TOP 10 bài Nghị luận về một vấn đề đời sống (HAY NHẤT 2024)

Nghị luận về một vấn đề đời sống Ngữ văn 8 Kết nối tri thức gồm 10 bài văn mẫu hay nhất năm 2024 giúp học sinh viết bài tập làm văn 8 hiệu quả hơn.

1 123 lượt xem


Nghị luận về một vấn đề đời sống

Đề bài: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước)

Dàn ý Bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

a. Mở bài

Nêu vấn đề đời sống và ý kiến riêng của người viết về vấn đề đó.

b. Thân bài

Lập luận làm sáng rõ ý kiến và thuyết phục người đọc.

- Vì sao lại có ý kiến như vậy? (Lí lẽ, bằng chứng)

- Ý kiến đó đúng đắn như thế nào? (Lí lẽ, bằng chứng)

- Liên hệ, mở rộng vấn đề (Lí lẽ, bằng chứng)

c. Kết bài

Những nhận thức và hành động người đọc cần hướng tới.

loading...

Nghị luận về một vấn đề đời sống (mẫu 1)

Việt Nam là một dân tộc có truyền thống chống giặc ngoại xâm. Nhiều thế hệ đã hy sinh để giành lại và bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc. Chính vì vậy, chủ quyền của quốc gia, dân tộc là những gì thiêng liêng và cao quý nhất.

Chủ quyền dân tộc được hiểu là quyền làm chủ tuyệt đối của một quốc gia trên lãnh thổ của mình. Mỗi nước có toàn quyền quyết định mọi việc từ kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, văn hóa xã hội… mà các quốc gia khác không được xâm phạm lãnh thổ và can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác. Bảo vệ chủ quyền dân tộc là bảo vệ quyền làm chủ quyền độc lập của dân tộc. Đây là nhiệm vụ thiêng liêng mà cha ông ta đã không tiếc máu xương của mình để giữ gìn từ bao đời nay. Và chúng ta có quyền tự hào về truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

Từ xưa đến nay, giữ vững chủ quyền dân tộc luôn là khát vọng của nhân loại nói chung và của dân tộc ta nói riêng. Vì nó chính là niềm tự hào về lịch sử dân tộc, cũng như là mong muốn xây dựng một nền hòa bình vĩnh viễn về sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc luôn luôn khát vọng về tự chủ tự cường mà lịch sử dân tộc chính là bằng chứng sống cho chân lí khát vọng chủ quyền dân tộc ấy. Từ xưa, các bậc anh hùng đã đứng lên lãnh đạo, nhân dân cùng nhau đoàn kết để bại kẻ thù xâm lược.

Bên cạnh những con người luôn ý thức về giữ gìn chủ quyền dân tộc còn có một bộ phận nhỏ trong đời sống thờ ơ, vô cảm với thời cuộc không có trách nhiệm đối với đất nước, bản lĩnh chính trị yếu kém, dễ dàng bị xúi giục, kích động a dua theo đám đông làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia dân tộc. Nhiều nhà máy xả rác thải ra những dòng sông gây nguy hại đến môi trường sống. Nhiều người đã lan truyền những tin tức vô căn cứ về tình hình biển đảo của đất nước… Những hành vi đó đã vô tình làm xấu hình ảnh đất nước Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.

Như vậy, chủ quyền dân tộc là vấn đề thiêng liêng cao quý, là khát vọng ngàn đời của cha ông mà mỗi con cháu đều có trách nhiệm phải giữ gìn. Mỗi người dân hãy nâng cao ý thức trách nhiệm lòng tự hào dân tộc để bảo vệ quyền bất khả xâm phạm của dân tộc ta. Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng tôi luôn ý thức tu dưỡng phẩm chất đạo đức tích lũy tri thức để đóng góp cả vật chất lẫn tinh thần cho công cuộc giữ vững chủ quyền dân tộc. Cũng như tích cực tham gia các hoạt động tri ân các gia đình các thương binh liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Chủ quyền dân tộc chính là một điều bất khả xâm phạm. Đó cũng là điều mà mọi quốc gia trên thế giới đều cần ý thức bảo vệ và giữ gìn.

Nghị luận về một vấn đề đời sống (mẫu 2)

Trong xã hội hiện đại, khi mà chủ nghĩa cá nhân đang lên ngôi. Thì những vấn đề về sống có ý thức cộng đồng thực sự khiến mỗi người chúng ta phải suy nghĩ.

Trước hết, ý thức là một khái niệm khá trừu tượng và chỉ có ở con người. Hiểu một cách đơn giản, ý thức là sự nhận thức trực tiếp tức thời về hoạt động tâm lý của bản thân; sự nhận thức rõ ràng về việc mình đang làm, đang nghĩ. Có hai loại ý thức là ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng. Ý thức cá nhân thiên về những suy nghĩ của riêng từng người, phân biệt giữa người này với người khác. Còn ý thức cộng đồng là phần nhận thức về các giá trị chung, theo chuẩn mực đạo đức, mà mọi người có trách nhiệm tuân thủ, hướng đến một xã hội văn minh tốt đẹp. Ý thức cộng đồng chính là thước đo đánh giá đạo đức, phẩm chất của một con người. Người có ý thức cộng đồng cao sẽ gây được thiện cảm cho những người xung quanh thông qua những hành động đẹp, từ đó có được lòng tin và niềm yêu thương của mọi người.

Vậy biểu hiện của một con người sống có ý thức cộng đồng là gì? Một người sống có ý thức cộng đồng trước hết phải thực hiện tốt những quy định chung của cộng đồng (cơ quan, tổ chức hay rộng hơn là cả một đất nước). Đồng thời luôn giữ được thái độ tôn trọng và yêu mến, đối xử bình đẳng với mọi người xung quanh. Cùng với đó là tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên. Sống trong một tập thể, mỗi người nên hạ thấp cái tôi cá nhân, hòa nhập với mọi người xung quanh bằng lòng chân thành và thấu hiểu. Nhưng không phải là không dám khẳng định chính kiến của bản thân. Hòa nhập nhưng vẫn giữ được bản sắc cá nhân.

Trong xã hội hiện đại, việc có ý thức cộng đồng sẽ thể hiện đạo đức của bạn. Đa số mọi người dân đều có ý thức cộng đồng, ví dụ như thực hiện đúng luật giao thông, vứt rác đúng nơi quy định, không gây mất trật tự nơi công cộng. Chưa bao giờ chúng ta hiểu rõ về ý thức cộng đồng như những ngày đất nước phải chiến đấu với đại dịch Covid - 19 vừa qua. Từ những người gian dối trong việc khai báo về bệnh dịch đến những người trốn cách ly. Từ những người lợi dụng sự hoang mang của người dân để tăng giá các mặt hàng nhu yếu phẩm đến những người tung tin giả về “giải cứu” sầu riêng, tôm hùm hay việc Hà Nội phun thuốc khử trùng từ trên cao. Hoặc trường hợp bệnh nhân số 17 đi qua ba nước Anh, Ý, Pháp nhưng khi nhập cảnh ở sân bay Nội Bài đã khai báo ý tế gian dối, để rồi kéo theo cả cộng đồng từ những lãnh đạo cấp cao đến người dân phải bước sang một giai đoạn mới. Mỗi ngày qua đi là những ca mắc mới liên tiếp. Tất cả những hành vi trên đều thể hiện sự thiếu ý thức cộng đồng của một số bộ phận người dân.

Đối với mỗi học sinh là thế hệ tương lai của đất nước, với trọng trách xây dựng xã hội ngày một tốt đẹp hơn thì cần phải có ý thức cộng đồng. Điều đó đến từ những hành động rất nhỏ như quyên góp ủng hộ người nghèo, giữ gìn vệ sinh trường lớp, giúp đỡ bạn bè trong học tập. Hay như trong giai đoạn được nghỉ học vì dịch bệnh, có nhiều em học sinh tuy còn nhỏ nhưng đã làm được những điều thật ý nghĩa. Câu chuyện về một em nhỏ cùng mẹ làm ra những chiếc bánh rồi đem bán. Toàn bộ số tiền đó, em đã mua khẩu trang ủng hộ cho các bác sĩ nơi tuyến đầu chống dich. Những bức tranh vẽ của các em học sinh về những chiến sĩ công an bộ đội các y bác sĩ với như một lời tri ân. Chỉ với những hành động nhỏ nhưng cũng để lại ý nghĩa to lớn cho xã hội, giống như câu nói của Bác Hồ: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình ”.

Tóm lại, ý thức cộng đồng chỉ có được khi chúng ta chịu buông bỏ cái tôi của bản thân, hòa nhập với mọi người xung quanh bằng lòng nhiệt tình. Và nếu sống có ý thức cộng đồng, mỗi người sẽ trở nên tốt đẹp hơn.

Nghị luận về một vấn đề đời sống (mẫu 3)

Con người là một phần của cộng đồng, đất nước. Bởi vậy, việc xây dựng ý thức cộng đồng là một điều vô cùng quan trọng không chỉ trong quá khứ mà đặc biệt trong cuộc sống hiện nay khi mà tiếng nói cá nhân đang ngày càng chiếm ưu thế.

Trước hết, ý thức là sự nhận thức trực tiếp tức thời về hoạt động tâm lý của bản thân; sự nhận thức rõ ràng về việc mình đang làm, đang nghĩ. Có hai loại ý thức là ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng. Ý thức cá nhân sẽ thiên về những suy nghĩ của bản thân mỗi người, giữa mỗi người là khác nhau. Còn ý thức cộng đồng là phần nhận thức về các giá trị chung theo chuẩn mực đạo đức, mà mọi người có trách nhiệm tuân thủ, hướng đến một xã hội văn minh tốt đẹp. Ý thức cộng đồng chính là thước đo đánh giá đạo đức, phẩm chất của một con người. Đối với những người sống có ý thức thì họ sẽ được mọi người xung quanh tin tưởng và yêu mến.

Biểu hiện của ý thức cộng đồng là qua cách sống và cách hành động có trách nhiệm của mỗi người. Đầu tiên, khi một người biết tuân thủ những quy định của các cơ quan tổ chức hay hiến pháp pháp luật của nhà nước thì họ đang ý thức được trách nhiệm với cộng đồng mình đang sống. Với những người xung quanh, chúng ta cần có sự tôn trọng và niềm yêu thương chân thành. Với môi trường tự nhiên cũng cần phải có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn. Những hành động và việc làm của người có ý thức sẽ luôn hướng đến lợi ích chung của cả cộng đồng.

Xã hội hiện đại, con người dường như thiên về lối sống vị kỉ nhiều hơn là sống vì cộng đồng. Chính vì vậy, có không ít những trường hợp thiếu đi trách nhiệm với cộng đồng. Nhiều hành vi mà mỗi ngày chúng ta đều có thể bắt gặp như vứt rác không đúng nơi quy định, chen lấn xô đẩy khi mua hàng, không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy,… đều là những hành vi thiếu đi ý thức cộng đồng. Trong đại dịch Covid-19 vừa qua, các hành vi ấy xuất hiện càng nhiều. Đó có thể là hành vi trốn cách ly của cô gái nọ rồi thản nhiên đăng lên mạng nói về việc đó như một niềm tự hào. Hay hành vi thu gom khẩu trang đã qua sử dụng để tái chế lại và bán cho các cơ sở y tế. Cả hành vi tung tin giả về dịch bệnh đã khiến cho nhiều người dân hoang mang sợ hãi. Tất cả những hành vi này đều gây nguy hại nghiêm trọng cho những người xung quanh.

Như vậy, mỗi người hãy sống có thức để cộng đồng, đất nước ngày càng trở nên văn minh, hiện đại hơn.

Nghị luận về một vấn đề đời sống (mẫu 4)

Vai trò, trách nhiệm của thế hệ trẻ ngay nay với tương lai đất nước

Trong cuộc sống hằng ngày, ai cũng biết rằng tuổi trẻ là một thành phần, yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến tương lai đất nước, vì thế mà Bác đã căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước đến đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần ở công học tập của các em”. Chúng ta cùng tìm hiểu vai trò, trách nhiệm của thế hệ trẻ ngay nay với tương lai đất nước dân tộc.

Tuổi trẻ là những công dân ở lứa thành niên, thanh niên… là thế hệ măng đã sắp thành tre, là người đã đủ điều kiện, đủ ý thức để nhận biết vai trò của mình đối với bản thân, xã hội. Tuổi trẻ của mỗi thời đại là niềm tự hào dân tộc, là lớp người tiên phong trong công cuộc xây dựng, đổi mới, phát triển đất nước.

Tương lai đất nước là vận mệnh, là số phận của đất nước mà mỗi công dân sẽ góp phần xây dựng, phát triển, trong đó quan trọng nhất là thế hệ trẻ.

Thế kỉ 21, thế kỉ của sự phát triển, không ngừng nâng cao trình độ văn hoá kinh tế, đất nước. Để có thể bắt kịp đà phát triển của những nước lớn mạnh thì đòi hỏi sự chung sức đồng lòng của tất cả mọi người mà lực lượng chủ yếu là tuổi trẻ. Bởi đó là lực lượng nòng cốt, là chủ nhân tương lai, là nhân vật chính góp phần tạo nên cái thế, cái dáng đứng cho non sông Tổ quốc.

Tuổi trẻ hôm nay là tôi, là bạn, là những anh chị đang có mặt trên giảng đường đại học, đang hoạt động bằng cả tâm huyết để cống hiến sức trẻ với những đam mê cùng lòng nhiệt tình bốc lửa. Tuổi trẻ tốt thì xã hội tốt, còn xã hội tốt sẽ tạo điều kiện cho tầng lớp trẻ phát triển toàn diện, sinh ra những người con có ích cho đất nước, đó là điều tất yếu, hiển nhiên mà ai cũng biết.

Mỗi người chúng ta cũng đi qua thời tuổi trẻ - tuổi của sức mạnh phi thường, của cái tuổi không chịu khuất phục trước khó khăn và sẵn sàng hi sinh vì nghĩa lớn. Sức mạnh vô song của tuổi trẻ “sông kia phải chuyển, núi kia phải dời”. Chúng ta chỉ có một lần trong đời là tuổi trẻ vì vậy cần phải nắm bắt, cần đóng góp sức lực cho đất nước.

Việc xây dựng đất nước là trách nhiệm của mọi người, mọi công dân chứ không phải của riêng ai. Nhưng với số lượng đông đảo hàng chục triệu người thì lẽ nào tuổi trẻ lại không thể xây dựng đất nước. Chẳng lẽ chúng ta để cho những cụ già đi khuân vác, lao động nặng, những phụ nữ phải ngày đêm làm việc trong các nhà xưởng đầy khói bụi, những trẻ em phải phụ giúp gia đình ngay còn nhỏ mà “quên” đi việc học hành, lúc đó chúng ta sẽ “làm” gì? Chẳng lẽ ngồi không như một “người bị liệt”. Vì vậy chúng ta phải cố gắng xây dựng đất nước như lời dặn của Bác: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, thì Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Sinh ra ở đời ai cũng khao khát được sống hạnh phúc, sung sướng. Mỗi người luôn tìm cho mình một lẽ sống hay nói đúng hơn là lý tưởng sống. Là chủ nhân tương lai thì chúng ta phải xác định cho mình lý tưởng sống phù hợp, đúng đắn. Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá như hiện nay thì tuổi trẻ chúng ta lại đứng trước một câu hỏi lớn: “Sống như thế nào là đúng đắn là có ích cho xã hội?”. Vì lý tưởng sống của chúng ta là động lực thúc đẩy đất nước phát triển.

Và thời nào cũng vậy, thế hệ trẻ luôn là lực lượng tiên phong, xông pha vào những nơi gian khổ mà không ngại khó. Điều đó đã được thể hiện rất rõ trong thời kì kháng chiến. Những người con đất nước như: Kim Đồng, Võ Thị Sáu, Lê Văn Tám… đã hiến dâng cả tuổi trẻ của mình cho Tổ quốc. Đây là những thanh niên của hơn 40 năm trước còn lớp thanh niên ngày nay thì sao?

Vâng. Cách bạn ạ! Chúng ta nên biết một điều: những thế hệ trước đã dâng hiến xương máu để ngày sau độc lập thì chúng ta phải biết “cùng nhau giữ nước” và nối tiếp, kế thừa truyền thống cao đẹp đó. Và một điều quan trọng là các bạn đừng nghĩ đó là nghĩa vụ để rồi miễn cưỡng thực hiện. Chúng ta phải hiểu rằng: được sinh ra là một hạnh phúc và sống tự do, no đủ là một món quà quý báu, vô giá mà quê hương xã hội đã ban tặng. Hạnh phúc không tự nhiên mà có mà đó xương máu, tâm huyết của biết bao người con của đất nước. Mỗi thời đại, mỗi hoàn cảnh lịch sử mà thanh niên nuôi dưỡng những ước vọng, suy nghĩ riêng. Chúng ta không được bác bỏ, phủ nhận quá khứ hay công sức của những anh hùng dân tộc. Đơn giản là vì mỗi thế hệ đều có sứ mệnh riêng, nhận thức riêng mà chúng ta không nên so bì, tính toán. Vì vậy: “Không có chuyện lớp trẻ ngày nay quay lưng với quá khứ” (như tổng bí thư Đỗ Mười nói).

Nhưng tuổi trẻ chúng ta có điều kiện gì để xây dựng đất nước? Vâng, đó chính là học tập. Nói đến tuổi trẻ hôm nay là nói đến việc học hành... Trong cuộc sống ta gặp không ít trường hợp xem việc học là việc khổ sai chỉ do cha mẹ, thầy cô thúc ép, chứ không ham học. Họ xem đi học như một hình thức giải khuây cho vui nên không cần học tập, coi học tập là một nỗi nhọc nhằn. Có người lại coi việc học là để ứng phó với đời, để không xấu hổ với mọi người, để có “bằng cấp” mà hãnh diện với đời, dù đó chỉ là “hàng giả” mà thực lực không làm được. Chúng chẳng những không đưa nước ta “sánh kịp với cường quốc năm châu” mà còn đưa nước ta về lạc hậu, lụi bại.

Cách duy nhất là phải học chân chính, học bằng khả năng của mình. Bước vào thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì ai nắm được tri thức thì mới có thể xây dựng đất nước, lèo lái chiếc thuyền số phận của non sông Tổ quốc. Và nhiệm vụ của chúng ta phải học, học nữa, học mãi. Nhà nước phải tạo mọi điều kiện để chúng ta dễ dàng tiếp cận tri thức thì tương lai dân tộc mới xán lạn, lấp lánh hào quang.

Tóm lại, tuổi trẻ là người sẽ quyết định tương lai đất nước sau này. Tuổi trẻ nước ta đầy rẫy nhân tài sẽ góp phần cho dáng hình xứ sở. Ngay từ hôm nay, tôi, bạn và tất cả mọi người phải cố gắng học tập để sau này có thể giúp nước ta tiến nhanh trên con đường xây dựng và phát triển nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh.

Nghị luận về một vấn đề đời sống (mẫu 5)

Con người sinh ra luôn được đặt trong mối quan hệ với cộng đồng, dân tộc. Ý thức cộng đồng là một điều cần thiết đối với mỗi người trong bối cảnh thời đại hiện nay.

Đầu tiên, chúng ta cần hiểu được khái niệm “ý thức” là sự nhận thức trực tiếp tức thời về hoạt động tâm lý của bản thân; sự nhận thức rõ ràng về việc mình đang làm, đang nghĩ. Ý thức gồm ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng. Ý thức cá nhân sẽ thiên về những suy nghĩ của bản thân mỗi người, giữa mỗi người là khác nhau. Còn ý thức cộng đồng là phần nhận thức về các giá trị chung theo chuẩn mực đạo đức, mà mọi người có trách nhiệm tuân thủ, hướng đến một xã hội văn minh tốt đẹp. Ý thức cộng đồng chính là thước đo đánh giá đạo đức, phẩm chất của một con người.

Về biểu hiện, ý thức cộng đồng thể hiện qua suy nghĩ, hành động của mỗi cá nhân. Con người cần hiểu được trách nhiệm của bản thân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ cộng đồng, dân tộc. Chúng ta cần tuân thủ những quy định của các cơ quan tổ chức hay hiến pháp pháp luật. Mỗi người cũng cần có sự tôn trọng và niềm yêu thương với mọi người xung quanh. Những hành động và việc làm của người có ý thức sẽ luôn hướng đến lợi ích chung của cả cộng đồng.

Trong xã hội ngày nay, nhiều người có lối sống ích kỉ, chỉ nghĩa đến bản thân. Họ đề cao cái tôi cá nhân quá mức mà quên đi trách nhiệm với cộng đồng. Những hành vi gây ảnh hưởng đến đất nước đều đáng lên án và phê phán. Là một công dân, chúng ta cần nêu cao ý thức cộng đồng.

Chúng ta cần sống có thức để cộng đồng để xây dựng một đất nước ngày càng trở nên văn minh, hiện đại hơn.

Nghị luận về một vấn đề đời sống (mẫu 6)

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, con người phải đối mặt với nhiều hiểm họa. Từ đó, chúng ta cần ý thức được trách nhiệm của bản thân trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước.

Cuộc sống này có biết bao nhiêu nguy hiểm đang rình rập. Mỗi ngày trôi qua, con người phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Không chỉ của riêng mình mà còn là khó khăn của quốc gia, dân tộc. Các cuộc tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ. Những căn bệnh hiểm nghèo vẫn chưa thể chữa khỏi. Vấn đề ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu hay thiên tai, dịch bệnh. Ngày trong cuộc sống hàng ngày, con người cũng luôn tìm cách hãm hại nhau.

Thật vậy, thế giới thực sự đầy những khó khăn, nguy hiểm. Con người phải biết tự nhận thức được điều đó và luôn học cách thích nghi, đương đầu với mọi thứ. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta mất đi niềm tin, hy vọng vào một cuộc sống bình yên tốt đẹp hơn trong tương lai. Nó đến từ sự cố gắng của từng con người cũng như toàn xã hội. Mà trước hết là từ sự cố gắng của bộ máy chính trị, những người đứng đầu đất nước đang có những chính sách giải quyết đúng đắn hợp lý. Bản thân mỗi người cũng cần ý thức được trách nhiệm của bản thân trong vấn đề cộng đồng, xã hội.

Là một công dân của đất nước Việt Nam - một dân tộc yêu hòa bình, luôn vươn tới những giá trị nhân văn cao đẹp, thế hệ học sinh chúng tôi luôn tự nhủ phải không ngừng học tập phấn đấu để nâng cao cả tri thức và lẫn điều kiện vật chất góp công sức nhỏ bé vào việc đấu tranh ngăn chặn những hiểm họa đe dọa con người. Đồng thời giúp thế giới có được những triển vọng tốt đẹp ở tương lai.

Mỗi người dân hãy có ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng, đất nước. Có vậy, thế giới mới ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

loading...

Nghị luận về một vấn đề đời sống (mẫu 7)

Ông cha ta có câu:

“Kim vàng, ai nỡ uốn câu
Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời”

Mối quan hệ của con người được xây dựng dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau. Trong một cộng đồng hay quốc gia, chúng ta càng cần phải ý thức được điều đó.

Tôn trọng mọi người là sự hành xử đúng mực, biết coi trọng danh dự, nhân phẩm và quyền lợi của mỗi người trong xã hội. Đồng thời phải biết sống hòa hợp và yêu thương, chia sẻ với người khác. Sống tôn trọng người khác là đối xử một cách công bằng với tất cả mọi người. Không phân biệt địa vị giàu sang, không phân biệt màu da sắc tộc. Cách sống như vậy sẽ thể hiện bạn là một con người văn minh.

Sống tôn trọng người khác đem lại cho bạn những điều tốt đẹp. Khi biết tôn trọng mọi người thì bản thân cũng nhận lại được sự tôn trọng của họ. Chúng ta sống biết tôn trọng tức là chúng ta là người có văn hóa, có lòng tự trọng và giàu lòng trắc ẩn. Sống trong một tập thể, nếu biết tôn trọng những người xung quanh sẽ làm cho mối quan hệ đó trở nên tốt đẹp hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho công việc và cuộc sống. Và những người biết tôn trọng người khác sẽ luôn khiến cho mọi người tin tưởng, yêu thương.

Con người biết tôn trọng đến từ thái độ và lời nói. Họ luôn cư xử với mọi người một cách bình đẳng mà không phân biệt bất cứ điều gì. Tôn trọng người khác với lời nói là luôn giữ đúng chuẩn mực đạo đức. Khi gặp người lớn tuổi thì chào hỏi lễ phép, khi nói chuyện ở nơi công cộng thì nhẹ nhàng, lịch sử. Khi người khác mắc lỗi thì không nên cáu gắt quát mắng mà cần nhẹ nhàng giảng giải, chia sẻ. Cùng với đó, hành động của họ cũng sẽ tỏ ra mình là người biết tôn trọng người khác. Cư xử đúng phép tắc cũng là một cách thể hiện sự tôn trọng người khác. Lễ phép chào hỏi khi gặp người lớn tuổi. Giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn với lòng nhiệt tình và sự chân thành chứ không vụ lợi cho bản thân. Khi ở những nơi công cộng như công viên, cơ quan nhà nước hay công ty luôn biết tôn trọng những quy định chung.

Trái ngược với những hành vi trên, những hành vi thiếu tôn trọng diễn ra ngày càng nhiều trong xã hội. Trong gia đình, chỉ vì không có sự tôn trọng lẫn nhau mà những người vợ trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình. Nỗi đau của họ phải trải qua không chỉ là về thể xác mà còn là những dư chấn về tinh thần. Trong công ty, chỉ vì lợi ích cá nhân, hoặc sự thù ghét mà đồng nghiệp có thể nói xấu, lợi dụng lẫn nhau. Không ít người giàu có tỏ ra coi thường những người nghèo khó, coi họ là một món đồ để tiêu khiển. Những hành động đó đều xuất phát từ sự thiếu tôn trọng giữa người với người.

Đất nước có trở nên văn minh phần lớn phụ thuộc vào đạo đức và nhân phẩm của mỗi người. Nếu con người chúng ta biết tôn trọng lẫn nhau thì xã hội sẽ ngày càng phát triển và tốt đẹp hơn.

Nghị luận về một vấn đề đời sống (mẫu 8)

Vấn đề chủ quyền dân tộc là một vấn đề quan trọng, nóng hổi đối với mỗi quốc gia.

Chủ quyền dân tộc được hiểu là quyền làm chủ tuyệt đối của một quốc gia trên lãnh thổ của mình. Mỗi nước có toàn quyền quyết định mọi việc từ kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, văn hóa xã hội,… mà các quốc gia khác không được xâm phạm lãnh thổ và can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác. Công dân có trách nhiệm trong việc bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ của dân tộc.

Trong lịch sử của dân tộc từ xưa đến nay, chúng ta đã phải đấu tranh chống lại biết bao kẻ thù xâm lược. Hơn bốn nghìn năm Bắc thuộc, đất nước ta chưa kịp chuyển mình đã rơi vào vòng nô lệ của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ. Nhưng quan trọng nhất trong những giai đoạn lịch sử ấy, toàn thể nhân dân luôn trên dưới một lòng chống lại kẻ thù để giành lại tự do, độc lập cho dân tộc.

Tuy nhiên, cũng có không ít người vì lợi ích cá nhân mà đánh đổi lợi ích quốc gia dân tộc. Những kẻ bán nước cầu vinh, những phần tử phản cách mạng… Tuy chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh” nhưng nếu không xử lý và kịp thời khắc phục sẽ gây ảnh hưởng đến lợi ích của đất nước. Học sinh - thế hệ tương lai của đất nước phải tự ý thức trách nhiệm của bản thân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Việc làm quan trọng nhất là cố gắng học tập và rèn luyện tốt để trở thành một chủ nhân giàu tiềm năng kiến thiết đất nước cường thịnh “sáng vai với các cường quốc năm châu”. Đồng thời, chúng ta cũng cần tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện như thăm hỏi gia đình thương binh liệt sĩ, giúp đỡ những bà mẹ Việt Nam anh hùng, ủng hộ cho nạn nhân chất độc màu gia cam. Hay các hoạt động thuyết trình về vấn đề nền bảo vệ hòa bình thế giới, chủ quyền biển đảo, quyền lợi dân tộc…

Lời khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản Tuyên ngôn Độc lập vẫn còn nguyên giá trị nhắc nhở mỗi người về trách nhiệm cao cả đó: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy!”.

Nghị luận về một vấn đề đời sống (mẫu 9)

Từ xưa đến nay, chủ quyền dân tộc luôn là vấn đề “nóng” của thế giới. Đặc biệt với dân tộc Việt Nam đã từng gánh chịu hàng nghìn năm dưới ách cai trị của phong kiến phương Bắc hay thực dân Pháp, đế quốc Mỹ thì vấn đề này lại càng trở nên quan trọng hơn.

Đầu tiên, chủ quyền dân tộc được hiểu là quyền làm chủ tuyệt đối của một quốc gia trên lãnh thổ của mình. Mỗi nước có toàn quyền quyết định mọi việc từ kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, văn hóa xã hội mà các quốc gia khác không được xâm phạm lãnh thổ và can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác. Vì vậy, việc bảo vệ chủ quyền dân tộc là bảo vệ quyền làm chủ, quyền độc lập của dân tộc. Mỗi quốc gia có thể sử dụng toàn bộ lực lượng quân đội an ninh, sử dụng mọi biện pháp để chống lại mọi hành vi xâm phạm phá hoại chủ quyền quốc gia; từ đó giữ gìn toàn vẹn chủ quyền dân tộc đối với lãnh thổ quốc gia.

Khi bàn về vấn đề bảo vệ chủ quyền dân tộc, có ý kiến cho rằng đó chỉ là vấn đề của Đảng và Nhà nước, có ý kiến lại cho rằng đó là vấn đề của thế hệ trẻ - chủ nhân dựng xây đất nước. Cả hai ý kiến này đều đúng nhưng chưa đủ. Vì việc bảo vệ chủ quyền dân tộc là trách nhiệm của người dân Việt Nam chứ không phải của riêng Đảng và Nhà nước hay riêng một thế hệ nào. Mỗi công dân đều phải ý thức trách nhiệm gìn giữ chủ quyền dân tộc giống như một điều tất yếu phải làm.

Lịch sử dân tộc đã chứng minh cho một đất nước Việt Nam với những con người dũng cảm, anh hùng. Hơn bốn nghìn năm Bắc thuộc, đất nước ta chưa kịp chuyển mình đã rơi vào vòng nô lệ của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ. Dù trong giai đoạn nào, toàn thể nhân dân luôn trên dưới một lòng chống lại kẻ thù để giành lại tự do, độc lập cho dân tộc. Tuy nhiên, cũng có không ít người vì lợi ích cá nhân mà đánh đổi lợi ích quốc gia. Những kẻ bán nước cầu vinh, những phần tử phản cách mạng… Tuy chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh” nhưng nếu không xử lý và kịp thời khắc phục sẽ gây ảnh hưởng đến lợi ích của đất nước.

Với học sinh trong vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia, chúng ta cần nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân. Việc làm quan trọng nhất là cố gắng học tập và rèn luyện tốt để trở thành một chủ nhân giàu tiềm năng kiến thiết đất nước cường thịnh “sáng vai với các cường quốc năm châu”. Đồng thời, mỗi người cũng cần tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện như thăm hỏi gia đình thương binh liệt sĩ, giúp đỡ những bà mẹ Việt Nam anh hùng, ủng hộ cho nạn nhân chất độc màu gia cam. Hay các hoạt động thuyết trình về vấn đề nền bảo vệ hòa bình thế giới, chủ quyền biển đảo, quyền lợi dân tộc…

Như vậy, con người cần ý thức được trách nhiệm trong việc bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ của đất nước. Hãy cùng chung tay xây dựng một nền hòa bình, tự do và độc lập trên toàn nhân loại.

Nghị luận về một vấn đề đời sống (mẫu 10)

đang cập nhật

1 123 lượt xem