TOP 15 bài Trình bày bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Người Thăng Long (HAY NHẤT 2024)

Trình bày bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Người Thăng Long Ngữ văn 8 Kết nối tri thức gồm 15 bài văn mẫu hay nhất năm 2024 giúp học sinh viết bài tập làm văn 8 hiệu quả hơn.

1 104 lượt xem


Trình bày bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Người Thăng Long

Đề bài: Em hãy viết bài giới thiệu ngắn trình bày về cuốn sách Người Thăng Long

Trình bày bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Người Thăng Long (mẫu 1)

An Tư là cuốn tiểu thuyết ngắn được viết bởi trí tưởng tưởng và khả năng sáng tạo tuyệt vời, tài hoa của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, được sáng tác vào năm 1943. Với lối viết lôi cuốn, tiểu thuyết đã lưu dấu lại không chỉ câu chuyện bi kịch của nàng công chúa đời Trần mà còn là cả một thời đại anh hùng, một cuộc đấu tranh anh hùng của vua tôi nhà Trần.

An Tư vẽ ra bức tranh lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông của quân dân nhà Trần trong thế kỉ XIII. Bên cạnh đó, tác giả cũng không quên tái hiện toàn cảnh những bi thương và thảm cảnh do chiến tranh mang lại cho người dân Đại Việt vào thời đó.

Đọc tác phẩm và chúng ta sẽ được gặp lại Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn với tài thao lược quân binh, Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản tuổi trẻ tài cao với lá cơ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch, Báo hoàng ân” đã trở thành huyền thoại, những vị tướng như Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão – người đam mê việc quân đến độ quân địch lấy giáo đâm vào chân mà ông cũng chẳng biết. Chúng ta sẽ được nhìn thấy như hiện lên trước mắt mình hội nghị Diên Hồng nơi các bô lão đồng thanh lời tuyên bố đánh địch, nơi tiếng reo “Sát Thát” đã đi vào sử sách, nơi mà Trần Hưng Đạo hô vang bài “Hịch tướng sĩ” để khích lệ lòng quân.

Qua tác phẩm, ta thấy được An Tư - số phận một cá nhân nhưng cũng là tiêu biểu cho những hi sinh mất mát của quân dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông. An Tư - tiểu thuyết về một bậc liệt nữ nhưng cũng là bức tranh toàn cảnh về lịch sử đất nước trong đó có kinh thành Thăng Long, ở vào một thời điểm đầy thử thách nhưng cũng rất đỗi hào hùng của dân tộc.

Trình bày bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Người Thăng Long (mẫu 2)

Tiểu thuyết Người Thăng Long của nhà văn Hà Ân – một tác phẩm hội tụ về lịch sử Việt Nam, đem đến cho người đọc như cuốn vào vào không khí hào hùng đó.

Người Thăng Long tái hiện về một bản trường ca hào hùng về các vị vương, tướng nhà Trần trong cuộc chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai. Với nhân vật trung tâm là Trần Nhật Duật, ông hoàng Sáu, một người Thăng Long thanh lịch, tài hoa, không chỉ thông minh trí lự chiến thắng giặc ngoại xâm mà còn thắng bản thân trong cuộc chiến với những oán cừu của cuộc đời.

Đọc tác phẩm giống như nhìn vào lát cắt của một thời đại đã qua, với những hỉ nộ ái ố, những sinh hoạt rất đỗi thường ngày của con người Đại Việt trong những năm tháng hào hùng ấy. Lấy bối cảnh là cuộc chiến tranh kháng quân Nguyên Mông, hắc đến những sự kiện như hội nghị Bình Than, hội nghị Diên Hồng, thu phục tù trưởng miền Đà Giang Trình Giác Mật, sự kiện Trần Ích Tắc hàng giặc, việc công chúa An Tư hi sinh thân mình,..Đây không chỉ là một câu chuyện lịch sử, mà ông đã xậy dựng lên một bức tranh thời đại tỉ mỉ, chân thực và sống động. Ở đó, những con người tưởng như xa vời trong sách vở bỗng trở nên gần gũi lạ thường.

Những nhân vật của tác phẩm hầu như đều có trong mình một câu chuyện, một quá trình phát triển tâm lý nhân vật vô cùng thuyết phục. Từ nhân vật chính như ông Hoàng Sáu Trần Nhật Duật đến những người xung quanh như Đức quan gia Nhân Tông, Đức Thượng hoàng Thánh Tông, Hưng Đạo Vương Quốc Tuấn, Chiêu Minh Vương Quang Khải, người anh em đồng nhũ Hoành Mãnh, công chúa An Tư,…đến những nhân vật mà sau này ở tuyến phản diện như Chiêu Quốc vương Trần Ích Tắc, tất cả đều được hiện lên đầy chân thực, rõ ràng.

Trình bày bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Người Thăng Long (mẫu 3)

“Thăng Long thời Trần đánh giặc giỏi” – đó là nhận định của một độc giả có tiếng thời bấy giờ. Nhận định đó cho đến giờ vẫn được coi là dấu chấm hỏi vô cùng lớn của lịch sử nước nhà. Dù không thể khẳng định thời Trần của Thăng Long đánh giặc giỏi nhưng ta không thể phủ nhận những cống hiến của người Thăng Long thời bấy giờ. Cuốn truyện “người Thăng Long” của nhà văn Hà Ân là một minh chứng tiêu biểu cho của những đóng góp của người Thăng Long cho lịch sử Việt Nam.

Có lẽ những cuộc chiến tranh khốc liệt đã để lại cho mỗi người một cảm giác đau thương. Đau thương do mất người thân, mất gia đình, đau thương do ảnh hưởng của chiến tranh quá lớn nhưng tất cả mọi người đều chung một nỗi đau đó chính là thiệt thòi. Người Thăng Long như chiếc bình phong chứa đựng kí ức về các vị vương tướng của triều đại nhà Trần trên hành trình đánh đuổi quân Nguyên Mông xâm lược lần thứ hai. Ấy là những hi sinh vô cùng cao thượng, họ là ai? Là Trần Nhật Duật, là ông hoàng Sáu, là những vị chiến tướng đại diện cho những đức độ, những tài hoa của con Người Thăng Long. Sẵn sàng đứng dậy đấu tranh chiến thắng giặc ngoại xâm để dổi lấy độc lập cho dân tộc. 

Người Thăng Long không chỉ là tác phẩm mang ý nghĩa tri ân, hằn sâu trong đó tác phẩm như bức tranh phát họa lại cuộc sống của con người Đại Việt thời bấy giờ. Cuộc sống tự do tự tại, sống trong hào hùng cao thượng. Được xây dựng trên bối cảnh của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông song hành với chiến tích lịch sử ấy Hà Ân còn lồng ghép cùng những sự kiện lịch sử vĩ đại khác gồm: Hội nghị Diên Hồng, sự kiện Trần Ích Tắc hàng giặc, công chúa An Tư hi sinh thân mình,… và vô vàn sự kiện lịch sử khác nữa. Mỗi nhân vật được Hà Ân nhắc đến trong câu chuyện là một đại diện cho tính chất phức tạp của thời diểm bấy giờ. Ngoài ra cách sắp xếp nhân vật của tác giả cũng được coi như một yếu tố lớn để tạo nên thành công của nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng như phản ánh lịch sự thời bấy giờ luôn tồn tại những mặt đối lập.

Trình bày bài giới thiệu ngắn về cuốn sách Người Thăng Long (mẫu 4)

đang cập nhật

1 104 lượt xem