TOP 20 bài Phân tích cảnh và tình trong bài thơ Chiều hôm nhớ nhà (HAY NHẤT 2024)
Phân tích cảnh và tình trong bài thơ Chiều hôm nhớ nhà Ngữ văn 8 Kết nối tri thức gồm 20 bài văn mẫu hay nhất năm 2024 giúp học sinh viết bài tập làm văn 8 hiệu quả hơn.
Phân tích cảnh và tình trong bài thơ Chiều hôm nhớ nhà
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 10 – 15 câu) phân tích cảnh và tình trong bài thơ Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan.
Dàn ý viết đoạn văn phân tích cảnh và tình trong bài thơ Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan:
1. Mở đoạn:
- Giới thiệu cảnh và tình trong bài thơ 'Chiều hôm nhớ nhà' của Bà Huyện Thanh Quan.
2. Thân đoạn:
- Cảnh:
+ Thời điểm: 'hoàng hôn', 'bảng lảng': ánh nắng đã nhạt dần, mờ nhòa, sương khói.
+ Khung cảnh: rộng lớn, mênh mông 'ngàn mai', 'chim bay mỏi'.
+ Thiên nhiên: 'gió', 'liễu'.
- m thanh: Tiếng tù và, tiếng trống dồn vang lên trong không gian yên tĩnh.
- Con người kết thúc một ngày làm việc, trở về nhà
+ 'ngư ông' trở về bến sông xa.
+ 'mục tử': trẻ chăn trâu gõ sừng trâu trở lại thôn.
- Tình: 'Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ/ Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn': người quyền quý, người lữ khách - những con người ở các hoàn cảnh khác nhau, không có tiếng nói chung, không thể san sẻ nỗi lòng cùng nhau - Nỗi buồn, nỗi cô đơn không có ai chia sẻ.
3. Kết đoạn:
- Nội dung: Cảnh và tình đã hòa quyện vào nhau, cùng thể hiện nỗi niềm cô đơn trong buổi chiều bảng lảng mờ sương.
- Nghệ thuật: Tả cảnh ngụ tình.
Phân tích cảnh và tình trong bài thơ Chiều hôm nhớ nhà (mẫu 1)
Đọc thơ của Bà Huyện Thanh Quan, ta thấy nỗi buồn man mác, tâm trạng hoài cổ thật thanh cao đượm sự cô đơn, trống vắng. Một trong những bài thơ đó là tác phẩm Chiều hôm nhớ nhà. Ở hai câu đề, khoảng thời gian là trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn. Ánh sáng vẫn còn đó, nhưng chỉ còn là ánh lờ mờ của ngày tàn và đêm sắp tới. Câu thơ chỉ giới thiệu thời gian mà người đọc như cảm thấy cả không gian một vùng quê rộng lớn. Trước thiên nhiên ấy, giữa trời và đất, có một cái gì đó tràn ngập con người nhạy cảm. Buổi chiều là thời gian dễ buồn nhất và đó cũng là khoảng thời gian thường xuất hiện trong thơ của bà Huyện Thanh Quan. Con người trong cuộc sống hỗn độn, ồn ào vẫn có một lúc nào đó trở về với cái bình yên muôn thuở của thiên nhiên, về với chính lòng mình. Âm thanh từ xa vẳng đến như thúc giục, nhưng vẫn có cái trầm lặng trong đó báo hiệu cho mọi người: ngày sắp hết. Tâm trạng của tác giả đã phần nào được ngầm hiểu trong cách lựa chọn thời gian, không khí và thanh âm. Câu thơ với nhịp 2/5 làm cho ta có cảm giác hoạt động con người đang giảm dần, đang đi tới kết thúc. Phép đối rất chuẩn cùng với những từ Hán Việt đã góp phần tạo nên vẻ trang nhã, cổ kính của hai câu thơ gợi tả này. Trước cảnh thiên nhiên to lớn, con người thật nhỏ, yếu thế và có phần đơn độc. Và con đường trước mắt bà thì sao, hai câu luận đã vẽ ra khung cảnh khoảng đường trước mắt như vô tận. Chim bay mỏi mà chưa tới nơi, khách bước dồn mà chưa tới chốn. Con đường đi hay con đường đời đang dàn trải? Phép đối từng cặp hình ảnh ngàn mây dặm liễu, gió cuốn - sương sa, chim bay mỏi - khách bước dồn làm ý thêm nhấn mạnh. Những từ ngữ bước dồn, bay mỏi cho thấy tâm trạng chán chường, mỏi mệt của nhà thơ. Tâm trạng ấy tất dẫn đến hai câu thơ kết thúc. Không có ai để tâm sự, trời đất thì bao la, vắng lặng, trống trải, khiến tác giả quay về với nội tâm, với lòng buồn sẵn có của mình. Câu thơ cuối, vừa như một câu cảm, vừa như một câu hỏi. Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan mãi mãi đưa đến cho chúng ta những cảm xúc chân thành, đậm đà trước nét buồn thanh tao, đưa đến những suy nghĩ sâu xa hơn về con người và xã hội. Một bài thơ đóng lại nhưng còn mở ra, tạo nên một dư âm trong lòng người đọc.
Phân tích cảnh và tình trong bài thơ Chiều hôm nhớ nhà (mẫu 2)
Bài thơ “Chiều hôm nhớ nhà” của Bà Huyện Thanh Quan đã thành công khi miêu tả cảnh hoàng hôn và nỗi buồn của kẻ tha hương. Bức tranh phong cảnh trong bài thơ được miêu tả qua hình ảnh hoàng hôn một buổi chiều viễn xứ. Hình ảnh sáng lờ mờ, lúc sắp tối, mơ hồ gần xa, tạo cho bức tranh một buổi chiều thấm buồn “Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn”. Nỗi buồn ấy được nhân lên khi tiếng ốc tù và cùng tiếng trống “xa đưa vẳng” lại. Chiều dài của tiếng ốc, chiều cao của tiếng trống đồn đã gieo vào lòng người lữ khách một nỗi buồn lê thê, một niềm sầu thương tê tái. Hai hình ảnh “chim bay mỏi” và “khách bước dồn” là hai nét vẽ đăng đối, đặc tả sự mỏi mệt, cô đơn. Con người như bơ vơ, lạc lõng giữa “gió cuốn” và “sương sa”, đang sống trong khoảnh khắc sầu cảm, buồn thương ghê gớm. Bằng sự trải nghiệm của cuộc đời, đã sống những khoảnh khắc hoàng hôn ở nơi đất khách quê người, nữ sĩ mới viết được những câu thơ rất thực miêu tả cảnh ngộ lẻ loi của kẻ tha hương hay đến thế! “Chương Đài” và “lữ thứ” trong văn cảnh gợi ra một trường liên tưởng về nỗi buồn ly biệt của khách đi xa nhớ nhà, nhớ quê hương da diết. Khép lại bài thơ là một tiếng than giãi bày một niềm tâm sự được diễn tả dưới hình thức câu hỏi tu từ. “Ai” là đại từ phiếm chỉ, nhưng ai cũng biết đó là chồng, con, những người thân thương của nữ sĩ. “Hàn ôn” là nóng lạnh, “nỗi hàn ôn” là nỗi niềm tâm sự. Người lữ thứ trong chiều tha hương thấy mình bơ vơ nơi xa xôi, nỗi buồn thương không sao kể xiết.
Phân tích cảnh và tình trong bài thơ Chiều hôm nhớ nhà (mẫu 3)
Chất liệu trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan luôn thể hiện những nỗi buồn man mác và tâm trạng hoài cổ cùng sự cô đơn, trống vắng của tác giả. Một trong những bài thơ thể hiện rõ nhất điều đó là “Chiều hôm nhớ nhà”. Ngay từ tên tác phẩm, không gian, thời gian và cảm xúc đã được thể hiện rất rõ ràng. Thời gian buổi chiều hoàng hôn khi trời sắp bắt đầu tối luôn là khoảng thời gian dễ buồn nhất, cũng chính vì lý do đó mà khoảng thời gian này luôn xuất hiện trong những bài ca dao, bài thơ, bài văn khi thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương, gia đình. Rõ tình trong bài, là những cảm xúc buồn man mác trong chiều hoàng hôn nhớ nhà thì cảnh trong tác phẩm cũng theo đó mà nhuốm màu ảm đạm theo. Tiếng ốc đưa xa như báo hiệu cho mọi người về một ngày lại sắp hết. Dường như trong thời gian chiều dần chuyển tối nên mọi sự vật cũng như hoạt động chậm lại hơn, chim bay cả ngày dài dần mỏi khách, những bước chân của người lữ thứ càng ngày càng dồn dập hơn. Đặc biệt, câu thơ cuối đã cho thấy sự cô đơn, trống vắng của tác giả trước cuộc đời, không có ai để hàn huyên tâm sự. Có thể nói cảnh và tình đã được Bà Huyện Thanh Quan miêu tả rất tài tình, thông qua tình tả cảnh và thông qua cảnh ngụ tình. Cảnh và tình tuy hai mà một làm cho bài thơ hòa quyện lại với nhau.
Phân tích cảnh và tình trong bài thơ Chiều hôm nhớ nhà (mẫu 4)
Bài thơ Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan là một áng thơ trung đại đặc sắc với thủ pháp tả cảnh ngụ tình. Bài thơ miêu tả khung cảnh thiên nhiên vào buổi chiều tà - khoảng thời gian cuối cùng của một ngày. Đây là khoảng thời gian mọi người thân trong gia đình sum họp sau một ngày dài, nên cũng chính là thời điểm dễ gợi ra những cô đơn, lạc lõng trong lòng người nhất. Không gian trong Chiều hôm nhớ nhà là một khoảng không gian rộng lớn, được kéo dài về chiều ngang với sự âm vang của tiếng trống. Sự kết hợp của cả không gian và thời gian ấy, đã cùng nhau làm nổi bật hơn sự nhỏ nhoi, cô quạnh của nhân vật trữ tình. Trong khung cảnh ấy, xuất hiện hình ảnh ngư ông và mục tử đều đang trở về nhà của mình. Phép đối giữa hai câu thơ đó tạo nên nhịp điệu song hành, như đó là dòng chảy hiển nhiên của cuộc sống. Ấy vậy mà nhân vật trữ tình lại phải đứng ngoài dòng chảy ấy, đứng ngoài khung cảnh chiều tà ấm áp, đoàn vui ấy. Còn con đường của nhân vật trữ tình bước đi, lại là con đường của sự cô đơn đến vô tận. Hình ảnh chú chim bay mỏi cánh vẫn chưa về được đến tổ, người lữ khách đi mãi cũng chẳng tìm thấy chốn dừng chân, dường như chính là ngụ ý cho tình cảnh của bà. Trong không gian đất trời rộng lớn đó, ai cũng có chốn về, riêng bà đứng trầm ngâm, lạc lõng đến lạnh lẽo bởi không tìm thấy được người để bầu bạn, để sẻ chia. Trời đất bao la, nhân vật trữ tình chỉ có chính mình, vì vậy đành quay về tâm sự với thế giới nội tâm của bản thân, với cái tôi của riêng mình. “Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?” là câu hỏi tu từ chẳng có câu trả lời nào cả, bởi chính nhân vật trữ tình đã nhận ra tình cảnh của bản thân mà tự nhắn nhủ với bản ngã của mình. Bài thơ Chiều hôm nhớ nhà đã mượn việc khắc họa khung cảnh thiên nhiên rộng lớn trong buổi chiều tà để làm nổi bật lên sự cô đơn, lạc lõng của nhân vật trữ tình. Thủ pháp tả cảnh ngụ tình này là một thủ pháp vô cùng quen thuộc của thơ ca trung đại, thường xuất hiện trong các tác phẩm thơ của Bà Huyện Thanh Quan.
Phân tích cảnh và tình trong bài thơ Chiều hôm nhớ nhà (mẫu 5)
Bà Huyện Thanh Quan là một nữ sĩ quê ở làng Nghi Tàm, Tây Hồ, Hà Nội. Vào thời vua Minh Mạng, bà được mời vào Kinh thành Huế để dạy học cho các công chúa và cung phi. Đây cũng là thời điểm 'Chiều hôm nhớ nhà' ra đời. Bài thơ là sự hài quyện hài hòa giữa cảnh sắc buổi hoàng hôn với tâm tình người con xa xứ. Dưới bóng chiều 'bảng lảng', tiếng trống cùng với tiếng tù và nổi lên như khúc nhạc để tạm biệt một ngày đã qua. Trong không khí yên ắng, âm thanh ấy càng rõ ràng, vang dội vào lòng người một nỗi bâng khuâng, quạnh hiu khó tả. Ở hai câu luận, thiên nhiên được mở ra cao và rộng hơn với 'Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi'. Dưới làn gió cuốn xào xạc, sương cũng dần buông xuống mịt mù trong dặm liễu, người lữ khách bỗng bơ vơ, mỏi mệt cô đơn. Tuy ở trong cung đình tráng lệ, nhưng Bà Huyện Thanh Quan cũng chỉ là một vị khách. Bà không thể trút bầu tâm sự nỗi nhung nhớ quê hương với người ở đó. Vậy nên, tác giả mới thốt lên 'Kẻ chốn Chương Đài người lữ thứ/ Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn'. Lời bộc bạch thật lòng khiến ta xót xa cho người phụ nữ phải xa quê hương, không có ai để san sẻ nỗi buồn. Bà đành ngắm nhìn cảnh chiều dần tắt, gửi gắm nỗi niềm vào trong thơ. Vậy nên cảnh và tình trong tác phẩm này đều thấm đượm nỗi buồn, hiu quạnh, cô đơn.
Phân tích cảnh và tình trong bài thơ Chiều hôm nhớ nhà (mẫu 6)
'Chiều hôm nhớ nhà' là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan - nữ thi sĩ nổi tiếng sống ở thế kỉ XIX. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong bài đã làm cho khung cảnh thiên nhiên và tâm hồn, tình cảm của con người được hòa quyện vào nhau, tạo ra tác phẩm bất hủ. Đầu tiên, bà chọn cảnh chiều tà để làm nền cho bức tranh của mình. Đây cũng là thời điểm mà rất nhiều tác giả khác chọn để diễn tả nỗi buồn, cô đơn, lẻ loi trong lòng mình. 'Chiều hôm nhớ nhà' cũng không nằm ngoài cảm xúc đó. Ánh nắng chiều 'bảng lảng', le lói những tia sáng cuối cùng trước khi lụi tàn khiến con người cảm thán vì vẻ đẹp đó, cũng nuối tiếc một ngày đã qua. Trong không gian ấy, âm thanh của tiếng trống dồn, tiếng tù và vang vọng, phóng đại ngày càng to hơn, khiến con người bồi hồi, muốn quay trở về nhà. Bà Huyện Thanh Quan cũng đã miêu tả cảnh 'ngư ông về viễn phố' hay 'mục tử lại cô thôn'. Dù xa dù gần, những người dân lao động cũng đã về, tuy chỉ có một mình tác giả là không biết đi đâu về đâu. Bà đã rời Thăng Long yêu dấu vào Huế để dạy học cho công chúa, phi tần. Thế nên, bà cho mình là một người khách trên mảnh đất đó. Đã cô đơn, bà lại đặt mình dưới bầu trời cao rộng đang nổi gió, sương xuống dặm liễu mù mịt. Tất cả đều khiến cho nhân vật trữ tình hiện lên với vẻ đáng thương, lẻ loi, hiu quanh. Không chỉ nhớ nhà, sâu thẳm trong trái tim của và là nỗi nhớ thương đất nước. Bà không quá gắn bó với triều đại đương thời mà bà đang nhớ về thời kì vàng son của nền phong kiến. Đó mới chính là 'nhà', là nơi mà nhân dân ấm no, kẻ sĩ được trọng dụng.
Phân tích cảnh và tình trong bài thơ Chiều hôm nhớ nhà (mẫu 7)
Nhắc đến các tác phẩm của Bà huyện Thanh Quan ngoài “Qua đèo Ngang” thì chúng ta không thể không nhắc đến “Chiều hôm nhớ nhà”. Với cảm xúc bao trùm của toàn bài thơ là những nỗi buồn man mác của nỗi nhớ quê hương nên những cảnh vật trong bài cũng mang màu sắc tương tự vì “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Không có gì làm lạ khi thời gian được nhắc tới trong bài là buổi chiều hoàng hôn vì đó là khoảng thời gian làm cho con người ta cảm thấy buồn và nhớ quê hương sâu sắc. Cảnh vật gợi mở trong bài thơ là cảnh làng quê yên bình vào chiều hoàng hôn với không gian rộng mở được tác giả miêu tả qua chiều dài của tiếng ốc và chiều cao của tiếng trống đồn trên chòi cao. Cùng với thời gian của buổi chiều tối cùng cách đánh nhịp của bài thơ, dường như mọi sự vật đều hoạt động chậm hơn, mang lại trong lòng người những cảm xúc buồn man mác. Có thể nói tâm trạng của tác giả được biểu hiện ngầm thông qua cách lựa chọn thời gian, không gian và âm thanh. Cảnh và tình như hòa quyện làm một, làm cho nỗi nhớ quê hương của Bà Huyện Thanh Quan được đẩy lên đỉnh điểm. Cũng vì sự hòa hợp sâu sắc này mà bài thơ này đã trở thành một áng thơ bất hủ của bà.
Phân tích cảnh và tình trong bài thơ Chiều hôm nhớ nhà (mẫu 8)
Bà Huyện Thanh Quan luôn chọn buổi chiều hoàng hôn là cái nền để khắc họa cảnh và tình trong thơ của mình. Điều này thường được nhắc đến trong các câu thơ như: 'Bước tới đèo Ngang bóng xế tà' hay 'Nền cũ lâu đài bóng tịch dương'. Trong tác phẩm 'Chiều hôm nhớ nhà' của mình, bà viết, 'Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn'. Cảnh mặt trời lặn dần, xung quanh chỉ còn những tia nắng le lói, nhàn nhạt khiến cho con người dễ cảm man mác buồn khi một ngày sắp qua đi. Tiếng ốc, tiếng trống dồn vang dội trong không gian yên tĩnh càng khiến lòng người thêm bồi hồi, khắc khoải. Ở hai câu thực, con người xuất hiện với cùng một hành động 'quay trở về nhà'. Thế nhưng, tác giả lại tự cho mình là 'người lữ thứ', vậy nên bà không có nơi nào để về. Chính vì vậy, đứng trước thiên nhiên rộng lớn, tươi đẹp với 'Ngàn mai', 'chim bay mỏi', Dặm liễu sương sa', nỗi cô đơn dần xâm chiếm tâm hồn nhà thơ. Bà rất muốn tìm một ai đó để trút bầu tâm sự, xua tan đi phiền muộn. Thế nhưng 'Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ/ Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn'. Những người sống trong hoàn cảnh khác nhau, không có tiếng nói chung thì không thể san sẻ nỗi lòng với nhau. Với biện pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc, Bà Huyện Thanh Quan đã nói lên nỗi niềm cô đơn, buồn tủi của mình đằng sau cảnh thiên nhiên chiều tối, khi sắc trời chỉ còn 'bảng lảng'.
Phân tích cảnh và tình trong bài thơ Chiều hôm nhớ nhà (mẫu 9)
đang cập nhật