TOP 15 bài Cảm nghĩ của em về đoạn thơ Đợi mưa trên đảo Sinh tồn (HAY NHẤT 2024)

Cảm nghĩ của em về đoạn thơ Đợi mưa trên đảo Sinh tồn Ngữ văn 8 Kết nối tri thức gồm 15 bài văn mẫu hay nhất năm 2024 giúp học sinh viết bài tập làm văn 8 hiệu quả hơn.

1 68 lượt xem


Cảm nghĩ của em về đoạn thơ Đợi mưa trên đảo Sinh tồn

Đề bài: Em hãy viết đoạn văn (khoảng 10-15 câu) trình bày cảm nghĩ của em về đoạn thơ 'Đợi mưa trên đảo Sinh tồn'

Cảm nghĩ của em về đoạn thơ Đợi mưa trên đảo Sinh tồn (mẫu 1)

Bài thơ 'Đợi mưa trên đảo sinh tồn' của Trần Đăng Khoa là một tác phẩm nghệ thuật đầy sức sống và ý nghĩa. Tác giả đã phác họa lên một bức tranh về sự sinh tồn trên một đảo hoang vắng, thể hiện rõ sự can đảm, kiên trì và nhân ái của con người trong những hoàn cảnh khắc nghiệt. Về nội dung, bài thơ lấy cảm hứng từ cuộc sống khắc nghiệt của những người dân đang sống trên một đảo xa xôi, cách bờ biển hàng trăm cây số. Họ phải đối mặt với những cơn bão, dòng nước lũ dữ, sự thiếu chất dinh dưỡng, những cơn đói khát gay gắt. Những ngày tháng ấy, con người chỉ còn biết cố gắng chờ đợi mưa để có thể sống sót. Từ đó, tác giả đã tái hiện lên hình ảnh của những người dân đang đứng chờ mưa cùng những bức tranh về sự gian khổ, tàn nhẫn và độc ác của cơn bão. Về nghệ thuật, bài thơ được viết kết hợp giữa thể loại tự sự và thơ ca. Tác giả đã sử dụng rất nhiều hình ảnh, từ ngữ tượng trưng và hàm ý để tạo dựng lên một cảnh quan sắc nét về cuộc sống trên đảo hoang. Từng cung bậc cảm xúc của những người dân được tái hiện một cách sống động và chân thực. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng nhiều phương tiện âm điệu như điệp ngữ, ngữ điệu và điệu nhạc để thổi vào bài thơ một hơi thở mới, tạo nên một không gian riêng biệt chỉ có trong trí tưởng tượng của người đọc. Tóm lại, bài thơ 'Đợi mưa trên đảo sinh tồn' của Trần Đăng Khoa là một tác phẩm nghệ thuật đầy ấn tượng và ý nghĩa. Qua những hình ảnh sống động, từng dòng thơ tràn đầy xúc cảm, tác giả đã giúp ta nhìn nhận lại những điều tuyệt vời nhất của cuộc sống và sự quan tâm với đời sống của những người dân đang sinh sống trên đảo hoang vắng.

Cảm nghĩ của em về đoạn thơ Đợi mưa trên đảo Sinh tồn (mẫu 2)

Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn là một sáng tác của nhà thơ Trần Đăng Khoa, kể về cuộc sống của những người lính đang bám trụ ở đảo Sinh Tồn. Chỉ cần nghe tên thôi là đã đủ để chúng ta mường tượng ra hoàn cảnh cuộc sống ở đảo Sinh Tồn khó khăn và khốc liệt đến như thế nào. Ở nơi đó, toàn những cái bóng đen sẫm như gốc cây khô cháy. Hình ảnh đó gợi len sự nóng bức, khô cằn và thiếu thốn vô cùng về nguồn nước ngọt. Chính vì vậy, mà những người lính phải thốt lên rằng “ước gì được thấy mưa rơi”. Mưa, nước ngọt - điều tưởng như hết sức hiển nhiên lại trở thành thứ xa xỉ với những người lính. Các chàng trai ấy, tuy hoàn cảnh có khó khăn vất vả, vẫn giữ cho mình một tinh thần lạc quan và ngập tràn hi vọng. Về những ngày mà cơn mưa sẽ xuất hiện từ phía chân trời, để cho cỏ xanh nảy lên từ đá san hô, để cho hòn đảo xa khơi hóa đất liền. Và để cho những người lính ấy không phải cạo đầu nữa, mà được để tóc mọc lên như cổ và khao nhau bữa tiệc linh đình toàn nước ngọt. Những ước mơ ấy mang chút ngây ngô trẻ con của những chàng lính, vừa khắc họa chân thực hoàn cảnh sống khó khăn, thiếu thốn đủ đường của họ. Nhưng dẫu vậy, những người lính vẫn gọi đảo Sinh Tồn là “hòn đảo thân yêu”. Họ vẫn sóng ở đó một cách hiên ngang và kiên cường, như hòn đá vững bền, như hòn đá tốt tươi. Sức sống tràn trề và niềm tin mãnh liệt được thể hiện trong khổ thơ cuối đã đem đến cho người đọc một niềm vui lạc quan phơi phới. Tuy đảo Sinh Tồn thiếu thốn nhiều điều, nhưng ở đó vẫn có những mầm cây tươi xanh, đó chính là mầm sống mà những người lính đã gieo xuống. Đọc bài thơ Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn, em càng thêm kính trọng, yêu mến và biết ơn những người lính đã hi sinh cuộc sống của mình vì Tổ quốc thân yêu.

Cảm nghĩ của em về đoạn thơ Đợi mưa trên đảo Sinh tồn (mẫu 3)

 

Trên hành trình gần một thế kỉ, hình tượng người lính đã trở nên quen thuộc đối với thơ ca cách mạng Việt Nam. Họ xuất hiện trong văn chương một cách giản dị, đời thời nhưng vô cùng lạc quan, dũng cảm. Thời chiến, họ là những con người đã làm nên lịch sử, trở thành nhân vật chính của lịch sử thời đại cách mạng bởi tinh thần quả cảm, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp chung. Thời bình, họ vẫn kiên cường bảo vệ biên cương Tổ quốc, giữ vững thành quả chiến đấu, hi sinh của cha ông. Hình ảnh những người lính ngày đêm canh giữ biển đảo quê hương xuất hiện nhiều trong văn học sau 1975. Với cảm hứng ngợi ca, tự hào, Trần Đăng Khoa đã dành cả một chùm thơ viết về họ mà 'Đợi mưa trên đảo sinh tồn' là một trong số đó.

Bài thơ mở đầu bằng ánh mắt của những chàng lính trẻ dõi về phía xa xăm, nơi có những bóng mây mưa, rơi chớp xanh lấp loáng trời:

Chúng tôi ngồi trên đảo Sinh Tồn

Bóng đen sẫm như gốc cây khô cháy

Mắt đăm đăm nhìn về nơi ấy

Nơi cơn mưa thăm thẳm xa khơi

Ánh chớp xanh lấp loáng phía chân trời..

Câu thơ đầu tiên, tác giả nhắc tên hòn đảo 'Sinh Tồn' như nhấn mạnh tính chất khắc nghiệt, sống còn của sự sống nơi đây. Trên hòn đảo không hề có nước ngọt này, con người và mọi vật đều phải kiên cường gồng mình lên để giành lấy sự sống. Vì không có nước ngọt như những đảo khác, nên mưa trời đối với họ là cái gì đó vô cùng 'xa xỉ', quý giá vô ngần. Chính bởi điều này mà người lính mong ngóng mưa (có lẽ hơn tất cả sự mong mỏi trên đời). Họ dõi về phía xa xăm nơi đất liền - nơi đang có những dấu hiệu của những trận mưa rào đổ xuống: Từ bóng đen sẫm của mây, đến ánh chớp xanh lấp loáng. Với đất liền, mưa là hiện tượng hết sức bình thường, nhưng với người lính trên đảo Sinh Tồn, đó là món quà vô giá của thiên nhiên, mang đến sức sống cho con người, vạn vật nơi đây. Họ hướng cả về ơn mưa phía đất liền bằng ánh mắt đăm đăm 'thèm thuồng' đến tội nghiệp, họ ngồi lặng yên nhìn cơn mưa nơi đất liền một cách trang nghiêm như đợi chờ điều kì diệu sẽ đến.

Niềm mong mỏi đến cháy bỏng đã bật thốt thành lời:

Ôi ước gì được thấy mưa rơi

Điệp ngữ 'Ôi ước gì' lặp lại ba lần trong đoạn thơ thứ hai mang giá trị biểu cảm mãnh liệt. Người lính luôn mơ ước được thấy mưa rơi giữa nơi bao quanh toàn nước mặn, niềm mong ước không phải bình thường, thoáng qua rồi quên, mà trở thành nỗi niềm da diết, cháy bỏng. Họ tưởng tượng viễn cảnh tươi đẹp về mưa và nói với chúng ta niềm vui sướng vô biên của họ khi mưa xuống:

Ôi ước gì được thấy mưa rơi

Mặt chúng tôi ngửa lên như đất

Những màu mây sẽ thôi không héo quắt

Đá san hô sẽ nảy cỏ xanh lên

Đảo xa khơi sẽ hóa đất liền

Chúng tôi không cạo đầu, để tóc lên như cỏ

Rồi kháo nhau

Bữa tiệc linh đình bày toàn nước ngọt

Cả một không gian đầy sức sống hiện lên khi mưa xuống: Người lính vui mừng ngửa mặt đón mưa; màu mây trên trời không còn 'héo quắt' như khi nắng hạn, đá san hô cũng nảy cỏ tươi, đảo sẽ xanh tươi như đất liền, và dí dỏm nhất là mái đầu tóc mọc lên như cỏ của chàng lính. Thiếu nước ngọt, họ phải cạo trọc đầu để tiết kiệm nước, nếu có mưa, mái tóc ấy sẽ lại mọc xanh tươi. Bữa tiệc của họ cũng thật thú vị, không hề có sơn hào hải vị mà chỉ toàn 'nước ngọt' - nước mưa. Thế mới biết, mưa đối với họ quý giá đến vô cùng. Dẫu chỉ là niềm vui trong tưởng tượng, chỉ là những điều 'sẽ' xảy ra mà xao ta như nghe thấy tiếng reo hân hoan ngân nga trong từng câu chữ.

Khao khát vẫn tiếp tục bật thốt lên da diết, cháy bỏng:

Ôi ước gì được thấy mưa rơi

Cơn mưa lớn vẫn rập rình ngoài biển

Ánh chớp xanh vẫn lấp loáng phía chân trời..

Thực tế về cơn mưa 'rập rình ngoài biển' và ánh chớp vẫn xa xăm 'phía chân trời' kéo người lính trở về với hiện tại, với cái khô cằn, khắc nghiệt của nắng gió Trường Sa. Nhưng chẳng bao lâu, khao khát lại bùng lên, những cơn mưa tưởng tượng lại tiếp tục nâng niềm vui người lính bay bổng chốn nào:

Ôi ước gì được thấy mưa rơi

Chúng tôi sẽ trụi trần, nhảy choi choi trên mặt cát

Giãy giụa tơi bời trên mặt cát

Như con cá rô rạch nước đón mưa rào

Úp miệng vào tay, chúng tôi sẽ cùng gào

Như ếch nhái uôm uôm khắp đảo

Đến đây, cảm xúc vui sướng của người lính như vờ òa. Niềm vui khi mưa xuống biến thành những hành động kì lạ. Họ sẵn sàng cởi trần đứng giữa màn mưa để mưa tưới mát thân thể. Họ chẳng ngại nhảy loi choi, giãy giụa tơi bời trên mặt cát như những đứa trẻ tinh nghịch. Họ có thể cùng gào lên như tiếng ếch nhái uôm uôm. Những tiếng hát của trái tim, của tâm hồn hân hoan bất tận cứ ào ạt tuôn trào trong thơ, ào ạt như những cơn mưa tưởng tượng đang xối xả tuôn xuống. Niềm hạnh phúc vô ngần của người lính không thể biểu đạt bằng lời, mà phải bằng hành động, bằng những tiếng gào thét inh uôm. Giọng thơ sôi nổi, từ ngữ giàu giá trị biểu đạt 'trụi trần', 'loi choi', 'uôm uôm', cùng biện pháp so sánh hài hước 'như con cá rô rạch nước', 'như ếch nhái uôm uôm'.. tất cả cộng hưởng với nhau biểu đạt mức độ tột cùng của niềm vui sướng trong tâm hồn những chàng lính khi đón mưa. Phải thấu hiểu, đồng điệu đến thế nào, nhà thơ mới có thể 'nhập thân' vào những chàng lính để nói lên nỗi mong chờ của họ về mưa. Những câu thơ viết về tâm trạng của người lính mà như chất chứa cả nỗi niềm của người làm thơ. Phải chăng những trải nghiệm trên hòn đảo khắc nghiệt này đã khiến Trần Đăng Khoa có thể viết, viết hay và lạ như thế?

Cảm nghĩ của em về đoạn thơ Đợi mưa trên đảo Sinh tồn (mẫu 4)

Trong tác phẩm 'Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn' của nhà thơ Trần Đăng Khoa, chúng ta được mô tả về cuộc sống của những người lính đang đối mặt với khó khăn trên đảo Sinh Tồn. Chỉ cần nghe tên của đảo, ta có thể tưởng tượng ra cảnh khốc liệt và gian khổ mà họ phải trải qua. Tại đây, mọi thứ đều nhạt nhòa như gốc cây khô cháy, khiến cho không khí trở nên nóng bức, khô cằn và thiếu thốn nước ngọt. Vì thế, người lính mong chờ mưa rơi như một điều xa xỉ và hiếm hoi.

Mưa, với nước ngọt mà nó mang lại, trở thành điều mà họ mơ ước. Dù với hoàn cảnh khó khăn, những người lính vẫn giữ lửa hy vọng và tinh thần lạc quan. Họ mong chờ những cơn mưa sẽ mang lại sự sống lại cho đảo, để cỏ xanh mọc, đất trở nên mềm mại, và để cuộc sống trở nên dễ chịu hơn. Ở những giây phút đó, họ có thể cảm nhận niềm vui của một bữa tiệc linh đình, được thưởng thức nước ngọt và để tóc mọc dài.

Mặc dù ước mơ của họ có vẻ ngây ngô, nhưng đó là cách họ chống chọi với cuộc sống khắc nghiệt. Với họ, đảo Sinh Tồn không chỉ là nơi sống, mà còn là nơi gắn bó và yêu thương. Họ vẫn kiên cường và tự hào sống trên đó như những hòn đá vững chãi. Dù thiếu thốn, họ vẫn biết ước mơ và hy vọng, tạo ra những mầm cây xanh tươi giữa cảnh khô cằn.

Trong từng câu thơ cuối cùng, sức sống và niềm tin của họ được thể hiện mạnh mẽ, mang lại cho độc giả một cảm giác lạc quan và vui tươi. Đảo Sinh Tồn có thể thiếu thốn, nhưng những người lính đã gieo xuống đó những giọt hy vọng và sức sống mãnh liệt. Đọc tác phẩm này, chúng ta không thể không ngưỡng mộ, yêu quý và biết ơn sự hy sinh của họ vì Tổ quốc.

Cảm nghĩ của em về đoạn thơ Đợi mưa trên đảo Sinh tồn (mẫu 5)

đang cập nhật

1 68 lượt xem