TOP 15 bài Đoạn văn cảm nghĩ về bài thơ Lá đỏ (HAY NHẤT 2024)

Đoạn văn cảm nghĩ về bài thơ Lá đỏ Ngữ văn 8 Kết nối tri thức gồm 15 bài văn mẫu hay nhất năm 2024 giúp học sinh viết bài tập làm văn 8 hiệu quả hơn.

1 146 lượt xem


Đoạn văn cảm nghĩ về bài thơ Lá đỏ

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của mình về bài thơ 'Lá đỏ'

20 mẫu Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ Lá đỏ lớp 8 HAY NHẤT (ảnh 3)

Dàn ý Đoạn văn cảm nghĩ về bài thơ Lá đỏ

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Trích thơ

2. Thân bài

* Hai câu thơ đầu: không gian rừng lá đỏ, nơi họ gặp nhau

- Tình cảm của tác giả, tình yêu cho những người con gái

- “Màu lá đỏ” còn làm màu thiêng liêng của lá cờ Tổ Quốc, màu của dòng máu chảy trong mỗi người con đất Việt.

* Bốn câu thơ tiếp: khung cảnh khốc liệt trên đường hành quân Trường Sơn

- Cô gái trẻ trung, xinh đẹp hiện lên thật cao cả, sẵn sàng lao ra chiến trường vác vũ khí trên đôi vai gầy với màu áo bạc

- Khung cảnh thiên nhiên hiện lên thật khốc liệt, cả bầu trời chìm trong máu lửa

* Hai câu cuối: lời chào, hứa hẹn và những dự cảm về tương lai

- Lời hứa hẹn sẽ gặp lại nhau khi đất nước được thống nhất độc lập

- Niềm tin và độc lập tự do, là sự lạc quan tin tưởng vào sự toàn thắng của đất nước

* Nghệ thuât

- Thể thơ tự do với giọng thơ chân thực mộc mạc

- Hình ảnh thơ hết sức gần gũi, quen thuộc với đời sống của nhân dân ta

3. Kết bài

- Giá trị nội dung, tình cảm của tác giả

Đoạn văn cảm nghĩ về bài thơ Lá đỏ (mẫu 1)

Áng thơ Lá đỏ của nhà thơ Nguyễn Đình Thi là một tác phẩm mang đậm chất tự do, phóng khoáng của vùng núi rừng Tây Nguyên. Thể thơ tự do mà tác giả lựa chọn đã góp sức lớn trong việc tạo nên âm hưởng ấy của bài thơ. Lá đó đã khắc họa vùng núi rừng Trường Sơn bao la, hùng vĩ vào mùa lá rừng chuyển đỏ, rơi rụng như một cơn mưa. Khung cảnh đậm chất trữ tình ấy, đã trở thành phông nền cho cuộc gặp gỡ giữa người lính trẻ với cô em gái tiền phương. Cuộc gặp diễn ra chóng vánh, nhưng vẫn khắc sâu vào kí ức người lính về cô gái hậu phương mộc mạc nhưng vẫn vô cùng mạnh mẽ. Các cô gái ấy là điểm tựa tinh thần vững chãi cho những người lính nơi tiền tuyến. Giúp các anh thêm vững tay súng, chắc tinh thần để chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Người lính rời đi để lại lời hứa gặp nhau ở Sài Gòn khi đất nước đã thống nhất. Để lại phía sau cô gái hậu phương với đôi mắt trong veo ngời niềm tin chiến thắng, đứng giữa mưa rừng đỏ như lá cờ cách mạng. Khung cảnh vừa hào hùng vừa thi vị giữa rừng Trường Sơn rộng mở ấy khiến em rạo rực niềm tự hào xen lẫn kính yêu những con người anh hùng sinh ra trong thời chiến. Nhờ có họ, mà đất nước ta mới có được hòa bình như ngày hôm nay.

Đoạn văn cảm nghĩ về bài thơ Lá đỏ (mẫu 2)

Lá đỏ được nhà thơ Nguyễn Đình Thi chắp bút sau khi đến với mảnh đất Tây Nguyên, trong buổi nơi đây đang trải qua những ngày tháng khốc liệt nhất của trận chiến chống Pháp. Với thể thơ tự do và cách ngắp nhịp, gieo vần phóng khoáng, linh hoạt, bài thơ đã khắc họa được bối cảnh Trường Sơn hùng vĩ cùng khí thế hào hùng, tâm thái lạc quan của quân ta. Người lính trong bài thơ chợt gặp một “em gái tiền phương” giữa chốn rừng núi. Lá rừng đỏ rơi ào ào như cơn mưa, tạo khung cảnh đậm chất trữ tình cho cuộc gặp gỡ ấy. Người lính trẻ ví “em gái tiền phương” với quê hương, đã giúp người đọc tưởng tượng ra vẻ đẹp mộc mạc, bình dị và gần gũi của cô gái ấy. Với người lính, những cô gái đó là hiện thân của hậu phương, của quê hương - điểm tựa tinh thần cho các anh vững tay súng, chắc bước chân. Cuộc gặp gỡ ấy diễn ra chóng vánh, bời ai cũng vội vã với nhiệm vụ của mình. Đoàn quân rời đi hướng Trường Sơn nhòa khói lửa. Hình ảnh vừa hùng vĩ vừa lãng mạn, lại hào hùng. Các anh rời đi, mang theo khát vọng độc lập của hậu phương, thẳng tiến vào Sài Gòn. Với quyết tâm và hi vọng ngút ngàn, người lính để lại lời hẹn gặp mặt tại Sài Gòn. Khi đó, đất nước đã độc lập, hậu phương và tiền tuyến sẽ đoàn tụ với nhau. Đó không chỉ là một lời hứa mà còn là một thời thề mang nặng quyết tâm của người lính. Những con người quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Kết thúc bài thơ, là nụ cười và đôi mắt trong veo của em gái tiền phương. Đó là ánh nhìn của sự tin tưởng và hi vọng của hậu phương dành cho những người lính. Tác phẩm thơ Lá đỏ đã kể lại cuộc gặp gỡ chóng vánh đầy thi vị giữa chốn Trường Sơn bom đạn, giúp em cảm nhận được sự khốc liệt của chiến tranh. Và thấu hiểu được những hi sinh cùng khát vọng của những người lính và cả hậu phương trong chiến tranh.

Đoạn văn cảm nghĩ về bài thơ Lá đỏ (mẫu 3)

Bài thơ Lá đỏ của nhà văn Nguyễn Đình Thi là một áng thơ mang sức mạnh cổ vũ tinh thần và niềm tin quyết thắng mãnh liệt. Bằng cách sử dụng thể thơ tự do, nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã thổi vào các dòng thơ hơi thở của sự phóng khoáng, góp phần khắc họa nét hùng vĩ, bao la, hoang sơ của núi rừng Trường Sơn. Trong bài thơ, núi rừng đang bước vào mua thu, mùa lá đỏ rụng đầy. Sự ác liệt của bom đạn chiến tran không thể nào át được vẻ đẹp trữ tình, mộng mơ của thiên nhiên đất nước ta. Trên bức tranh ấy, xuất hiện một cô gái hậu phương mộc mạc, tươi trẻ. Cô gái ấy đại diện cho hậu phương vững chãi, luôn ở phía sau ủng hộ, giúp sức, cổ vũ cho người lính. Chính bởi vậy, mà khi người lính gặp cô, đã cảm thấy thêm an tâm và như được tiếp thêm sức mạnh để chiến đấu. Các anh quyết chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, để bảo vệ quê hương và hậu phương của mình. Cuộc gặp gỡ đó diễn ra chóng vánh trong màn mưa lá đỏ. Rồi người lính lại ra đi, mạnh mẽ xông thẳng ra tiền tuyến. Anh để lại lời hẹn gặp cô gái hậu phương ở Sài Gòn khi đất nước đã thống nhất. Đó không chỉ là lời hẹn với cô gái, mà còn là lời hứa, lời tự nhủ của chàng lính trẻ, để nhấn mạnh thêm quyết tâm trong lòng. Anh rời đi để lại tấm lưng cao lớn và vững chãi cùng hậu phương đang dõi mắt trong theo. Bức tranh mà bài thơ Lá đỏ khắc họa vừa lãng mạn nhưng cũng rất hào hùng. Nó tái hiện một cách chân thực về những con người sống trong thời bom lửa rực cháy. Tình yêu nước và quyết tâm của họ còn đỏ hơn cả lá phong đỏ trên rừng Trường Sơn. Thật tự hào biết bao khi đất nước ta có những thế hệ như thế.

Đoạn văn cảm nghĩ về bài thơ Lá đỏ (mẫu 4)

Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ đa tài, ông có những đóng góp đa dạng ở nhiều lĩnh vực. Thơ ông tự do, phóng khoáng đồng thời cũng rất hàm súc, giàu chất suy tư cùng cảm hứng yêu nước. Bài thơ “lá đỏ” là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Đình Thi viết về đề tài kháng chiến. Tác phẩm được sáng tác vào năm 1974 là thời điểm cuộc kháng chiến thống nhất đất nước bước vào giai đoạn cuối, toàn quân và dân ta đang dồn sức cho tuyền tuyến. Đây là một bài ca hào hùng về những người lính cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nguyễn Đình Thi đã mang đến những hình ảnh chân thực về cuộc hành quân của quân và dân ta, ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng, vẻ đẹp của con người trong kháng chiến:

“Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ
Em đứng bên đường, như quê hương
Vai áo bạc quàng súng trường
Đoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa
Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn”

Nguyễn Đình Thi mở đầu bài thơ với hình ảnh “gặp em trên cao lộng gió”, gặp được em từ trên những vùng núi cao. “Trên cao” ở đây không chỉ nói về vị trí địa lý mà còn nói về tâm tư tình cảm của tác giả, tình yêu cho những người con gái, những người hậu phương được đặt lên trên cao hơn mọi tình cảm khác. Đó là tình cảm đẹp đẽ, trong trẻo đứng từ trên cao nguyên lộng gió ta có thể cảm nhận được một khoảng trời vô tận.

“Rừng lạ ào ào lá đỏ”

Những chiếc lá đỏ trên lên trời xanh trạm lấy trái tim của độc giả. Từ “lạ” trong câu thơ gây ấn tượng mạnh mẽ, lần đầu tiên trong đời nhà thơ được thấy sắc đỏ rực lửa của mùa thu Tây Nguyên. Hay cái “lạ” ở đây là giữa nơi chiến trường với bom đạn dữ dội xuất hiện hình ảnh những cô em gái trẻ trung, kiên cường ngày đêm đối mặt dẫn đường cho bộ đội. Từ “ào” được sử dụng một cách độc đáo gợi lên cảm giác như một trận cuồng phong của mưa lá đỏ, mãnh liệt dữ dội như sức sống của Trường Sơn, như ý chí cùng sự ngang tàng của những con người trong kháng chiến. “Màu lá đỏ” còn làm màu thiêng liêng của lá cờ Tổ Quốc, màu của dòng máu chảy trong mỗi người con đất Việt.

“Em đứng bên đường, như quê hương
Vai áo bạc quàng súng trường”

 

Cô gái trẻ trung, xinh đẹp ngày đêm đứng dẫn đường cho bộ đội hành quân. Khác xa với vẻ đẹp của những người con gái bình thường, họ hiện lên thật cao cả, sẵn sàng lao ra chiến trường vác vũ khí trên đôi vai gầy với màu áo bạc. Nguyễn Đình Thi đã cảm nhận sâu sắc để viết lên những lời thơ rất thực. Hình ảnh so sánh những cô gái “như quê hương” xung phong ra đường ra chiến trận gian khổ được so sánh với quê hương, mang lại cho ta những cảm giác thân thương bình dị, như một lời an ủi tiếp sức cho bộ đội hoàn thành sứ mệnh của mình.

“Đoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa”

Đó là những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cuộc hành quân của bộ đội luôn đầy gian nan vất vả. Từ láy “vội vã” cho thấy những bước chân hối hả, khẩn trương nối dài như rung chuyển cả núi rừng. “Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa” bầu trời hiện lên với sương khói mờ ảo, đó là không khí mờ mịt không những do sương mờ mà trên hết là do cát bụi của bom đạn, do tiếng súng tiếng pháo bay nghi ngút. Khung cảnh hiện lên thật khốc liệt qua đó ta càng cảm nhận được vẻ đẹp dũng mãnh của những người lính cụ Hồ. Khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp của vùng núi rừng này hiện lên thật khốc liệt, cả bầu trời chìm trong máu lửa. Nguyễn Đình Thi khắc họa không gian ấy càng làm sáng bừng lên vẻ đẹp, khí chất của con người Việt Nam.

“Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn”

Hai câu thơ kết đoạn là lời chào tạm biệt và hứa hẹn sẽ gặp lại khi đất nước ta thống nhất. Hình ảnh em một lần nữa xuất hiện, người “em gái tiền phương” đóng vai trò quan trọng trong cuộc kháng chiến. Lời chào ấy dù giản dị nhưng ẩn chứa sâu bên trong là những ý nghĩa sâu sắc. Đó là một lời hứa hẹn sẽ gặp lại nhau khi đất nước được thống nhất độc lập. Lời hứa nhất định sẽ giành lại được độc lập cho đất nước, chiến dịch cuối cùng mang tên Bác ấy sẽ được toàn thắng. Chúng ta sẽ gặp lại nhau giữa Sài Gòn hoa lệ. Lời chào của sự nhiệt huyết tuổi trẻ, là niềm tin và độc lập tự do, là sự lạc quan tin tưởng vào sự toàn thắng của đất nước.

Nguyễn Đình Thi đã sử dụng thể thơ tự do với giọng thơ chân thực mộc mạc. Hình ảnh thơ hết sức gần gũi, quen thuộc với đời sống của nhân dân ta. Bài thơ “lá đỏ” đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả mang đến những cảm nhận chân thực về cuộc kháng chiến, về con người Việt Nam.

Bài thơ “lá đỏ” của Nguyễn Đình Thi là một bức tranh tuyệt đẹp, là bản trường ca hào hùng về thiên nhiên và con người trong cuộc kháng chiến. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của núi rừng Trường Sơn hòa quyện với vẻ đẹp của người con gái trẻ trung, với sự can trường dũng cảm của những người lính cụ Hồ. Qua bài thơ tác giả thể hiện niềm tự hào, tình yêu quê hương yêu đất nước. Bài “lá đỏ” với hình ảnh màu đỏ tượng trưng cho lá cờ Tổ Quốc, là những dự báo về sự thắng lợi của cuộc kháng chiến.

Đoạn văn cảm nghĩ về bài thơ Lá đỏ (mẫu 5)

đang cập nhật

1 146 lượt xem