Tác giả tác phẩm Yêu và đồng cảm (Kết nối tri thức 2024) Ngữ văn 10 chi tiết nhất

Tác giả tác phẩm Yêu và đồng cảm Ngữ văn lớp 10 sách Kết nối tri thức đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 10. Mời các bạn đón xem:

1 111 lượt xem


Tác phầm Yêu và đồng cảm - Ngữ văn lớp 10

I. Tác giả Phong Tử Khải

Yêu và đồng cảm - Tác giả tác phẩm (mới 2022) | Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri  thức

1. Tiểu sử

- Phong Tử Khải (1898-1975) là nhà tản văn, họa sĩ, dịch giả và nhà lí luận giáo dục âm nhạc, nghệ thuật nổi tiếng của Trung Quốc

- Ông từng tôn Pháp sư Hoằng Nhất (Lý Thúc Đồng) làm thầy, thông hiểu văn hóa Trung Quốc lẫn phương Tây.

2. Phong cách sáng tác

- Tản văn của ông có phong cách bình dị mộc mạc, ý nghĩa khoan hậu nhân từ mà sâu sắc, và cả sự thú vị hồn nhiên như trẻ thơ, là những giai phẩm được tôn sùng trong văn học hiện đại Trung Quốc, nhiều lần được chọn đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn bậc tiểu học và trung học.

- Tản văn và những bức “mạn họa” của ông được công chứng đặc biệt yêu thích bởi sự dung dị, thuần khiết mà ẩn chứa nhiều suy nghiệm thâm sâu của người thông hiểu cả văn hóa phương Đông lẫn văn hóa phương Tây.

- Trong các sáng tác của mình, ông luôn đề cao tấm lòng thơ trẻ trong cách nhìn đời và thực hành nghệ thuật

- Tranh của ông hài hước dí dỏm, lưu truyền rộng rãi, được nhiều người yêu thích, sưu tầm.

II. Tác phẩm Yêu và đồng cảm

1. Một đứa bé vào phòng tôi, giúp tôi sắp xếp đồ đạc. Thấy cái đồng hồ quả quýt úp mặt xuống bàn, nó lật lại hộ. Thấy chén trà đặt phía sau quai ấm trà, nó chuyển đến trước vòi ẩm. Thấy đôi giày dưới gầm giường một xuôi một ngược, nó đảo lại giúp. Thấy dây treo tranh trên tường buông thông thì ra ngoài, nó bắc ghế trèo lên giấu vào trong hộ. Tôi cảm ơn “Cháu chăm quá, toàn dọn dẹp hộ chú thôi!”.

Nó trả lời: “Không đâu, chẳng qua thấy chúng như thế, cháu cứ bút rút không yên”. 

Đúng vậy, nó từng nói: “Đồng hồ quả quýt úp mặt xuống bàn, nó bực bội lắm đấy!”. 

“Chén trà nấp sau lưng mẹ thì làm sao uống sữa được?”

“Giày chiếc xuôi chiếc ngược, làm sao chúng nói chuyện được với nhau”

“Bím tóc của bức tranh thòng ra trước, trông như con ma vậy.”

Tôi phục sát đất tấm lòng đồng cảm phong phú của chú bé này. Từ đó tôi quả thực cũng để tâm tới vị trí của đồ vật, tạo điều kiện để chúng được dễ chịu. Vị trí đặt để chúng có dễ chịu, ta nhìn mới thấy thư thái. Bấy giờ tôi mới sực nhận ra đó là tâm cảnh trước cái đẹp, là thủ pháp thường dùng trong văn miêu tả, là vấn đề cấu trúc thường gặp trong hội hoạ. Những thứ đó đều được phát triển ra từ sự đồng cảm. Người bình thường chỉ có thể đồng cảm với đồng loại hoặc cùng lắm là với động vật mà thôi, còn nghệ sĩ lại có lòng đồng cảm bao la quảng đại như tấm lòng trời đất, trải khắp vạn vật có tình cũng như không có tình.

2. Hôm sau tới trường cấp ba dạy nghệ thuật, tôi cũng giảng cho các em thế này: Mọi vật trên đời đều có nhiều mặt, mỗi người chúng ta chỉ thấy được một mặt mà thôi. Ví như cùng một gốc cây, nhưng nhà khoa học, bác làm vườn, chủ thợ mộc, anh hoạ sĩ lại nhìn nhận nó dưới những góc độ khác nhau. Nhà khoa học thấy được tính chất và trạng thái của nó, bác làm vườn thấy sức sống của nó, chú thợ mộc thấy chất liệu của nó, anh hoạ sĩ thấy dáng vẻ của nó. Nhưng cái nhìn của anh hoạ sĩ lại khác hẳn ba người kia. Ba người kia đều có mục đích, đều nghĩ tới quan hệ nhân quả của cái cây, còn anh hoạ sĩ lại chỉ thưởng thức dáng vẻ của cái cây hiện tại, không còn mục đích gì khác. Thế nên anh hoạ sĩ thường nhìn thấy khía cạnh hình thức, chứ không phải khía cạnh thực tiễn. Nói cách khác là chỉ thấy thế giới của Mĩ chứ không phải thế giới của Chân và Thiện. Tiêu chuẩn giá trị trong thế giới của Mĩ khác hẳn trong thế giới của Chân và Thiện, chúng ta chỉ thưởng thúc dáng vẻ, màu sắc, hình dạng của sự vật, chứ không quan tâm tới giá trị thực tiễn của nó.

Bởi vậy một gốc cây khô, một tảng đá lạ chẳng có giá trị sử dụng gì cả, nhưng trong mắt các họa sĩ [...] lại là một đề tài tuyệt vời. Bông hoa dại không tên, trong mắt nhà thơ cũng đẹp đẽ lạ thường. Bởi vậy thế giới mà nghệ sĩ thấy có thể coi là một thế giới đại đồng?, bình đẳng. Tấm lòng của nghệ sĩ đối với mọi sự vật trên đời đều đồng cảm và nhiệt thành.

3.[...] Hoạ sĩ đưa tấm lòng mình về trạng thái hồn nhiên như trẻ nhỏ để miêu tả trẻ em, đồng thời cũng đặt lòng mình vào biểu cảm đau khổ của người ăn mày để khắc hoạ ăn mày. Tấm lòng của hoạ sĩ thường đồng điệu đồng cảm, cùng buồn cùng vui, cùng khóc cùng cười với đối tượng miêu tả; nếu không có tấm lòng đồng cảm bao la như thế mà chăm chăm vào kĩ thuật vẽ thì chắc chắn không thể trở thành hoạ sĩ thực sự được. Dù có vẽ được thì tối đa cũng chỉ là thợ vẽ mà thôi.

Nhờ có tấm lòng đồng cảm bao la như thế nên hoạ sĩ cũng đồng thời có được sức mạnh tinh thần phong phú mà dư dật”. Nếu nó không đủ khoáng đạt để đồng điệu với anh hùng thì không mô tả được anh hùng, nếu nó không đủ dịu dàng để hòa nhịp cùng thiếu nữ thì không khắc hoạ được thiếu nữ. Do đó, nghệ sĩ lớn ắt là những người có nhân cách vĩ đại.

4. Lòng đồng cảm của nghệ sĩ không chỉ dành cho đồng loại mà trải khắp sinh vật và phi sinh vật ở mọi nơi; chó ngựa cỏ hoa, trong thế giới của Mĩ đều là vật sống có linh hồn, biết cười biết khóc. Nhà thơ thường nghe thấy chim cuốc kêu ra máu, con dế mùa thu, thấy hoa đào cười gió đông, bươm bướm dắt xuân về, nếu xét dưới góc nhìn thực tiễn thì những điều đó đều là lời lảm nhảm của nhà thơ. Thực ra nếu chúng ta bước được vào thế giới của Mĩ, mở rộng lòng ra để biết đồng cảm nhiều hơn với vạn vật thì sẽ cảm nhận được rõ rệt những tình cảnh ấy. Hoạ sĩ và nhà thơ chẳng khác gì nhau, hoạ chăng là hoạ sĩ chú trọng đến hình dạng và tư thái mà thôi. Chưa đích thân trải nghiệm sức sống của rồng ngựa thì chẳng vẽ được rồng ngựa, không chứng kiến vẻ đẹp rắn rỏi của tùng bách thì đâu hoạ nổi tùng bách. [...] Hoạ sĩ chúng tôi vẽ một cái bình hoa là phải để tâm vào bình hoa, để mình biến thành bình hoa, cảm nhận cái lục của bình hoa mới thể hiện được cái thần của bình hoa. Tấm lòng chúng tôi phải chiếu sáng cùng với bình minh thì mới miêu tả được bình minh, dập dờn theo sóng bể lăn tăn thì mới khắc hoạ được sóng bể. Đây là cảnh giới “ta và vật một thể”, vạn vật đều thu cả vào tâm trí của người nghệ sĩ.

5 [...]Người bình thường bẩm sinh ít nhiều cũng đã có sự đồng điệu đồng cảm với hình dạng tư thái của vạn vật rồi. Cách bày biện trang trí nhà cửa, hình dạng màu sắc đồ đạc, sở dĩ đòi hỏi mĩ quan, là để phù hợp với thiên bẩm ấy. Thấy toàn những hình dạng màu sắc đẹp đẽ, tâm hồn chúng ta cũng thư thái lây; trái lại nếu chỉ thấy rặt những hình dạng, màu mè xấu xí, chúng ta cũng đâm ra khó chịu. Có điều mức độ đồng cảm nông sâu cao thấp khác nhau. Có lẽ chẳng ai trên đời hoàn toàn vô cảm với thế giới của hình dạng và màu sắc cả, có chăng là kẻ tư chất nông cạn cùng cục hoặc là nô lệ của lí trí, ấy đúng thực là người “vô tình” vậy.

Về mặt này chúng ta không thể không ca tụng các em bé. Bởi trẻ em phần lớn rất giàu lòng đồng cảm. Hơn nữa, chúng không chỉ đồng cảm với con người mà bằng một cách hết sức tự nhiên, còn đồng cảm với hết thảy sự vật như chó mèo, hoa cỏ, chim cá, bướm sâu,... Chúng hồn nhiên trò chuyện với chó mèo, hồn nhiên hôn lên hoa cỏ, hồn nhiên chơi với búp bê, tấm lòng chúng chân thành mà tự nhiên hơn nghệ sĩ nhiều! Chúng thường để ý đến những việc mà người lớn không chú tâm đến, phát hiện ra những điểm mà người lớn không phát hiện được. Bởi vậy bản chất của trẻ thơ là nghệ thuật.

Nói cách khác, con người ta vốn là nghệ thuật, vốn giàu lòng đồng cảm. Chỉ vì lớn lên bị cách nghĩ của người đời dồn ép, nên tấm lòng ấy mới bị cản trở hoặc hao mòn. Chỉ có kẻ thông minh mới không khuất phục, dù bên ngoài chịu đủ thứ áp bức thì bên trong vẫn giữ được lòng đồng cảm đáng quý nọ. Những người ấy chính là nghệ sĩ.

6 Các nhà phê bình nghệ thuật phương Tây khi bàn về tâm lí nghệ thuật, có cách nói gọi là “đặt tình cảm vào', chỉ việc chúng ta đặt tình cảm của mình vào tác phẩm nghệ thuật hoặc thiên nhiên đẹp đẽ, đồng cảm với chúng, bấy giờ sẽ thể nghiệm được tư vị của cái đẹp. Chúng ta lại biết hành vi hoà mình này hay gặp nhất trong cuộc sống của trẻ nhỏ. Chúng thường dốc hết hứng thú vào chơi đùa mê mải, quên cả đói rét mệt mỏi.

[...] Tuổi thơ quả là thời hoàng kim trong đời người! Tuy thời hoàng kim của chúng ta đã trôi qua, nhưng nhờ bồi dưỡng về nghệ thuật, chúng ta vẫn có thể thấy lại thế giới hạnh phúc, nhân ái và hoà bình ấy.

III. Tác phẩm Yêu và đồng cảm

Soạn bài Yêu và đồng cảm | Hay nhất Soạn văn 10 Kết nối tri thức

1. Thể loại

Tản văn

2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

Tác phẩm được trích trong tập Sống vốn đơn thuần của Phong Tử Khải, là chương 5 của cuốn sách, có tiêu đề là Sống mà học nghệ thuật.

Sống vốn đơn thuần là tập văn - họa khá đặc trưng cho phong cách viết, vẽ của tác giả

3. Phương thức biểu đạt

Nghị luận

4. Tóm tắt văn bản Yêu và đồng cảm

- Tác phẩm mở đầu bằng lời kể của tác giả về một chú bé xếp đồ giúp mình, về lòng đồng cảm của chú bé với tất cả đồ vật có trong phòng. Đoạn trích nói về tấm lòng đồng cảm không chỉ của đứa bé hay người họa sĩ mà còn cả sự đồng cảm của mọi nghề nghiệp nhưng lòng đồng cảm và cách nhìn mọi vật của họ không giống nhau. Người nghệ sĩ cũng giống như một đứa trẻ , luôn đồng cảm với mọi sự vật, kể cả những đồ vật từ cái bàn, cái ghế đến bông hoa, cây cỏ,... Từ đó cho thấy quan niệm của tác giả về lòng đồng cảm của người nghệ sĩ và tôn trọng, ngợi ca tấm lòng đồng cảm của trẻ em.

5. Bố cục văn bản Yêu và đồng cảm

- Phần 1: 2 đoạn đầu : những cảm nhận ban đầu và cách lý giải của tác giả về sự đồng cảm

- Phần 2: đoạn tiếp theo : cách thể hiện và ý nghĩa của lòng đồng cảm

- Phần 3: 2 đoạn tiếp: đối tượng của lòng đồng cảm và điểm tương đồng trong sự đồng cảm giữa trẻ em và người nghệ sĩ

- Phần 4: Còn lại : thông điệp gửi gắm của tác giả mong muốn mọi người hãy có lòng đồng cảm với vạn vật trong cuộc sống thường ngày

6. Giá trị nội dung văn bản Yêu và đồng cảm

- Quan niệm của tác giả về lòng đồng cảm của người nghệ sĩ và tôn trọng, ngợi ca tấm lòng đồng cảm của trẻ em.

7. Giá trị nghệ thuật văn bản Yêu và đồng cảm

- Ngôn từ mộc mạc, gần gũi

- Đưa ra các ý và luận điểm trong văn bản rõ ràng, logic

- Văn phong tự nhiên

IV. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Yêu và đồng cảm

1. Góc nhìn của sự vật

Những nghề nghiệp khác nhau có một sự khác nhau khi nhìn nhận gốc cây: 

- Nhà khoa học nhìn thấy tính chất và trạng thái của gốc cây.

- Bác làm vườn lại nhìn về sức sống của cây.

- Chú thợ mộc lại thấy được chất liệu tốt hoặc kém của gốc cây.

- Anh họa sĩ nhìn về dáng vẻ của cây, chỉ đơn thuần thưởng thức dáng vẻ của cây.

- Mỗi người tùy chuyên môn của mình mà có sự nhìn nhận đánh giá khác nhau về sự vật

2. Lý do của việc tác giả nhắc nhiều đến tuổi thơ

- Trong suốt văn bản có nhiều đoạn tác giả nhắc về trẻ em

Một đứa bé vào phòng tôi, giúp tôi sắp xếp đồ đạc

Tôi phục sát đất tấm lòng đồng cảm phong phú của chú bé này

Họa sĩ đưa tấm lòng mình về trạng thái hồn nhiên như trẻ nhỏ để miêu tả tre em, đồng thời cũng đã đặt lòng mình vào biểu cảm đau khổ của người ăn mày để khắc hoạc ăn mày

Về mặt này chúng ta không thể không ca tụng các em bé

Bởi vậy bản chất của trẻ thơ là nghệ thuật

Tuổi thơ quả là thời hoàng kim trong đời người

- Lý do

+ Tác giả là một nhà văn, họa sĩ, một nghệ thuật gia nổi tiếng của Trung Quốc, những sáng tác của ông luôn đề cao tấm lòng thơ trẻ trong cách nhìn đời và thực hành nghệ thuật.

  + Ông ngưỡng mộ, đề cao tấm lòng đồng cảm của trẻ em, ông đã đưa sự ngợi ca ấy vào những sáng tác của mình để truyền tải suy nghĩ của mình đến người đọc.

  + Ông muốn được quay trở lại tuổi thơ, để có thể sống cuộc sống hồn nhiên, hạnh phúc, sống lại “thời hoàng kim” đã qua trong đời.

IV. Các đề văn mẫu 

Phân tích Yêu và đồng cảm hay nhất (2 Mẫu) - Văn 10

Đề bài: Phân tích bài Yêu và đồng cảm

Bài tham khảo 1

“Văn chương sẽ chẳng là gì nếu không vì cuộc đời mà có, cuộc đời là nơi đi tới cũng như đích đến cuối cùng của văn học” – Tố Hữu . Cuộc sống này là một mảnh đất trù phú, là nơi mà mọi thức nghệ thuật trên đời này bước ra từ đó, từ những bài thơ ngẫu hứng hay là một tiểu thuyết đồ sộ. Trên mảnh đất ấy, những người nghệ sĩ hoá thân thành những nông dân cần mẫn, họ lao động trí óc một cách sáng tạo và bằng cả con tim, gột rửa thế giới lộn xộn, đưa nó vào từng trang văn, nơi mà những vẻ đẹp của nó được thể hiện một cách nhân văn và đầy tính thẩm mĩ. Không những vậy, bên cạnh cái mĩ ấy còn là vô vàn những giá trị lớn lao của đời sống được chiết xuất qua quá trình lao động nghệ thuật của người nghệ sĩ, mang đến cho cuộc đời nhiều bài học ý nghĩa về kiếp nhân sinh. Là một người nghệ sĩ chân chính, nhà văn Phong Từ Khải đã nhận ra được cái giá trị trong suốt quá trình đặt trái tim vào nghệ thuật của mình rằng : cái cốt lõi của nghệ thuật chính là tình yêu thương và lòng đồng cảm, đó cũng chính là yêu cầu đặt ra đối với bất kì một kẻ cầm bút nào trên đời này. Qua tác phẩm Yêu và Đồng cảm của ông, người đọc hiểu được rằng, nghệ thuật không chỉ là vẻ hào nhoáng bên ngoài mà nó còn phải xuất phát từ những điều chân thật bên trong con người.

Phong Tử Khải (1898-1975) là nhà văn, họa sĩ, dịch giả và nhà lí luận giáo dục âm nhạc, nghệ thuật nổi tiếng của Trung Quốc, ông để lại cho sau này rất nhiều các tác phẩm mang những giá trị đầy tính nhân bản và thể hiện được góc nhìn của ông đối với cuộc đời. Là một người am hiểu nhiều nền văn hoá, cả phương Đông lẫn phương Tây, những sáng tạo nghệ thuật của ông mang tính chiêm nghiệm và sự trải đời, đó là sự kết hợp của những điều bình dị và thuần khiết của cuộc đời mà đúc kết nên. Những tác phẩm của ông luôn đề cao sự đơn giản trong cách nhìn cuộc sống, đó là cách nhìn thuần dị và trong trẻo tự như cách trẻ con nhìn nhận cuộc đời này vậy, ông cũng muốn có được sự trong sáng ấy trong sự nghiệp nhìn nhận và phản ánh cuộc sống của mình. Tác phẩm “Yêu và Đồng cảm” được trích từ chương 5 của cuốn sách “Sống vốn đơn thuần”, có tiêu đề là “Sống mà học nghệ thuật.”, mở đầu văn bản tác giả lôi cuốn người đọc qua một câu chuyện nhỏ về sự đồng cảm của cậu bé đối với đồ vật, qua đó tác giả muốn nói lên tâm ý của mình đối với người nghệ sĩ trong sự nghiệp lao động và sáng tạo nghệ thuật, chính là bài học về sự đồng cảm. Mỗi một nhà văn, nhà thơ, hoạ sĩ, … người nghệ sĩ nói chung phải có lòng đồng cảm đối với cuộc đời, để hiểu hơn về những thứ xảy ra xung quanh chúng ta hằng ngày, phải có tình yêu thương và cảm thông đối với chúng. Không chỉ là nghệ sĩ, mà bất kì một ngành nghề nào cũng vậy, lòng đồng cảm là một yếu tố cơ bản để kiến tạo nên tình yêu thương trong thế giới này. Văn bản khẳng định quan niệm của tác giả về lòng đồng cảm của người nghệ sĩ và tôn trọng, ngợi ca tấm lòng đồng cảm của trẻ em.

Đồng cảm là sự đồng điệu trong cảm xúc, là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu và cảm thông với họ. Khi bày tỏ sự đồng cảm với người khác hoặc khi nhận được sự đồng cảm của ai đó, tôi cảm thấy rất vui và hạnh phúc, tâm trạng trở nên tốt hơn, thoải mái hơn.“Một tác phẩm nghệ thuật phải là kết quả của tình yêu” – (L. Tôn-xtôi),

Văn bản “Yêu và đồng cảm” bắt nguồn từ tình yêu và sự đồng cảm từ sâu bên trong của con người, đó là những điều cốt lõi của sự tồn tại của họ trên thế giới này. Mở đầu văn bản, tác giả gợi nên câu chuyện của một cậu bé, từ đó khiến ta tò mò hơn về những điều sâu xa bên trong. Cậu bé hiểu được đồ vật cũng có trật tự, cảm xúc của chính nó, từ đó trong cậu bùng lên cái “tâm cảnh” vốn có, cậu sắp xếp chúng về vị trí cũ, đó là lòng đồng cảm. Người bình thường chỉ đồng cảm với đồng loại của họ, nhưng đối với một đứa bé, nó đồng cảm với cả những đồ vật xung quanh, những thứ vô tri vô giác cũng gợi cho nó tình yêu thương. Giống như người nghệ sĩ vậy, họ không giống người bình thường, họ có lòng đồng cảm bao la quảng đại như trời đất, trải khắp vạn vật có tình cũng như không có tình. Đó cũng là một yêu cầu đặt ra đối với người nghệ sĩ để xứng với cái danh xưng mà họ mang trên mình, người nghệ sĩ phải có sự trải nghiệm cuộc sống, sống thật sâu bằng trái tim, phải phản ánh hiện thực trong cuộc đời, kết đọng những trăn trở suy tư qua những sáng tạo nghệ thuật, lan truyền cảm xúc và lay động tâm hồn người đọc, tạo nên sự đồng cảm sâu sắc và quảng đại.

Phong Từ Khải đã nói rằng : “ Tấm lòng của nghệ sĩ đối với mọi sự trên đời đều đồng cảm và nhiệt thành”, quả thật đúng là như vậy. Một cái cây qua nhiều góc nhìn của nhiều thể loại người khác nhau lại cho ra những kết quả, những cảm xúc khác nhau. Nhà khoa học nhìn thấy tính chất và trạng thái của gốc cây, bác làm vườn lại nhìn về sức sống của cây, còn chú thợ mộc lại thấy được chất liệu tốt hoặc kém của gốc cây, anh họa sĩ nhìn về dáng vẻ của cây, chỉ đơn thuần thưởng thức dáng vẻ của cây. Mọi vật trên đời này đều có nhiều mặt, chúng ta chỉ nhận ra số ít của nó mà thôi, ấy vậy nên cách nhìn đời, nhìn sự vật rất quan trọng trong việc nhận xét, đánh giá, hay cảm thụ một thứ gì đó. Từ đó ta có thể thấy người nghệ sĩ là người biết nhìn đời hơn ai hết, họ có một cái tâm hồn nhạy cảm, một cảm xúc, hơn hết là lòng đồng cảm với mọi sự trên đời mà không phải ai cũng có được, bởi vậy họ cảm nhận cuộc sống một cách thật nhất, mĩ nhất, ta cảm nhận cuộc đời này thông qua những tác phẩm của họ không chỉ thấy được các vẻ đẹp nhân sinh mà còn cảm thụ được vẻ đẹp tâm hồn của chính họ. Và cũng đừng xem việc ta tiếp thu tác phẩm nghệ thuật là một sự thưởng thức, mà hãy biến nó thành sự gắn kết giữa chúng ta với người khác. Nhà thơ Thanh Thảo đã nói rằng : “Văn học kì lạ thế, nó mang những phận người rất xa lại gần nhau, nó kết nối những nỗi đau tưởng không thể chia sẻ”, ta thấy lòng đồng cảm là vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người, và hơn hết là cách truyền tải của người nghệ sĩ để khơi gợi lòng đồng cảm trong tâm hồn mỗi một người. Người hoạ sĩ trong văn bản nói riêng, và người nghệ sĩ nói chung, họ hoà mình vào tâm hồn khoáng đạt của người khác để nói lên những tâm tư thầm kín, để gợi lên sự đồng điệu trong tâm hồn, họ cho khán giả trải nghiệm cuộc sống ở chiều rộng, bề sâu, phá vỡ mọi giới hạn, kéo gần những phận người ở nhiều không gian, thời gian khác nhau đến gần nhau hơn, ấy chính là sức mạnh to lớn của lòng đồng cảm, tình yêu thương. Đó là tiếng nói tri âm mang những số phận con người đến gần nhau hơn, chừng nào con người còn cần đến sự sẽ chia và đồng điệu trong cuộc sống thì người nghệ sĩ vẫn sống với đúng trách nhiệm của họ.

Nhà thơ Xuân Diệu đã từng nói rằng :

“Hãy nhìn đời bằng con mắt xanh nonHãy để trẻ con nói vị ngon của kẹo…Hãy để tuổi trẻ ca ngợi tình yêuHãy nhìn đời bằng con mắt xanh non…”

Cũng giống như cách tư duy nghệ thuật của Phong Từ Khải, “Chưa đích thân cảm nhận sức sống của rồng ngựa thì chẳng vẽ được rồng ngựa, không chứng kiến vẻ đẹp rắn rỏi của tùng bách thì đâu hoạ nổi tùng bách”. Hoạ sĩ, nhà thơ, .. hay ai cũng vậy, hãy hòa mình vào những thức ngoài kia, rồi từ đó mới đưa ra những cảm nhận chân thật nhất. Làm sao mà ta hiểu được nó hoạt động như thế nào, nó tồn tại ra sao khi chỉ là một kẻ đứng từ xa quan sát mà không chạm, cảm. Ta thấy được tầm quan trọng của việc đồng cảm cảm xúc đối với sự vật, con người, đó không chỉ là sự đồng điệu trong cảm xúc mà còn là sợi dây liên kết tâm hồn và tư duy thẩm mĩ với nhau, cho ta nhiều cảm nhận mới lạ về thế giới quan, nhân sinh quan, từ đó xây dựng một thế giới tâm hồn đầy chiều sâu với đủ màu sắc đa dạng. Tác giả gọi đó là cảnh giới : “Ta và vật một thể”, đó không phải là sự hòa trộn hoà lần, mà đó là sự đặt mình vào tâm hồn của thứ khác, để cảm nhận tâm tư tình cảm, để nói lên cái đẹp, cái hay ho, để toát lên những vẻ đẹp riêng biệt và cá nhân của mỗi thực thể trên đời này. Hoà mình hồn mình vào hồn vật là điều kiện cơ bản đầu tiên để có thể tạo ra những tác phẩm nghệ thuật chân chính và mang cá tính sáng tạo của mỗi tác giả, nó giúp họ đi sâu hơn, cảm xúc hơn trên từng trang chữ , nét cọ. Người nghệ sĩ phải đồng cảm với mọi vật, từ sinh vật đến phi sinh vật, từ động vật đến thực vật, về cách nhìn sự vật, nhìn mọi vật dưới góc nhìn của thế giới Mĩ, vạn vật đều có linh hồn nên cần nhìn và cảm nhận chúng từ sâu trong tâm hồn mình, đặt mình vào chính đối tượng, cảm nhận và trải nghiệm cảm xúc của để có lòng đồng cảm, đồng điệu chúng trong sáng tạo nghệ thuật.

Phong Từ Khải cho rằng, để cảm nhận và đồng điệu thực sự với những thứ xung quanh, từ những vật vô tri vô giác cho đến cái cây, ngọn cỏ, con cá trong hồ, hay những người xung quanh không ai có thể qua được những cảm xúc chân thật của các em bé. Bởi chúng nhìn đời bằng con mắt xanh non, con mắt đầy sự hồn nhiên và thuần khiết. Chúng vô tư chơi với con búp bê cả ngày, tâm sự cho nó nghe những điều xảy ra hôm nay, kể những câu chuyện trên trời dưới bế mà không biết chán, bởi trẻ con cảm thấy búp bê là những người bạn. Một cây hoa trong vườn cũng dễ dàng trở thành người bạn của chúng mỗi khi được bố dắt ra vườn xem ông ấy làm việc trong sự nhàm chán, tất cả tất cả những vật vô tri khi qua tâm hồn của một đứa trẻ như được áo lên một sự sống diệu kì, đó là lòng đồng cảm của chúng, mà không phải một người lớn nào cũng có được. Người sáng tạo nghệ thuật học được ở trẻ em sự đồng cảm trong sáng đến thuần nhã của chúng, trẻ em nhìn thế giới với sự hồn nhiên, trong sáng, thường để ý đến những việc mà ít người chú ý và khám phá được nhiều điều thú vị. Trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật, người nghệ sĩ phải để tâm trí bản thân trở về là một đứa trẻ, đặt tình cảm vào tác phẩm nghệ thuật hay đối tượng miêu tả để đồng cảm với chúng. Qua đó tác giả bày tỏ sự khâm phục của mình đối với trẻ em, đối với lòng đồng cảm của chúng bởi tâm hồn trẻ em luôn trong sáng, ngây thơ, cảm nhận mọi vật qua thế giới nội tâm, trẻ em đều giàu lòng đồng cảm, đồng cảm với tất cả mọi vật một cách chân thành nhất, trẻ nhỏ luôn đặt tình cảm vào mọi hành vi của chúng, có một tuổi thơ hạnh phúc, sống không lo nghĩ. Nhưng cũng chẳng ai trên đời này hoàn toàn “Trơ” với mọi thứ trên thế giới này cả, họ vẫn có cảm xúc, chẳng qua là ít hay nhiều mà thôi. Nhìn thấy đôi thiên nga quấn quít bên hồ vẫy đuôi với nhau đầy tình tứ, ai mà không bất giác chạnh lòng một chút trước cái sự tình tứ ấy chứ, hay nhìn thấy một cái cây xinh đẹp trải qua cơn bão bị gãy mất đi vài nhánh, ai mà không cảm thấy có chút xót xa. Ai cũng có trong mình sự đồng cảm vốn có, nhưng tuỳ vào mức độ mà họ thể hiện ra bên ngoài hay giấu trong lòng. Cũng có những người vô cảm, phải chăng là những kẻ “ tư chất nông cạn cùng cực hoặc là nô lệ của lí trí” , đó là những kẻ vô tình, cuộc sống của họ thật nhàm chán và thiếu vắng đi tình yêu thương. Có một người nào đó đã nói rằng : “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình người”, một cuộc sống thiếu vắng đi tình yêu thương và sự sẽ chia, đồng cảm giữa người với người, với vật thì thật lạnh lẽo và vô cảm, nơi đó những người cần sự giúp đỡ sẽ chẳng có ai, những người còn lại sẽ cô đơn và trống vắng, con người ta sinh ra không phải để sống một cuộc đời tẻ nhạt như vậy. Con người cần có sự đồng cảm để sưởi ấm trái tim, gắn kết con người với con người, tạo nên một thế giới tươi đẹp, Sự đồng cảm không chỉ là giữa người với người mà còn là sự đồng cảm giữa người với vật; cần có sự đồng cảm với mọi vật trên đời để có một tấm lòng cao cả, có một mối quan hệ tốt đẹp và hơn hết là một cuộc sống luôn hạnh phúc. Bởi thế Sự đồng cảm của con người ta, của người nghệ sĩ là vô cùng quan trọng, nó làm cho thế giới này trở nên đáng yêu hơn, đầy lòng cảm thông và ngập tràn tình yêu. Bản chất của mỗi con người từ sâu bên trong đều có chút ít nghệ thuật, có lòng đồng cảm, chỉ vì những dồn ép tác động của thế giới xung quanh mà có người bị hao mòn đi, nhưng vẫn có người giữ được những điều đáng quý ấy, đó chính là những người nghệ sĩ chân chính.

“Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó” – (Bêlinxki), đúng như vậy, một tác phẩm nghệ thuật sinh ra không phải chỉ để là những con chữ hay nét vẽ trên trang giấy, nó phải xuất phát từ tình yêu thương và sự đồng cảm của chính người nghệ sĩ, để từ đó trong quá trình cảm thụ văn học con người mới thực sự tìm thấy chỗ dựa trong tâm hồn của mình. Đời sống tâm hồn của con người là phạm trù to lớn, nó hơn cả đời sống vật chất và tinh thần tầm thường, nó thể hiện sự phát triển trong nhận thức cũng như những điều mà con người trải qua. Bởi vậy phải nuôi nấng nó một cách nghiêm túc và tinh tế nhất. Phong Từ Khải đã viết rằng : “Chỉ việc chúng ta đặt tình cảm của mình vào tác phẩm nghệ thuật của mình hoặc thiên nhiên đẹp đẽ, đồng cảm với chúng, bấy giờ sẽ thể nghiệm được tư vị của cái đẹp”. Tác giả đề cao việc thể hiện những tâm tư tình cảm của mình vào tác phẩm nghệ thuật, bởi đó là sợi dây tinh thần vô hình gắn kết người đọc với người viết, gắn kết con người với con người từ đó tạo nên một xã hội ấm áp và hạnh phúc. Nhà văn Trần Thuỳ Mai đã nói : “Viết để được tồn tại trong những cảnh đời khác, được sống những gì tôi mơ ước, được nói những điều không nói giữa đời thường, được thoát ra khỏi sự hữu hạn của đời người…”, một người nghệ sĩ chân chính như vậy luôn mong muốn trong quá trình sáng tạo nghệ thuật của mình, họ muốn được cảm nhận những hương vị trong nhiều cảnh đời khác nhau, của nhiều thể loại người, để hiểu hơn về cuộc sống mà họ trải qua, để cảm nhận được những tâm tư đa dạng của họ, để từ đó nói lên ước mơ của nhân loại, tìm kiếm được sự yêu thương gắn kết cho con người với con người, vượt lên trên cả những giới hạn của đời sống tầm thường, ấy chính là đời sống tâm hồn của họ. Việc đặt tình cảm của người nghệ sĩ vào trong chính những sáng tạo nghệ thuật của họ là một việc làm cốt lõi để xây dựng nên những tác phẩm chân chính, thiếu đi tình cảm như thiếu đi linh hồn của đời sống, thiếu mất đi những vẻ đẹp và sự điệu hồn của tác phẩm.

Bằng giọng điệu chân chất , giản dị không cầu kì nhưng dễ đi vào lòng người đọc, Phong Từ Khải đã thể hiện được những quan điểm về nghệ thuật trong đời sống của mình một cách đầy tinh tế. Qua những lời văn bình dị và lối viết dễ hiểu, ông cho rằng một tác phẩm đi ra từ quá trình sáng tạo nghệ thuật cần mẫn phải xuất phát từ tình cảm, từ trái tim của người nghệ sĩ, nó phải là những tình cảm đơn thuần như một đứa trẻ, để dễ dàng tiếp cận người đọc và gắn kết con người đến với nhau. Cùng những hệ thống lập luận sắc bén và lối tư duy trong văn viết đầy tính chiêm nghiệm, trải đời, ông đã đề cao việc hòa mình vào cuộc đời, và sự vật, … để từ đó giấy lên sự đồng cảm với chúng, đó là những đặc điểm cơ bản của một người nghệ sĩ thực thụ.

Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã viết rằng : “Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường. Những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đọa đày đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời. Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực.” . Để làm được như vậy một người nghệ sĩ chân chính trước khi thực hiện một sản phẩm nào đó trước hết phải có một trái tim yêu thương và giàu lòng đồng cảm, phải biết đặt mình vào nhiều vị trí khác nhau để cho ra những tác phẩm chân thật với cảm xúc của chính mình, đó cũng chính là tôn trọng cái nghề ấy. Nhà văn phải học cách đồng cảm ở một đứa trẻ, bởi trẻ em ngây thơ hồn nhiên trong cách nhìn nhận cuộc đời, không bị môi trường xung quanh tác động đè nén, đó là điều vốn quý mà bất kì ai cũng nên học hỏi ở trẻ em chứ không riêng người nghệ sĩ. Tác giả ngưỡng mộ, ngợi ca tấm lòng đồng cảm của trẻ em, ông đã đưa sự ngợi ca ấy vào những sáng tác của mình để truyền tải suy nghĩ của mình đến người đọc, ông muốn được quay trở lại tuổi thơ, để có thể sống cuộc sống hồn nhiên, hạnh phúc, sống lại “thời hoàng kim” đã qua trong đời.

Bài tham khảo 2

Văn học là thứ được tạo ra từ cảm xúc nhưng nó cũng điều khiển và có thể giúp con người cảm thấy nhẹ nhàng hơn. Đó chính là điểm đặc biệt mà nhiều người muốn tìm đến khi nói về chữ cái. Trong suốt sự nghiệp nghệ thuật của mình, nhà văn Phong Tú Khải nhận ra rằng cốt lõi của nghệ thuật là tình yêu và sự đồng cảm. Hai phạm trù này đã được ông phân tích và làm rõ trong bài viết Yêu và đồng cảm.

Ngay trong đoạn mở đầu, Phong Tử Khải đã xây dựng vấn đề thông qua một câu chuyện nhỏ. Đó là sự đồng cảm của một cậu bé đối với những điều nhỏ nhặt, đó là bài học đầu tiên về sự đồng cảm. Sự đồng cảm của cậu bé ở đầu bài cho thấy việc cậu đặt các đồ vật về đúng vị trí của chúng cũng được coi là sự đồng cảm.

Khi người làm nghệ thuật hiểu được sự đồng cảm thì chúng ta cũng hiểu được cách vận hành của nó. Và điều quan trọng thứ hai mà một nhà văn, nhà thơ cần có là cảm xúc. Phong Tử Khải nhấn mạnh việc thể hiện tình cảm của tác giả trong tác phẩm của mình. Nó giúp bài văn không còn gay gắt, tạo sự gắn kết tinh thần gắn kết mọi người với nhau. Một nghệ sĩ chân chính luôn phải ở trong một quá trình sáng tạo mới. Họ có thể đóng nhiều nhân vật nhưng phải có cảm xúc tình cảm trong đó, mới tạo ra được một cuộc sống thực tách biệt với cuộc sống hiện tại của mình. Thông qua đó, họ có thể nhận ra những ước mơ, cảm xúc và trải nghiệm của một con người hoàn toàn khác. Đây chính xác là những gì một nghệ sĩ yêu cầu. Phong Tử Khải cũng cho rằng việc đặt cảm xúc là điều cần thiết khi xây dựng văn học. Thiếu cả cảm xúc lẫn sự đồng cảm sẽ làm mất đi vẻ đẹp của tác phẩm.

Trong cuộc sống bình thường, con người phải có tình yêu thương và sự đồng cảm. Nó không chỉ giúp xây dựng một thế giới hòa bình, công bằng mà còn gắn kết những tâm hồn xa lạ. Văn học bắt đầu từ cuộc sống nên không thể phủ nhận rằng làm nghệ sĩ cần có sự đồng cảm và yêu thương. Tình yêu và sự cảm thông của Phong Tử Khải có thể làm sáng tỏ quan điểm đó. Qua đó, chúng ta cũng thấy khát khao được trở lại những ngày thơ dịu dàng để sống hồn nhiên, hạnh phúc như xưa.

1 111 lượt xem