30 câu Trắc nghiệm Biểu thức số, biểu thức đại số (có đáp án 2024) – Toán 7 Chân trời sáng tạo

Bộ 30 câu hỏi trắc nghiệm Toán 7 (có đáp án) Bài 1: Biểu thức số, biểu thức đại số đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Toán 7 Bài 1.

1 106 lượt xem


Trắc nghiệm Toán 7 Bài 1: Biểu thức số, biểu thức đại số

Câu 1. Biểu thức số biểu thị chu vi hình vuông có cạnh bằng 5 cm là:

A. 2 . 5;

B. 4 . 5;

C. 3 . 5;

D. 5 . 5.

Đáp án đúng là: B

15 Bài tập Biểu thức số, biểu thức đại số (có đáp án) | Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 7 (ảnh 1)

Hình vuông có cạnh bằng 5 cm nên biểu thức số của chu vi của hình vuông bằng 4 . 5.

Câu 2. Biểu thức số biểu thị diện tích của hình thang có đáy lớn bằng 6 cm, đáy nhỏ bằng 4 cm và chiều cao bằng 3 cm là:

A. 3 + 4 + 6;

B. 3 . 4 . 6;

C. 3.4+62 ;

D. 2 . 3 . (4 + 6).

Đáp án đúng là: C

15 Bài tập Biểu thức số, biểu thức đại số (có đáp án) | Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 7 (ảnh 2)

- Diện tích hình thang bằng trung bình cộng của 2 đáy nhân với chiều cao nên biểu thức số diện tích của hình thang là: 3.4+62 .

Câu 3. Biểu thức của diện tích hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 5 cm (với a là chiều dài của hình chữ nhật) là:

A. a2 + 5a;

B. a2 − 5;

C. 5 − 5a;

D. 5a − 5.

Đáp án đúng là: B

Chiều dài của hình chữ nhật là a (cm)

Chiều rộng của hình chữ nhật là a − 5 (cm)

Diện tích của hình chữ nhật là:a(a − 5) = a− 5a.

Câu 4. Biểu thức tính diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật có chiều dài bằng 4 cm, chiều rộng bằng 3 cm, chiều cao bằng 2 cm là:

A. 4 . 3 . 2 ;

B. 2 . (4 + 2) . 3 ;

C. 2 . (4 + 3) . 2 ;

D. 2 . (4 + 3)

Đáp án đúng là: C

15 Bài tập Biểu thức số, biểu thức đại số (có đáp án) | Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 7 (ảnh 3)

- Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật bằng chu vi đáy nhân với chiều cao.

Do đó biểu thức tính diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật là: 2 . (4 + 3) . 2.

Câu 5. Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật có chiều dài là x, chiều rộng là y, chiều cao là 2 có biểu thức đại số biểu thị là:

A. 2xy;

B. 4x + 4y;

C. xy;

D. 4x + 4y + 2xy.

Đáp án đúng là: D

15 Bài tập Biểu thức số, biểu thức đại số (có đáp án) | Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 7 (ảnh 4)

Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật bằng diện tích xung quanh cộng với diện tích hai mặt đáy:

+ Biểu thức biểu thị diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là: 2 . (x +y) . 2.

+ Biểu thức biểu thị diện tích hai mặt đáy của hình hộp chữ nhật là: 2xy.

+ Biểu thức biểu thị diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là:

2 . (x +y) . 2 + 2xy = 4x + 4y + 2xy.

Vậy biểu thức đại số biểu thị diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là: 4x + 4y + 2xy.

Câu 6. Biểu thức đại số biểu thị hiệu các bình phương của a và b là:

A. a2 − b2

B. a2 + b2

C. (a − b)2

D. (a + b)2

Đáp án đúng là: A

Bình phương của a là : a2.

Bình phương của b là: b2.

Hiệu bình phương của a và b là: a− b2.

Câu 7. Rút gọn biểu thức: 3x + 4y − 7x + 5y, ta được biểu thức nào trong các biểu thức sau đây?

A. 7x − 2y;

B. −4x + 9y;

C. 9x − 4y;

D. 10x + 9y.

Đáp án đúng là: B

Ta có: 3x + 4y − 7x + 5y

= (3x− 7y) + (4y+ 5y)

=– 4x + 9y.

Câu 8. Rút gọn biểu thức: 5(x− x) + 2x2 + 7x, ta được biểu thức nào trong các biểu thức sau đây?

A. 7x2 + 2x;

B. 5x2− 5x + 2x+ 7x;

C. 5x2− 5x;

D. 2x2 − 7x.

Đáp án đúng là: A

Ta có: 5(x− x) + 2x2 + 7x

= 5x− 5x + 2x2 + 7x

= (5 + 2).x2 + ( −5 + 7).x

= 7x2 + 2x

Câu 9. Giá trị của biểu thức (a − b)2 − 2c khi a = 9, b = 4, c = 5 bằng bao nhiêu?

A. 5;

B. 10;

C. 25;

D. 15.

Đáp án đúng là: D

Thay a = 9, b = 4, c = 5 vào biểu thức trên, ta được:

(9 − 4)2 − 2.5 = 52 − 10

= 25 − 10 = 15.

Câu 10. Giá trị của biểu thức 2x2 − 3x + 10 khi x = 4 là:

A. 30;

B. 32;

C. 54;

D. 34.

Đáp án đúng là: A

Thay x = 4 vào biểu thức 2x− 3x + 10, ta được:

2 . 42 – 3 . 4 + 10

= 2 . 16 – 12 + 10

= 32 – 12 + 10 = 30.

Câu 11. Rút gọn biểu thức: 2x(x − y) + 3y(y − x) − 2y2 − 2x2 ta được biểu thức nào trong các biểu thức sau?

A. y2 − 5xy;

B. x − 2xy + y2;

C. −5xy;

D. 2x2 + 3y2.

Đáp án đúng là: A

Ta có: 2x(x − y) + 3y(y − x) − 2y2 − 2x2

= 2x2 − 2xy + 3y2 − 3xy − 2y2 − 2x2

= (2 − 2).x+ (3 − 2).y+ (−2 − 3).xy

= y− 5xy.

Câu 12. Biểu thức số biểu thị tổng số học sinh trong lớp biết có 20 học sinh nam và 15 học sinh nữ là:

A. 30;

B. 20 + 15;

C. 15;

D. 20.

Đáp án đúng là: B

Số học sinh trong lớp bằng tổng số học sinh nam và học sinh nữ nên biểu thức số biểu thị là 20 + 15.

Câu 13. Cho biết giá bán của một chiếc lò vi sóng tại một cửa hàng là T− aT (triệu đồng), với T là giá gốc và a là mã giảm giá áp dụng cho khách hàng thân thiết. Tính giá bán của chiếc lò vi sóng khi được giảm giá với T= 3 (triệu đồng) và a= 10%.

A. 2 triệu đồng;

B. 2,7 triệu đồng;

C. 1 triệuđồng;

D. 1,5 triệu đồng.

Đáp án đúng là: B

Thay T = 3 và a = 10% vào biểu thứcT – aT, ta được:

T – aT = 3 − 10%. 3 = 3 − 0,3 = 2,7 (triệu đồng)

Vậy giá bán của chiếc lò vi sóng khi được giảm giá là 2,7 triệu đồng.

Câu 14. Một thửa ruộng hình chữ nhật (như hình vẽ) có chiều dài bằng 3a, chiều rộng bằng 5b. Người ta xây thêm phần đê xung quanh mảnh ruộng rộng 2 m. Tính diện tích phần đê xung quanh mảnh ruộng, biết a = 5 m, b = 2 m.

15 Bài tập Biểu thức số, biểu thức đại số (có đáp án) | Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 7 (ảnh 5)

A. 150 m2;

B. 66 m2;

C. 40 m2;

D. 84 m2.

Đáp án đúng là: D

Diện tích thửa ruộng ban đầu là:

3a . 2b = 3 . 5 . 5 . 2 = 150 (m2)

Diện tích còn lại của mảnh ruộng là:

(3a − 2 − 2) . (5b − 2 − 2)

= (3 . 5 − 2 − 2) . (5 . 2 − 2 − 2)

= 11 . 6 = 66 (m2)

Diện tích phần đê xung quanh là:

150 − 66 = 84 (m2).

Vậy diện tích phần đê xung quanh mảnh ruộng bằng 84 m2.

Câu 15. Đạt có x nghìn đồng, mua một cuốn sách hết y nghìn đồng , mua một cây bút hết z nghìn đồng và được chị Lan cho thêm t nghìn đồng. Tính số tiền mà Đạt còn lại sau khi được chị Lan cho thêm t nghìn đồng, biết x = 50, y =30, z = 15, t = 40.

A. 45;

B. 0;

C. 50;

D. 55.

Đáp án đúng là: A

Biểu thức đại số của số tiền mà Đạt còn lại sau khi được chị Lan cho thêm t nghìn đồng: x − y − z + t.

Thay x = 50, y = 30, z = 15, t = 40 vào biểu thức trên, ta được:

50 − 30 − 15 + 40 = 20 − 15 + 40 = 5 + 40= 45 (nghìn đồng).

Vậy số tiền mà Đạt còn lại sau khi được chị Lan cho thêm 40 nghìn đồng là 45 nghìn đồng.

1 106 lượt xem