TOP 15 bài Phân tích bài thơ Vịnh cây vông (HAY NHẤT 2024)

Phân tích bài thơ Vịnh cây vông Ngữ văn 8 Kết nối tri thức gồm 15 bài văn mẫu hay nhất năm 2024 giúp học sinh viết bài tập làm văn 8 hiệu quả hơn.

1 72 lượt xem


Phân tích bài thơ Vịnh cây vông

Phân tích bài thơ Vịnh cây vông

Dàn ý Phân tích bài thơ Vịnh cây vông

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Công Trứ (là nhân vật có ảnh hưởng ở thế kỉ XIX, thường viết về chí nam nhi, triết lý cầu nhàn hưởng lạc; cản nghèo và nhân tình thế thái...)

- Giới thiệu bài thơ Vịnh cây vông (hoàn cảnh sáng tác: Tương truyền bài thơ này làm để nhạo quan Lại bộ tham tri Hà Tôn Quyền triều Minh Mạng (1820-1840), trong bữa tiệc họ Hà mừng con thi đậu, khái quát chung về nội dung và nghệ thuật...)

2. Thân bài:

* Hai câu đề: Giới thiệu cây vông và tương quan giá trị giữa cây vông với một số loài cây khác.

- Biền, nam, khởi, tử: bốn loại cây gỗ tốt, mang lại nhiều giá trị...

- Vông: một loại cây to lớn nhưng gỗ xốp, mềm, cao lớn nhanh nhưng dễ bị mối, mọt, chịu lực kém, thuộc loại ngô đồng.

=> So với bốn loại cây ở câu đầu thì cây vông kém hẳn về giá trị

- Nghệ thuật: liệt kê, đảo ngữ kết hợp từ “những thứ vông” => thái độ xem thường, không coi trọng của tác giả, từ đó cũng mỉa mai người trồng không biết chọn loại cây quý, có giá trị để trồng.

* Hai câu thực: Đặc điểm của cây vông

- Phép đối: càng già – già xốp xát; ruột gan không có >< có gai chông => hình thức không đi đôi với giá trị, đồng thời châm biếm hạng người đã không có tấm lòng lại còn toàn làm những điều hại người....

* Hai câu luận: Mượn đặc điểm, công dụng ít ỏi của cây vông để liên hệ quan lại phong kiến (quan Lại bộ tham tri Hà Tôn Quyền)

- Công dụng ít ỏi của cây vông: không thể làm cột trụ mà chỉ có thể làm bờ rào, phên giậu.(trái ngược với hình thức to lớn của cây)

- Châm biếm quan lại Hà Tôn Quyền: Mang danh “lương đống”, trụ cột triều đình nhưng không làm tròn nhiệm vụ, chỉ biết dựa vào chống lưng, quyền lực để duy trì chế độ cai trị của mình.

=> Nguyễn Công Trứ không phủ nhận tác dụng của cây vông nhưng đề cập với thái độ châm biếm, mỉa mai, xem thường như chính bộ máy quan lại vô dụng (qua việc sử dụng từ “lương đống, phiên ly” thay vì dùng rường cột, phên giậu)

* Hai câu kết: Châm biếm, mỉa mai những hạng người giống cây vông

- “Nòi nào thì giống nấy – cũng trổ ra bông”: vừa chế giễu giống cây kém giá trị nhưng vẫn trổ bông phát triển mạnh mẽ, vừa mỉa mai hai cha con nhà họ Hà nòi nào giống nấy vô dụng nhưng mới có chút khen ngợi đã hãnh diện, ngày càng duy trì cường quyền.

- “Khen” nhưng thực chất là chê, càng nhấn mạnh sự đả kích, châm biếm sâu sắc của tác giả...

* Nghệ thuật: thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật với niêm, luật chặt chẽ, vận dụng hình ảnh ẩn dụ độc đáo, có sự kết hợp với ngôn ngữ Hán Việt, giọng thơ châm biếm, mỉa mai...

3. Kết bài: Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Phân tích bài thơ Vịnh cây vông (mẫu 1)

Bài thơ 'Vịnh cây vông' của Nguyễn Công Trứ là một tác phẩm nghệ thuật mang tính chất trào phúng, được viết dưới hình thức vịnh câu đối. Bài thơ miêu tả về cây vông và sử dụng cây vông như một biểu tượng để phê phán những người không có giá trị thực sự trong xã hội.

Trong bài thơ, tác giả miêu tả cây vông như một loại cây không đáng để trồng và chăm sóc. Cây vông cao lớn nhưng không có giá trị, khi già trở nên xốp xáp và không còn ruột gan, chỉ còn lại gai chông. Tác giả cũng phê phán những người ra tài nhưng không đáng để ngưỡng mộ, chỉ dựa vào chốn phiên ly để đỡ lòng. Bài thơ cũng nhấn mạnh rằng, mỗi người sinh ra đã có nòi nào thì giống nấy, không thể thay đổi được. Ngay cả khi khen ngợi cho những người như cây vông, cũng chỉ là trổ ra những bông hoa không có ý nghĩa thực sự. Từ ngôn ngữ và hình ảnh trong bài thơ, tác giả sử dụng những từ ngữ tươi sáng, tươi vui để miêu tả cây vông và những người không đáng để ngưỡng mộ. Tuy nhiên, qua sự tương phản giữa sự tươi vui của cây vông và sự tàn phá của thời gian, tác giả cũng biểu đạt tâm trạng và tình cảm của người thơ. Từ bài thơ 'Vịnh cây vông' của Nguyễn Công Trứ, chúng ta có thể thấy ý nghĩa về sự tàn phá của thời gian và sự đổi thay của cuộc sống. Bài thơ cũng nhắc nhở chúng ta không nên chỉ nhìn vào bề ngoài mà quan trọng hơn là giá trị thực sự của mỗi người và mỗi vật.

Tóm lại, bài thơ 'Vịnh cây vông' của Nguyễn Công Trứ là một tác phẩm trào phúng, phê phán những người không có giá trị thực sự trong xã hội. Từ bài thơ, chúng ta có thể rút ra được ý nghĩa về sự tàn phá của thời gian và sự đổi thay của cuộc sống

Phân tích bài thơ Vịnh cây vông (mẫu 2)

Nguyễn Công Trứ là nhân vật lịch sử nổi tiếng, in đậm dấu ấn không chỉ trong lĩnh vực văn chương mà còn ở nhiều phương diện của đời sống xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX. Ông thường viết về chí nam nhi, triết lý cầu nhàn hưởng lạc; cản nghèo và nhân tình thế thái. Bài thơ “Vịnh cây vông” là bài thơ tiêu biểu cho nhân tình thế thái. Tương truyền bài thơ này làm để nhạo quan Lại bộ tham tri Hà Tôn Quyền triều Minh Mạng (1820-1840), trong bữa tiệc họ Hà mừng con thi đậu. Mượn hình ảnh cây vông, Nguyễn Công Trứ đã để lại tác phẩm có giá trị sâu sắc.

Hai câu thơ đề giới thiệu về loài cây vông và tương quan giá trị giữa cây vông với một số loài cây khác.

Biền, nam, khởi, tử, chẳng vun trồng,

Cao lớn làm chi những thứ vông.

“Biển, nam, khởi, tử” là bốn loài cây gỗ quý, có giá trị cao đối với con người. Bên cạnh đó, vông một loại cây to lớn nhưng gỗ xốp, mềm, cao lớn nhanh nhưng dễ bị mối, mọt, chịu lực kém, thuộc loại ngô đồng. Cây vông về hình thức giống với bốn loại cây được nêu ở câu thơ đầu tuy nhiên so về công dụng thì cây vông kém hẳn về giá trị. Chính vì thế, Nguyễn Công Trứ đã dùng cụm từ “chẳng vun trồng” để nhắc tới biền, nam, khởi, tử trong khi lại dùng “những thứ vông” để nói về cây vông. Phép đảo ngữ “ cao lớn làm chi – những thứ vông” nhấn mạnh thái độ chê bai, xem thường của tác giả đối với loài cây này, đồng thời mỉa mai người trồng không biết chọn loại cây quý, có giá trị để nuôi dưỡng.

Tuổi tác càng già, già xốp xáp,

Ruột gan không có, có gai chông.

Nếu hai câu đề giới thiệu cây vông thì hai câu thực tập trung miêu tả đặc điểm của cây. Theo lẽ thường, các loài cây gỗ càng nhiều năm tuổi càng có giá trị cao tuy nhiên cây vông lại trái ngược. Phép đối “tuổi tác càng già - già xốp xáp”; Ruột gan không có - có gai chông” nhấn mạnh đặc tính xốp, mềm, chịu lực kém của cây vông. Từ láy “xốp xáp” gợi sự xốp rỗng, yếu ớt của thân cây, không những không có sức chịu đựng tốt còn đầy rẫy gai nhọn, gây hại cho con người. Hai câu thơ gợi liên tưởng đến quan lại họ Hà mục ruỗng, rỗng tuếch, vừa không có đạo đức, không làm đúng bổn phận của mình vừa tàn ác, bóc lột dân nghèo.

Ra tài lương đống không nên mặt,

Dựa chốn phiên ly chút đỡ lòng.

Nguyễn Công Trứ đã lấy công dụng ít ỏi của cây vông để ví với vai trò bộ máy quan lại Hà Tôn Quyền ở hai câu luận. Trong khi các loại cây: biển, nam, khởi, tử được dùng làm cột trụ, bệ chống chắc chắn thì với đặc điểm “xốp xáp” của cây vông thì chỉ có thể làm bờ rào, phên giậu. Cũng như quan lại họ Hà, mặc dù Mang danh “lương đống”, trụ cột triều đình nhưng không làm tròn nhiệm vụ, chỉ biết dựa vào chống lưng, quyền lực để duy trì chế độ cai trị của mình. Tác giả sử dụng từ “lương đống, phiên ly” thay vì dùng rường cột, phên giậu khi nói về tác dụng của cây vông bởi hai từ Hán Việt mang sắc thái nghiêm trang, trang trọng trong khi các từ “không nên mặt, chút nỡ lòng ” lại mang nghĩa phủ định, đánh giá thấp. Sự tương phản, đối lập này càng làm cho câu thơ mang tính châm biếm, đả kích sâu hơn.

Đã biết nòi nào thì giống nấy,

Khen cho rứa cũng trổ ra bông!

Hai câu kết là lời chê bai, khinh rẻ, xem thường của tác giả đối với cây vông hay trực tiếp là cha con nhà họ Hà. “Nòi nào thì giống nấy – cũng trổ ra bông” - vừa chế giễu giống cây kém giá trị nhưng vẫn trổ bông phát triển mạnh mẽ, vừa mỉa mai hai cha con nhà họ Hà nòi nào giống nấy vô dụng nhưng mới có chút khen ngợi đã hãnh diện, ngày càng duy trì cường quyền. Mặc dù “khen” nhưng thực chất là sự chê bai, khinh thường. Trong hoàn cảnh bấy giờ không thể trực tiếp đứng ra vạch trần sự vô dụng, xấu xa của bọn quan lại, Nguyễn Công Trứ đã gián tiếp mượn hình ảnh cây vông để thể hiện sự phẫn nộ, khinh bỉ của tác giả và của nhân dân đối với quan lại chỉ biết dựa vào chống lưng làm càn.

Bằng thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật với niêm, luật chặt chẽ, vận dụng hình ảnh ẩn dụ độc đáo tạo sự đa nghĩa, có sự kết hợp với ngôn ngữ Hán Việt, giọng thơ châm biếm, mỉa mai... Nguyễn Công Trứ đã chỉ trích thực trạng hàng ngũ quan lại vô tài vô đức cũng như việc dùng người mù quãng của triều đình nhà Nguyễn.

Phân tích bài thơ Vịnh cây vông (mẫu 3)

Bài thơ 'Vịnh cây vông' của Nguyễn Công Trứ là một tác phẩm nghệ thuật sắc sảo và châm biếm, nó lên án sự bất tài và tham lam của bộ máy quan lại trong thời kỳ triều Minh Mạng. Dưới đây là một phân tích chi tiết từng phần của bài thơ:

Tác giả mở đầu bằng hai câu đề để đưa ra vấn đề về giá trị thấp của cây vông so với các loại cây khác như biển, nam, khởi, tử. Cây vông được mô tả to lớn nhưng không có giá trị, tạo nên sự châm biếm và trào phúng từ tác giả đối với nó.

Bài thơ tiếp tục đề cập đến công việc làm rào và giậu, nơi tác giả chỉ trích những người tham lam và tự phụ. Sử dụng từ ngữ như 'phiên li' và 'lương đống' nhấn mạnh sự thất bại trong công việc và làm nổi bật sự vô ích của cây vông như một biểu tượng.

Tác giả lên án sự yếu đuối và bất lực của những người làm rào và giậu khi tuổi tác gia tăng. Bằng cách mô tả họ là 'càng già, già xốp xáp, ruột gan không có, có gai chông,' tác giả làm nổi bật sự không đáng kể của họ và ý kiến rằng công việc của họ không đóng góp nhiều cho xã hội.

Cuối cùng, câu kết cuối cùng khẳng định rằng 'đã biết nòi nào thì giống nấy.' Điều này ám chỉ rằng bản chất của những người làm rào và giậu cũng như cây vông đều thiếu giá trị và tài năng. Tác giả cũng phê phán việc khen ngợi họ, nhấn mạnh rằng họ không xứng đáng được khen ngợi. Hà Tôn Quyền, được ám chỉ trong bài thơ, trở thành một ví dụ điển hình cho bộ máy quan lại bất tài và vô dụng.

Bài thơ 'Vịnh cây vông' của Nguyễn Công Trứ là một tác phẩm châm biếm và mỉa mai về sự bất tài và tham lam của bộ máy quan lại trong triều đại Minh Mạng, sử dụng hình ảnh cây vông để tạo ra một thông điệp sắc sảo và châm biếm.

Phân tích bài thơ Vịnh cây vông (mẫu 4)

đang cập nhật

1 72 lượt xem