Lý thuyết Hệ thức lượng trong tam giác (Kết nối tri thức 2024) Toán 10

Tóm tắt lý thuyết Toán 10 Bài 6: Hệ thức lượng trong tam giác ngắn gọn, chính xác sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Toán 10.

1 98 lượt xem


Lý thuyết Toán lớp 10 Bài 6: Hệ thức lượng trong tam giác

A. Lý thuyết Hệ thức lượng trong tam giác

1. Định lí Côsin 

Đối với tam giác ABC, ta thường kí hiệu A, B, C là các góc của tam giác tại đỉnh tương ứng; a, b, c tương ứng là độ dài của các cạnh đối diện với đỉnh A, B, C; p là nửa chu vi; S là diện tích; R, r tương ứng là bán kính đường tròn ngoại tiếp, nội tiếp tam giác.

Hệ thức lượng trong tam giác (Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 10) – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Định lí Côsin. Trong tam giác ABC:

a2 = b2 + c2 – 2bc.cosA.

b2 = c2 + a2 – 2ca.cosB.

c2 = a2 + b2 – 2ab.cosC.

Ví dụ: Cho tam giác ABC có góc A bằng 60° và AB = 2 cm, AC = 3 cm. Tính độ dài cạnh BC.

Hệ thức lượng trong tam giác (Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 10) – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Hướng dẫn giải

Áp dụng Định lí côsin cho tam giác ABC, ta có:

BC2 = AB2 + AC2 – 2AB . AC . cos 60o = 22 + 32 – 2.2.3. 12 = 7.

Suy ra BC = 7 (cm)

Vậy BC = 7 cm.

2. Định lí sin

Trong tam giác ABC: asinA=bsinB=csinC=2R.

Ví dụ: Cho tam giác ABC có A^=120°B^=30°, c = 10. Tính số đo góc C và a, b, R.

Hướng dẫn giải

Hệ thức lượng trong tam giác (Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 10) – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Theo Định lí tổng ba góc của tam giác, ta có: A^+B^+C^=180°.

Suy ra C^=180°(A^+B^)=180°(120°+30°)=30°.

Áp dụng Định lí sin, ta có: asinA=bsinB=csinC=2R

asin120°=bsin30°=10sin30°=2R.

Suy ra:

a=10sin30°sin120°=103

b=10sin30°sin30°=10

R=102sin30°=10.

Vậy a = 103; b = 10; R = 10; C^=300.

3. Giải tam giác và ứng dụng thực tế

- Việc tính độ dài các cạnh và số đo các góc của một tam giác khi biết một số yếu tố của tam giác đó được gọi là giải tam giác.

Chú ý: Áp dụng định lí côsin, sin và sử dụng máy tính cầm tay, ta có thể tính (gần đúng) các cạnh và các góc của một tam giác trong các trường hợp sau:

+ Biết hai cạnh và góc xen giữa.

+ Biết ba cạnh.

+ Biết một cạnh và hai góc kề.

Ví dụ: Giải tam giác ABC biết b = 12, C^=60°A^=100°.

Hướng dẫn giải

Theo định lí tổng ba góc của tam giác, ta có: A^+B^+C^=180°.

Suy ra B^=180°(A^+C^)=180°(100°+60°)=20°.

Áp dụng định lí sin, ta có: asinA=bsinB=csinC

asin100°=12sin20°=csin60°

Suy ra:

a=12sin20°sin100°34,6

c=12sin20°sin60°30,4

Vậy tam giác ABC có: A^=100°B^=20°C^=60°; a ≈ 34,6 ; b = 12; c ≈ 30,4.

Ví dụ: Để đo khoảng cách giữa hai đầu C và A của một hồ nước người ta không thể đi trực tiếp từ C đến A, người ta tiến hành như sau: Chọn 1 điểm B sao cho đo được khoảng cách BC, BA và góc BCA. Sau khi đo, ta nhận được BC = 5m, BA = 12m, BCA^=37o. Tính khoảng cách AC (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm).

Hệ thức lượng trong tam giác (Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 10) – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Hướng dẫn giải

Áp dụng định lí sin đối với tam giác ABC ta có:

BCsinA=ABsinC

 5sinA=12sin370

 sin A = 5.sin37o120,2508

 A^ ≈ 14°31’

 B^ ≈ 180° – (37° + 14°31’) = 128°29’.

Áp dụng định lí sin, ta có: ACsinB=ABsinC 

 AC = ABsinCsinB 12sin37°sin128°29' ≈15,61 (m)

Vậy khoảng cách AC ≈ 15,61 m.

4. Công thức tính diện tích tam giác

Đối với tam giác ABC: A, B, C là các góc của tam giác tại đỉnh tương ứng; a, b, c tương ứng là độ dài của các cạnh đối diện với đỉnh A, B, C; p là nửa chu vi; S là diện tích; R, r tương ứng là bán kính đường tròn ngoại tiếp, nội tiếp tam giác.

Ta có các công thức tính diện tích tam giác ABC sau:

+) S = pr = (a+b+c)r2

+) S = 12bc sin A = 12ca sin B =12ab sin C.

+) S = abc4R

+) Công thức Heron: S = p(pa)(pb)(pc).

Ví dụ:

a) Tính diện tích tam giác ABC biết các cạnh b = 14 cm, c = 35 cm và A^=60o.

b) Tính diện tích tam giác ABC và bán kính đường tròn nội tiếp, ngoại tiếp tam giác ABC, biết các cạnh a = 4 cm, b =  5 cm, c = 3 cm.

Hướng dẫn giải

a) Áp dụng công thức tính diện tích tam giác ABC, ta có:

S = 12bc sin A = 12.14.35.sin 60° = 12.14.35.32=24532(cm2).

Vậy diện tích tam giác ABC là: 24532 cm2.

b) Ta có nửa chu vi của tam giác ABC là: p=a+b+c2=4+5+32=122=6 (cm).

Áp dụng công thức Heron, ta có diện tích tam giác ABC là:

S = p(pa)(pb)(pc)=6.(64).(65).(63)=36=6(cm2).

Mặt khác: S = abc4R  R = abc4S4.5.34.6=52=2,5(cm).

Ta có: S = pr   r = Sp = 66 = 1 (cm).

Vậy diện tích tam giác ABC là 6 cm2, bán kính đường tròn ngoại tiếp là 2,5 cm; bán kính đường tròn nội tiếp là 1 cm.

B. Bài tập tự luyện

B1. Bài tập tự luận

Bài 1: Tính diện tích tam giác ABC biết a = 12  cm, b = 15 cm , c = 23 cm.

Hướng dẫn giải

Ta có p=a+b+c2=12+15+232=502=25 (cm).

Áp dụng công thức Heron cho tam giác ABC ta có:

S = p(pa)(pb)(pc)

S =25.(2512).(2515).(2523)=650080,62 (cm2).

Vậy diện tích tam giác ABC là 80,62 cm2.

Bài 2: Giải tam giác ABC biết AB = 15, BC = 35, B^=60°. (Độ dài cạnh AC làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất, số đo góc A và C làm tròn đến độ).

Hướng dẫn giải

Áp dụng định lí côsin cho tam giác ABC, ta có:

AC2 = AB2 + BC2 – 2. AB. BC . cos B

= 152 + 352 – 2. 15. 35. cos 60° = 925.

Do đó AC = 925 ≈ 30,4.

Mặt khác:

BC2 = AB2 + AC2 – 2. AB. AC . cos A

 cos A = AB2+AC2BC22.AB.AC152+9253522.15.9250,08.

 A^95°

⇒  C^=180°(A^+B^)180°(95°+60°)=25°

Vậy tam giác ABC có:

A^95°B^=60°C^25°.

AB = 15, AC  ≈ 30,4; BC = 35.

Bài 3: Một hồ nước nằm ở góc tạo bởi hai con đường. Hãy tính khoảng cách từ B đến C, biết góc tạo bởi hai con đường là góc A bằng 120° và khoảng cách từ A đến B là 3 km, khoảng cách từ A đến C là 4 km.

Hệ thức lượng trong tam giác (Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 10) – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Hướng dẫn giải

Áp dụng định lí côsin cho tam giác ABC ta có:

BC2 = AB2 + AC2 – 2.AB.AC.cos A = 32 + 42 – 2. 3. 4 . cos 120° = 37.

 BC = 37 ≈ 6,08 (km).

Vậy khoảng cách từ B đến C khoảng 6,08 km.

B2. Bài tập trắc nghiệm

Bài 4. Tam giác ABC có AC=33, AB = 3, BC = 6. Tính số

đo góc B

A. 60°;

B. 45°;

C. 30°;

D. 120°.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Hệ thức lượng trong tam giác (Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 10) – Kết nối tri thức (ảnh 1)

Áp dụng hệ quả của định lý côsin, ta có: cosB=a2+c2b22ac

cosB=BC2+AB2AC22AB.BC=62+323322.6.3=12B^=60°.

Bài 5. Cho tam giác ABC có a = 2b=6c=3+1. Tính bán kính của đường tròn ngoại tiếp.

A. 2;

B. 22;

C. 23;

D. 3.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Ta có: cosA=b2+c2a22bc=62+(3+1)2222.6.(3+1)=22A^ = 45°.

Do đó: R=a2sinA=22.sin45°=2.

Bài 6. Tính diện tích tam giác có ba cạnh lần lượt là 5; 12; 13.

A. 60;

B. 30;

C. 34;

D. 75.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Nửa chu vi của tam giác là: p=5+12+132=15

Diện tích của tam giác là:

S=pp5p12p13=1515515121513=30

1 98 lượt xem