30 câu Trắc nghiệm Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh - góc - cạnh (có đáp án 2024) – Toán 7 Cánh diều

Bộ 30 câu hỏi trắc nghiệm Toán 7 (có đáp án) Bài 5: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh - góc - cạnh đầy đủ các mức độ sách Cánh diều giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Toán 7 Bài 5.

1 98 lượt xem


Trắc nghiệm Toán 7 Bài 5: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh - góc - cạnh

Câu 1. Cho hình vẽ dưới đây:

15 Bài tập Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh - góc - cạnh (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Biết AB = AC, BM = NC, ABC^=ACB^. Xét các khẳng định sau:

(1) ∆ABM = ∆ACN;

(2) ∆ABN = ∆ACM.

Chọn câu đúng:

A. Chỉ có (1) đúng;

B. Chỉ có (2) đúng;

C. Cả (1) và (2) đều sai;

D. Cả (1) và (2) đều đúng.

Đáp án đúng là: D

+ Xét ∆ABM và ∆ACN có:

AB = AC (giả thiết),

ABM^=ACN^ (giả thiết),

BM = CN (giả thiết)

Do đó ∆ABM = ∆ACN (c.g.c)

+ Vì BN = BM + MN, CM = CN + MN

Mà BM = CN (giả thiết) nên BN = CM.

Xét ∆ABN và ∆ACM có:

AB = AC (giả thiết),

ABN^=ACM^ (giả thiết),

BN = CM (chứng minh trên)

Do đó ∆ABN = ∆ACM (c.g.c)

Vậy cả phương án A và B đều đúng, ta chọn phương án D.

Câu 2. Cho hình vẽ sau:

15 Bài tập Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh - góc - cạnh (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Điều kiện để ∆ABO = ∆NMO theo trường hợp cạnh – góc – cạnh là:

A. ABO^=NMO^;

B. AB = OM;

C. OB = OM;

D. AB = MN.

Đáp án đúng là: C

Vì ∆ABO = ∆NMO theo trường hợp cạnh – góc – cạnh nên điều kiện về cặp góc bằng nhau của hai tam giác là góc xen kẽ giữa hai cạnh.

Mà AOB^=MON^ (hai góc đối đỉnh)

Góc AOB xen kẽ giữa hai cạnh OA và OB, góc MON xen kẽ giữa hai cạnh OM và ON.

Mà OA = ON nên điều kiện còn thiếu trong trường hợp này là điều kiện về cạnh, đó là OB = OM.

Vậy ta chọn phương án C.

Câu 3. Cho hình vẽ sau:

15 Bài tập Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh - góc - cạnh (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Độ dài cạnh AC là:

A. 3 cm;

B. 4 cm;

C. 5 cm;

D. 6 cm.

Đáp án đúng là: C

Xét tam giác ABH và tam giác ACH có:

AH là cạnh chung,

AHB^=CHA^=90° (giả thiết),

BH = CH (giả thiết),

Do đó ∆ABH = ∆ACH (c.g.c)

Suy ra AB = AC (hai cạnh tương ứng)

Mà AB = 5 cm nên AC = 5 cm.

Vậy độ dài cạnh AC là 5 cm.

Câu 4. Cho ABC = MNP. D,E, Q, R lần lượt là trung điểm của BC,CANP,PM. Khẳng định nào sau đây là sai?

A. ∆ABD = ∆MNQ;

B. ∆CDE = ∆PQR;

C. ∆ADC = ∆MQP;

D. ∆ACD = ∆MQP.

Đáp án đúng là: D

15 Bài tập Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh - góc - cạnh (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

+) Vì ∆ABC = MNP (giả thiết)

Nên ta có:

• AC = MP, BC = NP, AB = MN (các cặp cạnh tương ứng)

• B^=N^,C^=P^ (các cặp góc tương ứng)

Mà AE=CE=12ACBD=CD=12BC,MR=RP=12MP,NQ=PQ=12NP

(E, D, R, Q lần lượt là trung điểm của CA, CB, MP, NP)

Suy ra AE = EC = MR = RP, BD = DC = NQ = QP

+) Xét ∆ABD và ∆MNQ có:

AB = MN (chứng minh trên),

B^=N^ (chứng minh trên),

BD = NQ (chứng minh trên)

Do đó ∆ABD = ∆MNQ (c.g.c)

Vậy A là đúng.

+) Xét ∆CDE và ∆PQR có:

CD = PQ (chứng minh trên),

C^=P^ (chứng minh trên),

CE = PR (chứng minh trên)

Do đó ∆CDE = ∆PQR (c.g.c)

Vậy B là đúng.

+) Xét ∆ADC và ∆MQP có:

AC = PM (chứng minh trên),

C^=P^ (chứng minh trên),

CD = PQ (chứng minh trên)

Do đó ∆ADC = ∆MQP(c.g.c).

Vậy C là đúng, D là sai.

Ta chọn phương án D.

Câu 5. Cho tam giác ABC có AB = AC = BC, phân giác BH và CK cắt nhau tại I. Cho các phát biểu sau:

(I) CK  AB;

(II) BH  CK ;

(III) BH  AC;

(IV) IBC^=ICB^

Số phát biểu đúng là:

A. 1;

B. 2;

C. 3;

D. 4.

Đáp án đúng là: C

15 Bài tập Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh - góc - cạnh (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Tam giác ABC có AB = AC = BC (giả thiết) nên là tam giác đều

Do đó A^=ABC^=ACB^

Vì CK là tia phân giác của ACB^ (giả thiết)

Nên ACK^=KCB^=12ACB^ (tính chất tia phân giác) (1)

Xét ∆ACK và ∆BCK có:

AC = BC (giả thiết),

ACK^=KCB^ (chứng minh trên),

CK là cạnh chung.

Do đó ∆ACK = ∆BCK (c.g.c)

Suy ra AKC^=BKC^ (hai góc tương ứng)

Mà AKC^+BKC^=180° (tính chất hai góc kề bù)

Nên AKC^=BKC^=180°2=90°

Do đó CK  AB. Nên (I) là phát biểu đúng.

Mà BH là tia phân giác của ABC^ (giả thiết)

Nên ABH^=HBC^=12ABC^ (tính chất tia phân giác) (2)

Xét ∆ABH và ∆CBH có:

AB = BC (giả thiết),

ABH^=HBC^ (chứng minh trên),

BH là cạnh chung

Do đó ∆ABH = ∆CBH (c.g.c)

Suy ra AHB^=CHB^ (hai góc tương ứng)

Mà AHB^+CHB^=180° (tính chất hai góc kề bù)

Nên AHB^=CHB^=180°2=90°

Do đó BH  AC.

Nên (II) là phát biểu sai và (III) là phát biểu đúng.

Từ (1) và (2) suy ra ABH^=HBC^=ACK^=KCB^.

Hay IBC^=ICB^

Nên (IV) là phát biểu đúng.

Vậy có 3 phát biểu đúng, ta chọn phương án C.

Câu 6. Cho tam giác MNP và tam giác DEF có: MN = DE, M^=E^. Điều kiện để ∆DEF = ∆NMP theo trường hợp cạnh – góc – cạnh là:

A. DF = NP;

B. FE = MP;

C. D^=N^;

D. F^=P^.

Đáp án đúng là: B

15 Bài tập Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh - góc - cạnh (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Vì ∆DEF = ∆NMP theo trường hợp cạnh – góc – cạnh nên điều kiện về cặp góc bằng nhau của hai tam giác là góc xen kẽ giữa hai cạnh.

Mà E^ là góc xen kẽ giữa hai cạnh ED và EF, M^ là góc xen kẽ giữa hai cạnh MN và MP.

Lại có ED = MN

Do đó điều kiện còn lại là điều kiện về cạnh, đó là FE = MP.

Ta chọn phương án B.

Câu 7. Cho hình vẽ sau:

15 Bài tập Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh - góc - cạnh (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. ∆ABC = ∆MNP;

B. ∆ABC = ∆DEF;

C. ∆MNP = ∆DEF;

D. ∆ABC = ∆MNP = ∆DEF.

Đáp án đúng là: A

Xét ∆ABC và ∆MNP có:

BA = MN (giả thiết),

B^=N^ (giả thiết),

CB = NP (giả thiết)

Do đó ∆ABC = ∆MNP (c.g.c)

Vậy ta chọn phương án A.

Câu 8. Cho tam giác HIK và tam giác DEG có IH = DE, H^=E^,HK = EG. Phát biểu nào sau đây là đúng:

A. ∆HIK = ∆EDG;

B. ∆HIK = ∆DGE;

C. ∆HIK = ∆DEG;

D. ∆HIK = ∆EGD.

Đáp án đúng là: A

15 Bài tập Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh - góc - cạnh (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Xét ∆HIK và ∆GED có:

IH = DE (giả thiết),

H^=E^ (giả thiết),

HK = EG (giả thiết)

Do đó ∆HIK = ∆EDG (c.g.c)

Vậy ta chọn phương án A.

Câu 9. Cho ∆ABC và ∆MNP có AB = NM, A^=M^=45°, AC = PM. Biết B^=70°, số đo góc P là:

A. 45°;

B. 50°;

C. 65°;

D. 70°.

Đáp án đúng là: C

15 Bài tập Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh - góc - cạnh (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Xét ∆ABC và ∆MNP có:

AB = NM (giả thiết),

A^=M^=45° (giả thiết),

AC = PM (giả thiết),

Do đó ∆ABC = ∆MNP (c.g.c)

Suy ra N^=B^=70° (hai góc tương ứng)

Xét ∆MNP có M^+N^+P^=180° (định lí tổng ba góc của tam giác)

Suy ra P^=180°-M^-N^

Do đó P^=180°-45°-70°=65°

Vậy P^=65°.

Câu 10. Qua trung điểm H của đoạn thẳng BC, kẻ đường thẳng vuông góc với BC, trên đường thẳng vuông góc đó lấy hai điểm A và I. Nối CA, AB, IB, IC. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất:

A. ∆ABH = ∆ACH;

B. ∆IBH = ∆ICH;

C. ∆BAI = ∆CAI;

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

15 Bài tập Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh - góc - cạnh (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Vì A nằm trên đường thẳng vuông góc với CB tại H nên ta có: AHB^=AHC^=90°

Vì I nằm trên đường thẳng vuông góc với CB tại H nên ta có: IHB^=IHC^=90°

+) Xét ∆ABH và ∆ACH có:

AHB^=AHC^(=90°) (chứng minh trên),

AH là cạnh chung,

BH = CH (do H là trung điểm của CB),

Suy ra ∆ABH = ∆ACH (hai cạnh góc vuông)

Do đó đáp án A đúng

Vì ∆ABH = ∆ACH (chứng minh trên)

Suy ra AB = AC (hai cạnh tương ứng) và BAH^=CAH^ (hai góc tương ứng)

+) Xét tam giác HCI và tam giác HBI có:

IHB^=IHC^=90° (chứng minh trên),

HI là cạnh chung,

BH = CH (do H là trung điểm của CB),

Suy ra ∆ICH = ∆IBH (hai cạnh góc vuông)

Do đó đáp án B đúng

+) Xét tam giác BAI và tam giác CAI có:

AB = AC (chứng minh trên),

BAI^=CAI^ (do BAH^=CAH^),

AI là cạnh chung

Suy ra ∆BAI = ∆CAI (c.g.c)

Do đó đáp án C đúng.

Vậy ta chọn đáp án D.

Câu 11. Cho hình vẽ dưới đây:

15 Bài tập Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh - góc - cạnh (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Số cặp tam giác bằng nhau theo trường hợp cạnh – góc – cạnh là:

A. 1;

B. 2;

C. 3;

D. 4.

Đáp án đúng là: C

+ Xét ∆MHI và ∆MKI có:

MIH^=MIK^(=90°)HI = KI, MI là cạnh chung

Do đó ∆MHI = ∆MKI (c.g.c)

+ Xét ∆HIN và ∆KIN có:

HIN^=KIN^(=90°)HI = KI, IN là cạnh chung

Do đó ∆HIN = ∆KIN (c.g.c)

Suy ra HNI^=KNI^ (hai góc tương ứng) và HN = KN (hai cạnh tương ứng)

+ Xét ∆MHN và ∆MKN có:

HN = KN (chứng minh trên);

HNM^=KNM^ (do HNI^=KNI^)

MN là cạnh chung

Do đó ∆MHN = ∆MKN (c.g.c)

Vậy có 3 cặp tam giác bằng nhau theo trường hợp cạnh – góc – cạnh.

Câu 12. Cho hình vuông ABCD, trên cạnh AD lấy điểm E, trên cạnh DC lấy điểm F và trên cạnh BC lấy điểm G sao cho AE = DF = CG. Số đo góc GFE là:

A. 45°;

B. 90°;

C. 60°;

D. 100°.

Đáp án đúng là: B

15 Bài tập Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh - góc - cạnh (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Vì ABCD là hình vuông (giả thiết) nên AD = CD (tính chất hình vuông)

Do đó AE + ED = CF + FD

Mà AE = FD (giả thiết) nên ED = CF.

Xét FED và GFC có:

FD = CG (giả thiết),

D^=C^(=90°tính chất hình vuông),

ED = CF (chứng minh trên)

Do đó FED = GFC (hai cạnh góc vuông)

Suy ra FED^=CFG^ (hai góc tương ứng)

Mà FED^+DFE^=90° (trong tam giác FDE vuông tại D, hai góc nhọn phụ nhau)

Do đó GFC^+DFE^=90°

Mặt khác GFC^+DFE^+GFE^=180°

Suy ra GFE^=180°-GFC^+DFE^=180°-90°=90°

Vậy GFE^=90°

Câu 13. Cho góc xOy tù , gọi Oz là tia phân giác của góc xOy. Trên tia Ox lấy điểm M, trên tia Oy lấy điểm N sao cho OM = ON. Trên tia đối của tia Oz lấy điểm I tuỳ ý. Chọn phát biểu đúng nhất:

A. MOI^=NOI^;

B. IM = IN;

C. IO là tia phân giác của MIN^;

D. Cả A, B, C đểu đúng.

Đáp án đúng là: D

15 Bài tập Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh - góc - cạnh (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Vì tia Oz là tia phân giác của góc xOy nên xOz^=yOz^ (tính chất tia phân giác của một góc)

Mà xOz^+xOI^=180° (tính chất hai góc kề bù) và yOz^+yOI^=180° (tính chất hai góc kề bù)

Do đó xOI^=yOI^ hay MOI^=NOI^

Xét MOI và NOI có:

OM = ON (giả thiết),

MOI^=NOI^ (chứng minh trên),

OI là cạnh chung

Do đó MOI = NOI (c.g.c)

Suy ra IM = IN (hai cạnh tương ứng) và MIO^=NIO^ (hai góc tương ứng)

Vì MIO^=NIO^ nên tia IO là tia phân giác của MIN^

Vậy ta chọn phương án D.

Câu 14. Cho hình vẽ sau:

15 Bài tập Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh - góc - cạnh (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Biết AMD^=100°Số đo góc AMN là:

A. 100°;

B. 80°;

C. 65°;

D. 50°.

Đáp án đúng là: D

Xét ABM và DCM có:

B^=C^(= 90°),

BM = CM (giả thiết),

AB = CD (giả thiết)

Do đó ABM = DCM (hai cạnh góc vuông)

Suy ra MA = MD (hai cạnh tương ứng)

Xét ANM và DNM có:

AM = DM (chứng minh trên),

ANM^=DNM^ (= 90°),

MN là cạnh chung

Do đó ANM = DNM (cạnh huyền – cạnh góc vuông)

Suy ra AMN^=DMN^ (hai góc tương ứng)

Mà AMN^+DMN^=DMA^,DMA^=100° (giả thiết)

Nên AMN^=DMN^=100°2=50°.

Vậy đo góc AMN là 50°.

Câu 15. Cho hình vẽ sau:

15 Bài tập Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh - góc - cạnh (có đáp án) | Cánh diều Trắc nghiệm Toán 7

Số đo góc AKC là:

A. 100°;

B. 90°;

C. 80°;

D. 70°.

Đáp án đúng là: B

Xét EMC và DMB có:

ME = MD (giả thiết),

EMC^=DMB^ (hai góc đối đỉnh),

MB = MC (giả thiết)

Do đó EMC = DMB (c.g.c)

Suy ra CEM^=BDM^ (hai góc tương ứng)

Lại có CEM^=AEK^ (hai góc đối đỉnh)

Nên AEK^=BDM^=BDA^

Mà hai góc AEK^ và BDA^ ở vị trí đồng vị

Suy ra KE // BD

Do đó AKE^=ABD^ (hai góc đồng vị)

Mà ABD^=90° nên AKE^=90°

Vậy AKC^=90°.

1 98 lượt xem