủ soái quân đội thành Tơ-roa, quay vào thành thúc giục binh sĩ, khẩn cầu nữ thần A-tê-na giúp đỡ. Chàng ghé về nhà thăm vợ con.

Héc-to về tới ngôi nhà êm ấm của mình, nhưng không thấy Ăng-đrô-mác cánh tay trắng ngần trong buồng như thường lệ. Nàng cùng con thơ với cô hầu gái xống áo thướt tha, đứng trên tháp canh nức nở, lòng đắng cay chan chứa nỗi buồn. Vào nhà, Héc-to không trông thấy phu nhân hiền thục của mình. Chàng bước qua ngưỡng của, dùng lại, hỏi mấy nô tì: “Này, các ngươi mau nói hết ta hay, phu nhân Ăng-đrô-mác đâu rồi? Nàng đi gặp chị gặp em, qua chỗ những cô dâu trang phục diễm lệ, hay tới đền thờ A-tê-na cùng các phu nhân thành To-roa vấn tóc chỉnh tề dâng lễ cầu xin nữ thần rủ lòng thương, nguôi cơn thịnh nộ”'. Đáp lời Héc-to, tì nữ quản gia nhanh nhảu nói: 'Bẩm, ngài đã yêu cầu, con xin thưa rõ. Không phải phu nhân đi gặp chị gặp em, hay qua chỗ những cô dâu trang phục diễm lệ. Cũng không phải bà tới đền thờ A-tê-na, cùng các phu nhân thành Tơ-roa vấn tóc chỉnh tề dâng lễ cầu xin nữ thần nguôi cơn thịnh nộ. Nghe tin quân A-ke-en khí thế áp đảo, những chiến binh To-roa của chúng ta buộc phải thoái lui, phu nhân vội vã tới toà tháp lớn thành I-li-ông (llion), Như người mất trí, bà vừa đi vừa chạy lên thành, đầu không ngoảnh lại. Nhũ mẫu bông con thơ tất tả theo sau'.

Tì nữ đáp vậy. Héc-to tức thì rời nhà, chạy ngược theo những dãy phố thành Tơ-roa xây dựng khang trang. Xuyên qua phố xá thành Tơ-roa rộng lớn, chàng tới cổng Xkê (Skey) (qua đó là bước ra bình nguyên ngoài thành luỹ). Chính tại đây phu nhân Ăng-đrô-mác nhào tới đón chàng.

Trong phục trang diễm lệ, Ăng-đrô-mác toát lên vẻ cao quý của nàng công chúa con vua Ê-ê-xi-ông (Eetion) quả cảm. Vua Ê-ê-xi-ông sống ở dưới chân núi rừng Pla-cốt (Placos). Ông là đại thống lãnh của những người Ki-li-kiêng (Cilician) thành Te-bo. Người con gái được nhà vua gả cho Héc-to sáng loáng khiên đồng chính là nàng Ăng-đrô-mác.

Ăng-đrô-mác tới bên chàng, theo sau là cô hầu gái bỗng một hài nhi vô tư, thơ dại. Cậu bé đẹp như một vì sao sáng trên trời ấy chính là con trai thương yêu, duy nhất của họ. Héc-to đặt tên cho cậu là Xca-măng-đri-ốt (Skamandrios), còn với mọi người – cậu là A-xchi-a-nắc (Astyanax), con của người trấn giữ thành To-roa.

Trông thấy con thơ, người cha mỉm cười, không nói. Phu nhân lại bên chàng nước mắt đầm đìa. Xiết chặt tay chàng, nàng núc nở: “Ôi, chàng thật tệ! Lòng can đảm của chàng sẽ huỷ hoại chàng! Chàng chẳng biết thương cả con trai thơ dại, cả người mẹ thiểu não này. Ra trận, bọn A-kê-en nhất loạt xông lên sẽ tức khắc hạ sát chàng, chẳng mấy nữa thiếp thành giá phụ. Thiếp nguyện xuống mồ sâu còn hơn để mất chàng. Chàng bỏ thiếp lại một mình, còn gì thiết tha trên cõi đời này nữa. Phận thiếp toàn những khổ đau. Thiếp chẳng còn cha, mẹ hiền cũng không còn nữa. A-khin có đôi chân nhanh đã hạ sát lão vương cha thiếp, triệt phá tận nền móng thành Te-bơ cổng lớn tường cao, đô thị đẹp đẽ của những người Ki-li-kiêng. Tự tay hắn đã hạ sát vua Ê-ê-xi-ông, song không dám tước vũ khí, bởi hãi sợ hành vi không chính trục tự tâm can. Hắn thiêu nguyên thi hài của người cùng vũ khí tinh xảo, vun đất thành gò chôn cất. Quanh gò mọc lên những cây tiểu dư” do những nàng con gái thần Dớt choàng áo da dê, những tiên nữ nanh-phơ (nymphe) chăm sóc. Rồi cả bảy người anh cùng cha với thiếp, chỉ trong một ngày, lần lượt đi về thế giới bên kia. Họ bị A-khin sáng láng, con trai của Pê-lê (Peleus), đánh bại tại bãi chăn những đàn bò đủng đỉnh và những đàn cừu lông trắng như mây. Còn mẹ thiếp, nữ hoàng xứ Pla-cốt đại ngàn, bị hắn bắt giải đi cùng những chiến lợi phẩm của mình. Hắn chỉ trả lại tự do cho bà khi nhận được khoản chuộc lớn không kể xiết. Về tới cung vua cha, bà lại đột ngột bị nữ thần xạ thủ Ác-tê-mít (Artemis) cướp đi sinh mệnh. Héc-to chàng hỡi, giờ đây với thiếp, chàng là cha và cả mẹ kính yêu; chàng là cả anh trai duy nhất, cả đức lang quân cao quý của thiếp. Xin chàng hãy rủ lòng thương thiếp và con mà đùng ra trận, hãy ở lại trên tháp canh này, đừng để trẻ thơ phải mồ côi, vợ hiền thành giá phụ. Hãy bố trí một toán quân chốt chặn chỗ cây vả, nơi dễ leo lên tường thành, dễ vào thành nhất. Đã ba lần, những dũng sĩ quả cảm dưới sự chỉ huy của I-đô-mê-nê (Idomeneus)4) danh tiếng, của hai gã A-giắc (Ajax)5), hai người con lừng danh của A-to-rê (Atreus)%) và người con trai dũng mãnh của Ti-đê (Tydeus)) tấn công vào chính chỗ này. Chắc hẳn, có vị tiên tri nào phán bảo, hay linh tính thôi thúc chúng xông vào nơi đó”.

Héc-to lẫy lừng, mũ trụ sáng loáng đáp lời nàng. “Phu nhân ơi, cả ta cũng lo lắng khôn nguôi về mọi điều nàng nói. Nhưng sẽ hổ thẹn xiết bao với những chiến binh và những người phụ nữ thành Tơ-roa xống áo thướt tha, nếu ta ở lại đây, như kẻ hèn nhát, đứng nhìn từ xa, tránh không xung trận. Hơn nữa, bầu nhiệt huyết trong ta không cho phép ta làm vậy: từ lâu ta đã học cách luôn ở tuyến đầu, can trường chiến đấu, giành vinh quang cho thân phụ và bản thân. Ta biết, bằng cả trái tim và lí trí, tự ta biết rõ: sẽ tới ngày thành Tơ-roa thiêng liêng thất thủ. Cả vua Pri-am (Priam) cùng thần dân giương cao ngọn giáo của người cũng sẽ bị tiêu diệt. Song điều làm tim ta tan vỡ không chỉ là nỗi thống khổ sẽ tới của những thần dân thành To-roa, của chính hoàng hậu He-cu-ba (Hecuba)? và quốc vương Pri-am, không chỉ là nỗi thống khổ của đàn em trai ta rồi đây sẽ bị đòn thù ác nghiệt quật ngã xuống đất bụi mịt mờ, mà còn là nỗi thống khổ của nàng! Một gã A-ke-en sáng loáng khiến đồng sẽ tới bắt nàng đi. Lã chã tuôn dòng lệ đắng, nàng sẽ không còn ngày tháng tự do. Nàng sẽ phải làm nô lệ, ở Ác-gốt (Argos) dệt vải cho người, hay phải lặn lội tới tận lạch nguồn sông Mét-xê-ít (Messeis)), Hi-pê-rê (Hypereia)5) lấy nước: cục nhọc trăm bề, đắng cay muôn nỗi. Một ngày, thấy nàng tuôn rơi hàng lệ, ai đó sẽ bảo: “Đó là vợ của Héc-to, kẻ can trường nhất trong số những người To-roa giỏi luyện ngựa từng chiến đấu giữ thành I-li-ông năm xưa. Người nói vậy lại là đánh thức nỗi thống khổ luôn mới lại trong lòng nàng. Nàng quặn nhớ người chồng lẽ ra có thể cứu nàng khỏi kiếp tôi đòi. Song lúc ấy ta đã không còn, đã bị vùi dưới đất dày từ trước khi thấy nàng bị đoạ đày ô nhục và nghe được tiếng than xé ruột của nàng!”

Dứt lời, Héc-tolùng danh cúi xuống muốn ôm con trai vào lòng. Nhưng cậu bé khóc ré lên, nhao người về phía nhũ mẫu xống áo thướt tha. Ánh đồng sáng loá và cái ngù bờm ngựa cong cong trên mũ trụ của cha làm nó e sợ, Người cha hồn hậu và người mẹ dịu hiền bật cười. Héc-to tháo ngay mũ trụ sáng loáng của mình đặt xuống đất. Rồi chàng bổng cậu con trai thân yêu lên tay, thơm nó, vừa nâng nó lên cao, đu đưa, vừa khẩn cầu con trai của thần Cro-nốt (Cronos)%) và các vị thần khác:“Hỡi thần Dớt và các vị thần vĩ đại! Xin Hãy cho con trai tôi, cũng được như cha, nổi danh giữa những người To-roa về sức mạnh và trị vì thành I-li-ông thật oai hùng. Để một ngày kia, thấy chàng trở về từ trận chiến, người ta phải thốt lên: “Chà, chàng đã vượt xa thân phụ của mình!'. Để với chiến lợi phẩm vấy máu, sau khi đánh bại kẻ thù, chàng trai từ chiến trận trở về làm vui lòng người mẹ'.

Nói rồi, chàng trao cậu con trai yêu quý tận tay cho vợ. Người mẹ ôm chặt con vào bầu ngực thơm tho, cười qua hàng lệ. Lòng Héc-to nhói buốt. Chàng đưa tay vuốt ve nàng rồi cất lời an ủi: “Phu nhân khốn khổ của ta ơi! Nàng đừng dằn vặt lòng mình quá thế! Một người trần mắt thịt không thể bất chấp số phận mà bắt ta xuống địa phủ của thần Ha-đét (Hades) được. Và đã sinh ra trên mặt đất này, chẳng một ai, dù quả cảm hay rụt rè, có thể trốn chạy được số phận. Nàng hãy về nhà chăm lo công việc của mình, quay xa kéo sợi, dệt vải, sai bảo nữ tì chăm chỉ. Chiến tranh là bổn phận của mỗi người đàn ông sinh ra tại thành I-li-ông này, nhất là ta”.

Dứt lời, chàng nâng mũ trụ đồng thau sáng loáng lên. Còn Ăng-đrô-mác bước về nhà, hàng lệ tuôn rơi, chốc chốc lại ngoái nhìn theo bóng hình phu quân yêu quý.

III. Tác phẩm Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác

1. Thể loại

Sử thi

2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

- Tạp chí Văn học – và tuổi trẻ số ra tháng 2 /2021 tr.34-37

3. Phương pháp biểu đạt

tự sự, biểu cảm

4. Tóm tắt văn bản Héc- to từ biệt Ăng- đrô- mác

Tác phẩm kể về người anh hùng Héc-to về thăm và từ biệt vợ con trước khi lên đường ra chiến trận. Sau khi trận chiến kết thúc chàng trở về nhà nhưng không tìm thấy vợ con, không thấy phu nhân Ăng-đrô-mác của mình ra đón như thường lệ, nàng đã lên thành Tơ-roa cầu nguyện, Héc-to vội đuổi theo đến tận nơi để được thấy mặt hai mẹ con. Cả gia đình gặp nhau, cảm xúc vỡ òa . Ăng-đrô-mác tha thiết không cho chàng ra trận vì không muốn gia đình tan vỡ, không muốn Héc-to gặp nguy hiểm. Nhưng với lòng kiêu hãnh, dũng cảm và sự quyết tâm của mình, Héc-to vẫn vững lòng ra trận vì không muốn để nỗi thống khổ đến với thành Tơ-roa và những người chàng yêu thương. Hai vợ chồng từ biệt nhau, chàng ôm con trai và cầu nguyện cho đứa trẻ những điều tốt đẹp nhất trước khi rời đi trong sự lưu luyến của Ăng-đrô-mác.

5. Bố cục văn bản Héc- to từ biệt Ăng- đrô- mác

- Phần 1 Từ đầu… chàng ghé về thăm vợ con: Héc-to về nhà chia tay vợ con ra trận

- Phần 2 Tiếp theo…. Nghe được tiếng than xe ruột của nàng: Cả nhà Héc- to đoàn tụ, vợ chàng cầu xin chồng đừng ra trận

- Phần 3 Còn lại: Cuộc chia tay đầy quyến luyến

6. Giá trị nội dung văn bản Héc- to từ biệt Ăng- đrô- mác

- Thể hiện nỗi đau, sự luyến tiếc cuộc chia tay tiễn cồng ra trận của gia đình Héc-to

7. Giá trị nghệ thuật văn bản Héc- to từ biệt Ăng- đrô- mác

- Tình huống truyện độc đáo

- Hình thức nghệ thuật ngôn từ dân gian

- Cách sắp xếp tình tiết lôi cuốn

IV. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm

1. Nhân vật Héc-to

- Chàng là kiểu người anh hùng Hi-Lạp cổ đại

+ Chàng dũng cảm, kiên cường, gan dạ

+ Bất chấp hiểm nguy, sự can ngăn vợ con

+ Có lòng kiêu hãnh, lòng tự tôn cao

+ Héc-to rất yêu thương vợ con

+ Chàng là người phân biệt tình cảm rạch ròi

- Héc-to đã quen là người đứng đầu, luôn giành chiến thắng về cho thân phụ và bản thân nên không thể làm kẻ hèn mọn đứng ngoài cuộc chiến

- Chàng thương dân và quyết chiến giành sự bình yên cho người dân

2. Nhân vật  Ăng-đrô-mác

- Hành động: “nước mắt đầm đìa”, “xiết chặt tay Héc-to”, “nức nở”, “ôm chặt con vào bầu ngực thơm tho, cười qua hàng lệ”; khi Héc-to ra đi, nàng “bước về nhà, hàng lệ tuôn rơi, chốc chốc lại ngoái nhìn qua bóng hình phu quân yêu quý”

- Lời nói:

+ “Lòng can đảm của chàng sẽ hủy hoại chàng… thiếp nguyện xuống hồ sâu còn hơn để mất chàng. Chàng bỏ thiếp lại một mình, còn gì thiết tha trên cõi đời này nữa”

+ “Héc-to chàng hỡi, giờ đây với thiếp, chàng là cha và cả mẹ kính yêu; chàng là cả anh trai duy nhất, cả đức lang quân cao quý của thiếp”

+ Xin chàng hãy rủ lòng thương thiếp và con mà đừng ra trận,… đừng để trẻ thơ phải mồ côi, vợ hiền thành góa phụ

- Nàng là một người phụ nữ yêu chồng, thương con

- Nàng tha thiết với gia đình và luôn khao khát được có cuộc sống hạnh phúc

- Nàng cũng là một người cảm tính, thiên về cảm xúc

+ Nàng cũng giống như những người vợ khác lo lắng khi chồng ra trận

IV. Các đề văn mẫu

Soạn bài Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác | Hay nhất Soạn văn 10 Kết nối tri thức

Đề bài: Phân tích bài Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác

Bài tham khảo 1

Trong thế giới văn học cổ điển, truyện sử thi đã tạo nên những hình ảnh anh hùng đầy dũng mãnh, những người mà xã hội đặt rất nhiều kỳ vọng vào họ. Một ví dụ xuất sắc là người anh hùng trong truyện sử thi “Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác”, người đã sẵn sàng hy sinh gia đình để bảo vệ tổ quốc. Đây là một chủ đề phổ biến trong sử thi, và chúng ta hãy khám phá cách tác giả đã xây dựng nhân vật và hoàn cảnh để làm nổi bật hình ảnh của người anh hùng.

Tác giả Homer, một nhà văn tài ba của thời kỳ Hy Lạp cổ đại, đã thể hiện sự khéo léo trong việc xây dựng câu chuyện. Biến cố quan trọng trong câu chuyện này liên quan đến sự lựa chọn giữa gia đình và nghĩa vụ quốc gia. Đó là khi người vợ Ăng-đrô-mác mong muốn chồng mình từ bỏ cuộc chiến để trở về bên gia đình. Tuy nhiên, Héc-to, người chồng, lại không sẵn lòng từ bỏ mục tiêu của mình. Chàng ta mơ ước trở thành một anh hùng và không muốn xấu hổ trước mắt những đồng đội và phu nhân của họ. Cuộc đối đầu giữa hai người tạo nên một tình huống đầy căng thẳng và xúc động.

“Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác” đã tạo ra những nhân vật đáng nhớ. Héc-to được tạo hình như một anh hùng kiên cường, dũng cảm và tự trọng. Ngược lại, Ăng-đrô-mác là hình ảnh của một người vợ yêu thương chồng và con cái, luôn đặt gia đình lên hàng đầu. Cuộc đối đầu giữa họ phản ánh sự đối đầu giữa nghĩa vụ cá nhân và nghĩa vụ đối với cộng đồng.

Từ tác phẩm này, chúng ta có thể suy ngẫm về tình cảm gia đình, trách nhiệm cá nhân và đối diện với nghĩa vụ đối với cộng đồng trong cuộc sống hiện đại. Câu chuyện này thể hiện rằng chiến tranh có thể cướp đi hạnh phúc gia đình và gây nên xung đột trong cuộc sống con người.

Đoạn trích này cũng tạo ra những hình ảnh nhân vật sâu sắc và đặc sắc. Héc-to là một anh hùng dũng cảm, biết hy sinh và luôn coi trọng trách nhiệm của mình đối với cộng đồng. Tuy chàng ta cũng yêu thương gia đình, nhưng chàng biết rằng việc bảo vệ tổ quốc là trên hết. Trong khi đó, Ăng-đrô-mác được tạo hình như một người vợ xinh đẹp, dịu dàng và biết hi sinh. Nàng luôn ủng hộ chồng mình, mặc dù khóc lóc và lo sợ.

Câu chuyện này là một bài học về tình yêu, trách nhiệm, và nghĩa vụ đối với gia đình và cộng đồng. Nó cũng thể hiện sự đau đáu và tàn ác của chiến tranh và khẳng định vai trò của những người anh hùng trong việc bảo vệ tổ quốc. “Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác” không chỉ là một câu chuyện, mà còn là một tác phẩm nghệ thuật đầy cảm xúc và ý nghĩa.

Bài tham khảo 2

Sử thi là một thể loại văn học dân gian với quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ mang tính nhịp điệu để xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng và hào hùng. Chúng kể về những biến cố quan trọng xảy ra trong cuộc sống cộng đồng của những người sống vào thời cổ đại và các sự kiện trọng đại trong quá khứ. Một ví dụ điển hình về thể loại này có thể thấy trong đoạn trích từ sử thi “I-li-át” của Hô-me-rơ, gọi là “Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác.” Trong đoạn này, chúng ta được chứng kiến một tình huống thực tế khi một anh hùng phải từ bỏ tình thương gia đình và hy sinh cho mục tiêu lớn hơn của dân tộc. Điều này làm nổi bật hình ảnh của một anh hùng có nhiều phẩm chất đáng trọng, đồng thời giúp ta hiểu về các sự kiện dẫn đến việc từ biệt, điều này thường xuất hiện trong sử thi.

Tác giả Hô-me-rơ, được coi là một thiên tài nghệ thuật trong văn học sử, được tôn vinh là nhà thơ vĩ đại của người Hi Lạp. Mặc dù ông sống trong cảnh nghèo khó và bị mù, nhưng tài năng của ông không thể bàn cãi. Hô-me-rơ có kiến thức về văn học dân gian đáng kể và hiểu biết sâu rộng về cuộc sống của con người, điều này đã thể hiện qua các tác phẩm sử thi của ông. “I-li-át” là một ví dụ tiêu biểu về thể loại này, nơi cốt truyện được biến thành một trường ca huyền thoại và vẽ nên bức tranh hùng vĩ về thời kỳ chiến tranh Iliat và những anh hùng lý tưởng của thời đại Homer. Tác phẩm này đã mô tả một mẫu người anh hùng đặc biệt, không giống ai, với sự kỳ diệu riêng của mình. Nó cũng là một bản ca nhân đạo với tinh thần nhân văn cao cả, thể hiện ước mơ và tư tưởng của thời đại. “Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác” là một phần trong “I-li-át” mô tả sự kiện người anh hùng Héc-to trước khi bước vào trận chiến, thể hiện hình ảnh anh hùng sử thi với tất cả vẻ đẹp và đức tính đáng kính của mình.

Biến cố trong văn bản nêu rõ một tình huống đặc trưng trong thể loại sử thi, khi người anh hùng phải đối mặt với sự lựa chọn giữa tình thương gia đình và lý tưởng của cuộc chiến vì quê hương. Vợ của Héc-to, Ăng-đrô-mác, mong muốn chồng mình từ bỏ chiến trận để quay trở về và tận hưởng cuộc sống bình dị bên gia đình. Tuy nhiên, Héc-to không thể từ bỏ lý tưởng của một anh hùng và sẵn sàng hy sinh vì dân tộc. Khi Ăng-đrô-mác lo sợ cho cuộc chiến và anh chồng của mình, Héc-to vẫn kiên quyết giữ vững tinh thần anh hùng của mình. Anh ta không muốn bị thấy là kẻ yếu đuối, và tự tôn và kiêu hãnh của một người anh hùng không cho phép anh ta ở lại với gia đình trong khi đồng đội và những người khác đang chiến đấu. Điều quan trọng nhất là Héc-to thấu hiểu rằng nếu thành tơ roa thất thủ, gia đình và những người thân của anh sẽ phải chịu cảnh nô lệ và chịu đày tù. Vì vậy, anh quyết định ra trận để bảo vệ cuộc sống tự do của họ.

Hình ảnh của Héc-to là một người anh hùng được vẽ nên với sự lẫy lừng, mũ trụ của anh sáng loáng và ánh mắt đầy dũng cảm. Anh ta là một người dũng cảm và có lý tưởng chiến đấu. Quyết định của Héc-to là một sự thể hiện rõ ràng về sự kiêu hãnh và tự tôn của anh ta. Anh ấy không muốn trở thành một kẻ hèn mọn và quyết định ra trận chiến để không phải đối mặt với sự hổ thẹn trước đồng đội và những người thân thiết của anh. Héc-to yêu vợ và con cái của mình và tình thương gia đình nằm sâu trong trái tim anh ta. Những hành động và lời nói ấm áp của anh ta khi gặp gia đình là một phản ánh của tình cảm đáng kính của anh ta. Tuy nhiên, anh ta vẫn là một người có trách nhiệm và quyết đoán, và anh ta hiểu rõ rằng mục tiêu lớn hơn của dân tộc đòi hỏi sự hi sinh. Điều này thể hiện sự cân nhắc và kiên nhẫn của anh ta, và tính cách anh ta thể hiện sự quyết tâm và dũng cảm trong hoàn cảnh khó khăn. Điều này làm nổi bật hình tượng của một người anh hùng trong thời cổ đại, một người có đạo đức và khả năng hy sinh cho mục tiêu lớn hơn.

Trong tác phẩm, ta thấy xuất hiện một nhân vật đặc biệt – Ăng-đrô-mác, một hình tượng người phụ nữ rất đáng chú ý. Ăng-đrô-mác được mô tả như một người vợ hiền hậu, với ngoại hình diễm lệ, áo thướt tha, và sự duyên dáng trong tư duy. Cô luôn tận tụy vì gia đình của mình và không thể giữ được sự bình tĩnh khi nghe tin tức xấu về chồng mình. Khi gặp gỡ chồng, cô không kìm nước mắt, nắm chặt tay Héc-to và tràn đầy cảm xúc. Khi Héc-to bàn về lí tưởng và ôm con vào lòng, Ăng-đrô-mác cười trong nước mắt.

Ăng-đrô-mác là người lo lắng và yếu đuối khi nghe chồng nói về lý tưởng và chuẩn bị ra trận. Cô không muốn Héc-to phải đối diện với nguy hiểm, và cô cầu nguyện cho sự bình yên và an lành cho chồng và con cái của mình. Trong lòng cô, Héc-to không chỉ là chồng mà còn là cha, mẹ, và người anh lớn duy nhất. Ăng-đrô-mác sợ rằng mình sẽ trở thành góa phụ và con cái của cô sẽ phải lớn lên thiếu cha. Cô coi Héc-to như người thân yêu nhất của mình và lời cầu xin chân thành của cô thể hiện tình cảm sâu sắc của một người phụ nữ đối với gia đình và niềm khao khát hạnh phúc. Ăng-đrô-mác là một phụ nữ cảm xúc, thể hiện tình cảm một cách rất đặc biệt.

Những tình cảm và hành động của Ăng-đrô-mác phản ánh cuộc đấu tranh giữa tình yêu gia đình và trách nhiệm anh hùng trong thời kỳ chiến tranh. Cô hiểu rõ rằng mục tiêu lớn hơn của dân tộc đòi hỏi sự hy sinh. Tình thương gia đình của cô luôn nằm trong trái tim cô, nhưng cô cũng thấu hiểu tầm quan trọng của mục tiêu lớn hơn của chồng và dân tộc. Héc-to và Ăng-đrô-mác đều là những người anh hùng trong cuộc chiến tranh, nhưng họ phải đối mặt với sự hy sinh của gia đình và tình yêu cá nhân. Điều này thể hiện sự phân định và khao khát của họ đối với một lí tưởng cao cả hơn, đó là cuộc chiến vì tổ quốc và con người. Điều này cũng nhấn mạnh rằng trong một thời đại loạn lạc và chiến tranh, cuộc sống gia đình không thể duy trì bình thường, và tình cảm gia đình phải đối mặt với những khó khăn khủng khiếp. Tuy nhiên, sự hy sinh cho mục tiêu lớn hơn vẫn được đánh giá cao và tôn trọng.

Các vấn đề về tình cảm gia đình, tình mẫu tử và lý tưởng sống được đặt ra trong tác phẩm vẫn có ý nghĩa đối với xã hội hiện nay. Trong một thời đại mà cá nhân hóa và ích kỷ ngày càng trở nên phổ biến, việc đánh giá và định hình lại giá trị của tình cảm gia đình và cộng đồng là vô cùng quan trọng. Một số người trẻ hiện nay có thể thiếu lý tưởng sống và tập trung quá nhiều vào lợi ích cá nhân. Vì vậy, việc giảng dạy những khía cạnh về tình cảm gia đình và lý tưởng sống trong các chương trình giáo dục là rất cần thiết.

Bức tranh về người anh hùng Héc-to đã thành công trong việc thể hiện những phẩm chất truyền thống của anh hùng trong văn học Hy Lạp cổ đại, như can đảm, dũng cảm, và tự trọng. Chúng ta thấy sự kiên nhẫn, dũng cảm và sự công tâm của Héc-to khi phải đối mặt với sự lựa chọn giữa gia đình và cộng đồng. Điều này truyền đạt một bài học quan trọng về sự đối đầu giữa nhiệm vụ cá nhân và lợi ích cộng đồng. Tác phẩm cũng thể hiện sự tôn trọng và sự kính trọng đối với các nhân vật anh hùng, và tạo ra môi trường không khí chiến tranh nghẹt thở của thời kỳ đó. Nó giúp đọc giả hiểu rõ hơn về tình yêu và sự tôn trọng đối với các nhân vật anh hùng trong văn học sử thi.

Đoạn trích “Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác” là một trong những đoạn văn ấn tượng nhất trong sử thi I-li-át và văn học thế giới. Nó thể hiện sự tương phản đáng kể giữa cuộc sống chiến tranh và cuộc sống gia đình, và đã để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng đọc giả suốt nhiều thế hệ. Tác phẩm vẫn được coi là một thành công lớn và luôn được trân trọng và yêu mến.

1 29 lượt xem