TOP 15 bài Nêu những thu nhận bổ ích của em qua đọc văn bản Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ (HAY NHẤT 2024)

Nêu những thu nhận bổ ích của em qua đọc văn bản Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ Ngữ văn 8 Kết nối tri thức gồm 15 bài văn mẫu hay nhất năm 2024 giúp học sinh viết bài tập làm văn 8 hiệu quả hơn.

1 73 lượt xem


Nêu những thu nhận bổ ích của em qua đọc văn bản Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) nêu những thu nhận bổ ích của em qua đọc văn bản Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ.

Nêu những thu nhận bổ ích của em qua đọc văn bản Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ (mẫu 1)

Văn bản Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ đã giúp em có thêm nhiều kiến thức bổ ích liên quan đến hiện tượng lũ lụt và quá trình kiến tạo đồng bằng. Tất cả các đồng bằng hạ lưu sông đều được hình thành và phát triển hình thể thông qua các trận lũ hàng năm. Các hiện tượng lớn nhỏ sẽ tạo nên những đợt trầm tích bùn cát, bồi đắp cho các vùng châu thổ. Quá trình hình thành ấy không hề đơn giản và dễ dàng. Ví dụ, phải trải qua hơn 5000 - 7000 năm xảy ra liên tục mới có thể hình thành nên vùng châu thổ Cửu Long như ta thấy ngày nay. Tuy nghèo nàn về khoáng sản kim loại và vật liệu xây dựng nhưng thổ nhưỡng và sinh thái vùng Cửu Long lại cực kỳ giàu có. Nhờ thế mà hoạt động nông nghiệp ở đây cực kỳ phát triển, năng suất sinh học cao, tạo ra nhiều loại nông sản và của cải nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Nếu chỉ đánh giá phiến diện từ một phía, ta sẽ thấy lũ lụt thật quái ác và đem đến toàn những tác động tiêu cực. Vì vậy, cần mở rộng góc nhìn và dựa trên những dẫn chứng từ thực tế để đánh giá đúng tiềm năng cũng như tác hại của lũ lụt, từ đó có biện pháp “chào đón” phù hợp đối với hiện tượng thiên nhiên này.

Nêu những thu nhận bổ ích của em qua đọc văn bản Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ (mẫu 2)

Nhờ có văn bản Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ mà tôi đã có thêm những kiến thức bổ ích về lũ lụt. Không chỉ có những tác hại, lũ lụt cũng đem đến một số lợi ích nhất định cho con người, đặc biệt là với người dân ở miền châu thổ sông Cửu Long. Người dân Đồng bằng sông Cửu Long dần nhận ra không thể “sống” thiếu lũ. Họ mong đợi những trận lũ lớn bởi năm nào có lũ lớn là năm đó cá nhiều, chim nhiều, sản vật mùa lũ nhiều,... Không chỉ vậy, chắc chắn năm sau việc canh tác sẽ trúng mùa, sản lượng cao. Cuối mùa lũ cũng là mùa thu hoạch vụ mùa cuối năm, chim én tụ về thành từng đàn. Chính vì vậy, con người cần phải thay đổi tâm lí từ sống chung sang chào đón lũ.

Nêu những thu nhận bổ ích của em qua đọc văn bản Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ (mẫu 3)

Đọc văn bản Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ, em được hiểu hơn về cuộc sống của bà con vùng châu thổ sông Cửu Long. Từ trước đến nay, em luôn cho rằng lũ lụt là một loại thiên tai mà chúng ta cần phải phòng tránh. Tuy nhiên, khi đọc văn bản này, em đã có một cái nhìn hoàn toàn mới. Giờ đây, lũ lụt không còn khiến con người phải lo lắng và sợ hãi nữa. Bởi nó đem đến nhiều lợi ích cho cuộc sống của bà con. Những trận lũ lớn sẽ làm xuất hiện rất nhiều chim cò và sản vật của nước lũ. Đồng thời, cơn lũ còn quét sạch đi những chất cặn bẩn trong đất và nguồn nước bị nhiễm mặn, chất hóa học, và để lại nguồn nước dồi dào đầy bể, ao cùng nền đất màu mỡ, đầy ắp phù sa. Sự màu mỡ của đất và nguồn nước dồi dào mà lũ mang lại đó, chính là chìa khóa thành công cho mùa màng ở đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa lớn nhất nước ta. Chính vì vậy, mà người dân ở vùng châu thổ sông Cửu Long đã dần học cách sống chung với lũ, và ngóng chờ mỗi trận lũ đổ về.

Nêu những thu nhận bổ ích của em qua đọc văn bản Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ (mẫu 4)

Qua văn bản Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ em đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức kiến thức mới. Trước kia em luôn nghĩ những trận lũ lụt hẳn sẽ làm bà con nơi đây khó khăn. Tuy nhiên sau khi đọc văn bản này em đã biết những suy nghĩ của mình là sai lầm. Những trận lũ lớn quả thực là một tín hiệu tốt đối với người dân nơi đây. Những năm nào lũ lớn báo hiệu một mùa màng bội thu, đánh bắt cá và thủy hải sản cúng trúng mùa. Những người nông dân sống nhiều đời ở vùng đất này đều biết rằng năm nào có lũ thì năm đó sẽ thắng lớn. Ngoài ra, văn bản cũng giúp em hiểu rõ hơn về quá trình hình thành những vùng đồng bằng trù phú và vùng châu thổ điển hình. Và đối với người dân đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, lũ về giống như một người bạn tri kỉ mà ta nên dang rộng vòng tay chào đón.

Nêu những thu nhận bổ ích của em qua đọc văn bản Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ (mẫu 5)

Đọc văn bản “Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ” của tác giả Lê Anh Tuấn, ta càng hiểu và yêu hơn con người cũng như cuộc sống nơi đây. Bao đời nay, gần như ai cũng mặc định rằng lũ lụt là một hiện tượng trong tự nhiên mang lại những hiểm họa cần phải phòng tránh như ngập lụt, cuốn trôi nhà cửa ruộng vườn thậm chí gây thiệt hại đến tài sản, tính mạng con người. Thế nhưng đối với người dân người ở vùng đồng bằng sông Cửu Long lũ lại mang một tâm thế mới, một tầm vóc mới với cái nhìn hoàn toàn mới . Ở nơi đây, lũ được gọi là mùa nước nồi và không còn khiến con người phải lo lắng và sợ hãi nữa. Vì sao vậy? Vì nó đem đến nhiều lợi ích cho cuộc sống con người nơi đây. Những trận lũ lớn sẽ làm xuất hiện rất nhiều chim cò và các sản vật của nước lũ. Khi cơn lũ đi qua, nó quét sạch đi những gì không tốt cho đất, giúp đất đai được thau chua rửa mặn và đặc biệt là tạo nên một lớp đất phù sa ngọt màu mỡ dọc hai bên bờ sông Tiền và sông Hậu. Sự màu mỡ đó đã góp phần tạo nên một vựa lúa lớn nhất cả nước cùng với sự dồi dào sản vật mùa nước nổi, cuộc sống của bà con vùng Tây Nam Bộ của tổ quốc không chỉ ấm no mà còn đem gạo đi xuất khẩu ở nhiều nước trên thế giới đưa nước ta trở thành một trong ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Chính vì vậy người dân ở nơi đây đã dần biết chuyển đổi từ sống chung với lũ sang chào đón lũ là vậy.

Nêu những thu nhận bổ ích của em qua đọc văn bản Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ (mẫu 6)

đang cập nhật

1 73 lượt xem