TOP 15+ bài Suy nghĩ về một tính cách đáng phê phán được nói đến trong những truyện cười Lợn cưới, áo mới; Treo biển; Nói dóc gặp nhau (HAY NHẤT 2024)

Suy nghĩ về một tính cách đáng phê phán được nói đến trong những truyện cười Lợn cưới, áo mới; Treo biển; Nói dóc gặp nhau Ngữ văn 8 Kết nối tri thức gồm 15+ bài văn mẫu hay nhất năm 2024 giúp học sinh viết bài tập làm văn 8 hiệu quả hơn.

1 79 lượt xem


Nội dung bài viết

Suy nghĩ về một tính cách đáng phê phán được nói đến trong những truyện cười Lợn cưới, áo mới; Treo biển; Nói dóc gặp nhau

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về một tính cách đáng phê phán được nói đến trong những truyện cười trên (Lợn cưới, áo mới; Treo biển; Nói dóc gặp nhau).

Suy nghĩ về một tính cách đáng phê phán được nói đến trong những truyện cười Lợn cưới, áo mới; Treo biển; Nói dóc gặp nhau (mẫu 1)

Truyện cười Lợn cưới, áo mới đã phê phán tính khoe khoang - một thói xấu trong xã hội. Những người có tính cách này thường thích phơi bày cho mọi người xung quanh thấy những thứ mình có, thường là về vật chất. Mục đích của việc khoe khoang là để thỏa mãn bản thân, muốn người khác ngưỡng mộ, khen ngợi. Nhưng việc khoe khoang sẽ đem lại những hậu quả. Người thích khoe khoang dễ trở nên kiêu ngạo. Lâu dần, chúng ta sẽ dễ mắc bệnh háo danh, trọng hình thức. Họ không chú trọng đầu tư cho trí tuệ, tâm hồn. Vẻ hào nhoáng bên ngoài sẽ sớm mai một theo thời gian. Vật chất cũng không tồn tại vĩnh viễn. Người thích khoe khoang sẽ khiến cho mọi người xung quanh cảm thấy chán ghét, xa lánh. Chính vì vậy, con người cần tránh xa thói khoe khoang để bản thân tốt đẹp hơn.

Suy nghĩ về một tính cách đáng phê phán được nói đến trong những truyện cười Lợn cưới, áo mới; Treo biển; Nói dóc gặp nhau (mẫu 2)

Treo biển là truyện cười giàu ý nghĩa, nhằm phê phán thói xấu trong xã hội - thiếu chính kiến. Họ là những người không có suy nghĩ, quan điểm cá nhân và hành xử theo kiểu “gió chiều nào, theo chiều ấy”. Cũng giống như nhà hàng trong truyện, treo biển lên nhằm mục đích thông báo cho khách hàng biết thông tin. Khi có sự góp ý của mọi người xung quanh, nhà hàng chưa kịp suy xét xem ý kiến có hợp lí, đúng đắn không mà đã vội vàng nghe theo. Kết quả là, nhà hàng đã cất luôn chiếc biển thông báo đi. Rõ ràng, nhà hàng đã không có chính kiến, dù việc treo biển là không hề sai và thừa. Trong từng vấn đề, mỗi người đều có quan điểm khác nhau, nếu chúng ta không biết suy xét thấu đáo, mà vội vàng nghe theo, sẽ dễ dàng gặp phải sai lầm, bị lợi dụng. Người thiếu chính kiến cũng khó đạt được thành công, vì họ không kiên định với mục tiêu của bản thân. Nhưng cũng cần phân biệt được giữa sống có chính kiến riêng với sống “bảo thủ” - nghĩa là không chịu tiếp thu những quan điểm đúng đắn, lúc nào cũng coi quan điểm của bản thân là đúng, không sai. Tóm lại, chúng ta cần có cách sống sao cho đúng đắn, để hoàn thiện bản thân ngày càng phát triển hơn.

Suy nghĩ về một tính cách đáng phê phán được nói đến trong những truyện cười Lợn cưới, áo mới; Treo biển; Nói dóc gặp nhau (mẫu 3)

Lợn cưới áo mới là một trong những truyện cười đặc sắc của kho tàng truyện cười dân gian Việt Nam. Truyện chế giễu những người có tính hay khoe của. Tính xấu ấy thường biến người khoe của thành trò cười cho thiên hạ.

Truyện ngắn gọn như một màn hài kịch nhỏ, kể lại cuộc tranh tài thú vị, bất ngờ giữa hai anh có tính hay khoe, mà của đem khoe chẳng đáng là bao. Một anh khoe con lợn cưới bị sổng chuồng và một anh khoe chiếc áo mới may. Anh đi tìm lợn khoe của trong một hoàn cảnh thật đặc biệt. Đó là lúc nhà anh ta có việc lớn (đám cưới), lợn để làm cỗ cưới lại bị sổng mất, nghĩa là trong lúc việc nhà đang bận bịu và bối rối, một tình huống tưởng như người trong cuộc không còn tâm trí nào để khoe khoang.

Suy nghĩ về một tính cách đáng phê phán được nói đến trong những truyện cười Lợn cưới, áo mới; Treo biển; Nói dóc gặp nhau (mẫu 4)

TOP 10 mẫu Suy nghĩ về một tính cách đáng phê phán được nói đến trong những truyện cười Lợn cưới, áo mới; Treo biển; Nói dóc gặp nhau (2023) SIÊU HAY (ảnh 1)

Tác giả dân gian đã tạo ra cuộc ganh đua gay cấn trong việc khoe của giữa hai nhân vật. Người đi tìm lợn sổng mà cứ nhấn mạnh là lợn cưới. Kẻ trả lời là không thấy lợn thì lại cố đưa thêm cái áo mới của mình vào. Cái trái tự nhiên, không hợp với lẽ thường xuất hiện khiến cho tiếng cười chế giễu vang lên. Anh áo mới đứng hóng ở cửa, kiên nhẫn đợi suốt từ sáng đến chiều mà vẫn chưa khoe được áo. Đang tức tối thì lại bị anh lợn cưới khoe của trước. Anh áo mới đã không bỏ lỡ cơ hội cả ngày chỉ có một lần khoe áo mới trước mặt anh lợn cưới. Kết thúc bất ngờ của truyện tạo cảm giác rất hấp dẫn và thú vị cho người đọc.

Tính khoe của là thói thích tỏ ra, trưng ra cho mọi người biết là mình giàu có. Đây là thói xấu thường thấy ở những người mới giàu (giàu xổ), thích học đòi. Nó biểu hiện qua cách ăn mặc, nói năng, giao tiếp, cách trang sức và xây cất, bài trí nhà cửa lố lăng, kệch cỡm.

Tính khoe của là thói xấu của con người nói chung nhưng ở truyện này nó lại mang một sắc thái khá đặc biệt. Nhân vật trong truyện không phải là khoe tài, khoe lộc, khoe trí tuệ, học vấn, công lao đóng góp hay địa vị trong xã hội mà là khoe những thứ tầm thường, nhỏ nhặt, chẳng đáng đem khoe.

Khi khoe của đã trở thành một thói quen, một nhu cầu cần thiết đến mức không khoe không chịu được thì nó sẽ là thói xấu và thói xấu ấy làm cho những người xung quanh khó chịu. Câu chuyện dí dỏm Lợn cưới, áo mới là một bài học bổ ích cho tất cả chúng ta.

Suy nghĩ về một tính cách đáng phê phán được nói đến trong những truyện cười Lợn cưới, áo mới; Treo biển; Nói dóc gặp nhau (mẫu 5)

Câu chuyện Lợn cưới, áo mới nói về hai anh chàng có tính thích khoe khoang. Tính khoe khoang (khoe của, khoe danh, khoe tài, khoe chức tước,...) là thói thích tỏ ra, trưng ra cho người khác biết là mình giàu, mình tài giỏi, mình danh giá. Đó là một thói xấu. Thói xấu này thường lộ ra ở cách ăn mặc, trang sức, xây cất, bài trí nhà cửa, nói năng, giao tiếp,.... Truyện Lợn cưới, áo mới kể về hai anh chàng thích trưng diện, khoe khoang, ra điều mình có... của. Đọc, nghe truyện Lợn cưới, áo mới, chúng ta được cười nhiều lần. Tiếng cười vang lên xung quanh con lợn cưới và chiếc áo mới. Của chẳng đáng là bao, mà hai anh chàng kia cứ thích khoe khoang. Thái độ và ngôn ngữ của cả hai đều quá mức, lố bịch. Điều thú vị là tác giả dân gian đã xây dựng được tình huống vừa song song vừa đối lập. Hai nhân vật giống nhau cái tính thích khoe, cũng đua nhau khoe để được người khác chú ý, khen ngợi. Nhưng rồi điều trái ngược đã xảy ra.

Chả ai được khen cả, mà chỉ khiến người chứng kiến cuộc gặp gỡ và nghe những lời nói của họ, phải bật cười. Tiếng cười nổ ra ở cuối truyện vừa vang to vừa có ý nghĩa chế giễu sâu sắc. Tính hay khoe là một tính xấu nhưng lại thường xuất hiện nhiều trong cuộc sống chúng ta. Đọc và suy ngẫm về truyện này, chúng ta giật mình vì đôi khi chính bản thân ta cũng vướng tính xấu này. Cười anh chàng trong truyện, ta tự cười mình và nhắc mình phải sửa ngay tính thích khoe khoang, đồng thời rèn lấy tính khiêm tốn, nhún mình trong ứng xử hằng ngày ở nhà, ở trường và ngoài xã hội.

Suy nghĩ về một tính cách đáng phê phán được nói đến trong những truyện cười Lợn cưới, áo mới; Treo biển; Nói dóc gặp nhau (mẫu 6)

'Lợn cưới áo mới' là câu chuyện đả kích về một tính xấu của con người, đó là sự khoe khoang, khoác lác. Những tình huống hài hước trong câu chuyện được các tác giả dân gian xây dựng rất khéo léo, tình tiết được đẩy lên cao trào khi tiếng cười ròn rã nhất. Tuy nhiên, sau tiếng cười ấy là một bài học, một triết lí được truyền tải, nhằm tác động vào sự nhận thức, vào lối sống của con người. Truyện 'Lợn cưới áo mới' kể về một người đàn ông có tính hay khoe của. Mua một chiếc áo mới, anh ta mặc ngay, và vì muốn nhận được lời khen ngợi, sự trầm trồ ngưỡng mộ của những người hàng xóm mà anh ta đứng ra giữa cửa, đợi có ai đi qua thì người ta sẽ khen. Câu chuyện cười 'Lợn cưới áo mới' đã thông qua việc xây dựng hình ảnh hai anh chàng khoe khoang, khoác lác, các tác giả dân gian đã trực tiếp chế giễu, phê phán những người có tính khoe khoang một cách thái quá, lố bịch. Đây là một tính xấu của con người trong xã hội, cần được sửa chữa và chấn chỉnh. Đây cũng là một bài học cho những người đời sau nhận thức và rút kinh nghiệm.

Suy nghĩ về một tính cách đáng phê phán được nói đến trong những truyện cười Lợn cưới, áo mới; Treo biển; Nói dóc gặp nhau (mẫu 7)

Thế giới bao la rộng lớn, tri thức nhân loại là vô cùng vì vậy sự hiểu biết của bạn dù sao cũng chỉ là một góc nhỏ. Cho nên bạn nghĩ và khoe khoang rằng mình hiểu biết hơn người, cập nhật thông tin hơn người là một sai lầm chết người. Đôi khi bạn luyên thuyên về một đề tài nào đó mà bản thân cho rằng nó rất mới và lạ, chưa được nhiều người biết đến nhưng thực ra người đối diện đã biết rõ những nhưng chỉ im lặng lắng nghe. Vậy lúc đó, bạn có thể hình dung mình sẽ được đánh giá như thế nào rồi đấy. Cũng như việc bạn tự hào rằng mình quen biết một người nổi tiếng nào đó trong xã hội và luôn hết lời ca ngợi về họ để chứng tỏ mình là một người có đẳng cấp trong các mối quan hệ. Trong khi đó, người đối diện lại biết quá rõ về người ấy, cả mặt tốt và xấu của họ. Có phải lúc ấy bạn đã thất bại rồi không? Thay vì cố đưa ra thật nhiều thông tin về chính mình và những người quen biết để chứng minh đẳng cấp, bạn chỉ cần thông báo một thông tin đặc biệt nhất về người mà bạn biết. Như thế cũng đủ giúp người khác nhận diện sự 'đẳng cấp' của bản thân. Bởi vậy, nếu bạn muốn chứng minh tầng lớp thì cũng nên khoe khoang một cách khéo léo, nhẹ nhàng và tế nhị. Điều đó không hề khó nhưng lại ổn hơn rất nhiều.

Suy nghĩ về một tính cách đáng phê phán được nói đến trong những truyện cười Lợn cưới, áo mới; Treo biển; Nói dóc gặp nhau (mẫu 8)

Nói dối là một thói xấu và là một hiện tượng tương đối phổ biến trong xã hội. Ta dễ dàng bắt gặp rất nhiều sự việc nói dối xung quanh ta. Như nhiều bạn học sinh lừa dối bố mẹ để bỏ học đi chơi, hay nói dối thầy cô giáo vì lý do không làm bài tập về nhà. Hay một nhân viên ăn cắp ý tưởng của người khác trong công ty, và nói dối mọi người đó là ý tưởng của mình để được khen thưởng. Rất nhiều những hành vi nói dối trong xã hội, và việc nói xấu đều mang lại những tác hại xấu không chỉ cho bản thân mà còn với người xung quanh. Với những sự việc nói dối lần đầu, có thể sẽ được cho qua, nhưng nếu người đó thường xuyên nói dối thì rất dễ gây ra những ra những hậu quả nghiêm trọng. Việc bạn nói dối sẽ khiến cho bạn không được thoải mái tư tưởng, luôn cảm thấy lo lắng khi bị phát hiện. Nếu bạn đang bỏ học đi chơi và bị bố mẹ phát hiện, tất nhiên bạn sẽ vô cùng lo sợ. Việc này còn khiến bố mẹ phiền lòng, cảm thấy thất vọng về đứa con của mình. Việc bạn nói dối đồng nghiệp, nó sẽ làm mất đi sự tín nhiệm của mọi người xung quanh, làm mất đi tư chất và nhân cách của một con người. Vì những tác động xấu do việc nói dối mang lại, chúng ta cần rèn luyện cho mình đức tính trung thực và cần lên án những lời nói hay hành vi dối trá để xây dựng cuộc sống tốt đẹp, văn minh hơn.

Suy nghĩ về một tính cách đáng phê phán được nói đến trong những truyện cười Lợn cưới, áo mới; Treo biển; Nói dóc gặp nhau (mẫu 9)

Ai cũng mong mình được khỏe mạnh và xinh đẹp. Khi ngắm nhìn một người khỏe đẹp hơn mình, trong lòng người khác sẽ nảy sinh hai luồng tư tưởng, đó là lòng ích kỷ và sự tự ti, mặc cảm. Ích kỷ ở đây là thèm khát được như bạn, muốn chiếm lĩnh sắc đẹp và ghen tị với bạn. Tự ti, mặc cảm là vì họ thua kém về ngoại hình. Vì vậy, nếu lên tiếng khoe khoang về sức khỏe, hình thức, sắc đẹp là bạn đã vô tình đã đẩy cái ích kỷ và sự tự ti ấy của họ lên mức độ cao hơn. Như vậy, cái được cho bạn chưa biết là như thế nào nhưng cái mất cho người đối diện và cho chính bạn là rất lớn. Đôi khi người ta sẽ phản ứng tiêu cực ngay trước mặt bạn hoặc tỏ thái độ xa lánh. Thực tế là những thứ mà bạn tự hào và khoe khoang này đều tàn phai theo năm tháng, cái còn lại quý giá nhất chính là bản chất và tâm hồn. Người khác sẽ chú ý về cách bạn sống, cách bạn hành động hơn là ngắm cái sắc đẹp bên ngoài. Bởi sức khỏe và sắc đẹp chỉ tạo chút ảnh hưởng tốt tới những người xung quanh trong khi đó, bản chất tốt đẹp (hay ngược lại) của bạn mới là điều đọng lại trong lòng mọi người lâu dài.

Suy nghĩ về một tính cách đáng phê phán được nói đến trong những truyện cười Lợn cưới, áo mới; Treo biển; Nói dóc gặp nhau (mẫu 10)

Tôi rất thích truyện cười Treo biển. Truyện đã phê phán những người có thiếu chính kiến trong xã hội. Họ không có suy nghĩ, quan điểm của bản thân mà chỉ “gió chiều nào, theo chiều ấy”. Nhà hàng trong truyện treo biển lên để thông báo cho khách hàng biết thông tin. Nhưng hết lần này đến lần khác, nhà hàng đều làm theo sự góp ý của mọi người. Đến cuối cùng, chiếc biển cũng bị cất đi luôn. Rõ ràng, nhà hàng đã không có chính kiến, dù việc treo biển là không hề sai và thừa. Mỗi người đều có quan điểm khác nhau, nếu chúng ta không biết suy xét thấu đáo, mà vội vàng nghe theo ý kiến của người khác sẽ dễ dàng gặp phải sai lầm. Người thiếu chính kiến cũng khó có được thành công trong cuộc sống. Truyện Treo biển đã gửi gắm bài học ý nghĩa, tiếng cười bật lên nhẹ nhàng mà sâu cay.

Suy nghĩ về một tính cách đáng phê phán được nói đến trong những truyện cười Lợn cưới, áo mới; Treo biển; Nói dóc gặp nhau (mẫu 11)

đang cập nhật

1 79 lượt xem