Lý thuyết Tứ giác (Kết nối tri thức 2024) Toán 8
Tóm tắt lý thuyết Toán 8 Bài 10: Tứ giác ngắn gọn, chính xác sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Toán 8.
Lý thuyết Toán lớp 8 Bài 10: Tứ giác
A. Lý thuyết Tứ giác
1. Khái niệm
Tứ giác ABCD là một hình gồm bốn đoạn thẳng AB, BC, CD và DA, trong đó bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng.
Ví dụ:
Đặc điểm
+ Có 4 đỉnh
+ Có 4 cạnh
Tứ giác lồi là tứ giác luôn nằm về một phía của đường thẳng chứa bất kỳ cạnh nào của tứ giác đó.
Ví dụ: ABCD là tứ giác lồi, EFGH không phải là tứ giác lồi.
2. Tính chất
+ Hai cạnh kề nhau là hai cạnh chung đỉnh.
+ Hai cạnh kề nhau tạo thành góc của tứ giác.
+ Hai cạnh đối nhau không chung đỉnh.
+ Hai đỉnh đối nhau là hai đỉnh không cùng nằm trên một cạnh.
+ Đường chéo là đoạn thẳng nối hai đỉnh đối nhau.
3. Định lí tổng các góc của một tứ giác
Tổng số đo các góc của một tứ giác bằng 36003600.
Tứ giác ABCD, ˆA+ˆB+ˆC+ˆD=3600ˆA+ˆB+ˆC+ˆD=3600
Ví dụ:
ˆB=3600−930−1230−750=690ˆB=3600−930−1230−750=690
B. Bài tập Tứ giác
Bài 1. Tính góc chưa biết của tứ giác trong hình dưới đây, biết ˆI+ˆK=180°ˆI+ˆK=180° .
Hướng dẫn giải
Vì ˆI+ˆK=180°ˆI+ˆK=180°mà ˆK=60°⇒ˆI=120°ˆK=60°⇒ˆI=120°
Theo định lí về tổng các góc trong một tứ giác ta có:
ˆI+ˆK+ˆM+ˆL=360°⇒ˆM=360°−(ˆI+ˆK+ˆL)=360°−(120°+60°+135°)=45°ˆI+ˆK+ˆM+ˆL=360°⇒ˆM=360°−(ˆI+ˆK+ˆL)=360°−(120°+60°+135°)=45°.
Bài 2. Tính góc chưa biết của các tứ giác trong hình sau:
Hướng dẫn giải
+ Tứ giác ABCD có 3 góc vuông nên ˆA=ˆB=ˆC=90°ˆA=ˆB=ˆC=90°. Theo định lí về tổng các góc trong một tứ giác ta có: ˆA+ˆB+ˆC+ˆD=360°ˆA+ˆB+ˆC+ˆD=360°
Suy ra ˆD=360°−(ˆA+ˆB+ˆC)=360°−(90°+90°+90°)=90°.ˆD=360°−(ˆA+ˆB+ˆC)=360°−(90°+90°+90°)=90°.
+ Vì ^MNx+^MNP=180°ˆMNx+ˆMNP=180°(hai góc kề bù)⇒^MNP=180°−85°=95°.⇒ˆMNP=180°−85°=95°.
^NPy+^NPQ=180°ˆNPy+ˆNPQ=180°(hai góc kề bù) ⇒^NPQ=180°−100°=80°.⇒ˆNPQ=180°−100°=80°.
Theo định lí về tổng các góc trong một tứ giác ta có:ˆM+^MNP+^NPQ+ˆQ=360°ˆM+ˆMNP+ˆNPQ+ˆQ=360°
Suy ra ˆQ=360°−(ˆM+^MNP+^NPQ)=360°−130°−95°−80°=55°ˆQ=360°−(ˆM+ˆMNP+ˆNPQ)=360°−130°−95°−80°=55°.
Bài 3. Tứ giác MNEF có MN = MF, NE = FE, được gọi là hình cái diều.
a) Chứng minh ME là đường trung trực của đoạn thẳng NF.
b) Tính các góc E, F biết ˆM=100°,ˆN=105°.ˆM=100°,ˆN=105°.
Hướng dẫn giải
a) Xét ΔMNEΔMNE và ΔMFEΔMFE có:
MN = MF⇒NH=FH⇒NH=FH (giả thiết)
NE = FE (giả thiết)
ME chung
Do đó ΔMNEΔMNE = ΔMFEΔMFE (cạnh - cạnh - cạnh) ⇒^FME=^NME⇒ˆFME=ˆNME
Gọi H là giao điểm của ME và NF
Xét ΔMNHΔMNHvà ΔMFHΔMFH có:
MN = MF ( giả thiết)
^FME=^NMEˆFME=ˆNME (chứng minh trên)
MH chung
Do đó ΔMNHΔMNH = ΔMFHΔMFH (cạnh - góc - cạnh)
⇒NH=FH⇒NH=FH(1)
Và ^MHN=^MHFˆMHN=ˆMHF mà ^MHN+^MHF=180°⇒^MHN=^MHF=90°ˆMHN+ˆMHF=180°⇒ˆMHN=ˆMHF=90°
⇒ME⊥NF⇒ME⊥NF(2)
Từ (1) và (2) suy ra ME là đường trung trực của đoạn thẳng NF.
b) Vì ΔMNE=ΔMFE⇒^MNE=^MFE=105°ΔMNE=ΔMFE⇒ˆMNE=ˆMFE=105°
Theo định lí về tổng các góc trong một tứ giác suy ra ^NEF=50°.
Video bài giảng Toán 8 Bài 10: Tứ giác - Kết nối tri thức