30 câu Trắc nghiệm Làm quen với xác suất của biến cố ngẫu nhiên (có đáp án 2024) – Toán 7 Chân trời sáng tạo
Bộ 30 câu hỏi trắc nghiệm Toán 7 (có đáp án) Bài 2: Làm quen với xác suất của biến cố ngẫu nhiên đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Toán 7 Bài 2.
Trắc nghiệm Toán 7 Bài 2: Làm quen với xác suất của biến cố ngẫu nhiên
Câu 1. Biến cố có khả năng xảy ra cao hơn sẽ có xác suất:
A. lớn hơn;
B. nhỏ hơn;
C. bằng 0;
D. Các đáp án trên đều sai.
Đáp án đúng là: A
Biến cố có khả năng xảy ra cao hơn sẽ có xác suất lớn hơn.
Câu 2. Biến cố không thể có xác suất bằng bao nhiêu?
A. Bằng 1;
B. Bằng 0;
C. Bằng một số bất kì;
D. Các đáp án trên đều sai.
Đáp án đúng là: B
Biến cố không thể có xác suất bằng 0.
Câu 33. Gieo đồng thời hai con xúc xắc. Tìm xác suất của các biến cố sau: “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 1”?
A. 1;
B. 0;
C. 2;
D. Các đáp án trên đều sai.
Đáp án đúng là: B
Số chấm xuất hiện trên mỗi mặt của con xúc xắc ít nhất là 1.
Suy ra tổng số chấm xuất hiện trên mỗi mặt của hai mặt của con xúc xắc ít nhất là 2.
Do đó biến cố “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 1” là biến cố không thểVậy biến cố “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 1” có xác suất bằng 0.
Câu 4. Gieo một con xúc xắc được chế tạo cân đối. Tính xác suất của biến cố sau: A: “Số chấm xuất hiện trên mặt con xúc xắc là 6”
A. 1;
B. 0;
C. ;
D. .
Đáp án đúng là: D
Khi gieo một con xúc xắc cân đối thì 6 mặt của nó có khả năng xuất hiện bằng nhau nên xác suất xuất hiện của mỗi mặt đều là .
Do 6 kết quả đều có khả năng xảy ra bằng nhau nên P(A) = .
Câu 5. An và Bình mỗi người gieo một con xúc xắc. Tìm xác suất của các biến cố sau: “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc lớn hơn 1”.
A. 1;
B. 0;
C. ;
D. .
Đáp án đúng là: A
Số chấm xuất hiện trên mỗi mặt của con xúc xắc ít nhất là 1.
Suy ra tổng số chấm xuất hiện trên mỗi mặt của hai mặt của con xúc xắc luôn lớn hơn 1.
Do đó biến cố “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc lớn hơn 1” là biến cố chắc chắn.
Vậy xác suất của biến cố này bằng 1.
Câu 6. Một tổ học sinh của lớp 7A có 4 bạn nam và 4 bạn nữ. Giáo viên gọi ngẫu nhiên một bạn lên bảng để kiểm tra bài tập. Tìm xác suất biến cố sau: “Bạn được gọi lên là bạn nam”?
A. 0;
B. 1;
C. ;
D. .
Đáp án đúng là: C
Trong hoạt động trên có 2 kết quả có thể xảy ra.
Vì số học sinh nam và số học sinh nữ trong tổ bằng nhau nên mỗi kết quả đều có khả năng xảy ra bằng nhau do đó xác suất của biến cố đã cho bằng .
Câu 7. Trong một ống cắm bút có 1 bút vàng, 1 bút đỏ và 1 bút đen có kích thước và khối lượng như nhau. Lần lượt lấy ra 1 bút từ ống. Gọi A là biến cố: ''Lấy được bút đỏ ở lần thứ nhất''. TìmP(A).
A. P(A) = 1;
B. P(A) = 0;
C. P(A) = ;
D. P(A) = .
Đáp án đúng là: C
Trong hoạt động trên có 3 kết quả có thể xảy ra đó là ở lần lấy thứ nhất có thể lấy ra bút vàng hoặc bút đỏ hoặc bút đen.
Vì các bút có kích thước và khối lượng như nhau nên mỗi kết quả đều có khả năng xảy ra bằng nhau do đó xác suất của biến cố đã cho bằng .
Vậy xác suất của biến cố A là P(A) = .
Câu 8. Một hộp có 52 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1, 2, 3, ..., 51, 52; hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau. Rút ngẫu nhiên một thẻ trong hộp. Xét biến cố “Số xuất hiện trên thẻ là số 10”. Xác suất của biến cố trên là:
A. 1;
B. 0;
C. ;
D. .
Đáp án đúng là: D
Hộp có 52 thẻ nên có 52 kết quả xảy ra. Vì các thẻ cùng loại nên mỗi kết quả đều có khả năng xảy ra bằng nhau do đó xác suất của biến cố đã cho bằng .
Câu 9. Một túi đựng 6 tấm thẻ được ghi các số 6; 8; 10; 12; 14; 16. Xét biến cố “Rút được tấm thẻ chia hết cho 2”. Xác suất của biến cố trên bằng bao nhiêu?
A. 0;
B. 1;
C. 0,5;
D. Các đáp án trên đều đúng.
Đáp án đúng là: B
Biến cố “Rút được tấm thẻ chia hết cho 2” là biến cố chắc chắn vì cả 6 tấm thẻ đều ghi các số chia hết cho 2.
Vậy xác suất của biến cố trên là 1.
Câu 10. Bạn An tung một đồng xu cân đối và đồng chất. Tìm xác suất của biến cố sau: “Tung được mặt ngửa”.
A. 0;
B. 1;
C. ;
D. Các đáp án trên đều sai.
Đáp án đúng là: C
Khi tung một đồng xu thì có thể xảy ra khả năng đồng xu xuất hiện mặt sấp hoặc đồng xu xuất hiện mặt ngửa.
Vì là đồng xu cân đối và đồng chất nên việc tung được mặt sấp hoặc mặt ngửa đều có khả năng xảy ra là bằng nhau.
Do đó xác suất xảy ra biến cố bằng .
Câu 11. Bình, An và Nam mỗi người gieo một con xúc xắc. Tính xác suất của biến cố: “Tích số chấm xuất hiện trên ba con xúc xắc lớn hơn 220”.
A. 0;
B. 1;
C. ;
D. Các đáp án trên đều sai.
Đáp án đúng là: A
Biến cố “Tích số chấm xuất hiện trên ba con xúc xắc lớn hơn 220” là biến cố không thể vì số chấm lớn nhất trên mặt xúc xắc là 6, nếu cả 3 bạn đều gieo được số chấm là 6 thì tích số chấm xuất hiện trên ba con xúc xắc lúc này là 216 vẫn nhỏ hơn 220.
Vậy xác suất của biến cố đã cho bằng 0.
Câu 12. Tổ I của lớp 7D có 5 học sinh nữ và 5 học sinh nam. Chọn ra ngẫu nhiên một học sinh trong Tổ I của lớp 7D. Xét biến cố “Học sinh được chọn ra là học sinh nữ”. Xác suất của biến cố trên bằng bao nhiêu?
A. 0;
B. 1;
C. ;
D. 0,8.
Đáp án đúng là: C
Trong hoạt động trên có 2 kết quả có thể xảy ra đó là học sinh được chọn ra có thể là học sinh nữ hoặc học sinh nam.
Vì mỗi kết quả đều có khả năng xảy ra bằng nhau và số học sinh nữ bằng số học sinh nam do đó xác suất của biến cố đã cho bằng .
Câu 13. Chọn ngẫu nhiên một số trong tập hợp {2; 3; 5; 6; 7; 8; 10}. Tìm xác suất của biến cố sau: “Số được chọn chia hết cho 5”.
A. 1;
B. 0;
C. ;
D. 0,5.
Đáp án đúng là: C
Khi chọn ngẫu nhiên một số trong tập hợp {2; 3; 5; 6; 7; 8; 10} có thể xảy ra 7 kết quả.
Trong đó có 2 số chia hết cho 5 vậy xác suất của biến cố sau: “Số được chọn chia hết cho 5” là .
Câu 14. Minh lấy ngẫu nhiên một viên bi trong một túi đựng 5 viên bi trắng và 5 viên bi đen có cùng kích thước. Tìm xác suất của biến cố sau: “Minh lấy được viên bi màu đỏ”.
A. 0;
B. 1;
C. 0,5;
D. 0,8.
Đáp án đúng là: A
Biến cố “Minh lấy được viên bi màu đỏ” là biến cố không thể vì trong túi không có viên bi nào màu đỏ.
Vậy xác suất của biến cố này bằng 0.
Câu 15. Một túi đựng 8 quả cầu được ghi các số 3; 5; 7; 12; 18; 20; 22; 24. Lấy ngẫu nhiên một quả cầu trong túi. Tính xác suất để: “Lấy được quả cầu ghi số chia hết cho 3”.
A. 1;
B. 0;
C. ;
D. Các đáp án trên đều sai.
Đáp án đúng là: C
Biến cố “Lấy được quả cầu chia hết cho 3” xảy ra khi lấy được quả cầu ghi số: 3; 12; 18; 24.
Biến cố “Lấy được quả cầu không chia hết cho 3” xảy ra khi lấy được quả cầu ghi số: 5; 7; 20; 22.
Như vậy biến cố “Lấy được quả cầu chia hết cho 3” và biến cố “Lấy được quả cầu không chia hết cho 3” là cùng khả năng vì có 4 quả cầu ghi số chia hết cho 3 và 4 quả cầu ghi số không chia hết cho 3. Vậy xác suất của biến cố cần tìm là .