Tác giả tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ (Kết nối tri thức 2024) Ngữ văn 10 chi tiết nhất
Tác giả tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ Ngữ văn lớp 10 sách Kết nối tri thức đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:
Tác giả tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ - Ngữ văn 10
I. Tác giả An-tôn Páp-lô-vích Sê-khốp
- An-tôn Páp-lô-vích Sê-khốp (1860 – 1904)
- Ông sinh trưởng trong một gia đình buôn bán nhỏ ở thị trấn Ta-gan-rốc, bên bờ biển A-dốp
- Năm 1884, tốt nghiệp Khoa Y, Trường Đại học Tổng Mát-xcơ-va. Ông vừa là nhà văn vừa tham gia nhiều hoạt động xã hội, văn hóa, giáo dục.
- Năm 1887, ông được nhận giải thưởng Pu-skin của Viện Hàn lâm khoa học Nga.
- Năm 1900, Sê-khốp được bầu làm Viện sĩ danh dự Viện Hàn lâm khoa học Nga.
- 1904, bị mắc bệnh phổi nặng, sang Đức chữa bệnh và mất ở nước ngoài. Gia đình và bạn bè đã đưa thi hài ông về nước.
II. Đọc tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ
Một buổi trưa mùa đông trong sáng... Trời giá lạnh, rét cóng. Na-đi-a (Nadia) khoác tay tôi. Những hạt bụi tuyết trắng xoá bám lên mấy ngọn tóc xoắn vòng rủ hai bên thái dương. Nàng và tôi đứng trên một ngọn đồi cao. Từ chỗ chúng tôi đứng, sườn đồi đổ dài thoai thoải xuống lấp loáng dưới ánh nắng, như một tấm gương. Bên cạnh chúng tôi là một chiếc xe trượt tuyết nhỏ bọc một lớp dạ màu đỏ tươi.
- Chúng ta cùng trượt xuống dưới đi, Na-de-gio-da Pe-to-rốp-ua (Nadezhda Petrovna)! - Tôi van nài
- Một lần thôi! Tôi cam đoan với cô là chúng ta sẽ chẳng hề gì đâu.
Nhưng Na-đi-a sợ. Cả khoảng không gian từ đôi giày người kể chuyện với cao su nhỏ nhắn của nàng đến chân quả đồi phủ băng này đối với nàng thật ghê sợ, tưởng như là một vực sâu vô tận Đứng đây, nàng chỉ mới đưa mắt nhìn xuống dưới, hay tôi chỉ mới gợi ý bảo nàng ngồi vào xe trượt tuyết là nàng đã sợ hết hồn không thở được nữa. Huống hồ nếu nàng liều mạng lao xuống cải vực sâu kia thì không biết rồi ra sao! Nàng sẽ chết mất, sẽ phát điên mất.
– Ta trượt đi cô! – Tôi cố nài. – Việc gì mà sợ! Cô phải biết sợ thế là nhát gan, xoàng lắm cô ạ!
Cuối cùng, Na-di-a cũng ung thuận, nhưng qua nét mặt nàng, tôi biết rằng nàng liều mạng mà nghe lời tôi. Tôi đỡ nàng ngồi vào xe trượt; nàng run rẩy, gương mặt nàng tái nhọt. Tôi vòng tay qua giữ lấy Na-đi-a và cùng nhau lao xuống. Chiếc xe lao đi vun vút như một viên đạn. Lan không khí bị xé ra quật vào mặt, gào rít bên tại dữ tợn đâm vào da buốt nhồi, gió như muốn giật phăng đầu ra khỏi vai. Gió ép mạnh, đến nghẹt thở. Tưởng chừng như có một con quỷ nào đang giơ tay nắm lấy chúng tôi và vừa rú lên vừa kéo xuống địa ngục. Mọi vật chung quanh nhập lại thành một vệt dài vun vút lao về phía sau... Chỉ một giây lát nữa thôi có lẽ chúng tôi sẽ chết!
- Na-đi-a, anh yêu em! – Tôi thì thào nói.
Chiếc xe trượt dần dần chạy chậm lại, tiếng gió gào và tiếng càng xe trượt lúc này đã không rít lên ghê sợ, ngục đã thấy dễ thở, và thể là chúng tôi đã xuống đến chân đối.
Na-đi-a sợ tưởng chết đi được, gương mặt tái nhợt, nàng thở không ra hơi... Tôi đỡ nàng đứng dậy.
- Các vàng tôi cũng không trượt lần nữa đâu! - Nàng nói và đưa cặp mắt mở to đầy sợ hãi, nhìn tôi. - Các vàng tôi cũng chịu! Chỉ thiếu chút nữa là tôi chết
Một lát sau, nàng dần dần hết sợ và bắt đầu nhìn vào mắt tôi với vẻ dò xét: có phải tôi đã nổi bốn tiếng ấy, hay chỉ là trong tiếng gió gào rít nàng nghe thấy như vậy? Còn tôi, tôi đúng bên cạnh nàng […] chăm chú nhìn chiếc găng tay của mình.
Nàng khoác tay tôi và chúng tôi cùng nhau đạo chơi hồi lâu bên đổi tuyết. Hình như điều bí ẩn làm nàng thấy trong lòng băn khoăn. Có phải anh nói ra những lời đó không?
Có những lời đó hay không? Có hay không? Đó là một câu hỏi của lòng tự trọng của danh dự, của cuộc đời và niềm hạnh phúc – một câu hỏi rất hệ trọng hệ trọng nhất trên nóng bồn chồn. Nàng đời này. Na-đi-a chăm chăm nhìn tôi bằng cặp mắt buồn rầu chậm rãi do dự trả lời những câu hỏi của tôi như chờ mong tôi sẽ tự nói ra cái điều bí ẩn ấy. “Ôi, gương mặt đáng yêu của nàng mới ngộ nghĩnh làm sao!”. Tôi thấy rõ ràng đang tự day dứt với mình, nàng cần nói một điều gì, cần hỏi một điều gì, nhưng nàng không tìm được lời, nàng cảm thấy rụt rè kinh sợ, một niềm vui nào đang ngăn trở nàng nói...
- Này anh... – Nàng nói, mắt không nhìn tôi.
- Cái gì vậy? – Tôi hỏi.
– Chúng ta cùng nhau... lao dốc lần nữa đi.
Chúng tôi lần theo những bậc thang trèo lên đồi. Tôi lại đỡ Na-đi-a lên xe, mặt nàng tái nhợt, và toàn thân run run. Chúng tôi lại lao xe về phía vục thẳm khủng khiếp và gió lại gào, tiếng xe lại rít lên. Và cũng đúng vào lúc chiếc xe lao nhanh nhất, tiếng gió gào rít ghê gớm nhất, tôi lại nói:
- Na-đi-a, anh yêu em!
Khi chiếc xe dùng lại, Na-di-a vội đưa mắt nhìn quanh quả đồi mà chúng tôi vừa trượt xuống rồi nhìn đăm đăm vào mặt tôi, lắng nghe giọng nói thờ ơ lãnh đạm của tôi và toàn thân nàng, cả từ cái mũ, cái bao tay và dáng người nàng nữa, đều toát lên một vẻ hồ nghi khó hiểu. Trên gương mặt nàng như hiện lên các câu hỏi:
“Điều gì đã xảy ra? Ai nói những lời ấy? Anh ấy hay là chỉ do ta nghe được?”.
Điều bí ẩn ấy làm nàng không yên lòng chút nào, nàng không chịu được nữa. Cô bé đáng thương ấy không trả lời nổi những câu hỏi, nét mặt rầu rỉ như muốn khóc.
- Chúng ta về nhà thôi nhé? – Tôi hỏi.
- Không, không… tôi thích... trượt xe thế này, - nàng nói, mặt ủng đỏ lên. - Hay là chúng ta cùng nhau trượt lần nữa đi?
Na-di-a nói rằng nàng “thích” cái trò trượt này, thế mà khi ngồi lên xe, nàng vẫn run gương mặt nàng vẫn tái nhợt, hơi thở vẫn ngắt quãng vì sợ hãi như những lần trước.
Lần thứ ba chúng tôi truợt xuống. Tôi thấy nàng đăm đăm nhìn lên mặt tôi, theo dõi đôi môi tôi. Nhưng tôi lấy chiếc khăn tay che miệng đi rồi khẽ đằng hắng lên mấy tiếng, và khi xe lao xuống lung chừng đổi, tôi còn kịp nói:
- Na-đi-a, anh yêu em!
Điều bí ẩn vẫn là điều bí ẩn! Na-đi-a im lặng, nàng đang nghĩ ngợi điều gì... Tôi tiễn nàng từ sân trượt về nhà. Nàng cố đi chậm lại, chờ xem tôi có nói với nàng những lời ấy không. Tôi cảm thấy tâm hồn nàng đang đau khổ, nàng đang cố dằn lòng để khỏi phải thốt lên:
- Không, gió không thể nói được những lời ấy! Mà mình cũng không muốn tin rằng gió đã nói những lời ấy!
Sáng hôm sau, tôi nhận được một mảnh giấy của nàng:
“Nếu hôm nay anh có đi trượt tuyết, đến rủ tôi cùng đi nhé! ”.
Từ hôm đó, ngày nào tôi và Na-đi-a cũng lên đồi và mỗi lần lao xe từ trên đồi xuống tôi lại thì thào nhắc lại những lời đó:
- Na-đi-a, anh yêu em!
Chẳng bao lâu sau, Na-đi-a quen nghe những lời ấy [...]. Nàng không thể sống thiếu những lời đó nữa. Thực ra, lao xe từ trên đồi xuống vẫn đáng sợ như xưa, nhưng giờ đây chính cái nguy hiểm, cái kinh sợ đó lại đem đến một cái gì đặc biệt đắm say cho những lời yêu đương ấy, những lời vẫn là điều bí ẩn và dằn vặt lòng người như trước... Kẻ bị nghi ngờ vẫn là gió và tôi... Ai, gió hay là tôi, đã thổ lộ với nàng những lời yêu đương ấy, nàng không biết được. Nhưng với nàng giờ đây, ai nói, có lẽ, cũng như nhau cả thôi:
“Uống rượu từ bình nào chả thể, cốt sao say là được”.
Có lần vào một buổi trưa, tôi đến sân trượt một mình; đi lẫn trong đám đông. Tôi bỗng thấy Na-đi-a đang đi về phía tôi và đưa mắt tìm tôi.... Rồi nàng chậm chạp bước theo bậc thang lên đỉnh đồi... Trượt xe một mình thật ghê sợ biết bao, ổi, thật đáng ghê sợ! Mặt nàng tái nhợt, trắng như tuyết, toàn thân run rẩy, nàng bước đi hệt như đến nơi chịu án tử hình, nhưng nàng vẫn xăm xăm đi, đầu không ngoảnh lại.
Chắc là cuối cùng nàng quyết định thủ xem có còn nghe thấy những lời ngọt ngào say đắm ấy nữa không, khi không có tôi bên cạnh? Tôi nhìn thấy nàng tái nhợt, miệng hả ra vì sợ hãi; ngồi lên xe, nhắm mắt lại và, sau khi vĩnh biệt Trái Đất, bắt đầu lao xuống chân đổi... Tiếng càng trượt xe rít lên... Na-đi-a có nghe thấy những lời đó nữa không, tôi không biết... Tôi chỉ thấy nàng bước ra khỏi xe một cách mệt nhọc, gần như kiệt súc. Qua nét mặt nàng có thể thấy rằng chính nàng cũng không biết nàng có nghe được những lời đó hay không. Nỗi sợ hãi khi xe lao xuống đồi đã làm nàng không còn khả năng nghe được, phân biệt được các âm thanh, không còn khả năng hiểu nữa...
Thế rồi những ngày xuân tháng Ba đã tới... Mặt trời như trở nên dịu dàng hơn.
Quả đổi tuyết của chúng tôi bắt đầu sẫm lại, dần dần mất đi cái vẻ óng ánh của nó, và cuối cùng thì tan đi. Chúng tôi thôi không trượt xe nữa. Na-đi-a đáng thương cũng không còn nơi nào để nghe những lời đó nữa, và cũng không có ai nổi những lời đó nữa, bởi vì gió thì không còn thổi nữa, mà tôi thì sửa soạn đi là cách khi đốt đới một buổi chiều tà, tôi ngồi trong hàng rào cao có đỉnh nhọn...
Thế nào đó, khoảng hai ngày trước khi đi, vào một buổi chiều tà, tôi ngồi trong khu vườn nhỏ ngăn cách với sân nhà Na-đi-a bởi một hàng rào có đinh nhọn.
Trời hãy còn lạnh. Tuyết hãy còn đọng lại dưới đống phân ủ hoai mục, cây cối hãy còn trơ trụi, nhưng hương vị mùa xuân đã đến, từng đàn quạ bay về tổ trú đêm, rộn lên quàng quạc. Tôi đến bên hàng rào và ghé nhìn qua khe hở. Tôi thấy Na-đi-a buớc ra thềm và đưa mắt nhìn lên trời buồn bã. Làn gió xuân nhẹ thổi qua khuôn mặt nhợt nhạt rầu rĩ của nàng... Làn gió xuân gợi lại cho nàng cãi tiếng gió rít trên đổi tuyết, khi nàng nghe thấy bốn tiếng ấy, và gương mặt nàng trở nên buồn bã lạ thường, nước mắt lặng lẽ chảy trên má...
Nàng đáng thương đưa hai tay mình về phía trước như muốn cầu xin làn gió đem đến cho nàng những lời yêu đương đó một lần nữa. Và tôi, chờ khi có làn gió đến, thì thào nói:
- Na-đi-a, anh yêu em!
Trời, điều gì đã xảy ra với nàng lúc ấy! Na-đi-a khẽ kêu lên và khuôn mặt nàng bỗng chan hoà một nụ cười rạng rỡ. Na-đi-a đưa hai tay lên đón lấy gió, trong nàng lúc ấy thật là mừng rỡ, đẹp xinh và hạnh phúc.
Còn tôi trở vào nhà thu xếp đồ đạc...
Chuyện ấy đã qua lâu rồi. Bây giờ Na-đi-a đã có chồng, gia đình gả nàng cho một viên thư kí hội đồng giám hộ quý tộc hay nàng tự nguyện lấy – cũng thế cả thôi. Nàng đã có ba con. Chút kỉ niệm cùng nhau trượt tuyết khi gió đem tới cho nàng bốn tiếng “Na-đi-a, anh yêu em!” không sao quên được. Đối với nàng, điều ấy đã trở thành kỉ niệm hạnh phúc nhất, xúc động nhất, đẹp đẽ nhất trong đời...
Còn tôi, bây giờ đã đứng tuổi, tôi không hiểu nổi vì lẽ gì đã nói những lời đó, sao tôi lại đùa như thế...
III. Tác phẩm văn bản Một chuyện đùa nho nhỏ
1. Thể loại
Truyện ngắn
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
Truyện ngắn Một chuyện đùa nho nhỏ của Sê - khốp in lần đầu tiên trên tạp chí Dế mèn của Nga số 10, ra ngày 12/3/1886. Năm 1899, Sê – khốp chỉnh li, bổ sung một số câu chữ, thay đổi phần kết truyện để đưa vào tuyển tập truyện ngắn Sê – khốp.
3. Tóm tắt văn bản Một chuyện đùa nho nhỏ
Một chuyện đùa nho nhỏ để lại cho chúng ta những dư vị bâng khuâng lạ lùng, giống như khi tuổi trẻ qua đi, những kỷ niệm tinh nghịch và ngọt ngào của tuổi hoa niên đã đem lại cho chúng ta biết bao hồi tưởng bâng khuâng về mối tình đầu.
4. Bố cục văn bản Một chuyện đùa nho nhỏ
- Phần 1: từ đầu đến “…chăm chú nhìn chiếc găng tay của mình”: Lần đầu tiên trượt tuyết và khởi đầu của trò đùa câu nói “Na-đi-a, tôi yêu em!” của nhân vật “tôi”.
- Phần 2: tiếp theo đến “…sợ hãi như những lần trước”: Lần thứ hai trượt tuyết và sự thắc mắc, tò mò ai là người nói câu đó với Na-đi-a.
- Phần 3: tiếp theo đến “…cốt sao say là được”: những lần trượt tuyết tiếp theo của hai nhân vật và sự say mê câu nói ngọt ngào ấy của Na-đi-a.
- Phần 4: tiếp theo đến “…trở vào nhà xếp đồ đạc”: lần trượt tuyết một mình của Na-đi-a và tâm trạng của hai nhân vật khi trò đùa kết thúc bởi câu nói “tôi yêu em” cuối cùng.
- Phần 5: còn lại: tâm trạng của nhân vật “tôi” khi kể về cuộc sống hiện tại của Na-đi-a và của mình.
IV. Tìm hiểu chi tiết văn bản Một chuyện đùa nho nhỏ
1. Nhân vật “tôi”
- Tình cảm thực sự của nhân vật “tôi” với Na-đi-a không phải là tình yêu như lời “tôi” nói trong tiếng gió. “Tôi” vẫn còn quan sát được cảnh vật xung quanh, và lời nói thì chỉ thì thào trong tiếng gió vun vút.
- Sau lần trượt tuyết đầu tiên, từ khi nảy sinh ý đùa với Na-đi-a, những hành động, cử chỉ, lời nói của nhân vật “tôi' cho thấy anh không còn khả năng đồng cảm với Na-đi-a nữa là:
+ Lần thứ hai, “tôi” thấy Na-đi-a tái nhợt mặt, toàn thân run run, nhưng anh không vòng tay giữ lấy nàng như lần đầu nữa.
+ Những lần sau, “tôi” không còn quan sát khuôn mặt sợ hãi của Na-đi-a, mà chỉ chú tâm đến tiếng gió và quá trình trượt tuyệt để nắm chắc thời gian nói ra câu đùa.
- Nhân vật “tôi” đã đánh mất khả năng đồng cảm sau những câu nói đùa. Và nhiều năm sau khi nhớ lại, nhân vật “tôi” đã đánh mất một tình yêu trong sáng.
2. Nhân vật “Na – đi- a”
- Na-đi-a vẫn muốn trượt tuyết một mình, để kiểm nghiệm xem nàng còn nghe thấy những lời nói đó không, để được say mê những điều ngọt ngào dù cái giá của nó là một hành động khiến nàng cực kỳ sợ hãi.
- Với Na-đi-a, đó là một câu tỏ tình mà bất kỳ người con gái nào cũng muốn được lắng nghe. Đồng thời, đó còn là câu nàng được nghe trong khoảnh khắc sợ hãi tột cùng, khi tưởng rằng “chỉ một giây lát nữa thôi có lẽ chúng tôi sẽ chết!”.
V. Các đề văn mẫu
Đề bài: Phân tích bài Một chuyện đùa nho nhỏ
Bài tham khảo 1
Văn học luôn là những thước phim đặc sắc phản ánh đời sống, và cũng là bức tranh tưởng tượng dựa trên sức sáng tạo của con người. Người tác giả viết nên những án văn sẽ trở thành một nhà nghệ thuật vĩ đại. Nhắc đến đó, trong văn học Nga người ta nghĩ ngay đến Sê Khốp, một thầy thuốc chữa bệnh cho con người dựa vào văn học. Đó là những căn bệnh tinh thần đáng sợ, được chữa lành và cứu rỗi. Một chuyện đùa nho nhỏ là một truyện ngắn có đề tài về tình yêu, được viết vào năm 1886.
Ngay trong những dòng đầu tiên, ta đã thấy được khung cảnh của nước Nga hùng vĩ và xinh đẹp. Một buổi sáng trong sáng nhưng lại giá lạnh, dưới bầu trời ấy là đất nước ngập tràn tuyết trắng. Bức tranh xinh đẹp đó cũng là khỏi đầu của một câu chuyện tình yêu xinh đẹp. Giọng văn hàm súc của ông đã tạo nên một cô gái Nga như bông tuyết trắng trên nền trời. Sự xinh đẹp ấy có thể khiến người đọc choáng váng. Những chi tiết từ mái tóc, lông tơ trên môi cũng được tác giả miêu tả kỹ nhắm thể hiện sự mong manh của người con gái. Sự việc bắt đầu từ khi anh hàng xóm đến rủ cô nàng đi trượt tuyết và được cô nàng đồng ý.
Trong quá trình ấy, có thể thấy được Nadia là một người nhút nhát, rụt rè. Cô lấy hết dũng khí nhận lời chàng trai, cũng vượt qua nỗi sợ để cùng nhân vật tôi trượt xuống bên dưới. Vào giây phút căng thẳng đó, chàng trai bên tai cô nói lời yêu. Đến khi xuống tới chân dốc, cô vừa kinh ngạc, vừa nghi ngờ về lời tỏ tình của chàng trai. Có thể thấy cô là một cô gái dịu dàng, không vồ vập hay cáu kỉnh. Tuy nhiên, những chi tiết “không muốn tin rằng gió đã nói điều đó” như đang nói lên điều gì đó. Phải chăng thực ra cô gãi cũng đã đem lòng cảm mến nhân vật “tôi”? Như để khẳng định lại, cô đề nghị cùng chàng trai trượt tiếp lần nữa. Vẫn vào khoảnh khắc ấy, chàng trai lại nói tiếp câu đó. Giữa lúc Nadia đang chìm đắm, nhân vật “tôi” mới chỉ ra rằng đó chỉ là một trò đùa cợt.
Tuy rằng sợ hãi, nhưng Nadia như đắm chìm trong những lời tỏ tình giả dối lúc trượt tuyết ấy. Vậy nên nàng dường như không thể không chơi trượt tuyết, tuy vẫn còn khiếp đảm với quá trình trượt xuống. Tuy đó là một hành động mạo hiểm, nhưng Nadia biết, chỉ có những lúc ấy cô nàng mới nghe được lời tỏ tình tưởng chừng như chân thật ấy. Vậy là chỉ vì một câu nói, một trò đùa nhỏ của người khác đã khiến người con gái đảo lộn cuộc sống và sinh hoạt. Những khi nàng leo lên bậc thang để trượt xuống, nhân vật “tôi” lúc này chỉ đứng dưới và thờ ơ nhìn. Khi trượt xuống, nhân vật tôi nhận ra rằng có lẽ tình cảm của mình đối với cô gái dũng cảm kia đã tiến lên một bước. Có lẽ nào, tình cảm nhân vật “tôi” trở thành tình yêu, cảm mến, là một phép thử cho tình cảm cả hai người. Chi tiết ấy chính là một chướng ngại vật trên con đường của cả hai, và dường như họ đã vượt được qua nó. Và cuối cùng, một phần nhân vật “tôi” tạo nên phép thử ấy bởi khi bắt đầu, tôi không mất mát gì sau trò chơi.
Đông qua, xuân tới xóa đi những ngày lạnh giá mùa đông. Hai người lại gặp nhau trong khung cảnh mùa thu nên thơ tại nước Nga xinh đẹp. Trước ngày đi, hai người mới thực sự mở lòng ra với nhau, mới có câu “tôi yêu em” thực sự. Sau một trò đùa nhỏ, hai con người lại gần sát lại nhau đến thế! Sự rụt rè, ngại ngùng của người con gái và sự tinh tế, hướng nội của người con trai đã tạo nên cho chúng ta một tình huống truyện độc đáo. Tuy nhiên kết cục của câu truyện, nhân vật “tôi” lại không có được Nadia. Cô nàng đã đến với một người khác, tìm được hạnh phúc của riêng mình. Có lẽ, đây chính là một kết thúc tốt cho cả hai người. Kết cục ấy cũng khiến cho người đọc có thêm một khoảng trống để suy nghĩ và có thể viết tiếp câu chuyện.
Đọc văn của Sê khốp, những nhân vật dưới ngòi bút của ông như đang sống. Họ như đang có thực, đang sống và nhận được hạnh phúc ở một nơi nào đó trên thế giới này. Câu chuyện trên cũng thế, tình yêu của hai người tuy đều thầm lặng nhưng lại làm cho người đọc sự rung động. Có lẽ ở một kết cục nào đó, hai người ấy sẽ hạnh phúc bên nhau.
Bài tham khảo 2
Ngay từ khi còn là một sinh viên học ngành Y, An-tôn Sê-khốp bắt đầu sáng tác truyện ngắn và kịch. Với cách viết đặc biệt 'truyện không có chuyện', mở đầu thường dẫn thẳng vào khung cảnh câu chuyện, kết thúc thường mang đến cảm giác hụt hẫng 'như chưa có chuyện gì xảy ra cả', truyện ngắn của Sê-khốp đã để lại ấn tượng sâu đậm cho độc giả trên toàn thế giới. Trong đó, 'Một chuyện đùa nho nhỏ' được coi là tác phẩm tiêu biểu. Thông qua hồi ức của nhân vật 'tôi', tác giả khéo léo bày tỏ suy nghĩ về sự chân thành của lời yêu thương.
Câu chuyện xoay quanh những lần trượt tuyết giữa 'tôi' và cô gái có tên là Na-đi-a. Ở lần đầu tiên, trước khi chiếc xe dừng lại ở chân đồi, 'tôi' đã kịp thì thào nói 'Na-đi-a, anh yêu em'. Chính bởi câu nói ấy mà Na-đi-a loay hoay đi tìm sự thật. Cô bỏ qua nỗi sợ, tiếp tục rủ 'tôi' cùng trượt tuyết. Vào lúc này, 'tôi' không còn sự đồng cảm với Na-đi-a nữa. Anh ta canh chừng thời điểm gió gào rít to nhất rồi mới thì thầm nói 'Na-đi-a, anh yêu em'. Sau tất cả, Na-đi-a vẫn không thể tìm ra nguồn gốc của lời yêu thương. Kết thúc truyện, nhà văn phác họa nên khung cảnh chia li khi 'tôi' phải đi Pê-téc-bua cùng nỗi niềm trăn trở, suy tư mãi về sau. Có thể thấy, từ hồi ức về một kỉ niệm nhỏ bé ở quá khứ gắn liền với nhân vật 'tôi', Sê-khốp khéo léo đề cập đến sự chân thành trong cuộc sống, trong tình yêu. Đây cũng chính là chủ đề của tác phẩm.
Trước hết, nhân vật 'tôi' không được miêu tả cụ thể về tên tuổi, ngoại hình hay tính cách. Mở đầu câu chuyện, nhà văn trực tiếp dẫn người đọc tới khung cảnh thường xuất hiện trở đi trở lại trong tác phẩm - một ngọn đồi cao. Tại nơi đây, 'tôi' đã van nài Na-đi-a trượt tuyết cùng mình. Anh vừa đưa ra lời cam đoan 'Tôi cam đoan với cô là chúng ta sẽ chẳng hề gì đâu', vừa cố nài nỉ, đả kích tinh thần cô gái 'Việc gì mà sợ! Cô phải biết sợ thế là nhát gan, xoàng lắm cô ạ!'. Sau khi thuyết phục được Na-đi-a, 'tôi' đỡ cô vào xe rồi vòng tay qua giữ lấy cơ thể đối phương. Một hành động tưởng chừng như rất ga lăng. Ở lần trượt tuyết thứ nhất, khi chiếc xe lao vun vút trong gió mạnh, 'tôi' đã thì thào nói 'Na-đi-a, anh yêu em'. Lời yêu thương được cất lên bằng tiếng nói nhỏ nhẹ, tựa như gió thoảng qua tai. Bởi vậy, sau khi hết sợ hãi, Na-đi-a vô cùng hoài nghi và băn khoăn 'Có phải anh nói ra những lời đó không? Có những lời đó hay không?'. Song, đối diện với cái nhìn dò xét từ Na-đi-a, 'tôi' lại tỏ ra bình thản, đứng bên cạnh và nhìn chăm chú vào chiếc găng tay. Dường như 'tôi' đang trốn tránh lời yêu thương, trốn tránh Na-đi-a. Hay phải chăng, anh ta không đủ dũng khí để đối diện với tình cảm của mình? Không ai biết rõ nhưng chắc chắn một điều, sau lần trượt tuyết này, 'tôi' đã nảy ra ý định trêu đùa Na-đi-a. Đứng trước cặp mắt buồn râu nôn nóng bồn chồn, nhân vật 'tôi' không hề cảm thấy thương xót mà chỉ thầm nghĩ 'Ôi, gương mặt đáng yêu của nàng mới ngộ nghĩnh làm sao!'.
Tiếp đến, ở lần trượt tuyết thứ hai, 'tôi' vẫn đỡ Na-đi-a lên xe. Thấy mặt cô nàng tái nhợt, toàn thân run rẩy nhưng anh không đưa tay ra giữ như lần đầu. Rút kinh nghiệm trước đó, 'tôi' trông đợi 'lúc chiếc xe lao nhanh nhất, tiếng gió gào ghê gớm nhất' rồi mới khẽ khàng thốt lên 'Na-đi-a, anh yêu em'. Việc làm này tiếp tục diễn ra ở lần trượt tuyết thứ ba và những lần tiếp theo. Để tránh cái nhìn đăm đăm từ Na-đi-a, 'tôi' còn làm hành động dùng khăn tay che miệng, đằng hắng lên mấy tiếng. Thay vì quan tâm tới sự sợ hãi của người bạn đồng hành, 'tôi' chỉ chú tâm đến tiếng gió thổi và quãng đường trượt tuyết. Có vẻ như, anh ta coi việc đùa cợt là thứ gì đó vui sướng. Như vậy, khi biến lời yêu thương thành 'một chuyện đùa', 'tôi' đã dần mất đi khả năng đồng cảm với Na-đi-a. Đồng thời, tự đẩy mình ra xa cô gái. 'Tôi' nghĩ Na-đi-a sẽ từ bỏ việc truy tìm sự thật đằng sau câu nói 'Na-đi-a, anh yêu em'. Nhưng không, Na-đi-a vẫn quyết tâm đi tìm sự thật còn 'tôi' trở thành một người nhỏ bé trong đám đông.
Sau cùng, hành động đứng bên hàng rào và ghé nhìn qua khe hở ở cuối truyện đã cho ta thấy được tình cảnh éo le của 'tôi'. Anh không trực tiếp thổ lộ mà tiếp tục chờ làn gió xuân thổi qua rồi thì thào nói câu quen thuộc. Vào thời khắc xuân sang, cuối cùng, 'tôi' cũng tìm lại được sự giao cảm với khát khao hạnh phúc của Na-đi-a. Tiếc thay, anh không đủ dũng cảm để bày tỏ 'tiếng lòng' của mình. Để rồi, sau này, khi 'chuyện ấy đã qua lâu rồi', tôi vẫn trăn trở không hiểu tại sao bản thân lại nói những lời đó và đùa cợt như thế. Đồng thời, nuối tiếc về mọi chuyện. Có thể nói, 'tôi' đã không ý thức được tầm quan trọng, sự chân thành của lời yêu thương. Chính 'tôi' là người biến tình yêu của mình, của Na-đi-a thành 'một chuyện đùa nho nhỏ'. Kết cục, 'tôi' phải nhận lấy mất mát sau tất cả mọi chuyện. 'Tôi' vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân do chính câu chuyện mà bản thân sắp đặt và tạo nên.
Bên cạnh nhân vật 'tôi', nhà văn Sê-khốp còn hướng ngòi bút tới cô gái Na-đi-a. Trong tiếng Nga, tên của cô có nghĩa là niềm hi vọng. Cái tên đã góp phần thể hiện một phần con người Na-đi-a. Lần đầu nghe thấy câu nói 'Na-đi-a, anh yêu em', cô vô cùng băn khoăn 'Có phải anh nói ra những lời đó không? Có những lời đó hay không?'. Cô nhìn 'tôi' bằng ánh mắt chăm chăm, cảm xúc dường như có chút rối loạn. Để truy tìm nguồn gốc của lời yêu thương, Na-đi-a đã vượt lên nỗi sợ, rủ 'tôi' cùng lao dốc. Cứ sau mỗi lần trượt tuyết, cô lại im lặng, nghĩ về điều bản thân nghe thấy. Gương mặt lúc nào cũng toát lên sự hoài nghi không biết ai đã nói câu 'Na-đi-a, anh yêu em'. Trong thâm tâm Na-đi-a hiện lên vô vàn câu hỏi 'Điều gì đã xảy ra? Ai nói những lời ấy? Anh ấy hay là chỉ do ta nghe được' và những phủ nhận 'Không, gió không thể nói được những lời ấy! Mà mình cũng không muốn tin rằng gió đã nói những lời ấy'. Na-đi-a tỏ ra băn khoăn cực điểm về lời yêu thương. Cô hoài nghi nó có tồn tại hay không hay chỉ đơn thuần là tiếng lòng của chính cô mà thôi. Cô hi vọng câu nói kia là do 'anh ấy nói' chứ không phải 'gió nói', để từ đó khẳng định điều bản thân nghe thấy là sự thực. Ở lần trượt tuyết một mình, dù mặt mũi tái nhợt, cả người run rẩy nhưng Na-đi-a vẫn ngồi lên chiếc xe. Cô gạt bỏ nỗi sợ tận sâu bên trong để quyết tâm truy tìm sự thực 'thử xem có còn nghe thấy những lời ngọt ngào say đắm ấy nữa không'. Và vào chính thời khắc này, Na-đi-a đã biến 'tôi' trở thành một kẻ tầm thường giữa đám đông. Có thể thấy, niềm khát khao hạnh phúc luôn dâng trào trong con người Na-đi-a.
Thông qua hai nhân vật 'tôi' và Na-đi-a, tác giả khéo léo gửi gắm thông điệp về sự chân thành của tình yêu thương. Việc biến câu nói 'Na-đi-a, anh yêu em' thành 'câu chuyện đùa' đã khiến 'tôi' bỏ lỡ cơ hội đón nhận hạnh phúc và nhận về sự tiếc nuối, day dứt. Câu nói đùa cợt ấy cũng góp phần thúc đẩy Na-đi-a đi tìm nguồn cơn sự thật. Như vậy, hai nhân vật chính dường như đứng ở thế đối lập nhau: một người đùa giỡn với tình yêu còn một người khát khao, trân trọng tình yêu.
Bằng ngôn từ giản dị, lời văn trong sáng cùng lối kể chuyện độc đáo - lời người kể xen lẫn với độc thoại nội tâm, Sê-khốp đã mang đến một câu chuyện thật hay và hấp dẫn. Từ đây, nhà văn mong muốn chúng ta sẽ biết sống, yêu thương một cách chân tình, thành tâm hơn. Đừng để mọi chuyện trở thành niềm tiếc nuối, day dứt khắc sâu trong tâm trí.
Đọc nhan đề 'Một chuyện đùa nho nhỏ', ta tưởng như đây sẽ là một câu chuyện nhẹ nhàng song hoàn toàn ngược lại. Hành động của nhân vật 'tôi' đã nhắc nhở độc giả phải suy ngẫm, trăn trở nhiều hơn về cuộc sống, về những thứ bình dị quanh mình. Mong rằng, qua truyện ngắn này, mỗi người sẽ có cách ứng xử đúng mực và phù hợp.