Lý thuyết Phương trình đường thẳng (Kết nối tri thức 2024) Toán 10

Tóm tắt lý thuyết Toán 10 Bài 19: Phương trình đường thẳng ngắn gọn, chính xác sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Toán 10.

1 93 lượt xem


Lý thuyết Toán 10 Bài 19: Phương trình đường thẳng

A. Lý thuyết Phương trình đường thẳng

1. Phương trình tổng quát của đường thẳng

- Vectơ n khác 0 được gọi là vectơ pháp tuyến của đường thẳng ∆ nếu giá của nó vuông góc với ∆.

Phương trình đường thẳng (Lý thuyết Toán lớp 10) | Kết nối tri thức

Nhận xét:

+ Nếu n là vectơ pháp tuyến của đường thẳng ∆ thì kn (k ≠ 0) cũng là vectơ pháp tuyến của ∆.

+ Đường thẳng hoàn toàn xác định nếu biết một điểm và một vectơ pháp tuyến của nó.

Ví dụ: Cho hai điểm A(2; 1) và B(0; 4). Hãy chỉ ra một vectơ pháp tuyến của đường trung trực của đoạn thẳng AB.

Hướng dẫn giải

Ta có AB=(02;41)=(2;3)

Vì đường trung trực của đoạn thẳng AB là đường thẳng vuông góc với AB nên có vectơ pháp tuyến là AB=(2;3).

Vậy vectơ pháp tuyến của đường trung trực của đoạn thẳng AB là AB(2;3).

- Trong mặt phẳng tọa độ, cho đường thẳng ∆ đi qua điểm A(x0; y0) và có vectơ pháp tuyến n(a;b). Khi đó M(x; y) thuộc ∆ khi và chỉ khi a(x – x0) + b(y – y0) = 0.

- Trong mặt phẳng tọa độ, mọi đường thẳng đều có phương trình tổng quát dạng ax + by + c = 0, với a và b không đồng thời bằng 0.

Ngược lại, mỗi phương trình dạng ax + by + c = 0, với a và b không đồng thời bằng 0, đều là phương trình của một đường thẳng, nhận n(a;b) là một vectơ pháp tuyến.

Ví dụ: Trong mặt phẳng tọa độ, lập phương trình tổng quát của đường thẳng ∆ đi qua điểm A(1; 2) và nhận n(1;3) là một vectơ pháp tuyến.

Hướng dẫn giải

Điểm A(1; 2) thuộc ∆ và n(1;3) là một vectơ pháp tuyến của ∆.

Khi đó đường thẳng ∆ có phương trình là: – 1(x – 1) + 3(y – 2) = 0 hay – x + 3y – 5 = 0.

Vậy phương trình tổng quát của đường thẳng ∆ là – x + 3y – 5 = 0.

Nhận xét: Trong mặt phẳng tọa độ, cho đường thẳng ∆: ax + by + c = 0.

+ Nếu b = 0 thì phương trình ∆ có thể đưa về dạng x = m (với m = ca) và ∆ vuông góc với Ox.

+ Nếu b ≠ 0 thì phương trình ∆ có thể đưa về dạng y = nx + p (với n = ab, p =cb ).

Ví dụ:

a) Đường thẳng ∆: 2x + 3 = 0 là tập hợp những điểm M thỏa mãn 2x + 3 = 0, hay x = 32 .

b) Đường thẳng ∆: x + 4y – 2 = 0 là tập hợp những điểm M thỏa mãn x + 3y – 2 = 0, hay y=13x+23 .

2. Phương trình tham số của đường thẳng

Vectơ u khác 0 được gọi là vectơ chỉ phương của đường thẳng ∆ nếu giá của nó song song hoặc trùng với ∆.

Phương trình đường thẳng (Lý thuyết Toán lớp 10) | Kết nối tri thức

Nhận xét:

+ Nếu u là vectơ chỉ phương của đường thẳng ∆ thì ku(k ≠ 0) cũng là vectơ chỉ phương của ∆.

+ Đường thẳng hoàn toàn xác định nếu biết một điểm và một vectơ chỉ phương của nó.

+ Vectơ n(a;b) vuông góc với các vectơ và u(b;a)  v(b;a) nên nếu n là vectơ pháp tuyến của đường thẳng ∆ thì u, v là hai vectơ chỉ phương của đường thẳng đó và ngược lại.

Ví dụ: Trong mặt phẳng tọa độ, cho A(2; 1) và B(–2; 3). Hãy chỉ ra một vectơ chỉ phương và một vectơ pháp tuyến của đường thẳng AB.

Hướng dẫn giải

Ta có AB=(22;31)=(4;2)

Khi đó giá của vectơ AB trùng với đường thẳng AB nên đường thẳng AB nhận vectơ AB(4;2) là một vectơ chỉ phương.

Lấy n=(2;4) , khi đó n=(2;4) vuông góc với AB.

Do đó n=(2;4) là một vectơ pháp tuyến của đường thẳng AB.

Vậy AB(4;2) là vectơ chỉ phương, n=(2;4) là một vectơ pháp tuyến của đường thẳng AB.

- Cho đường thẳng ∆ đi qua điểm A(x0; y0) và có vectơ chỉ phương . Khi đó điểm M(x; y) thuộc đường thẳng ∆ khi và chỉ khi tồn tại số thực t sao cho AM=tu, hay x=x0+aty=y0+bt(2)

Hệ (2) được gọi là phương trình tham số của đường thẳng ∆ (t là tham số).

Ví dụ: Lập phương trình tham số của đường thẳng ∆ đi qua điểm A(1; –3) và có vectơ chỉ phương u(2;1).

Hướng dẫn giải

Đường thẳng ∆ đi qua điểm A(1; –3) và có vectơ chỉ phương u(2;1) .

Khi đó, phương trình tham số của đường thẳng ∆ là:x=1+2ty=3t

B. Bài tập Phương trình đường thẳng

Bài 1. Cho vectơ n(5;2) và điểm A( 12; 6). Viết phương trình tổng quát của đường thẳng ∆ đi qua điểm A và có vectơ pháp tuyến là .

Hướng dẫn giải

Đường thẳng ∆ đi qua điểm A(12 ; 6) có vectơ pháp tuyến n(5;2) .

Khi đó ∆ có phương trình tổng quát là –5(x – 12 ) + 2(y – 6) = 0, hay –5x + 2y – 192 = 0.

Vậy phương trình tổng quát của đường thẳng ∆ là: –5x + 2y –192 = 0.

Bài 2. Lập phương trình tham số của đường thẳng đi qua hai điểm M(2; –2) và N(0; 3).

Hướng dẫn giải

Ta có NM=(20;23)=(2;5)

Đường thẳng đi qua hai điểm M và N có một vectơ chỉ phương là NM(2;5) .

Khi đó đường thẳng đi qua điểm N(0 ; 3) có vectơ chỉ phương là NM(2;5) có phương trình tham số là x=2ty=35t

Vậy, phương trình tham số của đường thẳng đi qua hai điểm M và N là x=2ty=35t:

Bài 3. Cho tam giác PQR có P(–4; 1), Q(1; 3), R(2; 5).

a) Lập phương trình đường cao kẻ từ R của tam giác PQR.

b) Lập phương trình đường trung tuyến kẻ từ P của tam giác PQR.

Hướng dẫn giải

a) Ta có PQ=(1+4;31)=(5;2)

Đường cao của tam giác PQR kẻ từ R là đường thẳng đi qua điểm R(2 ; 5) và vuông góc với PQ. Do đó, nó nhận vectơ PQ(5;2) là một vectơ pháp tuyến.

Khi đó, phương trình tổng quát của đường cao này là: 5(x – 2) + 2(y – 5) = 0, hay 5x + 2y – 20 = 0.

Vậy đường cao kẻ từ R của tam giác PQR có phương trình tổng quát là: 5x + 2y – 20 = 0.

b) Gọi I là trung điểm của QR. Khi đó tọa độ của điểm I thỏa mãn:

xI=xQ+xR2=1+22=32yI=yQ+yR2=3+52=4

Suy ra I(32 ; 4).

Ta có PI=(32+4;41)=(112;3)

Đường trung tuyến kẻ từ P của tam giác PQR chính là đường thẳng đi qua hai điểm P và I, tức là đường thẳng PI.

Do đó đường thẳng PI đi qua P(–4; 1), có một vectơ chỉ phương là PI(112;3).

Phương trình tham số của đương thẳng PI là x=4+112ty=1+3t: .

Vậy phương trình tham số của đường trung tuyến kẻ từ P của tam giác PQR là: x=4+112ty=1+3t

Bài 4. Cho hai đường thẳng ∆1: –x + 4y – 1 = 0 và ∆2:x=2+2ty=1+5t

a) Viết phương trình tham số của ∆1.

b) Viết phương trình tổng quát của ∆2.

Hướng dẫn giải

Phương trình đường thẳng (Lý thuyết Toán lớp 10) | Kết nối tri thức

1 93 lượt xem