Lý thuyết Hàm số bậc nhất và đồ thị của hàm số bậc nhất (Kết nối tri thức 2024) Toán 8

Tóm tắt lý thuyết Toán 8 Bài 28: Hàm số bậc nhất và đồ thị của hàm số bậc nhất ngắn gọn, chính xác sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Toán 8.

1 142 lượt xem


Lý thuyết Toán lớp 8 Bài 28: Hàm số bậc nhất và đồ thị của hàm số bậc nhất

A. Lý thuyết Hàm số bậc nhất và đồ thị của hàm số bậc nhất

1. Hàm số bậc nhất

Khái niệm:

Hàm số bậc nhất là hàm số được cho bởi công thức y = ax + b, trong đó a, b là các số cho trước và a khác 0.

Ví dụ: y = 2x – 3 là hàm số bậc nhất với a = 2 và b = -3

y = x + 4 là hàm số bậc nhất với a = 1, b = 4

2. Mặt phẳng tọa độ

Đồ thị của hàm số y = ax + b (a0) là một đường thẳng.

Chú ý: Đồ thị hàm số y = ax + b (a0) còn gọi là đường thẳng y = ax + b (a0).

Ví dụ: Cho hàm số y = 2x – 3 có hai điểm A(1, -1) và B(2; 1) thuộc đồ thị của hàm số y = 2x – 3.

 

 

3. Vẽ đồ thị của hàm số bậc nhất

Hàm số y = ax (a0) (b = 0)

Để vẽ đồ thị của hàm số y = ax (a0), ta có thể xác định điểm A(1; a) rồi vẽ đường thẳng đi qua hai điểm O và A.

Hàm số y = ax + b (a0) (b0)

Để vẽ đồ thị của hàm số y = ax + b (a0, b0), ta có thể xác định hai điểm P(0; b) và Q(ba;0) rồi vẽ dường thẳng đi qua hai điểm đó.

Ví dụ: Cho hàm số y = -2x + 4

Với x = 0 thì y =  4, ta được điểm P(0;4)

Với y = 0 thì x = 22, ta được điểm Q(2;0)

Vậy đồ thị hàm số y = -2x + 4 là đường thẳng đi qua hai điểm P(0;4) và Q(2;0)

Sơ đồ tư duy Hàm số bậc nhất và đồ thị của hàm số bậc nhất

 

B. Bài tập Hàm số bậc nhất và đồ thị của hàm số bậc nhất

Đang cập nhật...

1 142 lượt xem