TOP 15 bài Trình bày suy nghĩ về một phẩm chất tốt đẹp cần trau dồi hoặc một thói xấu đáng phê phá (HAY NHẤT 2024)

Trình bày suy nghĩ về một phẩm chất tốt đẹp cần trau dồi hoặc một thói xấu đáng phê phán Ngữ văn 8 Kết nối tri thức gồm 15 bài văn mẫu hay nhất năm 2024 giúp học sinh viết bài tập làm văn 8 hiệu quả hơn.

1 79 lượt xem


Trình bày suy nghĩ về một phẩm chất tốt đẹp cần trau dồi hoặc một thói xấu đáng phê phán

Đề bài: Từ câu chuyện về nhân vật “tôi” và Tường, về chàng thư sinh và người bạn xấu trong đoạn trích, hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về một phẩm chất tốt đẹp cần trau dồi hoặc một thói xấu đáng phê phán của con người.

Trình bày suy nghĩ về một phẩm chất tốt đẹp cần trau dồi hoặc một thói xấu đáng phê phán (mẫu 1)

Cuộc sống giống như một bản nhạc đa thanh điệu mà mỗi người có thể chọn cho mình một cách thể hiện riêng, một quan niệm, một lối sống riêng. Trong đó, lối sống đẹp là điều vô cùng cần thiết và quý giá.

-“Sống” không chỉ là sự tồn tại mà còn phải làm cho mọi người biết đến sự tồn tại của mình bằng những sự thể hiện cụ thể: “Tôi đang ở đây! Tôi có mặt trên cõi đời này”...; bằng hành động trong cuộc sống chứ không phải chỉ lặng lẽ như một cái bóng qua đêm rồi lại đến ngày.

-Có nhiều lối sống khác nhau: sống đẹp, sống có ích hay sống ích kỉ, buông thả, thậm chí chìm trong vòng tội lỗi. “Sống đẹp” là một lối sống tích cực, là nhu cầu và là mục đích sống của mỗi người phấn đấu hướng tới. Ai lại không muốn mình sẽ thực sự đẹp trong mắt của mọi người cũng như của chính mình. Hạnh phúc của ta là được người khác thừa nhận và hạnh phúc hơn nữa khi chính mình cũng cảm thấy thoải mái và vừa lòng với chính mình. Hạnh phúc toàn vẹn và tuyệt vời nhất khi con người sống đẹp một cách đúng nghĩa với cái đẹp cả về hình thức lẫn nội dung. Cái đẹp ấy không chỉ ở nét đẹp bên ngoài mà còn phải là đẹp ở hành vi, thái độ, tâm hồn và cả quan điểm sống, lí tưởng sống, từ những hành vi cư xử nhỏ nhất đến nghị lực vươn lên trong mỗi con người. Một sáng đến trường, bạn không sợ muộn học mà dừng lại giúp một cụ già qua đường. Mỗi ngày dành dụm tiền để ủng hộ quỹ “Vì người nghèo”. Những hành động ấy dù nhỏ nhặt nhưng đều là những nghĩa cử cao đẹp.

Sống đẹp là sống bằng tình yêu thương và trái tim nhân ái với những người xung quanh, sống là cống hiến, “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Càng cho đi yêu thương, con người càng trở nên giàu có, thế giới trở nên tươi đẹp hơn. Vậy mà, tôi đã từng chứng kiến cảnh một cụ già mù loà đi ăn xin trong mưa gió lạnh, không một manh áo ấm. Nhưng đi đến đâu người ta cũng xua đuổi, bởi: “Thóc đâu mà đãi gà rừng!”? Tôi đã từng chứng kiến một em bé gái mặt nhễ nhại mồ hôi giữa trưa nắng hè đến cổng trường cầu xin sự ban ơn của các anh chị để có thêm chút tiền viện phí cho bố. Nhưng mọi người đứng đó nghe em trình bày rồi lại lắc đầu bỏ đi, bởi: “Lừa đảo bây giờ đâu có nhiều thế!”? Thật là đáng sợ phải không các bạn? Thế giới không có tình thương là thế giới mờ đen, trái tim khô cứng, ý nghĩa cuọc sống vô vị và tẻ nhạt: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương” (M. Goóc-ki).

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết: “Sống trong đời cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi...”. Gió sẽ cuốn những tấm lòng thảo thơm gieo tình yêu khắp muôn nơi, mang lại ánh sáng cho miền đất tăm tối, mang lại hạnh phúc cho những người cùng khổ. Mỗi chúng ta, hãy gửi theo gió tấm lòng mình để cứu giúp bao người và để chính chúng ta là những con người có lối “sống đẹp”.

Điều mà tôi muốn nói với các bạn trẻ đang chuẩn bị bước vào đời rằng chúng ta cần biết ý nghĩa của cuộc sống nằm ngay trong những giá trị bình thường quanh ta – là tình yêu của mẹ cha, là tình thân của bạn bè, là niềm hạnh phúc khi đối mặt và vượt qua khó khăn, là ước mơ và hi vọng vào ngày mai... Và điều gì nuôi dưỡng tâm hồn ta, xây đắp nên cuộc sống của chúng ta, thì ta cần, nên và phải sống vì chính những điều đó. Làm được như vậy, nghĩa là chúng ta đã trả lời được câu hỏi tưởng chừng như vô tận của nhà thơ Tố Hữu: “Ôi, sống đẹp là thế nào hỡi bạn?”.

Trình bày suy nghĩ về một phẩm chất tốt đẹp cần trau dồi hoặc một thói xấu đáng phê phán (mẫu 2)

Một trong những phẩm chất cao quý của con người đó là lòng yêu thương. Tình yêu thương dường như là sợi dây vô hình, nối kết những trái tim yêu thương lẫn nhau giữa con người và con người với nhau. Vậy tình yêu thương còn có những giá trị tinh thần nào khác?

Tình yêu thương có nghĩa là gì? Đó là thứ tình cảm thiêng liêng, quý báu là sự quan tâm giữa con người và con người với nhau. Vậy tại sao chúng ta cần phải có tình yêu thương? Bởi vì nó thể hiện phẩm chất cao quý của một con người. Có tình yêu thương, con người bỗng trở nên tốt đẹp hơn trong tâm hồn. Nó nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta ngày càng hoàn thiện hơn về mặt nhân cách, nhân phẩm, đạo đức. Nhờ có tình yêu thương mà những nỗi đau, vết thương trong tâm hồn dường như được hàn gắn, khiến cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn, phát triển tốt hơn. Dẫn chứng mà chúng ta dễ dàng thấy được đó chính là những phong trào kêu gọi sự giúp đỡ đồng bào miền Trung bị lũ lụt hàng năm hoành hành, vùng đồng bằng Sông Cửu Long bị thiên tai tàn phá nặng nề,… Khi đất nước Nhật Bản bị sóng thần ập vào tàn phá đã để lại biết bao hậu quả đau thương về người, về của cho đất nước này. Tình yêu thương đã được nhân rộng khắp thế giới khi mà phong trào ủng hộ giúp đỡ nhân dân Nhật Bản khắc phục phần nào nỗi đau thương, mất mát này được nở rộ và mạnh mẽ. Những sự việc nêu trên thể hiện tình yêu thương con người luôn luôn sẵn có trong trái tim của mỗi con người nhưng khi có dịp thì tấm lòng yêu thương ấy bỗng trỗi dậy mạnh mẽ như đợt sóng trào dâng. Ngoài những hoạt động, phong trào lớn đó thì ở ngay tại trường lớp tôi cũng có những bạn có gia đình rất nghèo khó cần được giúp đỡ, vì gia đình quá khốn khó mà nhiều bạn phải nghỉ học để phụ giúp gia đình mưu sinh. Chúng tôi là học sinh, tuy không có nhiều tiền nhưng mỗi người một chút, mỗi ngày góp chút ít thì sau một khoảng thời gian chúng tôi vẫn có thể giúp đỡ những bạn nghèo khó này đi học dưới sự giúp đỡ của quý thầy cô trong nhà trường. Những biểu hiện đó phần nào nói lên tình yêu thương luôn có mặt ở khắp mọi nơi.

Tuy vậy, trong đời sống của chúng ta vẫn còn đâu đó rất nhiều những kẻ thờ ơ, ghẻ lạnh, vô tâm trước sự đau khổ, vất vả của những người xung quanh mình. Họ bỏ mặc, họ không hề quan tâm và thờ ơ với tất cả. Những con người này cần phải bị xã hội lên án kịch liệt. Ta dễ dàng bắt gặp những con người này khi ở ngoài đường một người bị tai nạn, té xe xuống đường thì biết bao nhiêu cặp mắt đổ dồn vào cảnh tượng đau thương đó mà không một cánh tay dang ra cứu giúp.

Tóm lại, có lòng yêu thương chính là một phẩm chất tốt đẹp, quý báu mà chúng ta cần gìn giữ và phát huy. Chúng ta là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, ta cần rèn luyện, trau dồi, bồi dưỡng phẩm chất này để cuộc sống tâm hồn của mình ngày càng tốt đẹp hơn.

Trình bày suy nghĩ về một phẩm chất tốt đẹp cần trau dồi hoặc một thói xấu đáng phê phán (mẫu 3)

Các bạn yêu quý! Ngày xưa tuy lam lũ, khó khăn nhưng ông cha ta sống rất nhân hậu:

“Ôi đất nước bốn nghìn năm lịch sử

Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa

Trong và thật sáng giữa đôi bờ suy tưởng

Sống hiên ngang mà nhân ái chan hòa”

Một nhà thơ đã viết như thế. Còn ngày nay, con người ta khá lên rất nhiều về vật chất song về tinh thần, tình người dường như rơi vãi?

Các bạn đã bao giờ chứng kiến cảnh một con người đối xử vô tâm trước một cụ già chống gậy xin ăn, một em bé lang thang ngoài đường chưa? Nếu thấy thế thì thật là buồn và thất vọng! Sao cuộc sống này vẫn còn một số người quên đi: Tình thương là hạnh phúc của con người?

Con người tuy khác màu da, chủng tộc, ngôn ngữ... nhưng đều là đồng loại của nhau. Sống trên đời, không ai giống ai. Mỗi người mỗi số phận riêng, mỗi hoàn cảnh riêng. Có người giàu người khổ, có người hạnh phúc lại có người chẳng may bất hạnh. Tuy vậy, người ta đều bắt gặp nhau ở chỗ: Trái tim đồng cảm, tiếng gọi của lương tri, lương tâm nhân ái.

Các bạn! Tình thương là bản chất tốt đẹp vốn có tự nhiên, tự nguyện của con người: “Nhân chi sơ tính bản thiện”. Đó là sự chăm sóc, hi sinh thầm lặng của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu: “Công cha như núi Thái Sơn / Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra...”, “Ngó lên nuộc lạt mái nhà / Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”... Sự kính trọng, biết ơn của con cháu đối với ông bà, cha mẹ: Có một cậu bé cùng mẹ ngồi xem cuộc thi hoa hậu. Cậu bé đã hỏi mẹ: “Mẹ ơi, hoa hậu là gì hả mẹ?”. Mẹ nói: “Hoa hậu là người phụ nữ đẹp nhất và tốt nhất”. Vậy là em nói với mẹ: “Mẹ ơi, sao mẹ không đi thi ạ?”. Ánh mắt của mẹ lúc ấy tràn ngập hạnh phúc. Mẹ đâu cần hoa hậu của cuộc thi sắc đẹp nữa, bởi mẹ đã là nữ hoàng trong trái tim con trai yêu của mẹ rồi. Đó là sự kính trọng, ghi ơn của học trò đối với thầy: “Nhất tự vi sự bán tự vi sư”, “Tôn sư trọng đạo”... Đó là sự nhường nhịn, giúp đỡ giữa anh chị em: “Máu chảy ruột mềm”, “Chị ngã em nâng”, “Anh em như thể tay chân / Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”... Sự đùm bọc, cưu mang giữa những người họ hàng: “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”. Đó còn là sự đồng cảm, xót thương chân thành, sâu sắc đồng bào, đồng loại – những người có số phận đau khổ, bất hạnh. Trong truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” của nhà văn Thạch Lam, hai chị em Sơn và Lan thương bạn Hiên - nhà nghèo, ngày rét mà không có áo lành – giấu mẹ mang áo bông cũ tặng bạn.

Tình thương là cơ sở của lòng yêu nước thương nòi, là đạo lí, truyền thống quý báu và đẹp đẽ của loài người (ngay cả loài vật cũng có tình thương huống gì là con người!). Trong truyện “Con hổ có nghĩa” của Vũ Trinh, tình thương yêu nhỏ giọt nước mắt của hổ đực dành cho hổ cái đẻ con trong sự đau đớn làm cho ta không thể không cảm động rưng rưng.

Tình thương tạo nên vẻ đẹp trong cuộc sống: Con người đẹp, gia đình đẹp, xã hội đẹp... Cuộc sống sẽ có ý nghĩa nhân lên gấp bội phần, không cảm thấy cô đơn hay tẻ nhạt, niềm vui nhân đôi và nỗi buồn vơi đi một nữa. Nó sẽ là ngọn lửa sưởi ấm tâm hồn, tạo thêm nghị lực vươn lên trong đời. Nó tạo nên sức mạnh kì diệu cho những ai lầm đường lạc lối: Từ con người chưa tốt thành con người tốt; từ sai lầm, bị cám dỗ đến hướng thiện; từ ích kỉ trở nên vị tha, bao dung; từ tuyệt vọng đến lấy lại hi vọng, hồi sinh. Các em hãy còn nhớ: Tình thương của cụ họa sĩ già Bơ-men dành cho Giôn-xi (truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri ) làm cho Giôn-xi từ chỗ muốn chết đến chỗ thấy chết là một tội. Hay, tình yêu cùng bát cháo hành của Thị Nở đã làm cho Chí Phèo khao khát được lương thiện (truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao).

Vâng, được sống trong tình thương là niềm hạnh phúc lớn, là tiền đề để con người trở nên chân – thiện – mĩ. Những đứa trẻ được nuôi dưỡng, lớn lên trong tình yêu thương sẽ có tâm hồn nhạy cảm với những vui buồn, biết yêu thương, quan tâm đến người khác ở quanh mình. Trái lại, những đứa trẻ bị đối xử thô bạo, bị hắt hủi, bị ruồng bỏ sẽ là bất hạnh khôn cùng sau này. Con người hạnh phúc vì được sống khi bị cái chất rình rập, được ăn khi đang đói, được đầy đủ khi đang nghèo khó, được hi vọng khi đang tuyệt vọng, được thành công sau thất bại... nhưng niềm hạnh phúc lớn lao nhất vẫn là được sống trong yêu thương. “Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất” (Các Mác). Không chỉ người được nhận tình thương mới hạnh phúc mà cả người trao gửi tình thương cũng được hạnh phúc, vì hạnh phúc không phải chỉ nhận mà còn là cho.

Cuộc sống này, năm tháng qua đi, dưới mắt người và trong trái tim người, điều gì còn lại vĩnh hằng? Vật chất, tiền tài, địa vị, sự nhỏ nhen hẹp hòi, sự dối trá, ganh tị, chiếm đoạt, thù hận... hay là tình thương cho nhau?! Và giả sử, cuộc sống con người một ngày không có tình thương thì một ngày thế giới này sẽ ra sao?

Thế giới không có tình thương là thế giới mờ đen, trái tim khô cứng. “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương” (M.Gorki).

Các bạn yêu quý! Cuộc đời có gì đẹp hơn khi người thương người. Người thương người là người giàu có về trí tuệ (chỉ số I.Q), về tâm hồn (chỉ số E.Q), cuộc sống phong phú và đẹp hơn bao giờ hết:

Mỗi người thêm nhiều con mắt

Mỗi người thêm nhiều cảm rung

Trời cũng thêm nhiều màu sắc

Đất cũng thêm chiều mênh mông.

(Trần Lê Văn)

Trình bày suy nghĩ về một phẩm chất tốt đẹp cần trau dồi hoặc một thói xấu đáng phê phán (mẫu 4)

đang cập nhật

1 79 lượt xem