Lý thuyết Bài tập về chuyển động ném ngang

1 109 lượt xem


- Áp dụng các công thức trong chuyển động ném ngang

+ Công thức tính thời gian vật rơi: \(t = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} \)

+ Công thức tính tầm ném xa: \(L = {v_0}\sqrt {\frac{{2h}}{g}} \)

+ Công thức tính vận tốc của vật tại điểm bất kì trên quỹ đạo chuyển động:

\(v = \sqrt {v_0^2 + {{(gt)}^2}} \)

+ Lưu ý: khi vật bắt đầu chạm đất thì t chính là thời gian rơi của vật, do đó ta tính được vận tốc của vật khi bắt đầu chạm đất là \(v = \sqrt {v_0^2 + {{(gt)}^2}}  = \sqrt {v_0^2 + 2gh} \)

Ví dụ 1: Một diễn viên đóng thế phải thực hiện một pha hành động khi điều khiển chiếc mô tô nhảy khỏi vách đá cao 50 m. Xe máy phải rời khỏi vách đá với tốc độ bao nhiêu để tiếp đất tại vị trí cách chân vách đá 90 m. Lấy g = 9,8 m/s2, bỏ qua lực cản của không khí và xem chuyển động của mô tô khi rời vách đá là chuyển động ném ngang.

A. \[{v_0} = 11,7\,m/s\].

B. \[{v_0} = 28,2\,m/s\].

C. \[{v_0} = 56,3\,m/s\].

D. \[{v_0} = 23,3\,m/s\].

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Xe chuyển động như vật ném ngang, tầm xa của xe:

\[L = {v_0}\sqrt {\frac{{2h}}{g}} \]

Xe máy phải rời khỏi vách đá với tốc độ:

\[{v_0} = L.\sqrt {\frac{g}{{2h}}}  = 90.\sqrt {\frac{{9,8}}{{2.50}}}  \approx 28,2m/s\]

Ví dụ 2: Một chiếc máy bay muốn thả hàng tiếp tế cho những người leo núi đang bị cô lập. Máy bay đang bay ở độ cao 235 m so với vị trí đứng của người leo núi với tốc độ 250 km/h theo phương ngang (Hình 9.4). Máy bay phải thả hàng tiếp tế ở vị trí cách những người leo núi bao xa để họ có thể nhận được hàng? Lấy g = 9,8 m/s2 và bỏ qua lực cản không khí.

A. 235 m.

B. 470 m.

C. 480,9 m.

D. 21,7 m.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Để người nhận được hàng tiếp tế, máy bay phải thả hàng ở vị trí cách người một khoảng:

\[L = {v_0}\sqrt {\frac{{2h}}{g}}  = \frac{{250}}{{3,6}}.\sqrt {\frac{{2.235}}{{9,8}}}  \approx 480,9m\]

1 109 lượt xem