TOP 15+ bài Nghị luận vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc thông qua viêc tổ chức một lễ hội ở quê em (HAY NHẤT 2024)

Nghị luận vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc thông qua viêc tổ chức một lễ hội ở quê em Ngữ văn 8 Kết nối tri thức gồm 15+ bài văn mẫu hay nhất năm 2024 giúp học sinh viết bài tập làm văn 8 hiệu quả hơn.

1 346 lượt xem


Nội dung bài viết


Nghị luận vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc thông qua viêc tổ chức một lễ hội ở quê em

Đề bài: Nghị luận về một vấn đề đời sống: giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc thông qua việc tổ chức một lễ hội ở quê em.

Dàn ý Nghị luận về một vấn đề đời sống: giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc thông qua việc tổ chức một lễ hội ở quê em

1. Mở bài: Giải thích vấn đề

- Văn hóa là tất cả những yếu tố vật chất tinh thần đặc trưng cho một cộng đồng xã hội, được cộng đồng đó chấp nhận, sử dụng và gìn giữ nó theo thời gian.

Ví dụ: văn hóa ứng xử, văn hóa cổ truyền Việt Nam,….

- Giữ gìn văn hóa là giữ gìn những giá trị tinh thần tốt đẹp đã được hình thành và lưu truyền từ xa xưa đến ngày nay.

2. Thân bài: Bàn luận: Giữ gìn văn hóa là điều tốt đẹp và cần thiết

- Nếu chúng ta biết giữ gìn văn hóa:

+ Tâm hồn mỗi người sẽ trở nên giàu có, hướng thiện, vốn sống được tăng lên, hiểu rõ hơn về nguồn cội, quê hương và những tri thức mới lạ trên thế giới.

+ Một xã hội giữ gìn được văn hóa sẽ là một xã hội văn minh. Ví dụ: Việt Nam và Do Thái là hai quốc gia duy nhất trải qua hơn 1000 năm bị đô hộ vẫn giữ được tiếng nói của mình.

+ Nhân vật bà Hiền trong truyện ngắn “ Một người Hà Nội” (Nguyễn Khải ) giữ gìn văn hóa người Hà Nội: cách ứng xử, ăn uống, nói năng cho đến những thú chơi thanh nhã,…..

- Nếu chúng ta không biết giữ gìn văn hóa:

+ Tâm hồn mỗi người sẽ trở nên khô khan, vốn kiến thức về cuộc sống sẽ bị hạn hẹp, dẫn tới những nhận thức lệch lạc, không đúng đắn. (nêu ví dụ)

+ Một xã hội không giữ gìn được văn hóa, không giữ gìn được những điều tốt đẹp cha ông để lại sẽ là một xã hội trống rỗng, không thể phát triển lâu bền nếu quên mất đi nguồn cội tốt đẹp của mình.

- Làm thế nào để giữ gìn văn hóa dân tộc?

+ Đầu tiên cần phải nói đến ý thức của mỗi cá nhân. Mỗi người dân, từ người già đến trẻ nhỏ, đều cần ý thức được vai trò to lớn của bản sắc văn hóa dân tộc. Từ đó, biết bảo vệ giữ gìn chúng không bị mai một đi theo thời gian.

Ví dụ như, hiện nay có rất nhiều bạn trẻ theo đuổi những loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian như: ca trù, cải lương, chèo…

+ Cần phải có sự vào cuộc của chính quyền từ trung ương đến địa phương. Nhà nước cần đầu tư trùng tu lại những sản phẩm văn hóa thuộc về vật chất cũng như bảo vệ những sản phẩm văn hóa thuộc về tinh thần…

+ Việc giữ gìn bản sắc văn hóa cũng đến từ những hành động vô cùng nhỏ bé: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mặc áo dài trong những ngày lễ lớn của đất nước…

- Bài học nhận thức :

- Hiện nay, nhiều người, nhất là những người trẻ đang dần quên mất những giá trị văn hóa tốt đẹp. (Ví dụ: không biết cách cư xử có văn hóa, sử dụng những từ ngữ, cách nói, cách viết làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt ...)

- Nhiều nền văn hóa khác nhau đã và đang du nhập vào Việt Nam: văn hóa châu  u, văn hóa Hàn quốc,..... Nhiều bạn trẻ bị ảnh hưởng quá nặng nề, dẫn đến những hành động quá mức, thậm chí là lệch lạc, sai trái (sính ngoại, sống quá “thoáng”, đua đòi...)

- Tất nhiên thì việc tiếp thu những văn hóa mới lạ là điều cần thiết, nhưng hơn tất cả phải giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc, không được để mất đi những giá trị tốt đẹp của cha ông để lại, nhất là trong bối cảnh hiện nay, có rất nhiều những mối đe dọa đang rình rập xung quanh ta mọi lúc mọi nơi.

3. Kết bài:

Đánh giá chung. Giữ gìn văn hóa dân tộc không phải là trách nhiệm của riêng ai mà nó là của cả một dân tộc, một quốc gia và trong đó đóng vai trò quan trọng của các thế hệ trẻ mai sau.

loading...

Nghị luận vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc thông qua viêc tổ chức một lễ hội ở quê em (mẫu 1)

Trong thời đại hiện nay, khi mà thế giới đang hội nhập về kinh tế, văn hóa và nhiều lĩnh vực khác, việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trở nên vô cùng quan trọng. Việt Nam là một đất nước với nhiều dân tộc, với các giá trị văn hóa đặc trưng riêng của từng dân tộc. Chính những giá trị văn hóa này đã tạo nên nét đẹp và sức hấp dẫn riêng của văn hóa Việt Nam. Để giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, chúng ta cần hiểu rõ những giá trị cốt lõi, đặc trưng của từng dân tộc và quyết tâm bảo vệ và phát huy những giá trị này. Văn hoá dân tộc Việt Nam được đánh giá là giản dị nhưng tinh tế và sâu sắc. Từ các nét đặc trưng như: ẩm thực, trang phục, nghệ thuật, tôn giáo, lễ hội, tập quán... đã tạo nên bộ môn đồ sộ, đa dạng và sâu sắc của văn hoá dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, với sự phát triển của xã hội, nhiều giá trị văn hóa đang dần bị lãng quên hoặc bị xóa bỏ để thích nghi với những môi trường mới. Điều này đẩy ta phải có những cách tiếp cận mới để duy trì và phát triển các giá trị văn hóa của dân tộc. Đồng thời, cần phải thúc đẩy các hoạt động tìm hiểu và giới thiệu văn hóa dân tộc cho người dân trong nước và quốc tế. Để giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, chúng ta cần phải thực hiện đúng các chính sách và biện pháp của Nhà nước trong việc bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc. Các cơ quan quản lý văn hóa cần có trách nhiệm đưa ra các giải pháp cụ thể và hiệu quả để giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc. Đồng thời, người dân cũng cần tham gia và đóng góp công sức vào việc tuyên truyền nhằm gìn giữ và phổ biến những giá trị văn hoá của dân tộc Việt Nam đến bạn bè quốc tế.

Nghị luận vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc thông qua viêc tổ chức một lễ hội ở quê em (mẫu 2)

Bản sắc văn hóa là một phần không thể thiếu của mỗi dân tộc. Nó là một mảnh ghép quan trọng trong sự đa dạng và phong phú của nền văn hoá thế giới. Bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc có ý nghĩa thiêng liêng và quý giá, bởi vì nó là sản phẩm của lịch sử và kinh nghiệm sống của nhiều thế hệ. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa là một nhu cầu lớn, vì nó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản thân và nền văn hoá của chúng ta. Bản sắc văn hóa còn giúp chúng ta giữ vững những giá trị, tín ngưỡng, phong tục và lễ nghi truyền thống của dân tộc. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên tính nhân văn và tình yêu quê hương của mỗi người. Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của thế giới hiện đại, bản sắc văn hóa đang bị đe dọa bởi sự đồng nhất hóa và trôi giạt của các nền văn hoá khác. Do đó, chúng ta cần phải đề ra các kế hoạch và giải pháp đổng bộ để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Mỗi người trong chúng ta cũng cần nhận thức được tầm quan trọng của bản sắc văn hóa, và nỗ lực để bảo tồn và phát triển nó. Chúng ta cần tiếp thu và học hỏi những giá trị nhân văn trong văn hoá truyền thống của mình, đồng thời cũng cần đón nhận và chấp nhận những giá trị mới trong thế giới đa dạng ngày nay. Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của Việt Nam là một trách nhiệm lớn, và cũng là một cơ hội để chúng ta tự hào về bản thân và đất nước. Chỉ có khi chúng ta đề cao và giữ gìn bản sắc văn hóa của mình, chúng ta mới có thể vươn lên thành một dân tộc văn minh, đóng góp tích cực cho sự phát triển của thế giới.

Nghị luận vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc thông qua viêc tổ chức một lễ hội ở quê em (mẫu 3)

Việt Nam ta là một đất nước nghìn năm văn hiến với nền văn hóa đa dạng, giàu giá trị lịch sử vẫn và đang được bảo tồn qua nhiều thế hệ. Thông qua các lễ hội ở địa phương giúp chúng em hiểu biết nhiều hơn về quá trình dựng nước và giữ nước của ông cha ta. Một trong những lễ hội thường được tổ chức ở địa phương em là hội Đền Cổ Loa vào ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch hàng năm.

Lễ hội đền Cổ Loa là một trong những lễ hội từ lâu đời của văn hóa Việt Nam. Hằng năm, khi ăn tết cổ truyền xong thì vào ngày mùng 6 tết người dân Đông Anh quê em lại nô nức tổ chức lễ hội đền Cổ Loa để tưởng công đức của vua An Dương Vương - Người có công thành lập nên nhà nước đầu tiên của nước ta.

Đền Cổ Loa hay còn gọi là thành Cổ Loa là điểm tham quan tại Hà Nội vốn được xây dựng dưới thời vua An Dương Vương với bao truyền thuyết ly kỳ và bi tráng của một thời kỳ lịch sử của dân tộc ta. Nơi đây lưu giữ biết bao giá trị lịch sử từ thời vua An Dương Vương để lại. Theo lời xưa thì ngày mùng 6 tháng giêng là ngày vua An Dương Vương nhập cung, sau đó 3 ngày là ngày mùng 9 thì lên ngôi vua và mở hội khao toàn bộ lực lượng quân binh, thế nên người dân cũng tổ chức lễ hội ăn mừng. Lễ hội đền Cổ Loa cũng xuất hiện từ đây và gìn giữ đến tận bây giờ.

Đền Cổ Loa là một chiến tích lịch sử đã chứng kiến một câu chuyện buồn về sự ngu muội của một nàng công chúa quá tin chồng nên đã đẩy để đất nước rơi vào tay giặc và là bài học về sự mất cảnh giác trong một vài thời khắc đã để lại hậu quả khôn lường. Song trải qua thời gian thì đền Cổ Loa vẫn là một niềm tự hào của dân tộc ta.

Lễ hội đền Cổ Loa nhằm giáo dục cho nhân dân về truyền thống uống nước nhớ nguồn đồng thời bảo tồn những hoạt động văn hóa di sản xưa và là một lễ hội lớn mà các bạn không nên bỏ qua để hiểu biết thêm về lịch sử nước nhà.

Như vậy, thông qua lễ hội đền Cổ Loa hàng năm đã cho chúng ta thấy được vai trò to lớn của lễ hội đối với việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc. Người xưa có câu: Trăm nghe không bằng một thấy. Chính vì vậy được đến tận nơi chiêm ngưỡng tòa thành cũng như tham gia vào các hoạt động của lễ hội sẽ giúp chúng ta dễ dàng khắc ghi những kiến thức lịch sử để từ đó lưu giữ và bảo tồn những truyền thống này tốt hơn.

Nghị luận vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc thông qua viêc tổ chức một lễ hội ở quê em (mẫu 4)

Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là một tư tưởng luôn được đề cao trong lịch sử xây dựng và phát triển đất nước của nhân dân Việt Nam, được thể hiện qua nhiều hình thức, một trong số đó là việc tổ chức các lễ hội. Lễ hội là một trong những nét văn hóa của dân tộc ta, nó không chỉ là nơi để vui chơi giải trí mà nó còn là để cho nhân dân ta thể hiện mong ước hay nhớ ơn tổ tiên ông bà ta. Mỗi một quê hương có những lễ hội riêng, tiêu biểu có thể kể đến lễ hội cầu ngư – lễ hội cá ông.

Có thể nói nhắc đến cái tên lễ hội ấy thì chúng ta hẳn cũng biết là lễ hội của những ai. Nói đến cá thì chỉ có nói đến nhân dân vùng ven biển sinh sống bằng nghề đánh bắt cá. Chính đặc trưng ngành nghề ấy đã quyết định đến tín ngưỡng của họ. Những người sống ven biển miền trung thường có tục thờ ngư ông. Chính vì thế cho nên hàng năm họ thường tổ chức vào các năm giống như những hội ở miền Bắc. Họ quan niệm rằng là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên.

Ở mỗi địa phương thì thời gian diễn ra lễ hội truyền thống lại diễn ra khác nhau. Ở Vũng Tàu thì được tổ chức vào 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lại được tổ chức vào 14 – 17/18 âm lịch hàng năm. Nói chung dù diễn vào thời gian nào thì tất cả những lễ hội ấy đều nói lên được nét đặc trưng văn hóa của nhân dân ven biển. Đồng thời nó thể hiện khát vọng bình yên, cầu mong cuộc sống ấm no hạnh phúc thịnh vượng của họ. Lễ hội Ngư Ông còn là nơi cho mọi người tưởng nhớ đến việc báo nghĩa, đền ơn, uống nước nhớ nguồn.

Tiếp đến chúng ta đi vào phân tích phần lễ hội ngư ông. Trước hết là phần lễ thì bao gồm có hai phần:

Thứ nhất là lễ rước kiệu, lễ rước đó là của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Khi ấy những ngư dân sống trên biển và bà con sẽ bày lễ vật ra nghênh đón với những khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng rước thủy tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển nghênh ông. Không khí đầy những mùi hương của hương án và bày trước mắt mọi người là những loại lễ. Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham dự đoàn rước. Đoàn rước quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng ông Thủy tướng. Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón ông về lăng. Có thể thấy lễ rước ông không những có sự trang nghiêm của khói hương nghi ngút mà còn có sự đầy đủ của lễ vật và âm nhạc rộn rã của múa lân.

Thứ hai là phần lễ tế. Nó diễn ra sau nghi thức cúng tế cổ truyền. Đó là các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông Thủy tướng.

Tiếp đến là phần hội thì trước thời điểm lễ hội, hàng trăm những chiếc thuyền của ngư dân được trang trí cờ hoa đẹp mắt neo đậu ở bến. Phần hội gồm các nghi thức rước Ông ra biển với hàng trăm ghe tàu lớn nhỏ cùng các lễ cúng trang trọng. Đó là không khí chung cho tất cả mọi nhà trên thành phố đó thế nhưng niềm vui ấy không chỉ có ở thành phố mà nó còn được thể hiện ở mọi nhà. Ở tại nhà suốt ngày lễ hội, các ngư dân mời nhau ăn uống, kể cả khách từ nơi xa đến cũng cùng nhau ăn uống, vui chơi, trò chuyện thân tình.

Như vậy qua đây ta thấy hiểu thêm về những lễ hội của đất nước, ngoài những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc thì giờ đây ta cũng bắt gặp một lễ hội cũng vui và ý nghĩa không kém là ngư ông. Có thể nói qua lễ hội ta thêm hiểu hơn những mong muốn tốt lành của những người ngư dân nơi vùng biển đầy sóng gió. Đặc biệt nó cũng trở thành một lễ hội truyền thống của những người dân nơi biển xa.

loading...

Nghị luận vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc thông qua viêc tổ chức một lễ hội ở quê em (mẫu 5)

Dân tộc Việt Nam ta đã có lịch sử dựng nước và giữa nước hơn 1000 năm nay. Với bề dày lịch sử đó, chúng ta có cả một nền văn hóa đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc. Chính vì vậy, vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu.

Trong xã hội hiện đại, các địa phương đã chọn cách thực hiện sứ mệnh gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc thông qua việc tổ chức các lễ hội truyền thống. Tùy theo văn hóa của từng nơi, mà ở đó sẽ có các lễ hội khác nhau. Ở Quảng Bình quê em, hằng năm đều diễn ra Lễ hội đua thuyền trên sông Gianh. Đây là một nét văn hóa lâu đời của bà con hai bên sông. Bởi từ xa xưa, dân cư đã tập trung về đây sinh sống chính bởi con sông lớn trĩu nặng phù sa này. Con sông cung cấp nước cho bà con tưới tiêu, trồng lúa. Cung cấp nguồn thủy sản phong phú, đa dạng cho bà con. Và đây cũng là con đường di chuyển chính đến các vùng lân cận của bà con quê em. Chính vì vậy, việc chèo thuyền trên sông đã trở thành hình ảnh quen thuộc đi vào văn hóa của các làng, xã ven sông. Do đó, hằng năm người dân ở đây đều tổ chức đua thuyền để bày tỏ sự kính mến với con sông quê hương. Đồng thời để nối tiếp, tái hiện lại cuộc sống lao động của ông bà tổ tiên bao đời nay. Dù hiện tại, người dân không còn sinh sống nhờ nghề đánh cá, cũng còn rất ít hộ trồng lúa ven sông, nhưng truyền thống đua thuyền hằng năm chưa bao giờ dừng lại. Sau khi đất nước độc lập, lễ hội đua thuyền được diễn ra cố định vào ngày 2/9 hằng năm, nhằm chào mừng ngày đất nước hòa bình. Đồng thời tưởng nhớ công lao của các chiến sĩ đã hi sinh.

Có thể nói, lễ hội đua thuyền trên sông Gianh là một nét đẹp văn hóa lâu đời nhất ở quê em. Việc tổ chức lễ hội đua thuyền suốt mấy chục năm qua, chỉ gián đoạn trong thời chiến, chính là cách mà ngời dân quê em tiếp bước cha ông gìn giữ một nét văn hóa truyền thống quê hương mình.

Nghị luận vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc thông qua viêc tổ chức một lễ hội ở quê em (mẫu 6)

Việt Nam ta là một đất nước có nền văn hóa vô cùng đa dạng, phong phú và lâu đời. Suốt hơn hai nghìn năm tồn tại và phát triển, đã nhiều lần nước ta phải đương đầu với những cuộc xâm lăng, đô hộ của dân tộc khác. Tuy nhiên, dù muon vàn khó khăn, chúng ta vẫn vùng dậy dành lại độc lập dân tộc, và bảo tồn được những giá trị văn hóa của dân tộc mình. Đó là niềm tự hào của con cháu đất Việt. Cho đến nay, nhân dân ta vẫn làm rất tốt điều đó, thông qua những hoạt động văn hóa được tổ chức thường niên tại từng địa phương. Tỉnh Phú Thọ quê em cũng góp sức mình vào công cuộc đó với Lễ hội Đền Hùng được tổ chức hằng năm vào ngày mùng 10 tháng 3 Âm Lịch.

Đền Hùng nằm trên ngọn núi Nghĩa Lĩnh, Xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Đây là nơi yên nghỉ của các thế hệ Vua Hùng - những con người đã có công dựng nên nước Việt Nam ta. Công lao của các vị tổ tiên ấy là vô cùng to lớn, vì vậy con cháu đời sau vẫn mãi nhớ ơn các ngài, năm nào cũng tổ chức lễ hội lớn. Cũng chính vì vậy mà Lễ hội Đền Hùng cùa quê hương em được đánh giá là một lễ hội mang cấp quốc gia.

Dân gia vẫn có câu ca dao rằng “Dù ai đi ngược về xuôi, Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3”. Nhưng trên thực tế, lễ hội Đền Hùng kéo dài trong mười ngày từ mùng 1 đến mùng 10 tháng 3 Âm Lịch. Trong đó, ngày mùng 10 là ngày quan trọng nhất. Cũng như tên gọi, Lễ hội Đền Hùng được chia thành hai phần, gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ với nhiều hoạt động diễn ra, trong đó phần tế lễ được coi trọng nhất, nên được tổ chức vào ngày mùng 10. Hoạt động này bắt đầu bằng lễ dâng hương của người dân, trong đó có cả các đại diện của nhà nước. Đồ trên mâm lễ ngoài mâm ngũ quả, còn có bánh chưng bánh dày. Hai loại bánh này được dùng để gợi nhắc về công lao các Vua Hùng đã dạy dân cách trồng lúa nước, đồng thời phổ cập các món bánh làm từ lúa gạo. Cùng với phần tế lễ, trang trọng không kém chính là phần rước thần, rước voi, rước kiệu... của các làng Tiên Cương, Hy Cương, Phượng Giao, Cổ Tích…. Với trang phục và các cỗ kiệu được trang trí tỉ mỉ, nhằm thể hiện các nét đẹp văn hóa về từng thời kì của các làng truyền thống lâu đời ở khu vực Phú Thọ. Bên cạnh đó, phần hội cũng náo nhiệt và rộn ràng vô cùng với các nhóm múa hát xoan (ở đền Thượng), hát ca trù (ở đền Hạ) và nhiều trò chơi dân gian khác.

Tất cả những hoạt động đó, tuy khách nhau về nội dung, cách tổ chức, nhưng cùng có điểm chung chính là giúp bảo tồn và quảng bá mạnh mẽ những đặc sắc trong nền văn hóa của dân tộc ta từ bao đời nay. Thông qua lễ hội Đền Hùng, không chỉ con cháu đất Việt mà cả những người nước ngoài đến tham gia lễ hội. Họ được chứng kiến những nghi thức trang trọng, những hoạt động rước kiệu, những trò chơi… mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được truyền qua cả ngàn năm. Nhờ vậy, mà ngày càng nhiều người biết đến hơn về lễ hội này, về hát Xoan, về lễ rước thần, về trò ném gòn… Điều đó đã gián tiếp quảng bá đồng thời làm bàn đạp để duy trì những nét đẹp văn hóa đó của người dân Phú Thọ nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung không bị phai nhạt theo thời gian.

Từ lễ hội Đền Hùng ở Phú Thọ, chúng ta thấy được giá trị và vai trò của việc tổ chức lễ hội đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc. Bởi suy cho cùng, so với việc đọc và nghe những lời kể, những trang sách viết về văn hóa dân tộc. Thì việc được trực tiếp tham gia, chiêm ngưỡng các lễ hội ấy sẽ giúp người dân dễ cảm nhận và khắc ghi trong trái tim mình hơn. Cùng với đó, những lễ hội còn giúp phát triển du lịch và thúc đẩy kinh tế của các địa phương. Giúp cho người dân ai ai cũng ghi nhớ và mong chờ, đầu tư cho các mùa lễ hội diễn ra vào năm sau.

Nghị luận vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc thông qua viêc tổ chức một lễ hội ở quê em (mẫu 7)

Mỗi quốc gia trên thế giới đều có một bản sắc văn hóa dân tộc riêng, điều này làm cho sự đa dạng và phong phú của văn hóa toàn cầu. Nhưng đồng thời, nó cũng đòi hỏi chúng ta, những người dân của mỗi quốc gia, phải có trách nhiệm và ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc và quê hương mình.

Bản sắc văn hóa dân tộc chính là những giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc. Nó tạo nên sự kết nối giữa các cộng đồng người gắn bó và đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Vì vậy, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực quan trọng nhất để đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành và phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nó bao gồm những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn và tâm lý của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc. Những giá trị này đã trở thành tài sản tinh thần đặc sắc của dân tộc Việt Nam, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại.

Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, chúng ta cần phải kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống đó, đồng thời cũng phải tiếp nhận và kết hợp với những yếu tố văn hóa mới tích cực. Từ đó mới có thể vừa giữ gìn, vừa phát huy những giá trị đẹp đẽ trong bản sắc văn hoá Việt Nam.

loading...

Nghị luận vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc thông qua viêc tổ chức một lễ hội ở quê em (mẫu 8)

Lễ hội là một hoạt động văn hóa truyền thống của dân tộc, đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của mỗi dân tộc. Qua việc tổ chức một lễ hội ở quê em, chúng ta có thể tạo ra một không gian để tôn vinh và bảo tồn những giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc, đồng thời góp phần trong việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa con người và cộng đồng, đất nước.
Đầu tiên, tổ chức một lễ hội ở quê em giúp giữ gìn và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Lễ hội là nơi mà các truyền thống, phong tục, tập quán và nghệ thuật của dân tộc được truyền đạt và truyền lại qua các thế hệ. Qua việc tham gia và tổ chức lễ hội, chúng ta có thể học hỏi và hiểu sâu hơn về lịch sử, văn hóa và truyền thống của dân tộc mình. Đồng thời, lễ hội cũng là dịp để các thế hệ trẻ tiếp cận và yêu thích những giá trị văn hóa truyền thống, từ đó giúp duy trì và phát huy những giá trị này trong cuộc sống hàng ngày.
Thứ hai, tổ chức một lễ hội ở quê em cũng góp phần trong việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa con người và cộng đồng, đất nước. Lễ hội là dịp để mọi người cùng nhau sum họp, giao lưu và chia sẻ niềm vui. Qua việc tham gia và tổ chức lễ hội, chúng ta có thể tạo ra một không gian giao tiếp và gắn kết với nhau, tạo nên sự đoàn kết và tình yêu thương trong cộng đồng. Đồng thời, lễ hội cũng là dịp để chúng ta tự hào về đất nước, văn hóa và truyền thống của mình, từ đó tạo nên một tinh thần yêu nước và tình yêu quê hương sâu sắc.
Tổ chức một lễ hội ở quê em không chỉ là một hoạt động vui chơi giải trí mà còn là một cách để giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc. Qua việc tham gia và tổ chức lễ hội, chúng ta có thể tạo ra một không gian để tôn vinh và bảo tồn những giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc, đồng thời góp phần trong việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa con người và cộng đồng, đất nước. Hãy cùng nhau tham gia và tổ chức lễ hội để góp phần trong việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc, góp phần xây dựng một xã hội đoàn kết và phát triển.

Nghị luận vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc thông qua viêc tổ chức một lễ hội ở quê em (mẫu 9)

đang cập nhật

1 346 lượt xem