TOP 15 bài Văn bản thuyết minh giải thích hiện tượng biến động trong cuộc sống của muôn loài (HAY NHẤT 2024)

Văn bản thuyết minh giải thích hiện tượng biến động trong cuộc sống của muôn loài Ngữ văn 8 Kết nối tri thức gồm 15 bài văn mẫu hay nhất năm 2024 giúp học sinh viết bài tập làm văn 8 hiệu quả hơn.

1 68 lượt xem


Văn bản thuyết minh giải thích hiện tượng biến động trong cuộc sống của muôn loài

Đề bài: Em hãy viết một bài văn thuyết minh ngắn giải thích hiện tượng

TOP 20 mẫu Thuyết minh giải thích hiện tượng biến động trong cuộc sống của muôn loài (ảnh 2)

Văn bản thuyết minh giải thích hiện tượng biến động trong cuộc sống của muôn loài (mẫu 1)

Trong khi nhiều loài động thực vật mới được phát hiện, số loài đang biến mất cũng không phải là con số nhỏ. Thế giới tự nhiên đang bị đe dọa bởi thay đổi khí hậu và bởi chính bàn tay của con người. Sự suy giảm của giới tự nhiên trên Trái đất có thể khiến những thế hệ tương lai không còn cơ hội nhìn thấy nhiều loài động thực vật ngày nay.

Theo các nhà khoa học, khi môi trường sống bị biến đổi vượt ra ngoài giới hạn mà loài vật có thể thích nghi, nhiều động vật ngày nay vốn rất phổ biến có thể sẽ tuyệt chủng sau năm 2050.

Gần đây, nhiều loài mới trong giới tự nhiên đã được khoa học ghi nhận. Trong đó có 163 loài động thực vật mới được tìm thấy ở vùng rừng nhiệt đới, lưu vực sông Mê Kông, Đông Nam Á, phần lớn là các loài lan, rắn, thằn lằn, chuối dại. Còn ở Papua New Guinea, trên miệng một núi lửa đã ngừng hoạt động, người ta mới phát hiện thấy loài chuột khổng lồ, chuột túi sống trên cây và khoảng 40 loài khác.

Tuy nhiên, trong khi nhiều loài kì lạ mới được khám phá, nhiều loài động, thực vật khác lại đang giảm mạnh về số lượng. Trong tổng số 1.899.587 loài trên Trái Đất có một số loài đặc hữu nhưng ít được biết đến đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng khá cao, trong khi số khác có thể sẽ biến mất trước khi được khám phá ra.

Nghiên cứu kéo dài ba năm về giống cá tầm thìa Trung Quốc được tiến hành dọc 500 km vùng thượng lưu sông Dương Tử, đã thất bại hoàn toàn khi không thể tìm thấy một cá thể nào. Các chuyên gia lo sợ rằng loài cá tầm thìa đã chịu chung số phận với loài cá heo Baiji Dương Tử, đã tuyệt chủng.

Một báo cáo gần đây về khu vực Mê Kông của Quỹ Quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) cho biết, sự đa dạng sinh học và môi trường sống của sinh vật vùng này “tiếp tục phải đối mặt với làn sóng những mối đe dọa phát triển không ngừng: mất nơi sinh sống do phát triển cơ sở hạ tầng ồ ạt cộng với việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên bất hợp pháp.”

WWF cũng cho biết những mối đe dọa này càng trở nên tồi tệ thêm trong bối cảnh biến đổi khí hậu vốn đang làm biến đổi lưu lượng nguồn nước ngọt, gây nên lũ lụt kéo dài, làm thay đổi quy mô, môi trường phân bố, thời gian di trú, thời gian sinh sản-nở hoa… của động thực vật. Kết hợp với những nguy cơ khác, những thay đổi này đe dọa nghiêm trọng nhiều loài đặc hữu của khu vực này bao gồm cả những loài chỉ vừa mới được phát hiện.

WWF cũng lưu ý biến đổi khí hậu tác động đến các loài ở mức độ khác nhau, do đó một số loài có thể thích nghi, trong khi một số loài không thể tồn tại. Những loài có sức chịu đựng và khả năng thích nghi với thời tiết yếu có nguy cơ tuyệt chủng cao. Những loài có nguy cơ tuyệt chủng, đặc hữu, quý hiếm và những loài sống trong hệ sinh thái núi rừng đặc biệt gặp nguy hiểm hơn bởi biến đổi khí hậu sẽ tiếp tục thu hẹp môi trường sống vốn đã bị giới hạn của chúng.

Các loài đang phụ thuộc nhiều vào một vài hay thậm chí chỉ phụ thuộc vào một loài nào đó cũng đang bị đe dọa vì những loài kia có thể phản ứng với biến đổi khí hậu theo cách có thể phá vỡ các mối quan hệ tiến hóa chặt chẽ.

Theo các tổ chức môi trường, 'biến đổi khí hậu dự kiến sẽ gây ra những thay đổi lớn trong cấu trúc, thành phần và diễn trình của hệ sinh thái”.

Hành động của con người cũng đóng vai trò đáng kể trong sự suy giảm số lượng loài. Nhiều loài động vật hiện đang bị săn lùng vì bộ da hay các bộ phận khác trên cơ thể của chúng. Nếu cộng đồng quốc tế không đưa ra những chiến lược mới để đảm bảo sự tồn tại của chúng, những loài này khó có thể còn tồn tại trong tương lai.

Trong một đoạn phim thông điệp gửi đến hội thảo về bảo tồn hổ tại Kathmandu (Nepal), Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Robert Zoellick đã cho rằng các thương lái và thợ săn phi pháp đã được 'tổ chức tốt hơn' các nhà hoạch định chính sách và bảo vệ môi trường.

Một cuộc điều tra của Úc về số lượng động, thực vật cho thấy gần 10% loài có xương sống trên hành tinh đang bị đe dọa. Nguy cơ tuyệt chủng của các loài được báo cáo như sau: 20,8% đối với động vật có vú; 12,2% với loài chim; 29,2% với động vật lưỡng cư; bò sát là 4,8% và cá 4,1%.

Theo một phân tích của Sách Đỏ 2008 với tiêu đề “Động vật hoang dã trong một thế giới đang thay đổi”, thì trong tổng số 44.838 loài đã được nghiên cứu, có 869 loài đã tuyệt chủng hoặc tuyệt chủng trong tự nhiên. Con số này có thể lên đến 1.159 nếu tính cả 290 loài đang được liệt vào danh sách có thể tuyệt chủng.

Theo Liên minh Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (IUCN), ít nhất có 16.928 loài đang có nguy cơ tuyệt chủng, chiếm 2,7% trong tổng số 1,8 triệu các loài đã được xác định. Mặc dù con số này vẫn chưa đánh giá hết được mức độ thiệt hại trong tự nhiên, nhưng nó cung cấp một cái nhìn tổng quan về những gì đang xảy ra với tất cả các hình thái sống trên Trái Đất.

Theo Sách Đỏ 2009, động vật lưỡng cư được coi là loài có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trên hành tinh, với 1.895 trên tổng số 6.285 loài bị đánh giá là có nguy cơ tuyệt chủng.

Trên khắp thế giới, những loài đã tuyệt chủng, hoặc đang trên bờ vực này, có thể kể đến tê giác đen Tây Phi, tê giác trắng Bắc Phi và tê giác Java, linh miêu Iberia, linh dương Saiga Châu Á, khỉ đột Trung Phi, báo Amur Nga, cóc vàng Costa Rica, vượn cáo Aye-aye Madagascar và lợn biển Amazon…

Cũng đang bị đe dọa là một số giống cây và chim ở Hawaii, tuyết tùng dại ở Li-băng, cá tầm, ong mật, những loài hoa thanh tú như lan hài, nhung tuyết, các loài linh trưởng và các sinh vật biển, cùng những rạn san hô.

Số phận của gấu Bắc cực cũng đang đặc biệt nghiêm trọng như vấn đề băng tan vậy. Trong khi vẫn phụ thuộc nhiều vào băng tuyết để săn bắt và sinh sản, loài gấu này lại đang mất dần nơi ở của mình. Các nhà khoa học cho biết ít nhất 8 trong tổng số 19 loài gấu Bắc cực đã được nhận diện đang suy giảm mạnh về số lượng. Một số được báo cáo là bị chết đuối, kiệt sức do bơi dài, mà không có thức ăn và không gặp băng.

Tóm lại, điều đáng buồn là bằng cách này hay cách khác, một số loài động thực vật có thể sẽ biến mất khỏi Trái Đất khi hành tinh này ấm lên trong những thập kỷ tới.

Văn bản thuyết minh giải thích hiện tượng biến động trong cuộc sống của muôn loài (mẫu 2)

Theo một nghiên cứu mới đây đăng trên tạp chí danh tiếng PLOS ONE, các nhà khoa học Anh cảnh báo, các loài thực vật châu Phi có thể phải đối mặt với sự tuyệt chủng hàng loạt nhanh hơn dự báo. Tốc độ gia tăng nồng độ CO2 trong không khí hiện nay có thể khiến hơn 30% diện tích thảm thực vật tại châu Phi biến mất thời gian tới, kéo theo sự ảnh hưởng nghiêm trọng tới các hệ sinh thái cơ bản toàn cầu. Cũng theo nghiên cứu này, mức độ mất đa dạng sinh học, dự kiến xảy ra ở phía đông nam châu Phi trong khoảng 100 năm tới, sẽ “rõ ràng” hơn bất cứ sự biến đổi nào mà thế giới từng chứng kiến.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, đa dạng sinh học nhiệt đới và cận nhiệt đới đang suy giảm một cách nhanh chóng, trong bối cảnh Trái đất ngày càng ấm lên do ảnh hưởng của tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu. Sự suy giảm này là do nồng độ CO2 trong khí quyển tăng, ảnh hưởng trực tiếp sự sống của các loại thực vật chuyên biệt trong vùng. Các nhà khoa học lý giải, mặc dù CO2 là thành phần chủ yếu của quá trình quang hợp giúp các loài thực vật sinh trưởng, song nếu ở nồng độ cao hơn bình thường, CO2 sẽ khiến các loài cỏ dại mọc nhanh hơn, dần tiêu diệt toàn bộ các loài thực vật khác trong hệ sinh thái thảm thực vật. Theo Tiến sĩ C.Ma-ghin, giảng viên Đại học Hê-ri-ốt Oát (Anh), qua việc phân tích các mẫu dung dịch chiết xuất từ một số loài thực vật có dầu tại các thảm cỏ, các nhà khoa học nhận thấy thành phần các chất vô cơ mang độc tính ngày càng gia tăng. Đây là minh chứng cho thấy nồng độ CO2 trong không khí chạm mức nguy cấp.

Liên hợp quốc gần đây cảnh báo, nồng độ CO2 đã tăng nhanh kỷ lục. Những thay đổi đột ngột trong khí quyển được ghi nhận suốt 70 năm qua là không có tiền lệ. Nồng độ CO2 trung bình trên toàn cầu đạt 403,3 phần triệu (ppm) trong năm 2016, tăng mạnh so mức 400,00 ppm năm 2015. Theo báo cáo của Đại học California (Mỹ), tháng 4-2018, nồng độ CO2 trung bình trong khí quyển tăng lên mức kỷ lục mới, là 410,31 ppm. Cũng theo Liên hợp quốc, nồng độ CO2 hiện nay bằng khoảng 145% so thời kỳ tiền công nghiệp (trước năm 1750). Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là các hoạt động của con người, nhất là việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, cùng hiện tượng En Ni-nô gia tăng.

Tiến sĩ C.Ma-ghin khẳng định, biến đổi khí hậu ảnh hưởng nghiêm trọng các thảm thực vật châu Phi nói riêng và toàn cầu nói chung. Tính đa dạng thực vật có ý nghĩa quyết định đến môi trường sống của con người trên toàn thế giới. Tiến sĩ kêu gọi các thế hệ tiếp theo chăm sóc hệ sinh thái, để không rơi vào tình trạng như hiện nay.

Theo giới khoa học, việc để mất các thảm thực vật tự nhiên sẽ là một thảm họa không chỉ riêng với châu Phi, mà với toàn thế giới. Trong bối cảnh nồng độ CO2 được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới, giới khoa học kêu gọi thế giới có những hành động thiết thực, trong đó hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Với tốc độ khai thác loại nhiên liệu này như hiện tại, đến năm 2250, thế giới có thể đối mặt với nồng độ CO2 trong không khí cao chưa từng thấy, kể từ kỷ Tri-át - thời kỳ nóng nhất trong lịch sử Trái đất với hai cực địa cầu không hề có băng tuyết.

Văn bản thuyết minh giải thích hiện tượng biến động trong cuộc sống của muôn loài (mẫu 3)

Những nghiên cứu mới nhất cho thấy rằng chim di cư để đi theo chuỗi thức ăn của chúng, vốn sẽ trở nên khan hiếm vào mùa đông. Các loài chim di cư sẽ đi theo sâu, bọ hoặc các loài động vật cỡ nhỏ… là nguồn thức ăn chính của chúng, để tránh việc khan hiếm thức ăn khiến chúng không thể vượt qua được mùa đông

Có hai kỹ năng mà tất cả các loài chim di cư đều phải có: định hướng và điều hướng. Định hướng là khả năng xác định hướng đang đi. Loài chim không có la bàn hoặc thiết bị GPS, nhưng chúng có thể tự định hướng bằng cách quan sát vị trí của Mặt trời vào ban ngày và các vì sao vào ban đêm. Một số loài chim như bồ câu có thể tự định hướng nhờ vào từ trường của Trái đất.

Có một số giả thuyết đối với việc điều hướng của loài chim, nhưng không có câu trả lời nào chắc chắn. Một số loài chim được cho rằng đã “lái” từ điểm này sang điểm tiếp theo bằng cách sử dụng những mốc lớn như đường bờ biển, dãy núi và thậm chí cả đường cao tốc của con người. Các loài chim khác thì tìm đường để di trú bằng cách theo dõi những chú chim già hơn đã từng thực hiện các chuyến đi đó.

Các loài chim bay cao như diều hâu và bồ nông hầu hết đều bay trong ngày để tận dụng các luồng gia nhiệt. Các loài chim nhỏ hơn chủ yếu bay vào ban đêm khi bầu khí quyển ổn định hơn.

Số lượng đường di cư rất đa dạng và mỗi loài chim sẽ có những hướng di cư giống hoặc khác nhau. Hầu hết tất cả các tuyến đường di cư đều theo hướng Bắc - Nam, vì hầu hết các loài chim có tập tính di cư đều đền từ khu vực sinh sản ở phía Bắc vào thời điểm cuối mùa thu để định cư ở những vùng lãnh thổ trú đông ở xa hơn về phía Nam.

Ở Bắc Mỹ, có bốn “đường bay” chính dẫn đường cho các loài chim từ Bắc Canada xuống Mexico và Nam Mỹ. Ở châu Âu, nhiều loài sinh sản gần Bắc cực và đi theo hàng chục tuyến đường để đến đồng bằng châu Phi vào mùa đông.

Các tuyến đường khác thì không dễ dàng như vậy. Chim hải âu đuôi ngắn đi theo một hình số 8, vòng qua vành đai Thái Bình Dương. Mòng biển California thì sinh sản trong Công viên quốc gia Yellowstone và bay về phía Tây trước khi quay về phía Nam để bay trở về nơi sinh sản ở Nam California.

Không con đường di trú nào có thể vượt qua đường di trú của loài nhạn biển Bắc cực nhỏ bé, khi chúng di chuyển từ Greenland ở gần Bắc cực để đến Nam cực dọc theo bờ biển châu Phi và Nam Mỹ. Mỗi con nhạn biển Bắc cực thường bay khoảng 81.000km mỗi năm.

Văn bản thuyết minh giải thích hiện tượng biến động trong cuộc sống của muôn loài (mẫu 4)

đang cập nhật

1 68 lượt xem