TOP 15 bài Trình bày ý kiến về sự thiếu chủ kiến (HAY NHẤT 2024)
Trình bày ý kiến về sự thiếu chủ kiến Ngữ văn 8 Kết nối tri thức gồm 15 bài văn mẫu hay nhất năm 2024 giúp học sinh viết bài tập làm văn 8 hiệu quả hơn.
Trình bày ý kiến về sự thiếu chủ kiến
Đề bài: Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về sự thiếu chủ kiến
Trình bày ý kiến về sự thiếu chủ kiến (mẫu 1)
Sống có chính kiến không chỉ giúp cho con người sống đúng với 'bản ngã' của mình mà còn là yếu tố quan trọng để giúp con người thành công. 'Chính kiến' là những nhận định, đánh giá riêng. Khi có chính kiến con người sẽ phát huy được sự tỉnh táo, sáng suốt trong bất kì hoàn cảnh nào mà không bị dao động, hoang mang trước những tác động của ngoại cảnh. Trước một vấn đề mỗi người sẽ có cách đánh giá riêng bởi họ tiếp nhận bằng lăng kính chủ quan, nhìn nhận vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau, bởi vậy mà quan điểm nào cũng đáng được tôn trọng và cũng không ai có thể ép người khác phải có cùng quan điểm, lập trường với mình. Trong cuộc sống sẽ có rất nhiều lần ý kiến, quan điểm của bạn sẽ đi ngược lại với mọi người, thế nhưng không có nghĩa là suy nghĩ của bản là sai. Kiên định với ý kiến, lập trường của mình sẽ góp phần tạo nên những giá trị khác biệt. Tuy nhiên cũng cần nhìn nhận khách quan về hoàn cảnh, về tính khả thi của những ý kiến, tránh việc bảo thủ với những ý tưởng viển vông, không có khả năng thực hiện trong cuộc sống. Sống có chính kiến không có nghĩa là từ chối mọi lời góp ý, nhận xét của người khác. Hãy lắng nghe những lời góp ý để giúp bản thân có cái nhìn sâu rộng, khái quát hơn về vấn đề, tuy nhiên hãy tiếp thu một cách sáng suốt, tỉnh táo và có chính kiến. Để làm chủ hoàn cảnh và hạn chế những tác động tiêu cực từ cuộc sống, chúng ta cần có sự chuẩn bị, suy nghĩ kĩ lưỡng trước khi đưa ra bất kì quyết định nào. Khi có sự chuẩn bị, suy nghĩ thấu đáo thì chúng ta sẽ tự tin hơn vào chính kiến của bản thân.
Trình bày ý kiến về sự thiếu chủ kiến (mẫu 2)
Cuộc sống chứa đựng muôn vàn những thách thức, để tạo nên giá trị, bản sắc riêng của bản thân, bên cạnh việc phát huy tài năng, sự cố gắng con người cần phải có chính kiến, lập trường riêng. 'Chính kiến' được hiểu là những quan điểm, lập trường, ý kiến mang tính cá nhân. Người có chính kiến là người có quan điểm, lập trường nhất quán, họ kiên định với quan điểm của bản thân mà không bị tác động bởi những lời nói, hành động của người khác. Trước sự tác động của thế giới bên ngoài, việc giữ vững chính kiến của bản thân giúp con người kiên định với mục tiêu ban đầu, có định hướng phát triển nhất quán, thống nhất. Có chính kiến phẩm chất quan trọng giúp con người thực hiện được những ước mơ, hoài bão bởi người có chính kiến sẽ luôn bình tĩnh trước sự thay đổi của hoàn cảnh, không bị lung lay trước những bình luận trái chiều của mọi người. Trước một sự vật, sự việc, mỗi người sẽ có một cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau, bởi vậy việc giữ vững chính kiến của bản thân là vô cùng quan trọng. Chúng ta sẽ không thể hoàn thành được mục tiêu của bản thân nếu cứ mãi bị tác động bởi hoàn cảnh hay mải chạy theo những quan điểm, nhận định chủ quan của người khác. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phân biệt rõ chính kiến với tư duy bảo thủ, cố chấp. Sống có chính kiến không có nghĩa là bỏ ngoài tai tất cả những đóng góp của người khác mà cần nhận thức, tiếp thu một cách chọn lọc mà không đánh mất đi khả năng đánh giá vấn đề, chính kiến riêng của bản thân. Để làm chủ cuộc sống và đạt được những mục tiêu, hiện thực hóa những lí tưởng của bản thân, mỗi người cần có chính kiến của bản thân trước sự tác động của thế giới bên ngoài, bên cạnh đó cần tiếp thu có chọn lọc những ý kiến của người khác một cách tỉnh táo, sáng suốt.
Trình bày ý kiến về sự thiếu chủ kiến (mẫu 3)
Làm việc nhóm là một khái niệm không hề xa lạ với chúng ta hiện nay. Từ những người đã đi làm đến các bạn học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, bất kì ai trong chúng ta cũng đã và đang làm việc nhóm. Bởi đó là cách giúp chúng ta giảm thời gian, tăng năng suất khi làm việc. Tuy nhiên, không phải lúc nào làm việc nhóm cũng đạt hiệu quả cao, bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong số đó chính là sự ba phải, thiếu chủ kiến khi làm việc nhóm.
Cũng như tên gọi, sự ba phải và thiếu chủ kiến là một nét tính cách của con người khi hoạt động nhóm và làm việc tập thể. Đặc trưng của hoạt động nhóm là nhiều người cùng giải quyết chung một vấn đề. Dựa trên vốn hiểu biết, cách tư duy mà mỗi người sẽ đưa ra một quan điểm cá nhân của mình. Sau đó tất cả cùng thảo luận, tranh luận để đi đến thống nhất với một quan điểm cuối cùng. Trong tình huống này, những cá nhân có thói ba phải, thiếu chủ kiến, thường có thái độ đồng ý với tất cả những quan điểm được đưa ra. Bất kì ai là người phát biểu, đưa ra ý kiến như thế nào thì họ đều thấy đúng và phù hợp. Và nếu người đó có ý kiến khác với những người còn lại, thì thay vì tranh luận để bảo vệ ý kiến của mình, thì họ lại dễ dàng bị thuyết phục để buông bỏ lập trường của bản thân.
Đó thực sự là một tính cách mang lại ý nghĩa tiêu cực cho việc hoạt động nhóm. Bởi những cá nhân có tính ba phải, thiếu chủ kiến sẽ chẳng thể đem lại đóng góp gì cho các cuộc thảo luận cả. Bởi ý kiến nào họ cũng thấy hay, thấy đúng, ai nói gì cũng thấy hợp lý, thì làm sao có thể đi đến kết luận cuối cùng được. Mà một khi không thể thống nhất ý kiến, thì làm sao triển khai các hoạt động phía sau được? Thói ba phải, thiếu chủ kiến sẽ chỉ khiến hoạt động nhóm bị trì trệ, mất thời gian mà thôi.
Đáng buồn là hiện tượng đáng buồn này lại đang rất phổ biến trong xã hội. Hầu như ai đã từng làm việc nhóm thì đều đã từng gặp phải các cá nhân có thói xấu này. Vì vậy, chúng ta cần có những biện pháp phù hợp để thay đổi sự ba phải, thiếu chính kiến đó. Trước hết là từ những người cùng nhóm. Chúng ta nên tạo khoảng lặng, tạo cơ hội cho các cá nhân được nêu lên ý kiến của bản thân một cách hoàn chỉnh, tránh ngắt lời, phủ nhận ngay khi họ vừa phát biểu, điều đó sẽ giúp họ thêm tự tin để trình bày ý kiến của mình. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần tạo không khí dân chủ, bình đẳng giữa các thành viên trong nhóm, để ai cũng cảm thấy bản thân có vai trò và trách nhiệm với bài tập chung. Từ đó nghiêm túc và mạnh dạn hơn trong việc nêu ra quan điểm của mình. Còn đối với bản thân người có thói ba phải, thiếu chính kiến, thì họ cần phải tự nhìn nhận lại bản thân sau những góp ý của người khác. Thông qua những việc như tìm hiểu kĩ về vấn đề cần thảo luận, tăng tương tác với các thành viên trong nhóm, chọn nội dung làm việc nhóm phù hợp với bản thân… Để từ đó tăng khả năng đóng góp ý kiến trong nhóm.
Có như vậy, chúng ta mới có thể dần loại bỏ được sự ba phải và thiếu chính kiến. Không chỉ trong làm việc nhóm mà còn cả trong cuộc sống nữa.
Trình bày ý kiến về sự thiếu chủ kiến (mẫu 4)
Tại sao chúng ta thường thiếu quyết đoán? Có thể xuất phát từ tâm lý thiếu tự tin, lo sợ sai lầm, hay thậm chí là sợ thất bại. Không ai muốn trải qua những thất bại và vấp ngã, nhưng liệu nếu không có những thử thách đó, chúng ta có thể trưởng thành và đạt được thành công không? Nếu mọi người đều lo sợ và chọn những quyết định an toàn, liệu chúng ta có đang bỏ lỡ cơ hội để đột phá?
Thiếu quyết đoán trong công việc thường là dấu hiệu của việc bạn không tin vào khả năng của mình. Nếu bạn không tin vào chính mình, làm sao có ai khác có thể tin tưởng và đánh giá cao bạn? Sự chắc chắn và tự tin trong quyết định của bạn là chìa khóa để sếp và đồng nghiệp tin tưởng và yên tâm. Những dự án mà bạn phụ trách sẽ được mọi người tin dùng và an tâm.
Thiếu quyết đoán thường đi kèm với nỗi sợ hãi, khiến bạn tự giữ lại trong vùng an toàn. Bạn không dám thể hiện bản thân, không dám đưa ra ý kiến và bảo vệ quan điểm của mình. Thay vào đó, bạn luôn đồng tình và dễ thỏa hiệp với ý kiến của người khác, do lo sợ sai lầm, xấu hổ, hoặc sự đánh giá và chế giễu từ người khác.
Thiếu quyết đoán là một mời mọc cho những kẻ xấu. Đồng nghiệp hoặc đối thủ biết rằng bạn thiếu quyết đoán, họ sẽ tận dụng điểm yếu này để lôi kéo bạn về phía họ. Sự nhút nhát và dễ thay đổi khiến bạn trở thành công cụ dễ kiểm soát. Ngược lại, nếu bạn có lập trường mạnh mẽ và quyết đoán, không ai dám can thiệp vào bạn vì trong mắt họ, bạn là người quyết định và không dễ dàng bị chi phối.
Thiếu quyết đoán có thể dẫn đến việc bỏ lỡ cơ hội. Cơ hội thường chỉ đến một lần, và những người biết nắm bắt cơ hội sẽ rút ngắn con đường đến thành công. Nhưng nếu bạn thiếu quyết đoán, bạn có thể đánh mất cơ hội vì sự do dự, băn khoăn, và lo sợ. Sếp cũng có thể không tin tưởng giao trọng trách cho bạn vì thiếu lòng tin vào khả năng của bạn. Điều này dẫn đến việc mất đi những cơ hội thăng tiến, vì tính thiếu quyết đoán này.
Làm lãnh đạo và quản lý đòi hỏi sự quyết đoán. Để đạt được thành công trong sự nghiệp, quyết đoán thường là yếu tố quyết định. Đối mặt với thách thức là cơ hội, và những người quyết đoán sẽ nắm bắt cơ hội đó. Không có cách nào mười phân vẹn mười, nhưng sự quyết đoán thường giúp bạn đạt được nhiều hơn.
Trong mọi công việc, quyết định cuối cùng thuộc về bạn. Điều quan trọng là bạn có quyết định hay không, có quyết tâm thực hiện ý định hay không. Đối mặt với thách thức càng nhiều, cơ hội càng lớn. Đôi khi bạn phải dám bước vào những bước đầu tiên trong nỗi sợ hãi để có thể bước những bước dài hơn mà không còn lo sợ.
Một nguyên nhân khác là bản tính biếng nhác. Để đưa ra quyết định hiệu quả, bạn cần phải tỉ mỉ thu thập thông tin trong thời gian dài và có ý thức quyết đoán. Sự biếng nhác có thể làm mất đi khả năng quyết đoán này. Quyết định đòi hỏi sự quyết đoán và kiên quyết, và chỉ khi bạn có đủ thông tin, bạn có thể ra quyết định đúng đắn.
Cuối cùng, khi đã ra quyết định, đừng để lo lắng kéo dài. Quyết định ý chí là mạnh mẽ, và khi đã đưa ra, hãy giữ vững chủ ý. Lo lắng sau quyết định chỉ làm lãng phí thời gian và năng lượng. Hãy nhớ rằng cơ hội không đến dễ dàng, và nếu bạn không dám hành động, có thể cơ hội đó sẽ trôi qua mũi tên đối thủ.
Quyết đoán không chỉ là hành động mà còn là tinh thần. Đám nghĩ, dám làm. Nếu bạn dám hành động, suy nghĩ có kế hoạch và quyết đoán, thành công là điều khó tránh khỏi.
Trình bày ý kiến về sự thiếu chủ kiến (mẫu 5)
Vì sao chúng ta thiếu quyết đoán? Có phải nó xuất phát từ tâm lý thiếu tự tin, sợ sai hỏng, sợ thất bại phải không? Chẳng ai mong muốn bản thân mình vấp ngã, gặp thất bại cả, nhưng nếu không có vấp ngã, thất bại thì liệu chúng ta có trưởng thành hơn, có đi đến thành công? Nếu ai cũng lo sợ và lựa chọn những quyết định an toàn thì đồng nghĩa với việc chúng ta đang để tuột mất cơ hội để bứt phá.
Khi bạn thiếu quyết đoán trong công việc, điều đó chứng tỏ bạn không tin vào năng lực của mình. Ngay cả bạn cũng không tin chính bạn thì thử hỏi sẽ có ai đủ can đảm đặt niềm tin vào bạn hay không?
Tất nhiên, chỉ khi bạn chắc chắn và tự tin với những quyết định của mình thì sếp và đồng nghiệp sẽ tin tưởng và đề cao con người bạn. Từ đó những công việc, kế hoạch, dự án do bạn phụ trách sẽ được mọi người tín nhiệm, an tâm.
Thiếu quyết đoán là sống chung với nỗi sợ. Chính nỗi sợ khiến bạn thu mình lại trong vùng an toàn. Bạn không dám thể hiện mình, không dám đưa ra ý kiến và bảo vệ quan điểm của chính mình. Bạn luôn đồng ý và dễ thỏa hiệp với những ý kiến của người khác. Chỉ vì bạn sợ sai lầm, sợ xấu hổ, sợ người khác đánh giá, chê cười, sợ vấp ngã, sợ thất bại…
Thiếu quyết đoán là dễ bị kẻ xấu lôi kéo. Khi đồng nghiệp, đối thủ biết là một kẻ thiếu quyết đoán thì họ sẽ lợi dụng tính điểm yếu này để lợi dụng, lôi kéo bạn. Chính sự nhút nhát và dễ thay đổi từ tác động của người khác khiến bạn trở thành quân cờ của kẻ xấu từ lúc nào không hay. Nhưng trái lại, nếu bạn có lập trường, quyết đoán thì chẳng ai dám tác động vào bạn bởi trong mắt họ, bạn “không phải dạng vừa” rồi.
Thiếu quyết đoán là mất đi cơ hội. Cơ hội chỉ đến một lần và những ai biết nắm bắt cơ hội thì người đó sẽ rút ngắn được con đường đi đến thành công. Nhưng nếu bạn là người thiếu quyết đoán thì đồng nghĩa với việc bạn đánh đánh mất cơ hội bởi bạn luôn đắn đo, băn khoăn và lo sợ.
Bạn sợ thất bại nên không dám thử sức, không dám bứt phá bản thân. Chưa kể sếp sẽ chẳng dám giao trọng trách cho bạn vì chẳng đủ tin tưởng bạn có đảm nhiệm được hay không. Từ đó những cơ hội thăng tiến cũng sẽ vụt mất vì tính thiếu quyết đoán. Bởi những người làm lãnh đạo, quản lý là đầu tàu là người quyết định sự thành công của tập thể thì không được phép thiếu quyết đoán. Chúng ta đều biết, để có được sự thành đạt trong sự nghiệp, không có phương thức nào mười phân vẹn mười song sự quyết đoán thường sẽ giúp bạn rất nhiều, có khi còn quyết định sự thành công của bạn. Tại sao lại có thể khẳng định như vậy?
Trong bất kỳ công việc gì, nếu bạn là chủ thật sự thì quyết định cuối cùng là bạn. Bởi thế, bạn có quyết định hay không? Có quyết tâm thực hiện ý định hay không? là một điều rất quan trọng. Khi ra quyết định thường đòi hỏi bạn phải hạ quyết tâm với ý thức quyết đoán kịp thời, tóm lại là bạn phải sẵn sàng đón nhận thách thức.
Đối mặt với thách thức càng nhiều thì cơ hội càng lớn. Trong cuộc sống có rất nhiều cơ hội song đối với những người do dự chần chừ, cơ hội chắc chắn sẽ vụt mất. Tất nhiên, để có thể quyết đoán được một việc cũng không đơn giản song nếu như ta không dám bắt tay vào thì sao có khả năng chiến thắng. Bạn nên nhớ, bất cứ một người hiếu thắng nào cũng không nhất thiết trận nào cũng thắng cả, chỉ có chiến thắng nhiều hơn mà thôi. Thế nhưng nếu bạn lại lo sợ ngay từ khi chưa nghênh chiến thì rõ ràng cơ hội chiến thắng không thể nắm trong tay được. Giống như một đứa trẻ phải dũng cảm bước những bước chân đầu trong nỗi sợ hãi thì sau đó không lâu mới có thể bước những bước chân dài hơn - những bước chân như người lớn mà không còn chút sợ hãi nữa.
Có một nguyên nhân nữa làm bạn thiếu khả năng quyết đoán đó là bản tính biếng nhác. Bởi vì muốn đưa ra một quyết đoán có hiệu quả, bạn cần phải thu thập thông tin với một tinh thần bền bỉ trong một thời gian dài. Thu thập đầy đủ sự thật là tiền đề cần có của sự phát huy khả năng quyết đoán. Sau khi thu thập mọi thông tin trong từng mục, bạn cần đánh dấu cộng hoặc trừ để sau đó tự so điểm. Nếu cột bên cộng nhiều hơn thì bạn đừng chần chừ gì nữa hãy quyết đoán thực hiện công việc kinh doanh đó, còn nếu ngược lại thì cân nhắc thêm, nhưng nếu cả hai bên bằng nhau thì chỉ có cách dựa vào những kinh nghiệm trước đây của bạn và dựa vào vận may để quyết định.
Có một điều nữa bạn cần lưu ý đó là bạn chỉ nên lo lắng để có thể đưa ra quyết định không lãng phí dù chỉ là một phút song khi đã ra quyết định rồi thì sự lo lắng cần chấm dứt. Quyết định ý chí là liều thuốc mạnh mẽ của cả đời người, vì thế khi đã quyết tâm thì không nên thay đổi chủ ý. Dĩ nhiên, sau khi đã ra quyết định không ít người vẫn suy nghĩ đeo đẳng và lo lắng bồn chồn, sợ thất bại. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu nhiều lần xuất hiện khi bạn lo lắng quyết đoán. Bạn hãy cứ nghĩ như thế này cho việc quyết đoán đơn giản hơn. Cơ hội không dễ dàng đến vậy mà ta lại để nó bay ngang mất qua cửa sổ vào tay đối thủ cạnh tranh vậy chi bằng ta cứ thử kể cả nếu phải nếm mùi thất bại.
Quyết đoán không phải là làm bừa mà là dám nghĩ, dám làm. Một việc gì nếu bạn dám hành động, hành động có suy nghĩ, chủ động và kiên quyết thì sao thành công lại không thể đến.
Trình bày ý kiến về sự thiếu chủ kiến (mẫu 6)
đang cập nhật