30 câu Trắc nghiệm Làm tròn và ước lượng kết quả (có đáp án 2024) – Toán 7 Chân trời sáng tạo

Bộ 30 câu hỏi trắc nghiệm Toán 7 (có đáp án) Bài 3: Làm tròn và ước lượng kết quả đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Toán 7 Bài 3.

1 103 lượt xem


Trắc nghiệm Toán 7 Bài 3: Làm tròn và ước lượng kết quả

I. Nhận biết

Câu 1. Khi làm tròn một số thập phân đến hàng đơn vị thì hàng quy tròn là:

A. Hàng trăm;

B. Hàng chục;

C. Hàng đơn vị;

D. Hàng phần mười.

Đáp án: C

Giải thích:

Khi làm tròn một số thập phân đến hàng đơn vị thì hàng quy tròn là hàng đơn vị.

Câu 2. Làm tròn số 59,258 đến chữ số thập phân thứ hai ta được:

A. 59,25;

B. 59,26;

C. 59,27;

D. 59,28.

Đáp án: B

Giải thích:

Gạch dưới chữ số thập phân thứ hai của số đã cho: 59,258.

Nhìn chữ số ngay bên phải chữ số 5 là chữ số 8 ở hàng phần nghìn.

Ta thấy 8 > 5 nên tăng thêm một đơn vị vào chữ số 5 và bỏ tất cả các chữ số bên phải đi ta được số 59,26.

Vậy 59,258 làm tròn đến số thập phân thứ hai ta được 59,26.

Câu 3. Số 50,91 được làm tròn với độ chính xác là d = 0,01 là:

A. 50;

B. 50,9;

C. 50,5;

D. 51,5.

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có độ chính xác (d = 0,01đến hàng phần trăm nên ta làm tròn số 50,91 đến hàng phần mười.

Làm tròn số 50,91 đến hàng phần mười ta được số 50,9.

Vậy số 50,996 được làm tròn với độ chính xác là d = 0,01 là 50,9.

Câu 4. Làm tròn số với độ chính xác d = 0,0005 tức là làm tròn số đến hàng nào?

A. Hàng đơn vị;

B. Hàng phần mười;

C. Hàng phần trăm;

D. Hàng phần nghìn.

Đáp án: D

Giải thích:

Ta có độ chính xác d = 0,0005 là số phần chục nghìn nên ta sẽ làm tròn số đến hàng phần nghìn.

Câu 5. Làm tròn số 0,155 ta được số 0,2. Số đó đã được làm tròn đến hàng nào?

A. Hàng đơn vị;

B. Hàng phần mười;

C. Hàng phần trăm;

D. Hàng phần nghìn.

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có: |0,155 – 0,2| = |–0,045| = 0,045 < 0,05

Vì 0,05 là số phần trăm nên số 0,155 đến hàng phần mười để được số 0,2.

II. Thông hiểu

Câu 1. Làm tròn số 3 với độ chính xác d = 0,002 ta được:

A. 1,7321;

B. 1,732;

C. 1,73205;

D. 1,73.

Đáp án: D

Giải thích:

Ta có:

3=1,73205... 

Làm tròn với độ chính xác d = 0,005 tức là ta làm tròn số đến hàng phần trăm.

Áp dụng quy tắc làm tròn ta được số 1,73.

Câu 2. Một bạn học sinh dùng máy tính cầm tay tính kết quả của phép tính như sau:81010221,16. Cho biết kết quả ước lượng phép tính trên và bạn học sinh đó đã tính đúng chưa?

A. 10 và bạn ấy đã bấm máy tính đúng;

B. 10 và bạn ấy đã bấm máy tính sai;

C. 20 và bạn ấy đã bấm máy tính đúng;

D. 20 và bạn ấy đã bấm máy tính sai.

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có:

8108.3=24

10210.1,4=14

Suy ra 8101022414=10<21,16

Vậy bạn học sinh này bấm máy tính sai.

Câu 3. Vào ngày 20/07/2022, xăng E5 RON 95 có giá 29 675 đồng/ lít. Một người đi xe máy muốn đổ xăng cho chiếc xe của mình nên đã làm tròn giá xăng là 30 000 đồng/ lít để ước lượng giá tiền mình cần trả để đổ xăng. Hỏi người đó đã làm tròn giá xăng đến hàng nào?

A. Hàng chục;

B. Hàng trăm;

C. Hàng nghìn;

D. Hàng chục nghìn;

Đáp án: C

Giải thích:

Ta có: |29 675 – 30 000| = |–325| = 325 < 500

Vì 500 là số trăm nên người đó đã làm tròn đến hàng nghìn.

Vậy người đó đã làm tròn giá xăng đến hàng nghìn.

Câu 4. Ước lượng phép tính 6 122 . 99 ta được:

A. 600 000;

B. 700 000;

C. 500 000;

D. 540 000.

Đáp án: A

Giải thích:

Làm tròn các thừa số đến hàng trăm ta được:

6122 ≈ 6 100 và 99 ≈ 100.

Nên ta có

6 122 . 99 ≈ 6 100 . 100 = 610 000 ≈ 600 000.

Câu 5. Một số sau khi làm tròn đến hàng nghìn cho kết quả là 21 000. Số đó có thể lớn nhất là bao nhiêu?

A. 20 988;

B. 20 998;

C. 20 999;

D. 20 990.

Đáp án: C

Giải thích:

Số lớn nhất có thể làm tròn đến hàng nghìn cho kết quả 21 000 là 20 999.

Câu 6. Thực hiện phép tính (12,345 + 2,7) – (5,22 – 2,55) rồi làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất, ta được kết quả là:

A. 12,3;

B. 12,4;

C. 12,5;

D. 12,6.

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có: (12,345 + 2,7) – (5,22 – 2,55)

= 15,045 – 2,67 = 12,375

Làm tròn số 12,375 đến chữ số thập phân thứ nhất ta được 12,4.

Câu 7. Gọi x là số làm tròn đến hàng chục của số a = 3333. Khi đó ta có:

A. |a – x| < 2;

B. x – 5 ≤ a ≤ x + 5;

C. |a – x| > 6;

D. Không có đáp án nào đúng.

Đáp án: B

Giải thích:

• Ta có a = 3333, làm tròn số đến hàng chục ta được x = 3330.

Ta có |a – x| = |3333 – 3330| = |3| = 3.

Mà 2 < 3 < 6 nên 2 < |a – x| < 6.

Do đó A và C là sai.

• Ta có:

x – 5 = 3330 – 5 = 3325;

x + 5 = 3330 + 5 = 3335.

Nên suy ra : x – 5 ≤ a ≤ x + 5.

Do đó A đúng.

III. Vận dụng

Câu11. Chu vi của một cái bánh xe có bán kính 70 cm (lấy π ≈ 3,142 và làm tròn kết quả đến hàng đơn vị) là:

A. 439,9 cm;

B. 440 cm;

C. 439 cm;

D. 439,88 cm.

Đáp án: B

Giải thích:

Công thức tinh chu vi của hình tròn bán kính R là: 2πR.

Do đó chu vi của bánh xe có bán kính 70 cm là:

2π.70 ≈ 2.3,142.70 = 439,88 (cm).

Làm tròn kết quả đến hàng đơn vị ta được 440 cm.

Câu22. Một chiếc tivi có đường chéo dài 43 inch, độ dài đường chéo của ti vi này theo đơn vị cm với độ chính xác d = 0,04 (cho biết 1 inch ≈ 2,54 cm) là:

A. 109,4 cm;

B. 109,1 cm;

C. 109,2 cm;

D. 109,3 cm.

Đáp án: C

Giải thích:

Độ dài đường chéo của tivi là:

43 inch ≈ 43.2,54 = 109,22 (cm)

Khi làm tròn số 109,22 (cm) với độ chính xác d = 0,04 tức là ta làm tròn đến hàng phần mười, khi đó ta được 109,2 (cm).

Câu 3. Tính số tiền để mua rào chắn vườn nhà bác Cường. Biết khu vườn này hình tròn có bán kính là 10,56 m và mỗi mét hàng rào có giá 125 000 đồng (lấy π = 3,14 và làm tròn đến hàng nghìn).

A. 8 290 000 đồng;

B. 8 289 000 đồng;

C. 8 288 000 đồng;

D. 8 291 000 đồng.

Đáp án: A

Giải thích:

Chu vi của khu vườn là:

2π . 10,56 = 21,12π (m).

Vậy số tiền bác A mua rào chắn vườn là

21,12π . 125 000 = 2 640 000.π (đồng)

Lấy π = 3,14 ta có:

2 640 000.π  8 289 600 (đồng)

Làm tròn kết quả đến hàng nghìn ta được: 8 290 000 (đồng).

1 103 lượt xem