TOP 15 bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề đời sống Tình trạng ô nhiễm môi trường (HAY NHẤT 2024)

Thảo luận ý kiến về một vấn đề đời sống Tình trạng ô nhiễm môi trường Ngữ văn 8 Kết nối tri thức gồm 15 bài văn mẫu hay nhất năm 2024 giúp học sinh viết bài tập làm văn 8 hiệu quả hơn.

1 85 lượt xem


Thảo luận ý kiến về một vấn đề Tình trạng ô nhiễm môi trường

Đề bài: Em hãy biết bài văn ngắn thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống được gợi ra từ tác phẩm văn học 'Chuyện con mèo dạy hải Âu bay' với chủ đề: Tình trạng ô nhiễm môi trường

Thảo luận ý kiến về một vấn đề Tình trạng ô nhiễm môi trường (mẫu 1)

Câu chuyện Con mèo dạy hải âu bay của nhà văn Luis Sepulveda là một câu chuyện hay và ý nghĩa về hành trình thực hiện lời hứa của một chú mèo béo với người mẹ hải âu, về quả trứng của nó. Tuy nhiên, tác phẩm này cũng đã nhắc đến một vấn đề xã hội vô cùng nhức nhối hiện nay. Đó chính là tình trạng ôm nhiễm môi trường biển. Chúng ta hãy cùng nhau thảo luận về vấn đề này nhé.

Biển chiếm ¾ Trái Đất, và đóng vai trò vô cùng quan trọng với đời sống của con người. Nhưng ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghiệp, nó đang phải đối mặt với sự ô nhiễm nặng nề. Trong Con mèo dạy hải âu bay, cô chim hải âu Kengah đã miêu tả bãi biển với những con sóng đen đầy váng dầu, với lớp chất lỏng dính như keo. Còn Thuyền trưởng Bốn Biển thì ví đại dương như một bãi rác thải khổng lồ. Những chi tiết ấy đã khẳng định đúng về thực trạng ô nhiễm nặng nề của biển hiện nay.

Không chỉ nước biển bị ô nhiễm nặng nề với các loại chất thải từ sản xuất và sinh hoạt của con người. Mà sự ô nhiễm này còn ảnh hưởng đến các loài sinh vật biển, như các loại hải sản và những con vật kiếm ăn trên biển, như chị hải âu Kengah. Chúng khiến nước biển đục ngầu, bẩn thỉu, nổi đầy rác rưởi. Khiến các con vật ăn nhầm chất thải mà chết đi, hoặc mất đi môi trường sạch để hô hấp nên bị bệnh nặng. Những điều đó đang hiện diện ngày càng rõ ràng, xâm chiếm khắp các đại dương khiến nhiều loài sinh vật phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Đồng thời, nó còn khiến cho cuộc sống con người gặp nhiều ảnh hưởng nặng nề. Trước hết là ở nguồn hải sản, tài nguyên biển được khai thác và sử dụng lâu nay ngày càng cạn kiện và không thể sử dụng do bị ô nhiễm. Sau đó, là ảnh hưởng đến đất đai, nguồn nước và cuộc sống của những người dân ở vùng ven biển. Ngay cả các loài sinh vật vốn sống trên biển như chim hải âu, gấu trắng, hải cẩu… cũng gặp nhiều nguy hại về việc thiếu hụt nguồn thức ăn, nơi sống.

Do đó, chúng ta cần phải chung tay ngăn cản và đẩy lùi hiện tượng ô nhiễm môi trường biển ngay từ hôm nay. Trước hết là từ ý thức của mỗi người. Như không xả rác ra biển hay các nguồn nước xung quanh mình. Khi đi du lịch ở biển, thì có ý thức thu gom rác và vứt đúng nơi quy định. Mở rộng hơn, là đối với các tổ chức, công ty khai thác, di chuyển trên biển, cần kiểm tra nghiêm ngặt việc xả chất thải, khai thác tài nguyên biển. Ngoài ra, cũng cần đẩy mạnh việc tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường biển với tất cả mọi người. Thông qua các bộ phim, ca nhạc, sách báo về đề tài bảo vệ môi trường biển. Cuốn sách Con mèo dạy hải âu bay chính là một ví dụ cho việc tuyên truyền về bảo vệ môi trường biển đến các bạn thiếu nhi.

Em tin rằng ô nhiễm môi trường biển sẽ sớm bị đẩy lùi, nếu cả cộng động cùng nhau chung tay thực hiện các hoạt động ý nghĩa để bảo vệ môi trường. Sớm thôi, biển sẽ trở lại trong xanh và giàu có như Bác Hồ đã từng nói “rừng vàng, biển bạc”.

Thảo luận ý kiến về một vấn đề Tình trạng ô nhiễm môi trường (mẫu 2)

Trong học kì vừa qua, kết quả học tập của em rất tốt và được bố mẹ tặng cho cuốn sách “Chuyện con mèo dạy hải Âu bay' của nhà văn Louis Sepulveda. Câu chuyện về cái chết của chim hải Âu Kenga do ngộ độc dầu đã khiến em có những suy nghĩ, trăn trở về trách nhiệm của con người đối với môi trường sống trên Trái Đất. Hôm nay, chúng ta hãy cùng thảo luận về vấn đề ô nhiễm mỗi trường được gợi ra từ tác phẩm này nhé! Mình rất mong nhận được sự đóng góp của mọi người để buổi thảo luận của chúng ta thêm sôi nổi.

Em chẳng thể nào quyên hình ảnh Kenga vùng vẫy, tuyệt vọng, khi toàn thân ngập trong lớp váng dầu: 'Thứ chất lỏng dính như keo mà loài hải âu coi như tử thần màu đen của chúng giờ đây đang ép chặt đôi cánh vào mạng sườn của cô'. Hành động vô tình làm tràn dầu ra vịnh của con người đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Đặc biệt nó không chỉ xảy ra trong khu vực sống của Kenga và đàn hải Âu Hải Đăng Cát Đỏ. Ở rất nhiều nơi khác biển đã bị ô nhiễm vì dầu tràn, rác thải nhựa, cánh rừng,... là môi trường sống của con người nhưng cũng là ngôi nhà chung của muôn loài.

Mỗi người cần làm gì để môi trường sống trên Trái Đất luôn trong lành và sự sống của mọi sinh vật được bảo vệ? Mùa hè vừa qua, khi đi biển, em đã cố gắng không dùng bao gói và ống hút bằng nhựa, không vứt rác ra bãi biển,... Ở nhà và ở trường, em luôn có ý thức cùng các bạn giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp, sử dụng tiết kiệm năng lượng,... Mỗi người trong chúng ta cần cố gắng hạn chế xả rác, khí thải, hóa chất độc hại vào môi trường. Đó có lẽ là cách mà ai cũng có thể làm được và là cách ứng xử đúng đắn nhất vì sự sống trên Trái Đất - hành tinh xanh.

Cuốn sách Chuyện con mèo dạy hải âu bay đã mang đến cho em những hiểu biết thú vị về thế giới thiên nhiên, những bài học sâu sắc về tình yêu thương, sự sẻ chia. Đặc biệt, cuốn sách đã giúp em hiểu rõ hơn những điều em có thể làm để góp phần gìn giữ ngôi nhà Trái Đất của chúng ta.

Thảo luận ý kiến về một vấn đề Tình trạng ô nhiễm môi trường (mẫu 3)

Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng ở Việt Nam. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin môi trường bị ô nhiễm. Bất chấp những lời kêu gọi bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, tình trạng ô nhiễm càng lúc càng trở nên trầm trọng. Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn với vấn đề xử lý chất thải, nước thải nên ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị đang ở mức báo động. Trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước, có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các đô thị chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường... Hầu hết lượng nước thải chưa được xử lý đều đổ thẳng ra sông, hồ và dự báo đến năm 2010 là 510.000m3/ngày. Một ví dụ đau lòng của việc xả nước thải, là trường hợp sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hoá chất thải ra từ nhà máy của công ti bột ngọt Vê Đan suốt 14 năm liền.

Vậy nguyên nhân cho sự việc trên là gì? Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng của nhiều người dân. Nhiều người nghĩ rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người khác lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của chính quyền mà không phải là của mình. Số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì đi chăng nữa cũng không đáng kể, và việc ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng gì tới mình nhiều... Việc phá hoại môi trường của một người tuy chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng tập hợp nhiều người lại là lớn.Trách nhiệm bảo vệ môi trường tuy cũng có một phần là của nhà nước nhưng đa phần lại là của người dân.

Một nguyên nhân khác gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Do đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, chính sự chưa chặt chẽ trong việc quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đã tiếp tay cho các hành vi phá hoại môi trường. Việt Nam thiếu những chính sách và quy định bảo vệ môi trường nghiêm ngặt, do đang thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư để phát triển nên dễ mắc vào 'cạm bẫy': trở thành nơi tiếp nhận nhiều ngành công nghiệp 'bẩn'. Ví như, ngành cán thép làm tốn nhiều tài nguyên như đất, nước, năng lượng, thải ra những chất thải nguy hại cho môi trường. Ngoài ra, lượng xe cô lưu thông ngày càng nhiều ở nước ta cũng góp phần không nhỏ vào việc gây ô nhiễm bầu không khí.

Bên cạnh đó là những hạn chế, bất cập của cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và việc tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng. Theo thống kê của Bộ Tư pháp, hiện nay có khoảng 300 văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế, các quy trình kỹ thuật, quy trình sử dụng nguyên liệu trong sản xuất. Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu chi tiết, tính ổn định không cao, tình trạng văn bản mới được ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến, từ đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế... trong việc bảo vệ môi trường.

Quyền hạn pháp lí của các tổ chức bảo vệ môi trường, nhất là của lực lượng Cảnh sát môi trường chưa thực sự đủ mạnh, nên đã hạn chế hiệu quả hoạt động nắm tình hình, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Các cở sở pháp lí, chế tài xử phạt đối với các loại hành vi gây ô nhiễm môi trường và các loại tội phạm về môi trường vừa thiếu, vừa chưa đủ mạnh, dẫn đến hạn chế tác dụng giáo dục, phòng ngừa, răn đe đối với những hành vi xâm hại môi trường. Rất ít trường hợp gây ô nhiễm môi trường bị xử lí hình sự; còn các biện pháp xử lí khác như buộc phải di dời ra khỏi khu vực gây ô nhiễm, đóng cửa và đình chỉnh hoạt động của các cơ sở gây ô nhiễm môi trường cũng không được áp dụng nhiều, hoặc có áp dụng nhưng các cơ quan chức năng thiếu kiên quyết, doanh nghiệp trây ỳ nên cũng không có hiệu quả.

Các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối với công tác bảo vệ môi trường, dẫn đến buông lỏng quản lí, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát về môi trường. Công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường của các cơ quan chức năng đối với các cơ sở sản xuất dường như vẫn mang tính hình thức, hiện tượng “phạt để tồn tại” còn phổ biến. Công tác thẩm định và đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư còn tồn tại nhiều bất cập và chưa được coi trọng đúng mức, thậm chí chỉ được tiến hành một cách hình thức, qua loa đại khái cho đủ thủ tục, dẫn đến chất lượng thẩm định và phê duyệt không cao.

Ngoài ra, công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trong xã hội còn hạn chế, dẫn đến chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng trong việc tham gia gìn giữ và bảo vệ môi trường.

Để ngăn chặn, khắc phục và xử lí có hiệu quả những hành vi gây ô nhiễm môi trường, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp chủ yếu sau đây:

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó những chế tài xử phạt (cưỡng chế hành chính và xử lí hình) phải thực sự đủ mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lí môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp và thân thiện hơn với con người.

Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường (thường xuyên, định kỳ, đột xuất); phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, nhất là giữa lực lượng thanh tra môi trường với lực lượng cảnh sát môi trường các cấp, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân. Đồng thời, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi trường; trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt động của các lực lượng này.

Chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề, các đô thị, đảm bảo tính khoa học cao, trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng, toàn diện các xu thế phát triển, từ đó có chính sách phù hợp; tránh tình trạng quy hoạch tràn lan, thiếu đồng bộ, chồng chéo như ở nhiều địa phương thời gian vừa qua, gây khó khăn cho công tác quản lí nói chung, quản lí môi trường nói riêng. Đối với các khu công nghiệp, cần có quy định bắt buộc các công ty đầu tư hạ tầng phải xây dựng hệ thống thu gom, xử lí nước thải tập trung hoàn chỉnh mới được phép hoạt động, đồng thời thường xuyên có báo cáo định kỳ về hoạt động xử lí nước thải, rác thải tại đó.

Cần chú trọng và tổ chức thực hiện nghiêm túc việc thẩm định, đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư, trên cơ sở đó, cơ quan chuyên môn tham mưu chính xác cho cấp có thẩm quyền xem xét quyết định việc cấp hay không cấp giấy phép đầu tư. Việc quyết định các dự án đầu tư cần được cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích đem lại trước mắt với những ảnh hưởng của nó đến môi trường về lâu dài. Thực hiện công khai, minh bạch các quy hoạch, các dự án đầu tư và tạo điều kiện để mọi tổ chức và công dân có thể tham gia phản biện xã hội về tác động môi trường của những quy hoạch và dự án đó.

Cuối cùng, phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường; xây dựng ý thức sinh thái, làm cho mọi người nhận thức một cách tự giác về vị trí, vai trò, mối quan hệ mật thiết giữa tự nhiên - con người - xã hội.

Tình trạng môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Vì vậy, chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường và tránh gây ô nhiễm. Vì tương lai một Việt Nam xanh, sạch, đẹp và vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như của các thế hệ sau.

Thảo luận ý kiến về một vấn đề Tình trạng ô nhiễm môi trường (mẫu 4)

Ngày nay, môi trường đang ô nhiễm càng nghiêm trọng. Chính vì thế đòi hỏi con người cần có những biện pháp để khắc phục.

Trước hết, chúng ta cần hiểu môi trường là gì? Môi trường được hiểu là tất cả những điều kiện vật chất bao quanh sự sống của con người bao gồm đất, nước, không khí... Môi trường có mối quan hệ mật thiết với cuộc sống của con người. Đó là nơi tạo ra điều kiện vật chất như không khí để thở, cây xanh cung cấp oxi,... cần thiết trong cuộc sống của con người. Và tất nhiên nếu môi trường bị ô nhiễm sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, những ảnh hưởng tiêu cực lên đời sống chúng ta.

Vì thế, chúng ta cần có những biện pháp bảo vệ môi trường. Quan trọng nhất chính là ý thức của con người. Một số việc làm mang tính cá nhân như trồng nhiều cây xanh, hạn chế sử dụng đồ nhựa và túi nilon... Các bác nông dân cần hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học trong sản xuất. Và nếu có dùng thì vứt vỏ đúng nơi quy định, không xả bừa bãi ra ruộng, vườn làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe mọi người xung quanh

Các cấp chính quyền cần ban hành các bộ luật xử lý nghiêm các hành vi gây hại đến môi trường. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi người. Mọi người nên tích cực sử dụng nguồn năng lượng có thể tái tạo. Hãy cùng chung tay để bảo vệ hành tinh xanh của chúng ta.

Thảo luận ý kiến về một vấn đề Tình trạng ô nhiễm môi trường (mẫu 5)

đang cập nhật

1 85 lượt xem